Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2010 về Đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020
Số hiệu: | 649/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Phạm Biên Cương |
Ngày ban hành: | 07/03/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 649/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 07 tháng 3 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1169/QĐ-UBND, ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh về việc Điều chỉnh, bổ sung việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 202/TTr-SKHĐT ngày 08/3/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Công thương phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể Đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
“PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020”
(Kèm theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 07/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TTCN PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:
Phát triển nông nghiệp và nông thôn (NN&NT), ngoài nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm cho đất nước còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như bộ mặt văn hoá - xã hội của nông thôn. Việc phát triển CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN – tiểu thủ CN (CN - TTCN) ở nông thôn là một trong những yếu tố có tính quyết định bảo đảm sự thành công của sự nghiệp CN hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp và nông thôn.
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn là một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện qua Nghị quyết Trung ương (TƯ) 5 khoá VII về tiếp tục đổi mới nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) trong thời kỳ CNH-HĐH; Nghị quyết TƯ 5 khoá IX về việc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng khẳng định "đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân".
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 giao cho Sở Công Thương nghiên cứu và xây dựng đề án “Phát triển CN - TTCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020” là một phần trong chương trình triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
II.1. Trung ương:
- Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển CN nông thôn.
- Căn cứ Chỉ thị số 16/2004/CT-BCN ngày 22/9/2004 của Bộ Công nghiệp về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến khích phát triển CN nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 23/2005/QĐ-BCN ngày 05/05/2005 phê duyệt Đề án ”Phát triển các ngành CN đến năm 2010 phục vụ CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công.
- Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển CN nông thôn.
- Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
II.2. Tỉnh An Giang:
- Căn cứ Kế hoạch hành động số 18-KH/TU ngày 14/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh về việc Điều chỉnh, bổ sung việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND của UBND tỉnh.
- Căn cứ Kế hoạch phát triển CN – TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2007 – 2010; Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Đề án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012; Chương trình xây dựng các khu CN, cụm sản xuất TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010; Kế hoạch Phát triển doanh nghiệp CN nông thôn tỉnh An Giang 2008 -2012; Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu CN tỉnh An Giang đến năm 2020; Kế hoạch phát triển ngành CN hoá chất tỉnh An Giang đến năm 2010 có xét đến năm 2020; Kế hoạch phát triển ngành CN cơ khí tỉnh An Giang đến năm 2010 phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020; Đề án khai thác lợi thế mùa nước nổi giai đoạn 2006-2010 đã xây dựng, ban hành hoặc được UBND tỉnh phê duyệt.
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN:
III.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của đề án là đánh giá tổng quan hiện trạng các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các ngành CN- TTCN ở nông thôn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm về những thành công, hạn chế trong thời gian qua. Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn. Trên cơ sở những phân tích ở trên, báo cáo đưa ra các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp, tổ chức thực hiện đề án.
III.2. Yêu cầu:
Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển CN, phát triển nông nghiệp và các ngành khác có liên quan trong mối quan hệ liên ngành, đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và thống nhất.
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển CN - TTCN ở nông thôn cần quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi sinh, môi trường.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Đối tượng nghiên cứu là các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn (bao gồm các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hoá chất, dệt may, sản xuất và phân phối điện, nước); các ngành CN - TTCN ở nông thôn (bao gồm các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất phân bón, TTCN truyền thống).
Phạm vi nghiên cứu của đề án là 11 huyện, thị xã và thành phố trong địa bàn tỉnh An Giang. Thời gian đến năm 2020.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – TTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - TTCN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008:
I.1. Hoạt động sản xuất CN – TTCN:
I.1.1. Giá trị sản xuất ngành CN - TTCN (giá cố định 1994):
Năm 2004 đạt 2.575 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 5.082 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2008 là 18,52%. Trong đó:
- Khu vực quốc doanh: năm 2004 đạt 756 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 1.177 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 11,69%.
- Khu vực ngoài quốc doanh: năm 2004 đạt 1.798 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 3.866 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 21,08%.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2004 đạt 21 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 39 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 17,08%.
I.1.2. Giá trị tăng thêm ngành CN - TTCN (giá cố định 1994):
Năm 2004 đạt 1.139 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 2.096 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2008 là 16.47%. Trong đó:
- Ngành CN khai thác mỏ: năm 2004 đạt 21,8 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 42.68 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 18.29%.
- Ngành CN chế biến: năm 2004 đạt 1.008 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 1.884 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 16,91%.
- Ngành CN sản xuất và phân phối điện nước: năm 2004 đạt 108.6 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 170 tỷ đồng, nhịp tăng bình quân hàng năm là 11,78%.
I.1.3. Sản phẩm CN chủ yếu:
Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh bao gồm: đá khai thác các loại tăng 14,98%, đạt 1,4 triệu m3 vào năm 2008; cát sông tăng 17,43%, đạt 1,4 triệu m3; thuỷ sản đông lạnh tăng 28,89%, đạt 125 ngàn tấn; sản phẩm giá trị gia tăng từ thuỷ sản tăng 49,53%, đạt 5 ngàn tấn; rau quả đông lạnh tăng 25,62%, đạt 11 ngàn tấn; thức ăn gia súc, thuỷ sản tăng 18,79%, đạt 67,79 ngàn tấn; nước mắm tăng 17,68%, đạt 5,85 triệu lít; gạch nung tăng 8,77%, đạt 599 triệu viên;…
Một số sản phẩm giảm sản lượng so với năm 2004 gồm: thuốc lá, mì ăn liền, nước ngọt, xi măng, ngói nung, hàng thêu,…
I.1.4. Số lượng doanh nghiệp CN trên địa bàn:
Đến tháng 12 năm 2008 toàn tỉnh có 12.646 cơ sở sản xuất CN - TTCN. Trong đó khu vực quốc doanh giảm từ 12 cơ sở năm 2004, xuống còn 10 cơ sở năm 2008; khu vực đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên số lượng là 2 cơ sở; khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 11.759 cơ sở năm 2004, lên 12.839 cơ sở năm 2008.
I.1.5. Tình hình thực hiện đầu tư phát triển sản xuất CN:
Trong giai đoạn 2004-2008 trên địa bàn tỉnh An Giang đã đầu tư các cơ sở sản xuất CN lớn bao gồm:
- Ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh: đã đầu tư mới và đầu tư mở rộng 11 nhà máy có tổng công suất chế biến trên 104 ngàn tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.
- Ngành chế biến thức ăn gia súc – thuỷ sản: đã đầu tư mới 5 nhà máy có tổng công suất 182 ngàn tấn/năm, với tổng vốn đầu tư trên 178 tỷ đồng.
- Ngành xay xát, lau bóng gạo: Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang đã đầu tư nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và kho chứa 40 ngàn tấn, với vốn đầu tư 50 tỷ đồng tại cụm CN Phú Hoà, huyện Thoại Sơn. Và 3 đơn vị tư nhân đầu tư 3 nhà máy xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu với công suất 19.000 tấn thành phẩm/năm/nhà máy.
- Ngành CN khác:
+ Công ty cổ phần dược phẩm An Giang đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với vốn đầu tư 34,6 tỷ đồng.
+ Công ty cổ phần bê tông ly tâm An Giang đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm bê tông ly tâm, với vốn đầu tư 23 tỷ đồng.
+ Công ty TNHH Minh Tú đầu tư nhà máy sản xuất thép xây dựng với công suất 45 ngàn tấn sản phẩm/năm, với vốn đầu tư 104 tỷ đồng.
+ Công ty TNHH may Đức Thành đầu tư mở rộng phân xưởng may xuất khẩu với vốn đầu tư 40 tỷ đồng.
Và nhiều cơ sở khác đầu tư sản xuất trong các ngành nghề CN - TTCN.
I.1.6. Về quy hoạch phát triển các khu, cụm CN:
I.1.6.1. Đối với các khu CN do cấp tỉnh quản lý:
I.1.6.1. 1. Khu CN Bình Hoà:
a) Tiến độ xây dựng hạ tầng:
Giai đoạn 1&2 Khu CN đã san lấp mặt bằng xong với diện tích 76,6 ha, tạo được quỹ đất 65 ha sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê. Hạng mục san lấp mặt bằng GĐ 3,4 KCN đã cơ bản hòan thành; Hạng mục san lấp mặt bằng GĐ 3,4 khu dịch vụ với diện tích 6,92 ha tiến hành phơi đất và lu lèn lớp 5.
Hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước mưa giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành; Hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước mưa giai đoạn 2 cơ bản hoàn thành phần thoát nước mưa. Dự án đường giao thông nối KCN ra sông Hậu và cầu tàu đã giải ngân 6,468 tỷ đồng đền bù thiệt hại cho 52 hộ trong tổng số 83 hộ.
Các hạng mục công trình khác như Nâng cao tĩnh không đường dây điện 110 KV đoạn đi ngang Khu CN Bình Hoà; Đường giao thông nối khu CN ra cầu tàu; Hệ thống cấp nước đang tiếp tục triển khai thi công.
b) Hiệu quả thu hút đầu tư:
Đã có 8 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 730 tỉ đồng. Trong đó Công ty TNHH Tiến Bộ hoạt động cán thép xây dựng và Công ty Phước Thạnh sản xuất bê-tông đúc sẵn đã xây dựng xong nhà máy và đưa vào hoạt động, dự kiến vốn đầu tư là 95 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 240 lao động; Công ty Điện Nước An Giang đang xây dựng nhà máy cấp nước có công suất 5.000 m3/ngày. Dự kiến tổng vốn thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp đến cuối năm 2009 khoảng 120 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 250 lao động. Hiện có thêm DNTN Vĩnh Phát (LX) xin thuê 01 ha đất để xây dựng nhà máy sản xuất tấm panel 3D và Công ty TNHH SX-TM-DV Nam Thiên (LX) xin thuê 0,8 ha đất để xây dựng xưởng sản xuất gạch ốplát, gỗ nội thất cao cấp và rượu chuối hột.
I.1.6.1. 2. Khu CN Bình Long:
a) Tiến độ xây dựng hạ tầng:
Hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống điện trung thế trong khu CN, hệ thống cấp nước đã hòan thành; Hệ thống xử lý nước thải đang làm thủ tục đấu thầu.
b) Hiệu quả thu hút đầu tư:
Hiện nay có 5 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1.313 tỷ đồng.
Trong năm 2009, các nhà đầu tư sẽ đưa vào hoạt động Nhà máy cấp nước công suất 2.000 m3/ngày; Nhà máy chế biến thuỷ sản Bình Long công suất 10.800 tấn thành phẩm/năm; Nhà máy chế biến thuỷ sản Hoà Phát (giai đoạn 1) công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm. Dự kiến vốn thực hiện đầu tư đến cuối năm 2009 khoảng 270 tỉ đồng, khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 900 lao động.
I.1.6.1. 3. Khu CN Vàm Cống:
a) Đối với khu CN (198,83 ha):
Hiện trạng khu vực quy hoạch có 6 ha đất ở, 157,62 ha đất ruộng, còn lại là đất trồng màu, đất ao và hơn 200 nhà ở trong khu quy hoạch.
Đến nay đã cắm xong mốc biên khu vực quy hoạch, đo vẽ xong bản đồ thu hồi đất và khảo sát xong số lượng nhà ở, vật kiến trúc trong khu vực quy hoạch. Tổng dự toán chi phí thực hiện 621 tỉ đồng, trong đó chi phí đền bù là 234 tỉ đồng, xây dựng hạ tầng là 387 tỉ đồng.
b) Đối với khu nhà ở công nhân và tái định cư (48 ha):
Phạm vi quy hoạch đất ruộng chiếm 72%, còn lại là đất thổ cư và các loại đất khác. Đây là khu ở của công nhân làm việc trong Khu CN Vàm Cống và tái định cư cho các hộ di dời nhà. Đến nay việc cắm mốc biên khu vực quy hoạch đã thực hiện xong, chuẩn bị khảo sát, thống kê số lượng nhà, vật kiến trúc hiện có. Dự toán kinh phí thực hiện 297 tỉ đồng, trong đó chi phí đền bù thiệt hại cho các hộ dân là 96,77 tỉ đồng, chi phí xây lắp 163,24 tỉ đồng, còn lại là chi phí khác.
I.1.6.1.4. Khu CN Xuân Tô:
Là khu kinh tế phi thuế quan, có diện tích 57,4 ha; trong đó đất dành cho sản xuất CN là 31 ha; đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cả hai giai đoạn 1 và 2. Hiện có 02 đơn vị đang triển khai đầu tư xây dựng là doanh nghiệp Phú Lâm hoạt động chế biến gỗ đăng ký mặt bằng 1,5 ha, vốn đăng ký 10 tỉ đồng và doanh nghiệp Ngọc Hùng hoạt động sản xuất bao bì, nước giải khát đăng ký 2,6 ha, vốn đăng ký 16 tỉ đồng.
I.1.6.2. ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP DO CẤP HUYỆN, THỊ, THÀNH QUẢN LÝ:
I.1.6.2.1. Thành phố Long Xuyên:
- Cụm CN Mỹ Quí:
Quy hoạch được thực hiện từ năm 1997 với quy mô 18 ha, vốn đầu tư 29,7 tỉ đồng. Đến nay đã triển khai thực hiện được 12,4 ha với cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh, vốn đầu tư 35,4 tỉ đồng (ngân sách nhà nước 32 tỉ đồng, doanh nghiệp đầu tư 3,4 tỉ đồng). Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư xây dựng 5 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, gồm: Nam Việt, Cửu Long, Tuấn Anh và An Xuyên với tổng vốn đầu tư là 414,9 tỉ đồng, tổng công suất 28.000 tấn nguyên liệu/tháng, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động, trị giá xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đạt khoảng 200 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỉ đồng.
- Cụm CN Tây Huề:
Đã được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng diện tích đất 55,27 ha, trong đó diện tích đất khu sản xuất TTCN là 29,17 ha (320 lô nền) và khu tái định cư 3,19 ha (250 nền), còn lại là đất công trình công cộng 1,48 ha, đường giao thông 14,24 ha và đất công viên, cây xanh 7,19 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 248,5 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 tỉ đồng, vốn ngân sách thành phố dùng để chi phí cho phần chuẩn bị đầu tư, phần còn lại là vốn của doanh nghiệp.
Hiện nay thành phố đã lập phương án và tổ chức họp dân công bố chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tiến hành lập hồ sơ kiểm kê tài sản thiệt hại về nhà, đất, vật kiến trúc của 250 hộ dân trong khu vực quy hoạch dự án.
I.1.6.2.2. Thị xã Châu Đốc:
Cụm CN Vĩnh Mỹ được quy hoạch với tổng diện tích 16,47 ha, kinh phí đầu tư 62,78 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 tỉ đồng. Hồ sơ thiết kế xây dựng đường số 12 trong cụm CN đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Châu Đốc chuẩn bị mời các hộ dân trong dự án thương thảo đền bù.
Đến nay đã có 10 doanh nghiệp tham gia đăng ký đầu tư với tổng diện tích 12 ha, tổng vốn đăng ký là 204 tỉ đồng; trong đó dự án Nhà máy bê-tông ly tâm và bê-tông nhựa nóng của Công ty Quách Thành có vốn đăng ký 16 tỉ đồng, sử dụng diện tích 0,62 ha sẽ đi vào hoạt động trong năm 2009.
I.1.6.2.3. Huyện Chợ Mới:
- Cụm CN Mỹ An:
UBND huyện Chợ Mới đang thực hiện giải phóng mặt bằng đối với 86 hộ dân nằm trong khu vực dự án, để giao mặt bằng 20 ha đất cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam thuê đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lương thực và hệ thống kho dự trữ lương thực với năng lực chế biến tổng cộng khoảng 200.000 tấn/năm.
- Khu CN Hoà An (100 ha, Công văn số 1821/UBND-XDCB 07/6/2007 về việc điều chỉnh quy hoạch cụm CN Hoà An, huyện Chợ Mới): đang trong quá trình kêu gọi đầu tư.
I.1.6.2.4. Huyện Thoại sơn:
Địa phương quy hoạch 5 cụm CN gồm Núi Sập (40 ha), Vĩnh Trạch (50 ha) và Phú Hòa (20 ha), Định Thành (49 ha), Tân Thành (15 ha).
Cụm CN Phú Hoà đến nay cơ sở hạ tầng cụm CN đã được đầu tư khá hoàn chỉnh; có 5 doanh nghiệp đăng ký vào cụm CN, chiếm 100% diện tích đất sản xuất, trong đó có 2 doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư và đi vào hoạt động là Công ty An Mỹ chế biến thuỷ sản và Công ty Lương thực thực phẩm An Giang.
Cụm CN Định Thành đã được UBND tỉnh thống nhất cho chủ trương đầu tư; hiện trong giai đoạn khảo sát địa hình và lập đồ án quy hoạch thiết kế chi tiết.
I.1.6.2.5. Huyện An Phú:
Địa phương quy hoạch 04 cụm CN gồm: cụm CN An Phú (18,5), cụm CN Long Bình (40 ha), cụm CN Đa Phước (40 ha), cụm CN Kênh Sáng (14 ha).
Cụm CN An Phú địa phương đã tổ chức bồi hoàn được tổng cộng 18 ha đất cụm CN - TTCN và đã san lấp được 5,3 ha; hiện đã thực hiện đầu tư xong đường từ cụm CN đến khu dân cư.
Công ty Xây lắp An Giang đang tiến hành hồ sơ thủ tục để đầu tư nhà máy gạch tuynel Long Xuyên 2 quy mô xây dựng 2,75 ha, công suất thiết kế 25 triệu viên/năm, vốn đầu tư 32,7 tỉ đồng, dự kiến sẽ triển khai xây dựng trong các tháng cuối năm 2009. Ngoài ra, Công ty TNHH xây dựng - thương mại Phát Tài ở thành phố Long Xuyên đang lập dự án đầu tư các nhà máy chế biến thuỷ sản (diện tích 4 ha), chế biến thức ăn gia súc (diện tích 3 ha) và xay xát lau bóng gạo (diện tích 1,6 ha), với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
I.1.6.2.6. Thị xã Tân Châu:
Cụm CN Tân Châu có quy mô diện tích là 19,32 ha, tổng mức đầu tư là 76,41 tỉ đồng đã được tỉnh phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng (tháng 8/2008) và Phương án bồi thường (tháng 01/2009). Đến nay địa phương chưa tiến hành bồi hoàn, giải phóng mặt bằng do mất cân đối nguồn vốn, hiện huyện đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng.
I.1.6.2.7. Huyện Tri Tôn:
Địa phương đề xuất thành lập cụm CN - TTCN Tri Tôn (30 ha) tỉnh đã chấp thuận cho địa phương lập dự án đầu tư.
I.1.6.2.8. Huyện Tịnh Biên:
Quy hoạch 03 cụm CN gồm: cụm CN An Nông (30 ha), cụm CN An Cư (30 ha) và cụm CN An Phú (20 ha).
Cụm CN An Nông hiện nay đang thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết, đã thông qua các ngành đóng góp ý kiến lần thứ nhất và có 05 nhà đầu tư đăng ký 23 ha để xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, xi măng, gạch. Cụm CN An Phú đang kêu gọi đầu tư.
I.1.6.2.9. Huyện Châu Phú:
Cụm CN Mỹ Phú được quy hoạch với diện tích 63 ha, hiện chưa triển khai xây dựng do chưa kêu gọi được nhà đầu tư.
I.1.6.2.10. Huyện Châu Thành:
Do nhu cầu sắp xếp các cơ sở sản xuất gạch ngói nên địa phương đề nghị tỉnh cho đầu tư cụm sản xuất gạch ngói Hoà Bình Thạnh, tuy nhiên đến nay chưa có nhà đầu tư thực hiện dự án.
I.1.6.2.11. Huyện Phú Tân:
Cụm CN Tân Trung có quy mô diện tích 20 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư và phương án bồi thường. Công trình đã được triển khai xây dựng từ năm 2005, trong quá trình thực hiện có điều chỉnh lại các khu chức năng để bố trí nền cho các hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất. Đến nay địa phương đã tổ chức thi công xong đê bao, đang thiếu vốn để san lắp mặt bằng (tổng khối lượng hơn 400 ngàn m3, dự kiến hơn 14 tỉ đồng).
I.2. Xuất nhập khẩu:
- Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 260 triệu USD, đến năm 2008 đạt 750 triệu USD, nhịp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2008 là 30,31%.
+ Về cơ cấu nhóm hàng: thuỷ sản đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 54,13%, đến gạo 34,66%, may mặc 2,93%, còn lại là rau quả, mì ăn liền, giầy dép … chiếm 8,28%.
+ Về tốc độ tăng trưởng (theo giá trị): mặt hàng giầy dép có tốc độ tăng bình quân cao nhất 51,73%, rồi đến thuỷ sản đông lạnh 40,23%, gạo 33,12%, rau quả đông lạnh 16,97%, may mặc 10,42%.
+ Về cơ cấu thị trường: mặt hàng xuất khẩu của An Giang đã có mặt ở 99 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt 47 triệu USD, đến năm 2008 đạt 93 triệu USD, nhịp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2008 là 18,55%. Trong đó mặt hàng có tốc độ tăng bình quân cao nhất là bả đậu nành 28,86%, rồi đến vải 24,84%, thuốc trừ sâu, nguyên liệu 16,93%. Riêng mặt hàng hoá chất giảm sản lượng nhập từ 5.400 tấn năm 2004, xuống còn 1.294 tấn năm 2008.
I.3. Đánh giá chung:
Phát triển CN trong thời gian qua tuy có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành quả đáng ghi nhận. Nhưng nhìn chung, ngành CN còn nhiều khó khăn yếu kém, cần phải tập trung khắc phục:
CN đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Đến năm 2008 tỷ trọng khu vực II (CN-xây dựng) trong GDP của tỉnh chỉ đạt 11,5%, (so với năm 2004 là 12,1%); chênh lệch giá trị tăng thêm (GDP) giữa khu vực I, khu vực III với khu vực II còn rất lớn.
Điểm xuất phát của CN hoá - hiện đại hoá của tỉnh còn rất thấp, năng suất và hiệu quả chưa cao, sản phẩm làm ra phần lớn ở dạng đơn giản, hàm lượng chất xám thấp.
CN - TTCN tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của tỉnh, trình độ tổ chức sản xuất của ngành CN còn nhiều hạn chế, phần lớn các sản phẩm từ nông nghiệp chỉ qua khâu sơ chế hoặc chế biến một phần nên chưa làm tăng giá trị thương mại các mặt hàng nông, thuỷ sản, khoáng sản; từ đó chưa trở thành nền tảng để tạo tích luỹ cho nền kinh tế.
Các ngành nghề TTCN chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động dư thừa và phân công lại lao động nông thôn.
Năng lực sản xuất CN - TTCN theo vùng, lãnh thổ phát triển không cân đối, phần lớn tập trung ở thành phố Long Xuyên, các địa bàn huyện, thị xã khác có tiềm năng về nguyên liệu nông sản, thuỷ sản tỷ trọng còn thấp.
Bên cạnh một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn hiệu quả, cũng còn có đơn vị hoạt động hiệu quả thấp, sức cạnh tranh yếu.Vai trò chủ đạo còn hạn chế, chưa trở thành đầu tàu lôi kéo các cơ sở CN - TTCN ngoài quốc doanh phát triển theo định hướng phát triển của tỉnh.
Khu vực CN ngoài quốc doanh khả năng tích tụ và tập trung vốn chưa cao, quy mô sản xuất kinh doanh phần lớn còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động còn yếu, phần lớn chưa qua đào tạo, hiểu biết về chính sách, pháp luật còn hạn chế,... tính liên kết, hợp tác cộng đồng trong các doanh nghiệp tư nhân không cao.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tỉnh yếu, hiệu quả thấp.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tỉnh vẫn phụ thuộc nhiều vào 2 mặt hàng thuỷ sản và gạo; do là mặt hàng xuất thô nên rất dễ bị tổn thương khi nhu cầu thị trường thay đổi; hệ thống bảo quản hàng hoá chưa đảm bảo thời gian dài để tạo lợi thế trong đàm phán thương mại với khách hàng.
Xây dựng liên kết ngang và liên kết dọc giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất vẫn chưa đi vào chiều sâu; sự ràng buộc thông qua lý kết hợp đồng để tạo cơ sở pháp lý vẫn chưa được các bên thực hiện nghiêm túc. Chính vì thế, sản xuất hàng hoá tạo nguồn hàng cho xuất khẩu vẫn còn bấp bênh, phát triển thiếu bền vững.
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường chậm đổi mới, chưa bám sát nhu cầu doanh nghiệp; chưa đầu tư nghiên cứu sâu để lựa những hình thức xúc tiến, nội dung quảng bá cho từng thị trường cụ thể, cho từng đối tượng khách hàng.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - TTCN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN QUA:
II.1. Cơ sở sản xuất CN tại nông thôn:
* Cơ sở sản xuất CN tại nông thôn phân theo loại hình kinh tế:
Loại hình |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Kinh tế nhà nước |
4 |
3 |
3 |
3 |
Kinh tế tập thể |
6 |
3 |
3 |
3 |
Kinh tế tư nhân, cá thể |
10.970 |
11.104 |
11.337 |
11.643 |
Kinh tế có vốn ĐT nước ngoài |
1 |
1 |
1 |
1 |
Tổng cộng |
11.051 |
11.185 |
11.382 |
11.689 |
* Cơ sở sản xuất CN tại nông thôn phân theo ngành CN năm 2007:
Ngành nghề |
Châu Đốc |
An Phú |
Tân Châu |
Phú Tân |
Châu Phú |
Tịnh Biên |
Tri Tôn |
Châu Thành |
Chợ Mới |
Thoại Sơn |
Phân theo ngành kinh tế cấp I |
709 |
604 |
791 |
2.122 |
1.063 |
1.119 |
698 |
735 |
2.565 |
976 |
CN khai thác mỏ |
4 |
43 |
3 |
2 |
16 |
36 |
2 |
|
120 |
5 |
CN chế biến |
702 |
559 |
785 |
2.090 |
1.045 |
1.080 |
693 |
728 |
2.441 |
971 |
SX và PP điện, khí đốt và nước |
3 |
2 |
3 |
30 |
2 |
3 |
3 |
7 |
4 |
0 |
* Cơ sở sản xuất CN tại nông thôn phân theo địa bàn:
Địa bàn |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Thị xã Châu Đốc |
646 |
597 |
709 |
527 |
Huyện An Phú |
589 |
576 |
604 |
617 |
Thị xã Tân Châu |
738 |
765 |
791 |
815 |
Huyện Phú Tân |
2.068 |
2.017 |
2.122 |
2.164 |
Huyện Châu Phú |
997 |
915 |
1.063 |
1.074 |
Huyện Tịnh Biên |
924 |
959 |
1.119 |
1.155 |
Huyện Tri Tôn |
540 |
689 |
698 |
718 |
Huyện Châu Thành |
588 |
654 |
735 |
740 |
Huyện Chợ Mới |
3.046 |
3.065 |
2.565 |
2.868 |
Huyện Thoại Sơn |
915 |
948 |
976 |
1.011 |
Tổng cộng |
11.051 |
11.185 |
11.382 |
11.689 |
II.2. GTSX, một số sản phẩm CN chủ yếu:
* Giá trị SX CN phân theo địa bàn (giá CĐ 94)
Đơn vị tính: triệu đồng
Địa bàn |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Thị xã Châu Đốc |
182.544 |
189.674 |
217.037 |
235.126 |
Huyện An Phú |
42.967 |
52.045 |
62.941 |
69.810 |
Thị xã Tân Châu |
65.865 |
71.430 |
77.120 |
83.172 |
Huyện Phú Tân |
209.060 |
252.962 |
304.819 |
362.870 |
Huyện Châu Phú |
131.518 |
146.817 |
166.580 |
168.534 |
Huyện Tịnh Biên |
30.973 |
34.170 |
38.528 |
44.771 |
Huyện Tri Tôn |
68.208 |
79.620 |
86.390 |
90.368 |
Huyện Châu Thành |
121.956 |
177.139 |
210.083 |
245.797 |
Huyện Chợ Mới |
798.000 |
982.620 |
1.167.353 |
1.385.037 |
Huyện Thoại Sơn |
59.070 |
72.973 |
110.953 |
182.105 |
Tổng cộng |
1.710.161 |
2.059.450 |
2.441.804 |
2.867.590 |
* Một số sản phẩm CN nông thôn chủ yếu:
Số TT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
A |
CN khai thác mỏ |
|
|
|
|
|
1 |
Đá xây dựng các loại |
1000 m3 |
1.096 |
1.129 |
1.254 |
1.445 |
2 |
Cát sông |
1000 m3 |
1.369 |
651 |
523 |
872 |
B |
CN chế biến |
|
|
|
|
|
I |
CNCB lương thực thực phẩm |
|
|
|
|
|
1 |
Xay xát gạo |
1000 tấn |
1.323 |
1.644 |
1.741 |
1.686 |
2 |
Đường thốt nốt |
Tấn |
3.200 |
2.958 |
3.076 |
3.200 |
3 |
Bánh kẹo |
Tấn |
1.053 |
1.404 |
1.017 |
1.155 |
4 |
Thủy sản đông lạnh |
Tấn |
17.000 |
21.000 |
15.000 |
28.000 |
5 |
Mắm cá |
Tấn |
2.000 |
2.028 |
2.050 |
2.388 |
6 |
Khô bò |
Tấn |
14 |
14 |
15 |
16 |
7 |
Khô cá tra |
Tấn |
615 |
447 |
585 |
650 |
8 |
Rau quả đông lạnh |
Tấn |
3.000 |
3.200 |
6.000 |
5.000 |
9 |
Thức ăn gia súc, thủy sản |
Tấn |
22.145 |
21.801 |
18.716 |
37.280 |
10 |
Nước mắm |
1000 lít |
4.649 |
4.703 |
4.583 |
5.383 |
11 |
Nước chấm |
1000 lít |
3.835 |
3.908 |
3.830 |
3.419 |
12 |
Nước đá |
1000 tấn |
952 |
946 |
950 |
1.308 |
13 |
Hạt điều |
Tấn |
710 |
766 |
1.150 |
1.280 |
II |
CN vật liệu xây dựng |
|
|
|
|
|
1 |
Gạch nung |
Triệu viên |
471 |
519 |
513 |
582 |
2 |
Ngói nung |
Triệu viên |
12 |
10 |
11 |
12 |
3 |
Đá ốp lát |
1000 m2 |
10 |
3 |
11 |
8 |
4 |
Bê tông các loại |
1000 m3 |
50 |
40 |
45 |
48 |
III |
CNCB gỗ và lâm sản |
|
|
|
|
|
1 |
Cưa xẽ gỗ |
1000 m3 |
135 |
136 |
137 |
167 |
2 |
Mộc dân dụng |
1000 SP |
301 |
340 |
360 |
370 |
IV |
CN cơ khí |
|
|
|
|
|
1 |
Máy gặt |
Cái |
2 |
7 |
25 |
180 |
2 |
Nông cụ cầm tay |
1000 cái |
5.140 |
4.500 |
4.200 |
4.300 |
V |
CN dệt, may, da |
|
|
|
|
|
1 |
Giày thể thao |
1000 đôi |
598 |
700 |
820 |
900 |
2 |
May mặc |
1000 cái |
2.797 |
1.067 |
363 |
1.685 |
3 |
Saten |
1000 m |
210 |
230 |
265 |
285 |
4 |
Se tơ |
Tấn |
380 |
350 |
346 |
400 |
5 |
Chiếu cói |
1000 m2 |
700 |
710 |
720 |
850 |
VI |
CN hóa chất, PB, cao su |
|
|
|
|
|
1 |
Nhựa gia dụng |
Tấn |
382 |
380 |
403 |
450 |
VII |
CN in |
|
|
|
|
|
1 |
Tổng trang in |
Triệu trang |
1.556 |
1.578 |
1.451 |
1.356 |
VIII |
CN khác |
|
|
|
|
|
1 |
Cầu lông |
1000 lố |
313 |
325 |
350 |
500 |
C |
CNSX và PP Điện nước |
|
|
|
|
|
1 |
Điện thương phẩm |
1000 kwh |
656.988 |
742.000 |
824.000 |
972.400 |
2 |
Nước |
1000 m3 |
23.685 |
24.346 |
28.385 |
36.000 |
D |
Sản phẩm các làng nghề truyền thống |
|
|
|
|
|
1 |
Lưỡi câu |
Tấn |
70 |
66 |
58 |
61 |
2 |
Nhang |
Tấn |
347 |
126 |
143 |
131 |
3 |
Bánh tráng |
Tấn |
103 |
129 |
122 |
80 |
4 |
Dầm chèo |
Cái |
150.000 |
105.000 |
78.200 |
80.000 |
5 |
Rập chuột |
1000 cái |
2.674 |
2.115 |
1.440 |
2.267 |
6 |
Thổ cẩm dân tộc Chăm |
SP |
3.750 |
3.881 |
7.968 |
8.115 |
7 |
Thổ cẩm dân tộc Khmer |
SP |
5.712 |
6.304 |
6.934 |
7.281 |
9 |
Xuồng ghe các loại |
Chiếc |
3.026 |
3.192 |
3.188 |
3.458 |
10 |
Tranh thốt lốt |
SP |
720 |
750 |
945 |
960 |
11 |
Bó chổi bông sậy |
1000 cây |
23 |
25 |
24 |
26 |
12 |
Mộc mỹ nghệ |
SP |
3.280 |
3.700 |
3.900 |
4.030 |
13 |
Lò ximăng (đốt bằng trấu) |
1000 Cái |
2 |
2 |
2 |
2 |
14 |
Chầm nón lá |
1000 Cái |
6 |
6 |
7 |
6 |
15 |
Thắt bím lụt bình |
Tấn |
80 |
72 |
68 |
70 |
II.3. Hoạt động của các làng nghề:
Ở An Giang từ lâu đã xuất hiện và tồn tại những làng nghề thủ công truyền thống như: nghề se tơ ở thị xã Tân Châu; nghề rèn ở thị trấn Phú Mỹ huyện Phú Tân; nghề mộc chạm trổ ở chợ Thủ, nghề vẽ tranh trên kiếng ở xã Long Điền B và thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới; sản xuất đường thốt nốt ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; nghề gạch ngói ở huyện Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới…
Trong quá trình tồn tại và phát triển, làng nghề truyền thống đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CN hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Tính đến tháng 6/2009, tỉnh An Giang có 29 làng nghề TTCN, với 6.056 hộ, giải quyết việc làm cho 15.661 lao động; trong đó 20 làng nghề TTCN đã được UBND tỉnh công nhận, với 4.890 hộ, giải quyết việc làm cho 10.806 lao động.
Trong các năm 2006-2008, giá trị sản xuất bình quân ước đạt khoảng 320 tỷ đồng/năm; xuất khẩu bình quân đạt gần 2 triệu USD/năm, trong đó xuất khẩu uỷ thác chiếm khoảng 85%, xuất khẩu trực tiếp khoảng 15%; đem lại thu nhập bình quân cho người lao động từ 400.000-700.000 đ/người/tháng.
Làng nghề truyền thống thường gắn với đặc điểm của tự nhiên cũng như đặc điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư và của chính người sản xuất như: nghề chì chài, làm lưỡi câu, đan lưới... thường đi đôi với mùa nước nổi; nghề rèn nông cụ, đan mê bồ... theo mùa vụ; bánh tráng, bánh phồng phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày, nhất là các ngày lễ, ngày Tết.
Chính do đặc điểm này mà việc thu hút lao động nhàn rỗi, lao động chưa có việc làm ở nông thôn khá hiệu quả, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, sản phẩm làm ra mang tính thủ công truyền thống, có tính độc đáo, thể hiện được nét văn hoá cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các dân tộc anh em.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề TTCN chủ yếu là trong và ngoài tỉnh; một số ít được xuất khẩu ra nước ngoài như: thêu rua sang các nước Châu Âu, đường thốt nốt có mặt ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, một số cơ sở có quy mô tương đối đã và đang tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, tích cực quảng bá sản phẩm như mắm Bà Giáo Khoẻ, đường thốt nốt Ngọc Trang, Thảo Hương, rèn Phú Mỹ…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hàng hoá CN và thị hiếu người tiêu dùng, một số ngành nghề thủ công bị mai một, khó có khả năng khôi phục, điển hình là các làng nghề dệt thủ công ở xã Ô Lâm huyện Tri Tôn, do công cụ thô sơ, sản phẩm dệt thủ công có giá thành cao, năng suất thấp, mẫu mã ít, hiện chỉ còn một số rất ít hộ hoạt động đơn lẻ…
Những làng nghề thủ công truyền thống ở An Giang hiện nay đang hoạt động trong tình trạng ít phát triển, hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường, thiếu vốn, chủ cơ sở chưa năng động trong sản xuất kinh doanh, sợ rủi ro và thậm chí còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; số thợ có tay nghề lâu năm ít.
Các làng nghề thủ công truyền thống hoạt động chủ yếu dựa theo hình thức hộ gia đình; một số nơi tổ chức thành các tổ sản xuất để phát triển sản xuất và thuận lợi trong việc vay vốn, tập hợp sản phẩm tiêu thụ; đã có nơi thành lập hợp tác xã trên cơ sở làng nghề tập trung như Hợp tác xã dệt thổ cẩm của người Khmer ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên; hợp tác xã nghề rèn Phú Mỹ, huyện Phú Tân.
Khả năng tập hợp, tổ chức lại theo mô hình hợp tác xã, hội nghề nghiệp còn hạn chế do người sản xuất muốn giữ bí quyết trong việc tạo ra sản phẩm; tự sản xuất, tự tiêu thụ còn mang nặng trong cách nghĩ, cách làm của người chủ cơ sở. Chính trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ như vậy nên các cơ sở chỉ có thể cung ứng sản phẩm với số lượng vừa phải, đến khi có hợp đồng lớn, các cơ sở không đáp ứng được; đồng thời, với kiểu sản xuất như vậy sẽ không huy động được các nguồn lực và gắn với sự phân công lao động xã hội. Mặt khác, trình độ, năng lực về quản trị kinh doanh của người quản lý, chủ cơ sở còn hạn chế, trình độ dân trí thấp và chưa qua đào tạo nghề đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động ở nông thôn đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất.
Thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống đầu tư đổi mới thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng như: HTX dệt Văn Giáo huyện Tịnh Biên và HTX dệt Châu Giang thị xã Tân Châu đầu tư khung dệt; Tổ hợp tác dệt chiếu, bó chổi Phú Bình huyện Phú Tân đầu tư nhà xưởng, khung dệt tổ chức phát triển sản xuất; nhiều cơ sở sản xuất đường thốt nốt của người Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được hỗ trợ công cụ và đào tạo nghề; Tổ hợp tác sản xuất bánh phồng huyện Phú Tân, cơ sở chế biến khô cá huyện Chợ Mới áp dụng công nghệ chống mốc trên bánh phồng và khô cá. Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện "Đề tài nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm phục vụ du lịch” tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, nghệ nhân nghiên cứu, sáng tác các mẫu mã hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ mang đặc trưng quê hương An Giang.
II.4. Lao động và năng suất lao động:
Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn tỉnh An Giang khoảng 1,295 triệu người (năm 2008); số lao động trong lĩnh vực CN là 92 ngàn người, trong đó số lao động CN nông thôn là 65 ngàn người, chiếm khoảng 70% lao động CN toàn tỉnh.
Năng suất bình quân của người lao động CN nông thôn năm 2008 là 20,61 triệu đồng (giá cố định 1994); thu nhập bình quân của lao động CN nông thôn đạt khoảng 70% lao động CN trên địa bàn tỉnh.
Một trong những mảng yếu của nông nghiệp, nông dân và nông thôn An Giang là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chúng ta đang có một lực lượng lao động xã hội rất lớn, nguồn lao động hằng năm được bổ sung nhiều, nhưng cơ hội để họ có được việc làm bảo đảm thu nhập ổn định đời sống lại không dễ dàng. Số lao động đã được đào tạo không chỉ chiếm tỷ lệ thấp mà còn bất cập do chất lượng đào tạo kém; cơ cấu đào tạo bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề và đào tạo ở cấp bậc đại học, cao đẳng. Thêm nữa, số đã qua đào tạo đối với thanh niên ở khu vực nông thôn lại chiếm tỷ lệ rất thấp so với khu vực đô thị. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã làm gia tăng áp lực về thiếu việc làm cho khu vực này thêm gia tăng; đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ chất lượng nguồn nhân lực thấp.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động của một nền sản xuất nông nghiệp có trình độ chưa cao như ở An Giang hiện nay là vẫn mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động CN đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động là không dễ dàng.
II.5. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất:
Do ngành kinh tế thế mạnh của An Giang là sản xuất nông nghiệp nên ngành CN chủ yếu của tỉnh là chế biến nông sản - thực phẩm. Các nhà máy đông lạnh, chế biến thuỷ sản, xay xát chế biến lương thực, chế biến rau quả được tăng cường đầu tư ở khu vực nông thôn; từ năm 2006 - 2008, trên địa bàn các huyện, thị đã và đang triển khai đầu tư xây dựng 16 nhà máy với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, sử dụng công nghệ, thiết bị mới để làm ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, một số cơ sở khác cũng từng bước áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như chuyển đổi lò gạch nung thủ công sang lò gạch nung liên tục kiểu đứng, sử dụng công nghệ đóng gói hút chân không…
Tuy nhiên, nhìn chung trình độ công nghệ của phần lớn các cơ sở CN nông thôn vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, sản xuất thủ công, chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng, chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
II.6. Đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển CN-TTCN nông thôn:
Để tạo mặt bằng phát triển CN - TTCN, tỉnh đã thực hiện đầu tư các Khu CN Bình Hoà huyện Châu Thành, Bình Long huyện Châu Phú và Xuân Tô huyện Tịnh Biên với tổng diện tích khoảng 217 ha, đến nay tại các khu CN này đã tạo được mặt bằng khoảng 120 ha sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê đất để phát triển sản xuất. Ngoài ra các huyện, thị cũng đã quy hoạch đầu tư 20 cụm CN với diện tích khoảng 600 ha, trong đó các cụm CN Phú Hoà huyện Thoại Sơn và Vĩnh Mỹ thị xã Châu Đốc có tỉ lệ lắp đầy cao và đang phát huy hiệu quả.
Về giao thông, trong các năm qua tỉnh đã đầu tư hệ thống giao thông đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các trung tâm hành chính xã, hiện hệ thống giao thông đã đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển của các khu cụm CN-TTCN, các khu kinh tế cửa khẩu, các doanh nghiệp trong tỉnh.
Từ nhiều năm qua, tỉnh An Giang đã thành lập Công ty Điện Nước để chuyên lo đầu tư phát triển mạng lưới điện và hệ thống cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Đến nay mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín 100% các xã trên địa bàn tỉnh, hiện nay tỉnh đang tiếp tục đầu tư phát triển thêm mạng lưới điện đến các nơi vùng sâu, vùng xa và đầu tư thêm các công trình điện phục vụ cho các làng nghề TTCN đã được UBND tỉnh công nhận; tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đến tháng 6/2009 vào khoảng 98,08%. Hệ thống cung cấp nước sạch cũng đã được phát triển rộng rãi, đến nay có khoảng 43% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
II.7. Công tác khuyến công, xúc tiến thương mại:
II.7.1. Công tác khuyến công:
Năm 2008, công tác khuyến công đối với phát triển làng nghề TTCN như: phối hợp thực hiện các Chương trình sinh hoạt cộng đồng hỗ trợ làng nghề trong khuôn khổ Hội Chợ HVNCLC năm 2008 tại An Giang (toạ đàm phát triển làng nghề; biểu diễn tay nghề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ cơ sở, DN, làng nghề trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản, TCMN đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh); khảo sát thực trạng các làng nghề TTCN để xây dựng mô hình phát triển TTCN huyện Tri Tôn; khảo sát hiện trạng, nhu cầu sử dụng điện tại 20 làng nghề TTCN phục vụ xây dựng Đề án cung cấp điện cho 20 làng nghề TTCN đã được UBND tỉnh công nhận; hỗ trợ các hộ sản xuất khô cá xã Khánh Bình huyện An Phú thành lập Hợp tác xã theo yêu cầu của địa phương; hỗ trợ các cơ sở TTCN tham dự “Cuộc thi tay nghề đan lục bình” và“ Hội thảo xử lý nguyên liệu hàng TCMN thân thiện với môi trường”; tổ chức 9 lớp dạy nghề TTCN truyền thống nông thôn cho 141 học viên (kinh phí tỉnh 110,5 triệu đồng); 2 lớp đào tạo nghề mộc chạm trổ và 1 lớp đào tạo nghề thiết kế dệt thổ cẩm Chăm cho 90 học viên (kinh phí Khuyến công Quốc gia 81 triệu đồng); phối hợp với Phòng Công Thương huyện Tri Tôn xây dựng mô hình phát triển TTCN phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tri Tôn; tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Khmer và Chăm, giai đoạn 2008 – 2012…
II.7.2. Xúc tiến thương mại:
Tham gia gian hàng, trưng bày sản phẩm của các làng nghề TTCN tại các kỳ hội chợ như: Hội chợ Thương Mại - Dịch vụ cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên lần 2 năm 2008, Hội chợ CN Quốc tế năm 2008 tại TP HCM, Hội Chợ - Triển lãm Hàng CN năm 2008 tại tỉnh Bình Dương; hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hàng đặc sản, hàng TCMN trưng bày sản phẩm trong dịp Lễ hội của xã Tấn Mỹ và làng nghề mộc huyện Chợ Mới tìm đối tác ở TPHCM.
Hỗ trợ một phần kinh phí cho các làng nghề TTCN tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm làng nghề trong các trang Web của tỉnh, của Bộ Công Thương...
II.8. Vấn đề môi trường:
Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã tác động đến môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng.
Hiện trạng môi trường nước mặt năm 2008
Theo số liệu quan trắc chất lượng nước trong mùa khô và mùa mưa năm 2008 trên địa bàn tỉnh An Giang theo Đề án “Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020” của Sở Tài nguyên và Môi trường rút ra một số nhận xét như sau:
Vào mùa khô, chất lượng nước mặt trên sông Tiền và sông Hậu nhìn chung không đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nhiều vị trí có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh rõ rệt. Vào mùa mưa, chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu về cơ bản được cải thiện hơn so với mùa khô do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh, khả năng pha loãng chất ô nhiễm và tự làm sạch của sông tốt hơn. Tuy nhiên, hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước sông tăng cao hơn trong mùa khô rất nhiều do đặc tính phù sa trong mùa mưa lũ.
Sông Tiền trong mùa khô 2008 có DO = 5,91 mg/l không đạt TCCP; BOD5 vượt TCCP 2,38 lần; COD5 vượt TCCP 2,4 lần, N-NH3 vượt TCCP 2,6 lần; nồng độ coliform cao nhất đo được là 24.000 MNP/100 ml, vượt TCCP gấp 4,8 lần. Trong mùa mưa 2008, nồng độ trung bình của SS lên đến 169 mg/l (tăng gấp 15,4 lần so với mùa khô), vượt TCCP đối với nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 8,45 lần. Nồng độ trung bình của DO hơi giảm so với mùa khô và không đạt TTCP; BOD5 và COD vượt nhẹ TCCP; đặc biệt hàm lượng N-NH3 và Coliform tăng lên rất nhanh trong mùa mưa do ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm phân tán trên lưu vực. Giá trị trung bình của N-NH3 vượt TCCP đến 27,4 lần và của Coliform vượt TCCP gấp 16 lần.
Sông Hậu trong mùa khô 2008 có DO = 4,7 mg/l không đạt TCCP, BOD5 vượt TCCP 2,2 lần, COD vượt TCCP 2,23 lần, N-NH3 vượt TCCP 5,4 lần và Coliform vượt TCCP gấp 1,53 lần. Trong mùa mưa nồng độ trung bình của SS lên đến 101 mg/l (tăng gấp 11,7 lần so với mùa khô), vượt TCCP đối với nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 5,05 lần, BOD5 vượt TCCP 1,88 lần, COD vượt 1,35 lần; đặc biệt hàm lượng N-NH3 và Coliform tăng lên rất nhanh trong mùa mưa do ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm phân tán trên lưu vực. Giá trị trung bình của N-NH3 vượt TCCP đến 18 lần và của Coliform vượt TCCP gấp 13,4 lần.
Chất lượng nước của hệ thống kênh rạch nội đồng và hồ, búng trong mùa khô 2008 nhìn chung khá xấu, không đạt TCCP đối với nguồn loại A. Nhiều vị trí có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh rõ rệt. Nồng độ trung bình của nhiều thông số không đạt TCCP. Trong mùa mưa 2008, chất lượng nước được cải thiện rõ rệt hơn so với mùa khô về mặt ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Trong khi đó, hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước lại tăng cao hơn trong mùa khô rất nhiều do đặc tính phù sa trong mùa mưa lũ.
Hệ thống kênh rạch nội đồng năm 2008 trong mùa khô có DO xuống thấp chỉ còn 3,2 mg/l, BOD5 vượt TCCP 4,23 lần, COD vượt TCCP 2,54 lần, N-NH3 vượt TCCP 7,8 lần và Coliform vượt TCCP gấp 16,7 lần. Trong mùa mưa, giá trị trung bình DO tăng lên thêm 1,48 mg/l, BOD5 vượt TCCP 2,06 lần, COD vượt 1,35 lần và Coliform vượt 3,41 lần, nồng độ trung bình SS lên đến 67 mg/l, vượt TCCP đối với nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 3,35 lần; nồng độ trung bình của N-NH3 vượt TCCP 13,4 lần.
Hồ, búng trong mùa khô 2008 có DO chỉ đạt 5,7 mg/l, BOD5 vượt TCCP 3,6 lần; COD vượt TCCP 2,15 lần, N-NH3 vượt TCCP 3,6 lần và Coliform vượt TCCP gấp 1,38 lần. Trong mùa mưa 2008, DO đạt 7,55 mg/l, đạt TCCP nguồn loại A, BOD5 giảm xuống còn 5,3 mg/l xấp xỉ đạt TCCP, COD giảm 2,39 lần và đạt TCCP, và Coliform giảm 1,56 lần xuống dưới mức TCCP, nồng độ trung bình SS lên đến 22 mg/l, hơi vượt TCCP một ít; nồng độ trung bình của N-NH3 vượt mức TCCP gấp 20,6 lần.
Về mức độ ô nhiễm hữu cơ (chỉ số đặc trưng là BOD5), trong mùa khô hệ thống kênh rạch nội đồng bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là hố/búng, sông Tiền và thấp nhất là sông Hậu; tuy nhiên trong mùa mưa trật tự này đã bị thay đổi: dẫn đầu vẫn là kênh rạch nội đồng, rồi tiếp đến là sông Hậu, sông Tiền và thấp nhất là hồ/búng. Và đều đáng quan tâm là tất cả các giá trị trung bình của BOD5 đều vượt TCCP đối với nguồn loại A, bất kể mùa khô hay mùa mưa.
Về mức độ ô nhiễm ammonia (N-NH3), trong mùa khô hệ thống kênh rạch nội đồng bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là sông Tiền, hồ/búng và thấp nhất là sông Hậu; tuy nhiên vào mùa mưa trật tự này bị thay đồi: dẫn đầu vẫn là sông Tiền, tiếp đến là hồ/búng, sông Hậu và thấp nhất là kênh rạch nội đồng. Tất cả các giá trị trung bình của ammonia đều vượt TCCP đối với nguồn loại A vào mùa khô và cả mùa mưa.
Chất lượng nước mặt có xu hướng diễn biến ngày một xấu hơn và đột ngột tăng vọt trong hai năm gần đây (2007-2008).
Hiện trạng chất lượng nước dưới đất:
Nước dưới đất (nước ngầm) trên địa bàn tỉnh An Giang nhìn chung có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác, tuy nhiên tại một số giếng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Các vị trí lấy mẫu tại huyện An Phú đều có nồng độ Asen vượt TCCP, trong đó xã Quốc Thái vượt TCCP 2,8 lần và xã Phước Hưng vượt 22 lần.
Hiện trạng môi trường không khí ở khu vực nông thôn:
Kết quả quan trắc trong 2 đợt mùa khô và mùa mưa năm 2008 cho thấy môi trường không khí ở khu vực nông thôn An Giang nhìn chung khá tốt, hầu hết các thông số đặc trưng cho ô nhiễm không khí đều nằm trong giới hạn cho phép, duy nhất chỉ có điểm đo tại ngã tư đường vào UBND xã Cô Tô và đường vào bãi đá Cô Tô là bị ô nhiễm nặng bởi bụi do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác đá và xe cộ vận chuyển đá ra vào khu vực này. Nồng độ bụi đo được trong mùa khô vượt TCCP gấp 27,4 lần, trong mùa mưa vượt TCCP gấp 16,5 lần.
Hiện trạng nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang. Các ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm đối với môi trường nước bao gồm: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt nhuộm, chế biến da và giả da, sản xuất giấy, hóa chất, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, sản xuất máy móc thiết bị. Mức độ ô nhiễm do nước thải của các ngành kể trên là khá cao. Các dòng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý tốt chắc chắn sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Xét về quy mô lưu lượng nguồn thải và mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp thì ở An Giang hiện nay đáng quan tâm hơn cả là nước thải của ngành chế biến thủy sản.
Trong số các cơ sở sản xuất CN - TTCN trên địa bàn tỉnh An Giang, hiện nay chỉ mới có rất ít cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu là các cơ sở chế biến thủy sản lớn và vừa. Tùy thuộc vào tình hình đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải mà mức độ ô nhiễm nước thải công nghiệp ở các cơ sở rất khác nhau.
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở công nghiệp cho thấy, đối với các nhà máy chế biến thủy sản bị ô nhiễm chủ yếu chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, mật độ vi sinh, … Nhất là các đơn vị không có hệ thống xử lý nước thải. Đây là kết quả cần được quan tâm nhiều vì các đơn vị đều nằm dọc theo sông Hậu, nước thải sau khi xử lý sẽ được thải xuống sông, nếu chất lượng nước thải xử lý không đạt TCMT, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt, đồng thời cũng làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm ở hạ nguồn, tác động xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực này.
Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp:
Tổng lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2007 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường An Giang là 102 tấn/ngày.
Toàn tỉnh hiện có 11 bãi rác lớn tập trung nằm rải rác tại 11 huyện, thị. Ngoài ra còn có các bãi chứa rác nhỏ gần các khu vực chợ và nằm tại một số xã. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chất thải từ các nhà máy chế biến thủy sản, rau quả đông lạnh) hiện được các xe rác thu gom tập trung về các bãi rác để xử lí.
Hiện chỉ có khoảng 80% rác thải được thu gom các loại chất thải rắn chuyển đến các bãi rác công cộng, phần còn lại thải trực tiếp vào môi trường.
Hiện trạng môi trường khu vực xung quanh các làng nghề:
Ô nhiễm môi trường các làng nghề chủ yếu ở hai dạng: Ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Trong đó, ô nhiễm không khí hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, tập trung vào các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sơn màu, đục đá, đồ gỗ,…
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang có xu hướng ngày một gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân như bệnh về phổi, phế quản, ung thư,… Bên cạnh đó, ý thức của người dân ở các làng nghề nhìn chung còn rất thấp, chỉ vì lợi ích về kinh tế mà họ sẵn sàng bỏ qua tình trạng ô nhiễm môi trường do mình gây ra. Công tác quản lý, giám sát, xử lý ô nhiễm của chính quyền địa phương còn khá lỏng lẻo. Các nhà khoa học, các cơ quan chính quyền đã vào cuộc nhưng các phương án, kế hoạch xử lý ô nhiễm vẫn chưa được triển khai rộng rãi, chỉ ớ mức thí điểm hoặc điều tra, khảo sát.
Về tiếng ồn các làng nghề vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép, trừ cụm lò gạch tại Bình Mỹ huyện Châu Phú và làng Mộc tại Long Điền A, huyện Chợ Mới có độ ồn vượt nhẹ Tiêu chuẩn Việt Nam 5949:1998.
Về ô nhiễm bụi, hầu hết đều có nồng độ bụi đạt TCCP, ngoại trừ 2 khu vực lò gạch Bình Mỹ (H. Châu Phú) và Nhơn Mỹ (H. Chợ Mới). Trong đó, nồng độ bụi cao nhất tại khu vực lò gạch Nhơn Mỹ vượt TCCP 7,7 lần vào mùa khô và vượt 4 lần vào mùa mưa; khu vực lò gạch Bình Mỹ vượt TCCP 3,67 lần vào mủa khô và vượt 1,47 lần vào mùa mưa.
Các thông số ô nhiễm khác như CO, SO2, NO2 đều nằm dưới TTCP. Riêng nồng độ HF tại các vị trí xung quanh các lò gạch thủ công năm 2007 đều có nồng độ HF vượt quá TCCP trung bình ngày đêm từ 1,6 ÷ 3 lần.
II.9. Đánh giá chung:
II.9.1. Một số thành tựu chủ yếu:
Trong những năm qua, CN ở nông thôn đã hình thành và đã có bước phát triển đáng kể, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế xã hội đất nước, góp phần tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn. Những kết quả đó thể hiện qua các mặt sau:
- CN ở nông thôn đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng CN, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn và qua đó nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho dân cư nông thôn.
- CN ở nông thôn đã tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể góp phần đáp ứng nhu cầu cho người dân nông thôn, người dân thành thị và một phần cho xuất khẩu.
- CN ở nông thôn đã khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các vùng nông thôn nhằm phát huy tác dụng của các nguồn lực để thực hiện CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- CN nông thôn đã tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đa dạng về mẫu mã, chất lượng và ngày càng được chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản chế biến.
- CN ở nông thôn đã hỗ trợ chế biến nông sản hàng hoá theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm sản tăng nhanh; trình độ khoa học-công nghệ được nâng cao hơn.
- Nhờ CN ở nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Nhờ CN ở nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Đồng thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
II.9.2. Một số hạn chế:
Mặc dù CN nông thôn đã đạt được những thành tựu ban đầu, tạo cơ sở nền tảng cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới, nhưng nhìn chung CN nông thôn ở tỉnh ta có quy mô còn nhỏ bé, sản phẩm chế biến có sức cạnh tranh chưa cao. Một số tồn tại, hạn chế của CN nông thôn tỉnh ta có thể đánh giá khái quát như sau:
- Nông sản chế biến có sức cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
- Khu vực CN và dịch vụ ở nông thôn chưa tạo ra nhiều cơ hội việc làm để thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, nhất là việc làm theo thời vụ trong những lúc nông nhàn.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn tuy được tăng cường nhưng vẫn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc…
II.9.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm:
- Quá trình CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn diễn ra còn chậm, chưa có chính sách và giải pháp đủ mạnh để hỗ trợ cho các ngành CN ở nông thôn phát triển.
- Chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề ở nông thôn, hợp tác sản xuất vệ tinh giữa các doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp ở thành thị còn mờ nhạt, chưa phát huy được lợi thế so sánh của nhau trong việc tổ chức sản xuất và cung ứng nguyên liệu.
- Các doanh nghiệp CN ở nông thôn có quy mô còn nhỏ bé, thiếu vốn, công nghệ còn lạc hậu nên khó tạo nên hạt nhân có sức lan toả mạnh đến các vùng khác.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém phát triển, điều này hạn chế đến sự phát triển của các hoạt động trao đổi, tiếp cận thị trường và các hoạt động thu hút đầu tư vào các ngành nghề nông thôn.
- Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn còn thấp, phần lớn sinh viên tốt nghiệp không quay trở lại phục vụ quê hương mà tìm cách kiếm việc làm ở thành thị và các thành phố lớn. Sự phân bố không đồng đều nguồn nhân lực qua đào tạo cho thấy nguồn nhân lực ở nông thôn không hấp dẫn cũng là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp CN ở nông thôn.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY:
III.1. Ngành chế biến nông sản - thực phẩm:
Đây là ngành CN phát triển ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành (68%), tăng 2,18 lần so năm 2005.
Toàn tỉnh có 4.564 cơ sở sản xuất sử dụng 30.356 lao động, chiếm 22,3% số lượng cơ sở và 35,3% số lượng lao động CN toàn tỉnh, phân bổ tương đối đều ở các huyện, thị sông Tiền và sông Hậu; là nơi tập trung vùng nguyên liệu nông, thuỷ sản của tỉnh (trong đó: có 2 DNNN và 27 đơn vị trực thuộc DNNN, sử dụng 1.819 lao động; 1 đơn vị liên doanh nước ngoài, sử dụng 32 lao động; và phần còn lại là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh).
CN chế biến nông sản - thực phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản đồng thời tác động vào nông nghiệp và nông thôn làm tăng nhanh giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng CN hoá.
Ngành CN chế biến LTTP đã hình thành được một số lĩnh vực chế biến như:
III.1.1. Xay xát - Lau bóng gạo:
Hiện toàn tỉnh có 404 nhà máy xay xát gạo với công suất 6,3 triệu tấn lúa/năm và 164 nhà máy đầu tư 236 máy lau bóng với công suất chế biến 2,4 triệu tấn gạo/năm, khả năng kho chứa trên 470.930 tấn; thu hút trên 7.500 lao động. Sản lượng gạo xay xát năm 2008 đạt 1,87 triệu tấn.
Các dây chuyền thiết bị xay xát và lau bóng đang họat động tại các nhà máy đa phần sản xuất trong nước do các cơ sở ở Tp. Hồ Chí Minh chế tạo như: Bùi văn Ngọ, SinCo, Cơ khí Long An, đạt chất lượng cao và sản phẩm đảm bảo phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, do chưa hiện đại hoá khâu bảo quản tồn trữ, chế biến dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và phẩm chất gạo xuất khẩu, chưa cao so với Thái Lan. Mặt khác, đặc điểm của các nhà máy xay xát và lau bóng là chỉ phát huy hết khả năng công suất vào mùa vụ, thời gian còn lại hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu.
Phần lớn các cơ sở xay xát - lau bóng phân bố ở các huyện, thị, thành thuận tiện về mặt giao thông thuỷ, bộ: Chợ Mới chiếm 27,6%, Phú Tân chiếm 15,9%, Châu Phú 11,8%, Long Xuyên chiếm 9,1%; phù hợp với vùng nguyên liệu lúa tập trung của tỉnh.
Thời gian gần đây, các nhà máy xay xát-lau bóng gạo đã không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu như: Philipin, I ndonesia, Hongkong, Singapore, Trung Đông, Châu Phi, Nga,… Các doanh nghiệp hoạt động XK gạo trực tiếp như: Cty XNK AG, Cty Afiex, Cty Du lịch, Cty TNHH Khiêm Thanh, Cty TNHH Phú Vinh, Cty TNHH Thanh Mai,… phần lớn các doanh nghiệp còn lại hoạt động gia công cho các Cty XK trong và ngoài tỉnh.
III.1.2. Chế biến thuỷ sản đông lạnh:
Hiện nay, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp với 21 nhà máy chế biến thuỷ sản, với tổng công suất khoảng 313 ngàn tấn sản phẩm/năm. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh năm 2008 đạt khoảng 125 ngàn tấn.
Ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nissin (Nhậtt), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ) và Gram (Đan Mạch). Sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.
Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư nâng công suất chế biến, đa dạng hoá với gần 70 mặt hàng giá trị gia tăng từ thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU,… Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính như: Mỹ, EU, Mexico, Úc, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada,…
III.1.3. Chế biến rau quả:
Toàn tỉnh hiện có 3 nhà máy chế biến rau quả, vốn đầu tư 45,4 tỷ đồng, thu hút hơn 1.000 lao động: Nhà máy rau quả đông lạnh Bình Khánh - công suất 4.000 tấn/năm, Nhà máy rau quả đông lạnh Mỹ Luông - công suất 12.000 tấn/năm của Cty Antesco; Nhà máy chế biến hạt điều nhân xuất khẩu của Cty Nông Gia II - công suất 7.000 tấn/năm.
Năm 2004 chế biến đạt 4,42 ngàn tấn rau quả đông lạnh, đến năm 2008 chế biến đạt khoảng 11 ngàn tấn rau quả đông lạnh, nhịp tăng bình quân giai đoạn 2004-2008 đạt 25,62%, xuất khẩu rau quả đạt 8,2 ngàn tấn, kim ngạch 7,3 triệu USD bằng 84,86% về lượng và bằng 88,81 % về trị giá so năm 2007.
Các sản phẩm của ngành chế biến rau quả chủ yếu để xuất khẩu như: đậu nành, rau, bắp non, đậu bắp, khoai cau, khóm, ngó sen, nấm rơm và hạt điều nhân...
Máy móc thiết bị của dây chuyền chế biến rau quả ở mức trung bình trên thế giới (qui trình công nghệ IQF), các máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ nhập từ Đài Loan, Nhật và Đan Mạch, còn có thể chấp nhận được trong nhiều năm tới. Dây chuyền chế biến hạt điều được lắp đặt đồng bộ, thiết bị máy móc do các đơn vị sản xuất ở Tp.HCM, chủ yếu là sơ chế, nên có thể chấp nhận được trong điều kiện sản xuất hiện nay.
III.1.4. Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản:
Sản lượng năm 2004 đạt 34.043 tấn, đến năm 2008 đạt khoảng 67.792 tấn, nhịp tăng bình quân giai đoạn 2004-2008 là 18.79%.
Hiện đang có nhiều doanh nghiệp đầu tư thêm dây chuyền chế biến thức ăn thuỷ sản. Các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc đều của Hà Lan; với dây chuyền đã đầu tư có thể đánh giá trình độ tương đương với các dây chuyền hiện có trong nước...; tất cả các công đoạn từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra thành phẩm trong dây chuyền được điều khiển tại phòng trung tâm với 50 công thức thức ăn được lập trình sẵn.
Hiện nay thức ăn gia súc Afiex đang từng bước mở rộng thị phần và có thể cạnh tranh với các loại thức ăn khác trên thị trường.
III.1.5. Chế biến nước mắm, nước chấm, mắm cá:
a) Sản xuất nước mắm:
Sản lượng nước mắm năm 2004 đạt 3,05 triệu lít, đến năm 2008 đạt khoảng 5,85 triệu lít, nhịp tăng bình quân giai đoạn 2004-2008 khoảng 17.68%. Sản xuất nước nắm trong tỉnh không cạnh tranh lại nước mắm của Kiên Giang và các nơi khác, do địa danh sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.
b) Sản xuất nước chấm, nước tương:
Sản lượng nước chấm năm 2004 đạt 4,16 triệu lít, đến năm 2008 đạt 4,14 triệu lít. Sản xuất nước chấm trong tỉnh ngày càng giảm đi.
Các cơ sở sản xuất nước chấm hầu hết theo phương pháp thủ công hoặc bán thủ công, qui trình công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp sản xuất nước chấm đã đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo như: DN Vị Hương, CS thực phẩm Miền Tây Mitaco, CS Hương Sen, DN Cửu Long… để tiếp tục đứng vững trên thương trường trước sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cùng loại.
c) Chế biến mắm, khô cá:
Toàn tỉnh có 57 cơ sở sản xuất mắm, 215 lao động và 61 cơ sở sản xuất khô, 304 lao động, chủ yếu tập trung ở thị xã Châu Đốc và huyện An Phú. Nhìn chung việc chế biến khô, mắm của tỉnh sử dụng lao động phổ thông với các phương tiện thô sơ; cá khô chủ yếu là phơi nắng, mắm thì ủ theo kinh nghiệm cổ truyền riêng từng cơ sở.
Sản lượng năm 2008 mặt hàng mắm các loại đạt 2,04 ngàn tấn; khô bò 16 tấn; khô cá tra phồng đạt 650 tấn.
III.1.6. Sản xuất nước đá:
Toàn tỉnh có 141 DN sản xuất nước đá với năng lực sản xuất trên 900.000 tấn/năm. Sản lượng nước đá, năm 2004 đạt 868 ngàn tấn, đến năm 2008 khoảng 1,4 triệu tấn.
Các máy nén lạnh loại cũ đã được các hãng nước đá thay thế dần và loại bỏ, những động cơ sử dụng nhiên liệu F.O gây ảnh hưởng môi trường được thay thế bằng động cơ Diesel hoặc động cơ điện, một số DN trang bị hệ thống điện để giảm ồn và khí thải. Một số cơ sở đang đầu tư dây chuyền sản xuất nước đá tinh khiết, công suất khoảng 30 tấn/ngày.
* Nhận xét, đánh giá:
Phát triển CN chế biến nông sản - thực phẩm là động lực quan trọng của mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh tình hình thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thời gian qua tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở chế biến đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sản lượng đảm bảo cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi được quan tâm đầu tư sản xuất theo công nghệ mới; năm 2008 đã có 3 dự án chế biến thức ăn chăn nuôi (tổng công suất 39.200 tấn/năm) và 01 dự án chế biến bột cá 100 tấn/ngày được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động, từng bước đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.
Xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh và gạo chiếm tỉ trọng cao; tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống kho chứa chưa đáp ứng yêu cầu khi vào vụ, việc tranh mua, tranh bán làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu nhập của người dân, giá cả biến động lúc lên, lúc xuống khiến cho sản phẩm của 02 ngành CN chủ lực này phát triển chưa bền vững.
Chế biến thuỷ sản tuy có tăng trưởng mạnh so cùng kỳ, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn chứa đựng những yếu tố chưa bền vững như: nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, việc khắc phục xử lý môi trường trong nuôi trồng và chế biến còn chậm.
III.2. Ngành cơ khí chế tạo và sửa chữa:
Ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn là hạt nhân quan trọng nhất để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Ngành cơ khí hoạt động tương đối ổn định, có tiềm lực khá mạnh so với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn phục vụ các ngành kinh tế khác như: giao thông vận tải, xây dựng và cho tiêu dùng sinh hoạt đời sống nhân dân.
Ngành cơ khí có hơn 2.800 doanh nghiệp và cơ sở, sử dụng trên 11 ngàn lao động, các cơ sở được phân bố nằm rải rác ở các huyện, thị, thành phố. Trong đó, gồm có Cty cổ phần Cơ khí An Giang và một số đơn vị trực thuộc các đơn vị khác như: XN Cơ khí giao thông (Cty CP Đầu tư Phát triển hạ tầng An Giang), Xưởng Cơ khí thuỷ lợi (Cty Xây dựng thuỷ lợi) và Xưởng Cơ khí sửa chữa (Cty Vận tải ô tô).
Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị đạt 11,37 tỷ đồng vào năm 2008 (giá CĐ 94).
Các sản phẩm cơ khí của tỉnh rất đa dạng, có thị trường trong và ngoài tỉnh khá ổn định như: hệ thống tháp sấy tuần hoàn, máy sấy tĩnh vỉ ngang, máy gặt xếp dãy (đạt 882 chiếc vào năm 2008), cầu sắt nông thôn (Cty Cơ khí AG), nông cụ cầm tay Phú Mỹ, lưỡi câu Mỹ Hoà, chì chài, len miểng, len thùng, cuốc, thiết bị truyền động nhà máy xay xát, máy bơm nước, máy suốt lúa, máy xay xát lưu động, máy tách hạt bắp, máy cưa bào gỗ liên hợp, khung nhà tiền chế… và gần đây là các sà lan, sà lan tự hành.
Thời gian qua, các doanh nghiệp ngành cơ khí đã có những đầu tư đổi mới về công nghệ, thiết bị chuyên dùng có công suất và độ chính xác cao, mở rộng qui mô nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ còn ở mức độ trung bình, chưa có dây chuyền mang tính hiện đại, công nghệ cao, do đó chưa tạo ra được sản phẩm có sức cạnh tranh cao, có thể xuất khẩu.
* Nhận xét, đánh giá:
Các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản từng bước được cơ giới hoá; diện tích thu hoạch bằng cơ giới tăng lên qua hàng năm, góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu lao động trong mùa thu hoạch (năm 2008, toàn tỉnh có hơn 900 máy gặt, thu hoạch 57 ngàn ha, đạt 25,57 % diện tích xuống giống).
Ngành cơ khí tuy đã có bước phát triển song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu CN hoá nền nông nghiệp của tỉnh; công tác cơ giới hoá các khâu gieo trồng, thu hoạch, bảo quản còn chậm.
III.3. Ngành hoá chất:
Toàn tỉnh có 76 cơ sở sản xuất hoá chất và sản phẩm từ hoá chất và 67 cơ sở sản xuất sản phẩm cao su và plastic, sử dụng 1.765 lao động ; trong đó có 02 đơn vị là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty cổ phần Dược phẩm An Giang; có 03 doanh nghiệp pha chế nước sơn là DNTN Tài Chi, cửa hàng 52 (TP. Long Xuyên) và DNTN Kim Cương (huyện Châu Thành). Chủ yếu các đơn vị sản xuất thuộc ngành hoá chất là hoạt động nhập nguyên liệu và chế biến gia công thành phẩm. Ngoài ra, còn có một số đơn vị cung ứng thuốc phục vụ cho chăn nuôi thuỷ sản; một số cơ sở nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng như kem đánh răng, xà bông, tái chế giấy, …
Giá trị sản xuất năm 2008 ước đạt 22,123 tỷ đồng, tăng 28,32% so năm 2005. Sản phẩm chính gồm có: thuốc viên (175 triệu viên), tăng 82,05% so năm 2005; xà phòng 280 tấn, tăng 23,3% so năm 2006; nhựa gia dụng 60 tấn, tăng 19,54% so năm 2006.
Vào tháng 4/2008, Nhà máy dược phẩm AGIMEXPHARM thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang đã hoàn thành và đi vào hoạt động tại khóm Thạnh An, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Với công nghệ mới máy móc thiết bị hiện đại được đầu tư 26 tỷ đồng, Nhà máy AGIMEXPHARM đã được chứng nhận GMP-WHO, công suất tăng gấp 7 lần với 700 triệu viên và 54 tấn bột mỗi năm, tiết kiệm điện mỗi tháng 60 triệu đồng. Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang triển khai dự án sản xuất Gelatine công suất 5.000 tấn/năm tại khu CN Bình Hoà. Công ty Cổ phần Nông nghiệp MêKong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng, công suất 150 ngàn tấn/ năm, tổng diện tích đầu tư xây dựng 325 ngàn m2 đã đi vào hoạt động vào đầu năm 2009 tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Công ty cổ phần dịch vụ nghiên cứu sản xuất nông nghiệp Núi Tô (Tri Tôn, An Giang) đưa nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải ao cá tra và than bùn vào sử dụng tháng 10-2009; diện tích xây dựng nhà máy trên 2.500m2 với số vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng, dự kiến hằng năm sẽ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Campuchia 600.000 tấn phân thành phẩm.
Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi và thực hiện đầu tư các dự án sản xuất hoá chất, vi sinh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường; dự án sản xuất nhựa (PP, PE) sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
* Nhận xét, đánh giá:
Nhìn chung hoạt động ngành hoá chất là ổn định và phát triển chậm, chưa có bước đột phá. Không có đơn vị ngành hoá chất sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Hoạt động nghiên cứu sản xuất các hoá chất cơ bản dựa trên các nguồn tài nguyên khoảng sản của tỉnh không đáng kể.
An Giang là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp nên hàng năm cần một lượng phân bón rất lớn. Tuy nhiên, thị trường phân bón hiện nay vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Do không chủ động được nguồn cung nên chuyện thiếu, thừa thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, việc điều tiết thị trường chưa được thực hiện tốt, các số liệu dự báo cung cầu còn có sự chênh lệch lớn. Chính vì vậy, để thị trường phân bón ổn định hơn, đòi hỏi cơ quan chức năng điều tiết hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và dự trữ phân bón trên bình diện tổng thể để cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu tự cân đối.
Những thắng lợi của ngành kinh tế nông nghiệp nước ta trong những năm qua có sự đóng góp đáng kể của ngành CN thuốc bảo vệ thực vật. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh trong năm 2008. Có thể nói, tiềm năng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở An Giang là rất lớn. Hiện tại, sản xuất kinh doanh hoá chất bảo vệ thực vật hầu hết đều là gia công phối trộn, đóng gói. Quá trình phối trộn, đóng gói, đa số được cơ giới hoá, bán tự động và tự động từng phần, nên chất lượng thuốc sau gia công bảo đảm, kể cả các yêu cầu về bảo vệ môi trường và điều kiện làm việc.Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, phần lớn các loại chất dùng cho gia công thuốc bảo vệ thực vật vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhìn chung có chất lượng khá tốt. Thực tế trong thời gian gần đây đã xảy ra hiện tượng kinh doanh không lành mạnh, xuất hiện thị trường thuốc BVTV với nhiều loại thuốc thực giả lẫn lộn, gây nhiều tác hại xấu cho người sử dụng và môi trường sống.
Điều quan trọng mang tính lâu dài là cần có cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu dùng thuốc BVTV không độc hại trong nông nghiệp ở nước ta. Đây cũng là mục tiêu mà ngành CN thuốc BVTV Việt Nam phấn đấu để góp phần vào sự thành công của sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta.
III.4. Ngành dệt may – giầy dép:
Tỉnh có trên 800 cơ sở dệt may, sử dụng hơn 10 ngàn lao động, giá trị sản xuất chiếm 3,2% giá trị toàn ngành; năm 2007 xuất khẩu 5,1 triệu sản phẩm tăng 35% so năm 2006, năm 2008 xuất khẩu 6,2 triệu sản phẩm, kim ngạch 22 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 40% về trị giá so năm 2007.
III.4.1. May mặc, da giầy: hiện có 2 DNNN là Công ty Liên doanh may Nhà Bè và Công ty Giầy AG; 3 Công ty TNHH may xuất khẩu; 5 HTX thêu XK và trên 1000 hộ gia đình may gia công quần áo, mùng, mền phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Các sản phẩm chính như: hàng may mặc, giầy thể thao, thêu rua…
- May xuất khẩu: hiện có 4 Công ty may xuất khẩu, thu hút 2.966 lao động, với tổng công suất trên 10 triệu sản phẩm/năm. Sản lượng sản phẩm năm 2007 là 6,8 triệu sản phẩm. Thị trường xuất khẩu của sản phẩm may trong các năm gần đây có nhiều thuận lợi do không còn chịu ảnh hưởng của việc áp dụng hạn ngạch hàng dệt may của Mỹ.
- Giầy thể thao: Công ty Giầy AG đầu tư thêm 1 Phân xưởng may giầy XK ở huyện Chợ Mới, công suất 500.000 SP/năm. Sản lượng năm 2007 Công ty gia công đạt 2,5 triệu sản phẩm, sản phẩm của Công ty phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thị trường XK trực tiếp 11 nước và gia công cho 14 nước, khách hàng chủ lực: Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Anh, Hà Lan, Thuỵ sĩ, …
- Thêu xuất khẩu: có 5 cơ sở thêu XK ở Tp.Long Xuyên (4 HTX và Trung tâm dịch vụ việc làm - LĐLĐ), thu hút trên 2.100 lao động trong và ngoài tỉnh. Năm 2007, các đơn vị này đã SX 25 tấn hàng thêu. Thị trường chính: gia công cho các doanh nghiệp XK ở Tp.HCM và xuất trực tiếp sang các nước Châu Âu, Canada, Nhật, Mỹ, Đài Loan.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính có tác động lớn đến thị trường dệt may quốc tế như hiện nay, nhóm hàng dệt may thiết yếu có cơ hội tiêu thụ mạnh hơn so với nhóm hàng cao cấp, xa xỉ, bởi người tiêu dùng sẽ ưu tiên hơn cho những mặt hàng giá cả phải chăng.
Đến nay, ngành may vẫn chưa chủ động được nguyên, phụ liệu đầu vào để sản xuất mà chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài (do ngành CN dệt và phụ trợ còn yếu nên vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ bên ngoài). Do đó, hoạt động xuất khẩu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào thị trường nguyên phụ liệu dệt may.
III.4.2. Dệt: đây là ngành nghề truyền thống của tỉnh, hiện nay còn 77 cơ sở, sử dụng trên 1.944 lao động. Trình độ kỹ thuật dệt còn lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, chủ yếu chỉ giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người dân tộc Chăm, Khmer. Tập trung ở thị xã Tân Châu và các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Các sản phẩm chính như: saten, gấm, lụa mỹ a, thổ cẩm, khăn choàng tắm, sà rong, se tơ. Trong đó:
- HTX dệt Châu Giang (huyện Tâu Châu) dân tộc Chăm và HTX dệt Văn Giáo dân tộc Khmer (huyện Tịnh Biên), thu hút 235 lao động; sản phẩm dệt thổ cẩm phần lớn bán sang Campuchia, Thái Lan thông qua tư thương, qua khách du lịch đến các nước Hồi Giáo.
III.4.3. Se tơ tằm: là nghề truyền thống tập trung ở thị xã Tân Châu, hiện có 16 cơ sở se tơ, hút trên 750 lao động; sản lượng tơ se năm 2007 đạt 372 tấn, sản phẩm làm ra bán cho một số tư thương tại Tp.HCM hoặc xuất tiểu ngạch sang Lào, Campuchia.
* Nhận xét, đánh giá:
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may của An Giang vẫn trong diện vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp nên hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Ngoài ra năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa tạo được bước đột phá về thương hiệu, vốn chủ sở hữu thấp, tỉ lệ nội địa hoá chưa cao, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng nhãn mác nước ngoài, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.
Đối với khu vực nông thôn, ngành dệt may có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động trong những lúc nông nhàn, giải quyết lao động phổ thông và từng bước nâng cao đời sống cho nông dân nông thôn. Phát triển ngành dệt may ở nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang nông nghiệp-CN-dịch vụ và tăng tỷ trọng ngành CN trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Ở hầu hết các địa phương, sau CN chế biến nông lâm sản, dệt may giầy dép là ngành khá phát triển.
Ngành dệt may phát triển đã thu hút được một số lượng lớn lao động nông nghiệp vào sản xuất của ngành ngay trên địa bàn nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy xã hội nông thôn phát triển bền vững, tiến lên văn minh hiện đại.
Sự phát triển của ngành dệt may ở khu vực nông thôn đã góp phần giảm làn sóng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm áp lực về tăng dân số cơ học cũng như các vấn đề xã hội nảy sinh tại các thành phố lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các địa phương và các vùng với nhau.
Ngành dệt may, giầy dép ở nông thôn là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, trước hết là phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ cho người dân địa phương, sau nữa là làm “vệ tinh” của các doanh nghiệp lớn, sản xuất hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành dệt may, giầy dép là sử dụng nhiều lao động; trong đó lao động nữ chiếm tới gần 85% tổng lao động của ngành nên việc tuyển dụng lao động tại các khu đô thị và các khu cụm CN tập trung gặp nhiều khó khăn; điều đó sẽ dẫn tới một xu hướng, các doanh nghiệp dệt may và giầy dép sẽ dần chuyển về khu vực dân cư nông thôn.
Như vậy, với sự phát triển của ngành dệt may, giầy dép ở khu vực nông thôn đã tạo cho bộ mặt nông thôn thay đổi cả chất và lượng. Sự phát triển của ngành đã hình thành nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường tại khu vực nông thôn, cải thiện đời sống vật chất và nâng cao thu nhập, nâng cao dân trí của dân cư nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giàu và nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị.
III.5. Ngành sản xuất và phân phối điện:
Trên địa bàn An Giang, ngoài nhu cầu về ánh sáng sinh hoạt nông thôn, nhu cầu đầu tư lưới điện phục vụ trạm bơm nông nghiệp là rất lớn. Sản lượng điện thương phẩm năm 2008: 954 triệu kWh, tăng gấp 1,72 lần so năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2004-2008) là: 14.55 %. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đến tháng 6/2009 vào khoảng 98,08%.
Tổn thất điện năng giảm còn 7,1% năm 2008. Vẫn còn tình trạng cắt điện do thiếu điện.
Đến 31/12/2008, số huyện thị có điện lưới quốc gia 11/11 (100%). Số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia 154/154, tỷ lệ 100%. Tổng số hộ có điện lưới quốc gia trong toàn tỉnh là 457.136 hộ, đạt tỉ lệ 97,79%. Tổng số hộ dân ở nông thôn có điện lưới quốc gia là 326.070 hộ, đạt tỉ lệ 96,93 %.
Năm 2008, UBND tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty Điện lực 2 để đầu tư xây dựng lưới điện phát triển trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
* Nhận xét, đánh giá:
Nhìn chung, lưới điện phân phối hiện trên địa bàn đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vận hành, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương, và nhu cầu sử dụng điện của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Một số khu vực dân cư có nhu cầu sử dụng điện nhưng do địa hình phức tạp, mật độ dân cư bố trí rãi rác xa đường trục hạ thế nên việc đầu tư là không hiệu quả. Khả năng cung cấp điện thương phẩm hàng năm tuy có tăng lên (năm 2007 là 9,68%; năm 2008 là 15,5%) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân theo quy hoạch được duyệt (18%) và chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của người dân và sản xuất CN.
Những khó khăn đối với ngành điện trong việc phục vụ nông nghiệp trước hết phải kể đến là thiếu vốn đầu tư, các công trình đưa điện về nông thôn đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng mức tiêu thụ điện lại không tương xứng và doanh thu tiền điện không đủ trang trải chi phí quản lý và khấu hao tài sản; công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa kịp thời; năng lực các nhà thầu chưa đủ đáp ứng tiến độ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các chương trình điện khí hoá nông thôn bị chậm.
III.6. Ngành sản xuất và phân phối nước:
Sản lượng nước thương phẩm năm 2004 đạt 19,72 triệu m3, đến năm 2008 đạt 31,47 triệu m3, nhịp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2008 là 12,39%. Năm 2009 sản lượng nước thương phẩm đạt 35,37 triệu m3, tăng 12,34% so với năm 2008; sản lượng nước cung cấp cho sản xuất CN-TTCN ước đạt 1,3 triệu m3.
Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước máy trên toàn tỉnh năm 2009 ước đạt 55%. Số huyện, thị xã, thành phố có hệ thống nước máy là 11/11 huyện, thị xã, thành phố, chiếm tỷ lệ 100%. Số xã, phường, thị trấn có hệ thống nước máy là 152 phường, xã, chiếm tỷ lệ 97,5%. Tổng số hộ dân có sử dụng nước máy trên toàn tỉnh là 235.372 hộ. Tổng số hộ dân ở nông thôn có sử dụng nước máy là 164.200 hộ.
Trong năm 2009, Công ty Điện Nước An Giang đã đầu tư nâng cấp, xây dựng 9 hệ thống cấp nước, nâng tổng số hệ thống cấp nước do Công ty quản lý lên 161 trạm, với tổng công suất 132.000 m3/ ngđ. Danh mục các dự án đầu tư cụ thể như sau:
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm xây dựng |
Công suất (m3/ngđ) |
1 |
Hệ thống cấp nước Bình Long |
H. Châu Phú |
2.000 |
2 |
Hệ thống cấp nước Bình Hòa |
H. Châu Thành |
5.000 |
3 |
Hệ thống cấp nước Hòa Bình |
H. Chợ Mới |
1.000 |
4 |
Hệ thống cấp nước Khánh Hòa |
H. Châu Phú |
1.000 |
5 |
Hệ thống cấp nước Núi Cấm |
H. Tịnh Biên |
600 |
6 |
Hệ thống cấp nước Núi Voi |
H. Tịnh Biên |
1.000 |
7 |
Hệ thống cấp nước Cô Tô |
H. Tri Tôn |
600 |
8 |
Hệ thống cấp nước Hòa Lạc |
H. Phú Tân |
400 |
9 |
Hệ thống cấp nước Châu Đốc |
TX. Châu Đốc |
20.000 |
* Nhận xét, đánh giá:
Công tác cấp nước đã có chuyển biến tích cực, hệ thống cấp nước ngày càng được cải thiện; các thành phố, thị xã và huyện đều đã có hệ thống cấp nước. Nhiều hệ thống cấp nước được nâng cấp mở rộng và xây dựng mới đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, công tác cấp nước hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong thời kỳ đổi mới và xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Lượng nước cung cấp cho sản xuất CN-TTCN vẫn còn ít. Tỷ lệ hộ dân có sử dụng nước máy trên toàn tỉnh còn thấp, chỉ chiếm 55%. Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn có sử dụng nước máy chỉ chiếm 53%. Trong khi đó tỷ lệ thất thoát, thất thu nước vẫn còn cao. Chất lượng nước sạch tại một số nơi chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định.
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và CN - TTCN ở nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 nhằm làm thay đổi cơ cấu kinh tế và văn hoá - xã hội của nông thôn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước.
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và CN - TTCN ở nông thôn là yếu tố bảo đảm sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng và lao động của ngành CN và dịch vụ, giảm tỷ trọng và lao động trong nông nghiệp, bảo đảm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo đối với lao động và dân cư nông thôn.
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và CN - TTCN ở nông thôn trên cơ sở đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản ở thị trường trong nước và nước ngoài. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn.
- Phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và CN - TTCN ở nông thôn phải đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi sinh, môi trường.
II.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và CN - TTCN ở nông thôn là nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu này đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X (tháng 7/2007) và là bước phát triển mới đường lối của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nghị quyết đã nêu rõ ba mục tiêu tổng quát:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hoà giữa các vùng, đặc biệt tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị giữ vai trò làm chủ nông thôn mới.
Thứ hai, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hoá, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh CN, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN.
II.2. Mục tiêu cụ thể:
- Kết hợp nông nghiệp với CN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm; đến năm 2015, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn tăng 1,1 lần so với hiện nay đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng, và tăng 1 lần đối với các xã, thị trấn vùng núi. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong tổng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; đẩy mạnh giảm nghèo, đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp hơn 7% đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng và thấp hơn 10% đối với các xã, thị trấn vùng núi, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn 5% đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng và thấp hơn 7% đối với các xã, thị trấn vùng núi; tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân vào mùa ngập lũ.
- Sửa chữa, nâng cấp và mở rộng giao thông nông thôn phục vụ cho sản xuất CN – TTCN. Tỷ lệ km đường giao thông chính về đến trung tâm xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn đạt 100 % vào năm 2015. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã, thị trấn về đến các ấp, khóm; đường liên ấp, liên khóm và đường ra cánh đồng chiếm 30% năm 2015 và 50% năm 2020.
III.1. Nhóm ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn:
III.1.1. Ngành cơ khí:
a) Mục tiêu:
Tập trung phát triển sản xuất những sản phẩm có lợi thế về thị trường và có sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn như máy động lực nhỏ, máy bơm nước, máy phục vụ cơ giới hoá khâu canh tác, thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và CN chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương. Khuyến khích nông dân có sáng kiến, cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
b) Nội dung:
* Đối với sản xuất nông nghiệp:
- Tiếp tục nghiên cứu cơ giới hoá các khâu gieo sạ, gặt, suốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành trong sấy lúa, để mọi khâu trong sản xuất nông nghiệp đều được cơ giới hoá, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng đạt trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực.
- Nâng cao năng lực chế tạo máy nông nghiệp, góp phần giảm giá thành sản xuất máy, tạo điều kiện cho đông đảo bà con nông dân có thể mua được máy sử dụng.
- Đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị theo sau máy nông nghiệp như: cày trụ, cày chảo, phay đất, bánh lồng…; đáp ứng đủ nhu cầu chuyển đổi các máy kéo cần phải thay thế.
- Đảm bảo cơ giới hoá khâu làm đất đạt gần 100% diện tích gieo sạ; Phát triển các trạm bơm điện, đến năm 2012 tưới cho khoảng 81% và tiêu cho khoảng 48,44% diện tích vụ Đông Xuân và Hè Thu, tưới cho khoảng 35% và tiêu cho khoảng 79% diện tích vụ 3; Ứng dụng công nghệ bơm tưới phun, tưới ngầm, tưới nhỏ giọt.
- Nghiên cứu hoàn thiện các loại máy gặt, suốt để thực hiện cơ giới hoá khâu thu hoạch. Hoàn thiện máy gặt đập liên hợp phù hợp với điều kiện làm việc trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa thu hoạch bằng cơ giới đến năm 2015 là 30% đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng và 20% đối với các xã, thị trấn vùng núi; đến năm 2020 là 50% đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng và 40% đối với các xã, thị trấn vùng núi.
* Đối với chế biến nông sản:
- Nghiên cứu lựa chọn đầu tư các silô tồn trữ lúa, nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển thiết bị sấy nông sản sau thu hoạch nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho nông dân, làm giảm thất thoát do ẩm và tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành trong sấy nông sản.
- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ các nhà máy chế biến lúa gạo đồng bộ gồm xay xát, phân loại, lau bóng, tách hạt màu gắn liền với hệ thống kho trữ, sấy.
* Đối với các ngành kinh tế khác và phục vụ dân sinh:
- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ các cơ sở sản xuất phục vụ cho giao thông vận tải, xây dựng và cho tiêu dùng sinh hoạt.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao với khả năng hiện có của tỉnh để đầu tư vào phục vụ các ngành kinh tế khác và dân sinh.
III.1.2. Ngành hoá chất:
a) Mục tiêu:
- Phát triển CN hoá chất phải đồng bộ, phù hợp với kế hoạch phát triển của các ngành khác, tạo nên sự phát triển thống nhất trong ngành CN cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng ngành CN hoá chất bao gồm cả sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của các ngành CN khác và tiêu dùng của nhân dân.
- Góp phần tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành CN của tỉnh.
b) Nội dung:
+) Ngành phân bón phục vụ nông nghiệp:
- Nhanh chóng khắc phục tình trạng phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón, tiến tới đầu tư sản xuất các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao thay thế một phần các loại có hàm lượng thấp. Sản xuất các loại phân bón lá và phân vi sinh ở mức thích hợp. Tăng cường sản xuất các loại thuốc trừ sinh vật hại, ít độc hại đối với môi trường và con người. Đẩy mạnh sản xuất các loại kích thích tố, chất điều hoà sinh trưởng, các chế phẩm gia dụng, vệ sinh dịch tễ ...
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với việc sản xuất phân hữu cơ sinh học. Tận dụng các loại rác thải hữu cơ và than bùn để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu các chủng vi sinh vật hữu ích đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân vi sinh.
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối, tham gia tích cực vào việc chống hàng giả bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý thị trường.
+) Ngành hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và thuỷ sản:
- Nghiên cứu sản xuất một số chủng loại thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuốc thú y, thuỷ sản thay thế hàng nhập khẩu. Nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gốc sinh học, sử dụng các hoạt chất thế hệ mới, các dung môi ít gây ô nhiễm, phù hợp với những quy định của khu vực và quốc tế.
- Nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất, giảm mức độ thủ công, bán tự động ở từng khâu nhằm nâng cao chất lượng và vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu thay thế dung môi hữu cơ bằng nước, thay thế các hoạt chất trừ sâu gây độc hại cho người bằng các hoạt chất có hoạt tính cao, ít độc hại với người và lượng dùng ít hơn.
- Sử dụng các phương pháp vi sinh trong sản xuất một số hoạt chất và sản xuất một số sản phẩm thuốc trừ sâu vi sinh.
- Đẩy mạnh sản xuất các chế phẩm phòng ngừa dịch hại dân dụng như các loại thuốc trừ muỗi, trừ côn trùng, các loại kích thích tố, thuốc trừ nấm, trừ cỏ.
- Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo công nghệ vi sinh và các dự án sản xuất các hoạt chất nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ.
- Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn hoá chất cho bà con nông dân.
+) Ngành sản xuất các sản phẩm hoá chất phục vụ CN:
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm hoá chất cơ bản phục vụ sản xuất CN như: hoá màu, hoá chất tẩy rửa, dung môi phục vụ mạ kim loại, dung dịch điện giải và các sản phẩm khác.
+) Ngành sản xuất các sản phẩm hoá chất phục vụ tiêu dùng:
- Kêu gọi đầu tư các nhà máy sản xuất các sản phẩm hoá chất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Nâng sức cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
III.1.3. Ngành sản xuất và phân phối điện:
a) Mục tiêu:
- Phát triển lưới điện đáp ứng cho nhu cầu phụ tải của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020.
- Phát triển lưới điện truyền tải 220kV và 110kV, xây dựng các trạm nguồn 110/22kV nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đồng thời giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải, đảm bảo huy động thuận lợi các nguồn điện trong khu vực.
- Xây dựng mới các tuyến đường dây 22kV, cải tạo dần lưới 15kV nhằm đáp ứng cấp điện cho các phụ tải mới, tăng cường công suất cho khu vực qua đó đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn. Đến năm 2015, phấn đấu đạt sản lượng điện năng tiêu thụ từ 2.900 – 3.000 triệu kWh, 100% hộ dân có điện, bình quân 1.200 kWh/người/năm. Năm 2020, sản lượng điện thương phẩm đạt 5.325 triệu kWh.
Đảm bảo đạt mục tiêu khu vực miền núi và dân tộc có 100% số hộ được sử dụng điện cho sinh hoạt, như vậy tỷ lệ chung về số hộ dân nông thôn có điện trên toàn tỉnh đến năm 2015 là 100%.
b) Nội dung:
+) Cải tạo lưới điện nông thôn:
Cấp điện áp 35kV đối với các khu vực vùng núi, những nơi có mật độ phụ tải thấp và dân cư thưa thớt, bán kính cung cấp điện lớn (trên 50 km).
Cải tạo lưới điện hiện hữu ở những vùng đã được nối lưới nhưng chất lượng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và xây dựng hệ thống lưới điện mới đối với lưới điện phân phối 0,4 kV để mở rộng vùng có điện ở các xã.
+) Phát triển điện nông thôn, miền núi:
Đầu tư mở rộng lưới điện để nâng cao tỷ lệ số hộ dân có điện ở các xã đã có điện nhưng tỷ lệ số hộ có điện còn thấp.
Đầu tư cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của lưới điện nông thôn ở các xã đã được xây dựng từ nhiều năm trước, đến nay bị xuống cấp để đạt mục tiêu cung cấp điện có hiệu quả với chất lượng cao cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân nông thôn.
III.1.4. Ngành sản xuất và phân phối nước:
a) Mục tiêu:
Sản lượng nước thương phẩm năm 2010 là 45 triệu m3; trong đó sản lượng nước cấp cho ngành CN-TTCN là 1,45 triệu m3. Tỷ lệ số hộ dân được cung cấp nước máy ước chiếm 60%. Số huyện, thị xã, thành phố có hệ thống nước máy là 11/11. Số xã, phường, thị trấn có hệ thống nước máy là 156 phường, xã. Tổng số hộ dân có sử dụng nước máy trên toàn tỉnh là 255 ngàn hộ. Tổng số hộ dân ở nông thôn có sử dụng nước máy là 179,7 ngàn hộ.
Vào năm 2015, sản lượng nước thương phẩm ước đạt 65 triệu m3 và năm 2020 ước đạt 90 triệu m3.
b) Nội dung:
Phát huy hết công suất của các nhà máy cấp nước hiện có do Công ty Điện Nước An Giang quản lý.
Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới thêm 08 hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ thất thoát nước đến mức thấp nhất nhằm chủ động trong việc cấp nước sinh hoạt cho đời sống nhân dân, và đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cấp nước phát triển, các doanh nghiệp cấp nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước.
Chống thất thoát, thất thu nước đảm bảo đúng các chỉ tiêu ban hành, quản lý chặt chẽ về quy trình công nghệ, chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn quy định. Đầu tư xây dựng đồng bộ giữa nhà máy xử lý và mạng lưới đường ống cấp nước, bảo đảm hoạt động hết công suất thiết kế.
Khai thác và sử dụng nước một cách tiết kiệm và hợp lý. Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thanh toán dịch vụ nước được cung cấp.
III.2. Nhóm ngành CN - TTCN ở nông thôn:
III.2.1. Ngành Dệt – May:
a) Mục tiêu:
- Mục tiêu phát triển ngành CN Dệt - May là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành CN Dệt - May trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CN hoá, hiện đại hoá đất nước; Nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Khai thác hết năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng.
- Kêu gọi đầu tư các nhà máy may mặc XK trên địa bàn tỉnh để nâng sản lượng hàng may XK năm 2015 lên khoảng 30 triệu sản phẩm và 60 triệu sản phẩm vào năm 2020; đồng thời giải quyết lao động tại địa phương.
b) Nội dung:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân ngành may.
- Phát triển các ngành CN phụ trợ.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở dệt may ở nông thôn, ở những nơi có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực và có điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích khác.
- Phát triển ngành may rộng khắp vì vốn đầu tư ít, công nghệ đơn giản, và sử dụng lao động ở các vùng nông thôn để may các sản phẩm trung bình và cấp thấp và là vệ tinh cho các nhà máy ở thành phố.
- Phối hợp và gắn kết sản xuất các doanh nghiệp lớn ở thành thị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty cổ phần, công ty tư nhân, làng nghề ở nông thôn để huy động mọi tiềm năng làm vệ tinh cung cấp nguyên liệu, gia công sản phẩm cho ngành.
- Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm xuất khẩu. Tiếp tục cơ cấu bố trí lại sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm để tăng hiệu quả, góp phần giải quyết lao động xã hội.
- Phát triển ngành dệt tập trung theo cụm vì vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, yêu cầu lao động có trình độ cao, nhu cầu đầu vào và hạ tầng cơ sở lớn, quản lý khó khăn, giải quyết xử lý môi trường tập trung.
III.2.2. Ngành Giầy dép:
a) Mục tiêu:
- Phát triển CN giầy dép là ngành CN phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu-bán thành phẩm.
- Ngành giầy dép đạt 22 triệu đôi vào năm 2015, đạt 40 triệu đôi vào năm 2020.
b) Nội dung:
- Gắn sản xuất giầy dép với các cơ sở sản xuất nguyên liệu phụ liệu, phụ tùng vv... chuyên ngành, nhằm hạn chế chi phí vận chuyển, hạn chế lãng phí phát sinh.
- Bố trí các doanh nghiệp sản xuất giầy ở khu tập trung đông dân cư, có điều kiện thuận lợi về giao thông, có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đầy đủ.
- Gắn công nghệ sản xuất giữa các công ty cổ phần, công ty tư nhân, các hộ gia đình với làng nghề truyền thống để phát huy mọi tiềm năng.
- Phát huy năng lực sản xuất các công ty giầy da, đổi mới thiết bị hiện đại, trang bị dây chuyền sản xuất đồng bộ.
- Kêu gọi đầu tư các nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để nâng sản lượng giầy đạt mục tiêu đề ra, đồng thời giải quyết lao động tại địa phương.
- Duy trì và mở rộng thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thế ổn định cho ngành phát triển thị trường xuất khẩu.
III.2.3. Ngành chế biến nông sản - thực phẩm:
a) Mục tiêu:
Chế biến các loại nông sản, thuỷ sản, súc sản thành các sản phẩm hàng hoá tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 sản phẩm khu vực nông nghiệp khi ra thị trường đều phải qua khu vực CN xử lý chế biến.
Xay xát và lau bóng gạo đạt 2,5 triệu tấn vào năm 2015 và 2020. Đến năm 2020 có 100% thiết bị và công nghệ hiện đại tại các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu quy mô CN.
Đến năm 2015 đạt khoảng 30 ngàn tấn rau quả đông lạnh và 50 ngàn tấn năm 2020.
Năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi CN đạt 250 ngàn tấn vào năm 2015, 500 ngàn tấn vào năm 2020; từ đó cần đầu tư thêm 5-6 nhà máy với thiết bị dây chuyền công suất từ 20.000 – 50.000 tấn/năm.
Tổng sản lượng thuỷ sản đông lạnh đến năm 2015 đạt 250 ngàn tấn và năm 2020 đạt 340 ngàn tấn.
b) Nội dung:
* Ngành bảo quản và chế biến lương thực:
- Kêu gọi các DN đầu tư hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lô tồn trữ nông sản có qui mô thích hợp theo từng cụm ở các huyện nhằm giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch, đồng thời để thực hiện chính sách tiêu thụ hết nông sản của nông dân khi vào vụ thu hoạch, ổn định về số lượng, chất lượng nông sản xuất khẩu.
- Đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ các nhà máy xay xát gạo, trang bị mới hệ thống cối gằng, xây dựng nhà kho chứa trấu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất.
- Đầu tư trang bị thêm thiết bị lau bóng gạo có bộ phận cảm biến màu, đầu tư xây dựng nhà kho, đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu.
- Khuyến khích các cơ sở ngoài quốc doanh đầu tư phát triển đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ gạo như: bún, hủ tiếu, bún tàu, miếng, bánh tráng, tinh bột gạo, bánh bột các loại, ... để đáp ứng nhu cầu với chất lượng ngày càng cao cho nhân dân, tiến tới xuất khẩu.
* Ngành chế biến rau quả:
- Tăng cường năng lực chế biến rau quả để có nhiều sản phẩm xuất khẩu.
- Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến rau quả sử dụng những thiết bị hiện đại để sản xuất rau quả sấy, rau quả muối, mứt quả, rau quả đóng hộp... nhằm đẩy mạnh và phát triển CN chế biến rau quả.
- Về trồng trọt: nghiên cứu và phát triển các giống rau quả mới năng suất chất lượng cao, đồng thời xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện qui trình canh tác sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đầu tư phát triển công nghệ bảo quản rau quả tươi, đóng gói bao bì phù hợp để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Nâng cấp và đổi mới công nghệ thiết bị các nhà máy chế biến rau quả cũ. Đầu tư xây dựng mới các nhà máy có qui mô phù hợp với vùng nguyên liệu.
- Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm chế biến xuất khẩu bao gồm cả rau quả tươi. Về quả xuất khẩu có các loại chuối, xoài, đu đủ, dứa... Về rau củ chế biến sẽ gồm đậu nành rau, bắp non, đậu bắp, khoai cau, sả, ớt, khoai môn, ngó sen, nấm rơm và hạt điều nhân. Về nước quả thì nước quả cô đặc sẽ là mặt hàng mũi nhọn, sẽ bao gồm nước dứa, nước xoài cô đặc,...
- Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có thị trường lớn là Trung Quốc và Nhật Bản. Các thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, ASEAN, Australia,... cũng cần được chú trọng.
* Ngành chế biến thức ăn gia súc, thuỷ sản:
- Phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và nhà máy CB thức ăn thuỷ sản hiện có.
- Tiếp tục đầu tư và kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thuỷ sản tại các Khu CN – cụm CN trong tỉnh.
* Ngành chế biến thuỷ sản:
- Đầu tư xây cựng các cơ sở chế biến thuỷ sản đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản.
- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản An Giang, có giá trị và sức cạnh tranh cao.
- Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến (sản phẩm giá trị gia tăng).
- Gắn nhà máy chế biến thành phẩm với nhà máy chế biến thức ăn để tận dụng phụ phẩm thuỷ sản (sản xuất bột xương từ phụ phẩm thuỷ sản).
- Nâng công suất các nhà máy hiện có và kêu gọi đầu tư các nhà máy CB thuỷ sản, chế biến bột cá, dầu cá tra, cá basa tại các khu, cụm CN.
- Khuyến khích các DN, cơ sở đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại để các mặt hàng truyền thống như mắm cá, khô cá tra phồng, cá bông, cá lóc,... đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm quốc tế.
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách tăng nhanh tỷ trọng của nguồn nguyên liệu nuôi trồng; xây dựng và quy hoạch vùng nuôi cá sạch phục vụ cho sản xuất thủy sản. Song song với phát triển nguồn nguyên liệu, phấn đấu chống thất thoát và quản lý thị trường nguyên liệu.
- Tăng cường tổ chức các hội chợ giới thiệu các mặt hàng chế biến thủy sản ở nước ngoài; xây dựng website chung về thủy sản đông lạnh An Giang trong đó giới thiệu đa dạng hóa các món ăn chế biến từ thủy sản đông lạnh để quảng bá sản phẩm ra thị trường trong nước và thế giới.
III.2.4. Làng nghề TTCN:
a) Mục tiêu:
- Thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm lao động nông thôn với đa số là lao động nữ.
- Góp phần quan trọng vào sự đa dạng, phong phú về hàng hoá, làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường.
- Sản phẩm từ các làng nghề, nghề TTCN góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
b) Nội dung:
* Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủ công đã và đang hoạt động tại địa phương.
- Xây dựng nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Tỉnh ra quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn.
- Xây dựng quy chế xét công nhận nghệ nhân và tổ chức thực hiện.
- Có chính sách hỗ trợ bảo tồn các làng nghề truyền thống gặp khó khăn về vốn, thị trường, chi phí sản xuất cao để làng nghề phát triển: đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; vốn đầu tư thiết bị, máy móc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; xúc tiến thương mại; tạo mặt bằng ...
- Gắn nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề mới với Quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN qua từng giai đoạn.
- Hỗ trợ làng nghề đăng ký thương hiệu và phát triển.
* Phát triển các làng nghề gắn với du lịch:
- Tổ chức khảo sát các làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch để xây dựng tuyến du lịch gắn với làng nghề.
- Mời gọi các đơn vị hoạt động du lịch trong nước và quốc tế thiết kế tour, tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống của tỉnh.
- Hỗ trợ các làng nghề truyền thống: nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; chỉnh trang mọi mặt cho phù hợp với yêu cầu của làng nghề truyền thống gắn với du lịch; đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ trong việc liên doanh, liên kết để thực hiện mô hình sản xuất công đoạn, ...
- Đưa nội dung phát triển các làng nghề gắn với du lịch vào chương trình, đề án phát triển du lịch của tỉnh cũng như Quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN qua từng giai đoạn.
* Phát triển làng nghề mới:
- Xác định địa bàn có nghề thủ công đang hoạt động ổn định có khả năng phát triển để tập trung hỗ trợ đầu tư thành làng nghề theo các tiêu chí đã quy định.
- Tổ chức tham quan, học tập các mô hình làng nghề, nghề truyền thống có triển vọng ở nơi khác phù hợp với điều kiện của địa phương để xây dựng đề án phát triển làng nghề mới.
- Gắn nội dung phát triển làng nghề mới với Quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN qua từng giai đoạn.
IV. Danh mục các dự án CN-TTCN dự kiến đầu tư giai đoạn 2010-2020: đính kèm Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3.
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện đề án trong giai đoạn 2010-2020: 4.969,772 tỷ đồng (Bốn ngàn chín trăm sáu mươi chín tỷ, bảy trăm bảy mươi hai triệu đồng)
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: |
219,33 tỷ đồng |
- Ngân sách địa phương: |
86,383 tỷ đồng |
- Vốn ODA: |
1,7 tỷ đồng |
- Vốn tín dụng |
61,016 tỷ đồng |
- Vốn huy động: |
3.890,593 tỷ đồng |
- Vốn AFD: |
700 tỷ đồng |
- Vốn khác: |
10,25 tỷ đồng |
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I.1. Giải pháp về vốn:
Tập trung đầu tư vào các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn (cơ khí, hoá chất, điện nông thôn) và các ngành CN - TTCN ở nông thôn (chế biến nông sản - thực phẩm; dệt may da giầy và TTCN).
Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các ngành CN - TTCN ở nông thôn. Các chính sách này có thể bao gồm: Bảo lãnh cho vay đến 80% tổng vốn đầu tư vào các dự án đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nguyên liệu cho CN chế biến nông sản thực phẩm, CN dệt may da giầy.
Các ngân hàng thương mại cần cải tiến và đơn giản hóa thủ tục vay vốn; áp dụng rộng rải hình thức thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay thông qua hợp đồng kinh tế; giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở thuận lới trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng.
Hình thành Quỹ bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ Khuyến công. Hỗ trợ chi phí xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể và cá nhân trong phạm vi làng nghề. Hỗ trợ kinh phí cho làng nghề tham quan học hỏi kinh nghiệm.
Khuyến khích các cơ sở TTCN hợp tác, hùn vốn để thành lập các hình thức doanh nghiệp hợp vốn như: Hợp tác xã, Cty TNHH, Cty cổ phần để đầu tư nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến. Vận động nhân dân, doanh nghiệp huy động vốn nhàn rổi và tăng tỉ lệ tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất.
I.2. Giải pháp về thị trường, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm:
Tập trung phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ nông sản. Theo đó, cần căn cứ nhu cầu thị trường để xây dựng và phát triển các chương trình, dự án sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản cho phù hợp. Xác định thị trường mục tiêu cho từng loại hàng hoá nông sản, đồng thời cho cả quá trình sản xuất và lưu thông như số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và chiến lược marketing. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, sản phẩm nổi tiếng của tỉnh, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đưa các thông tin về sản phẩm lên báo chí, đài truyền hình, phát thanh, mạng Internet để quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm CN-TTCN trong tỉnh. Thông tin, dự báo thị trường thế giới để các doanh nghiệp hoạch định các chiến lược đầu tư và sản xuất của mình.
Cung cấp thông tin và tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ tổ chức trong nước hoặc quốc tế; hỗ trợ một phần kinh phí (hoặc hoàn toàn theo ngành nghề cần khuyến khích) để giúp các cơ sở sản xuất TTCN ở các ngành nghề nông thôn trong tỉnh tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với thị trường.
Tiếp tục duy trì và phát triển các điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm TTCN trong tỉnh tại các trung tâm thương mại, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn, các chợ đầu mối tạo điều kiện để các sản phẩm TTCN trong tỉnh thâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh.
Gắn kết với Chương trình du lịch của tỉnh, hình thành các tuyến du lịch tham quan làng nghề TTCN trong tỉnh tạo điều kiện cho các sản phẩm tại các làng nghề được tiếp cận với khách hàng.
I.3. Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên vật liệu của các ngành CN - TTCN nông thôn phần lớn là nguyên liệu tại chỗ, gắn bó với nguồn tài nguyên của địa phương. Do vậy vấn đề duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ đủ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ và không đủ để mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Hơn nữa, sản xuất của rất nhiều ngành nghề nông thôn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu được cung cấp từ các địa phương khác và cả thị trường nước ngoài. Trên phương diện tổng thể cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu. Xây dựng các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất.
Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân các cơ sở sản xuất, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hoà lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu. Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất và có hiệu quả.
Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
Tiến hành xây dựng mô hình và nhân rộng các hệ thống canh tác thích ứng với từng tiểu vùng, thực hiện đồng bộ chương trình khuyến nông, chuyển giao các biện pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung vào lúa; giai đoạn sau năm 2015 chủ yếu là các loại rau màu. Đặc biệt phát triển mạnh loại hình dịch vụ công nghệ – kỹ thuật trong địa bàn các vùng chuyên.
Đối với chăn nuôi: xây dựng và hoàn chỉnh Trung tâm giống vật nuôi cấp tỉnh trước năm 2015, đảm nhiệm xây dựng đàn giống cơ bản, sản xuất tinh cọng rạ đối với heo và bò, tổ chức các vệ tinh nhân giống gia công, chuyển giao, lập phả hệ cho đàn giống cơ bản, kiểm định, phê chuẩn loại hình, gieo tinh nhân tạo, khảo sát các giống mới xuống các Huyện.
I.4. Giải pháp về tổ chức quản lý:
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, chủ yếu bằng con đường hợp tác hoá. Hiện nay, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tuy đã có được động lực cho kinh tế hộ phát triển hơn 10 năm nay, nhưng đến nay hầu như đã tới trần. Nếu không tiếp tục thúc đẩy kinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn sớm thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, thủ công, phân tán thì khó có điều kiện để đưa tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hoá, điện khí hoá sản xuất nông nghiệp. Vì thế năng suất lao động và năng suất cây trồng, vật nuôi vẫn còn thấp, chất lượng nông sản kém, giá thành cao, khó cạnh tranh với nông sản các nước trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa, và như thế sẽ rất mâu thuẫn với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông thôn theo tư duy mới. Đó là chuyên môn hoá, tập trung hoá cao kết hợp với đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn, huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế-xã hội theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, cần tiếp tục củng cố và sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, kinh tế hộ nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt phát triển các quan hệ liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
I.5. Giải pháp về khoa học công nghệ:
Bản chất của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là phát triển nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào các ngành kinh tế nông thôn. Đích của nó là tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh hàng hoá nông sản trên thị trường. Vì vậy khoa học, công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp.
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc đẩy nhanh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ được coi là một nội dung tất yếu. Theo đó, trong phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn, vấn đề tiên quyết hiện nay là ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ kỹ thuật cao. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung phát triển công nghệ sinh học, phát triển các khu nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển công nghệ sạch và chế biến.
Các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất các sản phẩm mới, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi cao nhất theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích đầu tư hoạt động khoa học công nghệ.
Các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn nông thôn được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thuê tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn luật pháp, tư vấn thị trường,... Mức hỗ trợ có thể là 50% kinh phí tư vấn theo định mức của Nhà nước.
I.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Coi trọng nâng cao trình độ dân trí nói chung và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động ở nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có thành công hay không là nhờ có sự đóng góp của nhiều người, ở nhiều cấp, nhiều ngành nhưng người trực tiếp thực hiện và quyết định thành công chính là nông dân. Họ là người tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, cơ chế, chính sách, tiếp cận thị trường và biến tiềm năng thành hiện thực.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ; Hỗ trợ việc làm cho nông dân, nhất là đối với nông dân trong vùng dự án hoặc có đất chuyển đổi mục đích, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, coi đây là hướng chuyển dịch quan trọng để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
I.6.1. Giải pháp về tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho lao động nông thôn:
Việc phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông thôn phải đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, có khả năng tiếp thu có hiệu quả các thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến; có thể lực, tác phong và nếp sống văn hoá CN phù hợp với điều kiện địa phương.
Các cơ sở sản xuất ở nông thôn cần cam kết và thực hiện tuyển dụng lao động chủ yếu tại chỗ; Đồng thời với việc đảm bảo chất lượng lao động, việc tuyển dụng để đào tạo và đào tạo lại cũng cần tập trung vào các đối tượng này.
I.6.2. Về đào tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn:
Lực lượng lao động khu vực CN nông thôn cần phải được đào tạo hoặc tối thiểu cũng phải được tập huấn ngắn hạn về chuyên môn kỹ thuật và quản lý. Tiếp tục thực hiện Chương trình dạy nghề cho thợ thủ công tại các phường, xã, thị trấn trong tỉnh; các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn và tranh thủ các chương trình đào tạo của các Bộ, ngành TW có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho người quản lý cơ sở sản xuất về kỹ năng quản lý sản xuất, tài chính, nhân sự, thị trường, thanh toán quốc tế, khả năng ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, tập huấn sử dụng máy vi tính để truy cập internet cho nông dân và doanh nghiệp.
Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất ở nông thôn với các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở nông thôn thành lập trung tâm dạy nghề để đào tạo lực lượng lao động có tay nghề phù hợp với nhu cầu, sát với thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp. Các trường, trung tâm dạy nghề đẩy mạnh việc dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, dạy nghề theo địa chỉ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội.
Ngoài việc đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh thì cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành tổ chức, kỹ luật, hiểu được quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi vào làm việc tại các doanh nghiệp.
Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn.
I.6.3. Đối với các cơ sở sản xuất ở nông thôn:
Các cơ sở sản xuất ở nông thôn cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực riêng để chủ động trong việc tổ chức đào tạo cả về quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề, chú ý vấn đề kèm cặp nâng cao tay nghề tại chỗ. Ngoài ra các địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách về thu hút lao động vào các cơ sở sản xuất ở nông thôn; Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết chỗ ở cho lao động; Cơ chế hỗ trợ đào tạo tại chỗ nguồn lực lao động cho các cơ sở sản xuất ở nông thôn.
Khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở nông thôn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, TTCN..., vừa tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn không có điều kiện thoát ly khỏi quê nhà, vừa khai thác tiềm năng về đất đai, vốn, tay nghề, nguyên liệu, phục hồi các thương hiệu truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở nông thôn có thể được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ đến 50% kinh phí đào tạo trong nước.
I.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường:
I.7.1. Bảo vệ môi trường đối với các khu - cụm CN:
- Các dự án đầu tư phát triển mới khu - cụm CN phải tuân theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; phải có hệ thống quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Các khu - cụm CN họat động sản xuất những ngành có nguy cơ tác hại cao đối với môi trường phải đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Nước thải từ các doanh nghiệp họat động trong khu - cụm CN phải được thu gom và xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn quy định riêng của khu - cụm CN trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của khu - cụm CN để đưa đi xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
- Phải đảm bảo có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, phân loại chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, rác hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt và các loại chất thải rắn khác, sau đó tập trung về khu xử lý chất thải rắn tập trung bên ngoài khu - cụm CN.
- Từng doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm không khí phù hợp với đặc tính của nguồn gây ô nhiễm; xây dựng ống khói theo đúng quy định; có biện pháp cách ly và giảm thiểu tiếng ồn phù hợp; thường xuyên quét dọn, phun nước chống bụi; diện tích cây xanh trong các khu - cụm CN các tối thiểu chiếm 15% tổng diện tích toàn khu.
I.7.2. Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất CN phân tán bên ngoài khu - cụm CN tập trung:
- Tăng cường nhận thức, xây dựng và triển khai áp dụng các hướng dẫn về ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, ISO 14000 cho các doanh nghiệp; áp dụng chương trình trợ giúp về mặt kỹ thuật phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý chất thải công nghiệp cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai áp dụng chương trình khuyến khích về kinh tế đối với các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, quản lý môi trường doanh nghiệp theo ISO 14000; áp dụng các quy định trực tiếp nhằm đẩy mạnh ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp, sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường.
- Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Có đủ phương tiện, thiết bị phù hợp để thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi ký hợp đồng thu gom – xử lý đối với đơn vị cung ứng dịch vụ.
- Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường xung quanh; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường xunh quanh; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.
- Đảm bảo nguồn lực, trang bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
I.7.3. Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề:
- Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Các cơ sở sản xuất trong các khu-cụm CN làng nghề phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có biện pháp xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận; lắp đặt các thiết bị xử lý, kiểm soát ô nhiễm không khí đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành về khí thải công nghiệp; chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại; đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ khí bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và áp dụng các công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các làng nghề.
- Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề. Có chính sách khuyến khích các làng nghề đẩy mạnh ứng dụng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp sử lý chất thải ở cuối đường ống.
- Tăng cường nguồn lực tài chính nhằm tạo sự chuyến biến căn bản trong đầu tư bảo vệ môi trường làng nghề.
II. Giải pháp cụ thể cho các ngành:
II.1. Nhóm ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn:
II.1.1. Ngành cơ khí:
Để ngành CN chế biến nông lâm sản, thực phẩm phát triển vững chắc, đòi hỏi phải có một ngành cơ khí đủ mạnh đảm bảo chủ động về trang thiết bị, lắp đặt và sửa chữa.
- Xây dựng lực lượng tư vấn, thiết kế và chế tạo đủ năng lực thực hiện các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông - lâm sản.
- Mỗi nhà máy chế biến phải có xưởng cơ khí để sửa chữa, bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ.
- Tổ chức các lực lượng cơ khí chế tạo theo nguyên tắc chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên doanh hợp tác với nước ngoài để từng bước chế tạo từng phần tiến đến chế tạo toàn bộ các dây chuyền thiết bị cho các ngành chế biến nông sản chủ yếu, trước hết là các dây chuyền thiết bị cỡ nhỏ và vừa để phục vụ mục tiêu CN hoá nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn.
- Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể như thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư để các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn được vay 85% vốn của Ngân hàng đầu tư phát triển, có bảo lãnh vay vốn cho từng dự án cụ thể khi vay vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách kích cầu cho sản phẩm cơ khí nông nghiệp.
- Xây dựng chương trình KHCN để tạo ra các sản phẩm quốc gia là những sản phẩm đạt trình độ quốc tế và có khả năng xuất khẩu. Chương trình này phải xuất phát từ những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp và có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước để hoàn thiện công nghệ, sản phẩm công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
- Cần chọn một số nhóm sản phẩm ưu tiên phát triển trong các nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ NNNT. Để làm được điều này, cần tính toán tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của các ngành, từ đó xác định được nhu cầu thị trường cho các nhóm sản phẩm này. Với những nhóm sản phẩm có thị trường lớn, có thể nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài để thiết kế chế tạo trong nước với chất lượng và giá thành cạnh tranh.
- Cần coi nội dung tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ NNNT. Chủ động đầu tư nhiều hơn cho hoạt động khoa học kỹ thuật; xây dựng, đào tạo đội ngũ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp đủ năng lực làm đầu mối hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.
- Cần chủ động đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động KHCN với các cơ sở sản xuất khác, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đặc biệt là cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chủ động thay đổi quy trình quản lý sản xuất kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cơ khí nông nghiệp của An Giang. Do thiếu và yếu về thương hiệu, xuất khẩu các mặt hàng cơ khí nông nghiệp của An Giang dù đã có những bước tiến quan trọng nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng.
II.1.2. Ngành hoá chất:
* Chính sách và giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất:
Để bảo đảm sức cạnh tranh khi hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới, ngành CN hoá chất cần phải tiến hành sắp xếp, tổ chức lại để phát huy được sức mạnh toàn ngành. Việc cải tổ các doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng xây dựng chiến lược dài hạn phát triển ngành, lấy đó làm cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp trên nguyên tắc:
- Các doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư vào những công trình thuộc những lĩnh vực có vị trí then chốt của ngành, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác như phân bón, hoá chất cơ bản, …
- Tổ chức các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành một hệ thống trong đó các doanh nghiệp nhà nước trung ương làm trung tâm, các doanh nghiệp địa phương và ngoài quốc doanh ở ngoại vi, sản xuất các sản phẩm hạ nguồn, các sản phẩm tiêu dùng. Các nhà máy sản xuất phân hỗn hợp, phân vi sinh, pha chế nông dược và các hoá chất gia dụng v.v... sẽ do các doanh nghiệp ngoại vi sản xuất.
- Nhanh chóng tiến hành các hình thức dân doanh hoá các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng không đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất NPK, gia công thuốc trừ sâu, v.v... để thu hồi vốn đầu tư đồng thời làm lành mạnh hệ thống các doanh nghiệp sản xuất hoá chất Nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thiết yếu đối với nền kinh tế, có vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp như sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản, khó có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài quốc doanh hoặc của nước ngoài, Nhà nước cần cho vay vốn đầu tư dài hạn (qua ngân hàng hoặc công ty đầu tư tài chính) hoặc sử dụng vốn ODA. Các doanh nghiệp phải tự lo một phần bằng vốn tự có (vốn khấu hao để lại, nguồn lợi nhuận sau thuế), vay cán bộ công nhân viên... để đầu tư mở rộng sản xuất hoặc hiện đại hoá công nghệ.
- Tạo điều kiện ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư các loại công trình này được hưởng giá nguyên liệu (khí thiên nhiên chẳng hạn) ưu đãi hơn, được trả nợ bằng cách thu mua và xuất khẩu nông phẩm hoặc bằng các sản phẩm hoá chất do công ty sản xuất ra hoặc liên kết mà có.
- Các công trình nhỏ phục vụ nông nghiệp như sản xuất phân hỗn hợp NPK, gia công thuốc bảo vệ thực vật, ... có thể khuyến khích các hợp tác xã hoặc các xí nghiệp nông thôn đầu tư.
- Đối với các công trình CN hoá chất có qui mô công nghệ cao nhưng sản phẩm thuộc loại đã bão hoà trên thị trường thế giới và khu vực như phân bón, một số hoá chất vô cơ... cần có giải pháp ưu đãi cho các nhà đầu tư so với các công trình khác về điều kiện đầu tư như thế chấp, giá đất, ...
* Chính sách về phát triển kỹ thuật công nghệ:
- Khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học sản xuất các sản phẩm hoá chất, các sản phẩm từ hoá chất đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
- Khai thác và chế biến có hiệu quả nguồn tài nguyên của tỉnh như: than bùn, diatomite, bentonite,… phục vụ sản xuất.
- Đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ hoá chất đến năm 2010 hoàn thành việc thực hiện đăng ký quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn của quốc tế.
- Lựa chọn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ sử dụng tài nguyên tỉnh để sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực CN hoá chất. Thông qua thị trường khoa học – công nghệ, lựa chọn và tiếp nhận các công nghệ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh.
* Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường:
- Chôn hoặc đốt an toàn các chất thải rắn tại địa điểm được qui định. Những chất thải rắn có lượng lớn, không chôn hoặc đốt được phải tập kết vào bãi thải và có biện pháp chống phát tán vào môi trường và vào nước ngầm.
- Thu hồi, làm sạch nước thải và sử dụng lại trong sản xuất. Toàn bộ nước của nhà máy thải vào hệ thống thải công cộng phải đạt tiêu chuẩn qui định.
- Xử lý khí độc trước khi thải khí vào môi trường.
- Thay thế các sản phẩm gây độc hại nhiều bằng sản phẩm có tính năng tương tự nhưng ít độc hơn (như thuốc trừ sâu, ...) hoặc sản phẩm không tạo ra chất thải có hại (chất tẩy rửa .v.v...)
Thực hiện các biện pháp bảo vệ người lao động như:
- Sắp xếp lại lao động để giảm tỷ lệ nữ trong sản xuất hoá chất.
- Tuyệt đối không bố trí phụ nữ làm việc ở các công đoạn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Các công trình ở trong nội thị, ảnh hưởng xấu đến môi trường dân cư, cần phải di dời vào các khu CN.
- Các công trình nhỏ, chủ yếu là các cơ sở gia công, nếu ảnh hưởng lớn đến khu dân cư mà không di dời được, cần phải đình chỉ hoạt động.
- Cấm sản xuất và kinh doanh những sản phẩm có hại đến sức khoẻ người sử dụng (những thuốc trừ dịch hại thuộc loại cấm, ...).
* Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực:
- Trường Đại học An Giang, trường Cao đẳng Nghề An Giang, … có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động trong ngành CN hoá chất.
- Các doanh nghiệp chủ động quan hệ với các trường, trung tâm đào tạo và dạy nghề trong tỉnh và khu vực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân cho doanh nghiệp.
* Chính sách về tài chính, tín dụng:
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành CN hoá chất.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Kỹ thuật – Kinh tế về công nghệ vật liệu do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chủ trì.
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hoá chất có nhu cầu đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ theo Nghị định 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ.
- Các ngân hàng thương mại trong tỉnh tiếp tục triển khai các loại hình thuê mua tài chính, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để các doanh nghiệp trong ngành hoá chất mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư theo qui định của Chính phủ.
II.1.3. Ngành sản xuất và phân phối điện:
II.1.3.1. Chính sách phát triển điện nông thôn, miền núi:
- Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động phát điện tại vùng nông thôn, miền núi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho nông thôn, miền núi.
- Ưu tiên cung cấp điện đầy đủ, kịp thời cho các trạm bơm thuỷ nông phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn.
- Xây dựng các trạm, đường dây truyền tải điện đúng tiến độ, thời gian, tránh tình trạng doanh nghiệp đầu tư xây dựng xong lại không có điện sử dụng.
II.1.3.2. Chính sách đầu tư:
- Các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không có khả năng đưa điện lưới quốc gia tới hoặc việc đưa điện lưới quốc gia đến không có lợi về mặt kinh tế thì khi xây dựng nguồn điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, điện điezen, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác được nhà nước cấp vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thông qua các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ...
- Đối với những dự án sử dụng vốn vay được hưởng chính sách ưu đãi về lãi suất, giảm hoặc được miễn thuế nhập khẩu cho các thiết bị, phụ kiện mà trong nước chưa sản xuất được để xây dựng các hệ thống cấp điện độc lập; hoặc có thể miễn thuế VAT cho các loại thiết bị, phụ kiện này. Hiện nay Vụ Năng lượng MOIT đang soạn thảo Nghị định khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo cho các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
II.1.4. Ngành sản xuất và phân phối nước:
II.1.4.1. Nguồn nước:
Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt; khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
Điều tra, khảo sát, thăm dò, đánh giá lập cơ sở dữ liệu nguồn nước. Đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước mặt.
Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Tăng cường công tác quản lý, giám sát và bảo vệ nguồn nước. Đẩy mạnh công tác bảo vệ đầu nguồn sông và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào nguồn nước.
II.1.4.2. Đầu tư, phát triển và quản lý hệ thống cấp nước:
Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn.
Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và kinh tế.
Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm, an toàn và áp dụng công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để từng bước hiện đại hoá ngành cấp nước, tiến dần tới trình độ quản lý và vận hành của các nước tiên tiến trên thế giới.
Xã hội hoá ngành cấp nước, huy động mọi thành phần kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước. Nâng tỷ trọng các thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động cấp nước.
II.1.4.3. Cơ chế, chính sách cho lĩnh vực cấp nước:
Huy động các nguồn vốn của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước.
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Giá nước được tính đúng, tính đủ, bảo đảm hoàn vốn đầu tư, kinh doanh có lãi và thu hút các nhà đầu tư.
II.1.4.4. Nghiên cứu và phát triển công nghệ, vật tư và thiết bị lĩnh vực cấp nước:
Các nhà máy mới xây dựng cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, có chế độ tự động hoá cao, tiết kiệm năng lượng.
Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hoá chất và vận hành.
II.1.4.5. Hợp tác quốc tế:
Tăng cường trao đổi và hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước; đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo.
II.2. Nhóm ngành CN - TTCN ở nông thôn:
II.2.1. Ngành Dệt – May:
- Đối với ngành may nói chung và ngành may ở nông thôn nói riêng còn phải nhập nhiều nguyên, phụ liệu cho sản xuất, do đó cần có các giải pháp phát triển dài hạn như thực hiện đa dạng hoá sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước. Các công nghệ lạc hậu cần được thay thế, nâng cấp, bổ sung và đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động phát triển việc cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, tơ tằm giảm nhập khẩu nguyên liệu.
- Bổ sung vào danh mục ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ trong lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho ngành dệt may như trồng bông, nuôi tằm.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ngành dệt may ở nông thôn cần được coi trọng. Các khu vực dệt may cần có biện pháp xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường do nhà nước quy định.
- Chú trọng xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ ở nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Chủ động nghiên cứu, phát huy nội lực phát triển vùng nguyên liệu bông, đay, dâu tơ tằm, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu. Xây dựng cơ chế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hợp lý hoá lợi ích giữa việc phát triển nguyên liệu và phát triển chế biến. Việc làm này sẽ giúp các cơ sở dệt may chủ động hơn trong hoạt động sản xuất.
II.2.2. Ngành Giầy dép:
- Chú trọng phát triển các cơ sở sơ chế và cung cấp nguyên liệu da trong nước, phát triển ngành CN phụ trợ. Xúc tiến quảng bá thương mại các mặt hàng giầy dép Việt Nam có tính chất truyền thống.
- Bổ sung vào danh mục ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ trong lĩnh vực chăn nuôi cung cấp nguyên liệu da cho ngành da giầy.
- Về mặt hàng, việc theo sát thị hiếu của người dân nông thôn và tạo ra những sản phẩm tiện dụng, phù hợp, giá cả phải chăng là những việc hoàn toàn có thể làm được để tạo ra các sản phẩm đặc thù riêng mang tính cạnh tranh cao.
- Chủ động trong công tác quảng bá xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ thường kỳ trên địa bàn ở nông thôn.
- Tăng cường liên kết phối hợp giữa các cơ sở sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí phân phối và thiết kế hợp lý, tăng cường khả năng cạnh tranh.
II.2.3. Chế biến nông sản - thực phẩm:
II.2.3.1. Biện pháp về đảm bảo cung ứng đủ nguồn nguyên liệu cho CN chế biến nông sản thực phẩm:
- Quy hoạch từng ngành và từng vùng phát triển CN chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất nông lâm sản tập trung trên quy mô lớn phục vụ CN chế biến và xuất khẩu.
- Đảm bảo lợi ích giữa người làm ra nguyên liệu và nhà máy chế biến theo một cơ chế chặt chẽ để cho quyền lợi của các bên được hài hoà.
- Nghiên cứu áp dụng thử việc đóng góp cổ phần vào nhà máy chế biến bằng giá trị nguyên liệu cung cấp được sản xuất ra trên vùng nguyên liệu mà các pháp nhân có quyền sử dụng để gắn bó lợi ích của người nuôi, trồng nguyên liệu với nhà máy chế biến.
- Tăng cường mối liên kết giữa Hiệp hội nghề cá và chế biến thuỷ sản, các câu lạc bộ thuỷ sản, các HTX nông nghiệp với các nhà máy chế biến trong tỉnh.
- Hướng dẫn cho nông ngư dân kỹ thuật thu hoạch sơ chế-bảo quản, vận chuyển để không làm tổn thất về số lượng cũng như chất lượng nông sản phục vụ chế biến.
- Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu: đường xá, thuỷ lợi, mạng lưới điện,...
II.2.3.2. Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý trong chế biến nông sản:
- Việc chế biến nông sản phải gắn chặt với sản xuất nguyên liệu thì mới có hiệu quả. Cần nghiên cứu chuyển các cơ sở chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu và thị trường về thành một tổ chức quản lý.
- Củng cố tăng cường lực lượng và cơ sở vật chất cho bộ máy quản lý chế biến nông thuỷ sản tại các tỉnh, các vùng làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, tư vấn thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, huấn luyện đào tạo,...
- Các địa phương có kế hoạch cụ thể về CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thông qua chương trình chế biến nông sản, xây dựng các cụm CN chế biến tập trung để tận dụng cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm,... Từ đó hình thành các liên hiệp sản xuất có mối quan hệ hữu cơ và đem lại hiệu quả.
II.2.3.3. Tăng cường công tác nghiên cứu KH và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:
Nội dung nghiên cứu triển khai trong những năm tới là:
- Nghiên cứu phổ biến các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều. Phát triển phương pháp nhân giống tiên tiến.
- Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền cỡ nhỏ và vừa chế biến nông sản thành hàng hoá với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trong chế biến nông sản. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị lẻ để sản xuất trong nước; thiết bị sấy sau thu hoạch, bảo quản, các loại hoa quả đặc sản nhằm kéo dài thời gian cất giữ quả tươi. Thiết bị bảo quản lạnh: nước đá, tàu lạnh, ô tô lạnh ... giữ ổn định chất lượng nguyên liệu.
- Khảo nghiệm, bình tuyển khu vực hoá các loại giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng tập đoàn giống phù hợp với điều kiện sinh thái cho mỗi loại sản phẩm.
II.2.3.4. Chính sách khuyến khích phát triển CN chế biến nông sản - thực phẩm:
* Chính sách về đất đai:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận lợi để thuê đất xây dựng cơ sở chế biến nông sản. Giảm tiền thuê đất cho các cơ sở chế biến nông sản ở các vùng nông thôn.
- Ở những vùng đất còn hoang hoá, đất trống đồi núi trọc, ruộng nhiễm phèn,... các doanh nghiệp (kể cả quốc doanh và tập thể, tư nhân) chế biến nông sản được giao đất để tổ chức sản xuất nguyên liệu.
- Ưu tiên dành quỹ đất làm các trung tâm phơi, sấy nông sản thu hoạch theo các khu vực chuyên canh để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
* Chính sách về vốn:
- Các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
- Các hộ nông dân và các doanh nghiệp chế biến nông sản được vay vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi từ các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất nguyên liệu. Mức vốn vay đáp ứng với quy mô sản xuất nguyên liệu, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, đơn giản hoá các thủ tục cho vay. Trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh,... các hộ nông dân được vay với lãi suất ưu đãi để khôi phục vùng nguyên liệu.
- Thành lập doanh nghiệp cổ phần để huy động vốn của công nhân viên, nông dân sản xuất nguyên liệu và những nguồn vốn khác.
* Chính sách về lao động:
- Các cơ sở chế biến nông sản - thực phẩm được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lao động.
- Cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao về làm việc tại các cơ sở chế biến nông sản ở vùng sâu, vùng xa phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt (phụ cấp lương, cấp đất ở,...).
- Cho phép tất cả các doanh nghiệp chế biến nông sản được tính trước vào chi phí nguyên liệu khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu là 10% trên giá mua nguyên liệu.
* Chính sách thị trường:
- Các cơ sở chế biến nông sản được tạo điều kiện để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và được tự do thu mua nông sản làm nguyên liệu nhưng không xâm phạm đến vùng của cơ sở khác đã đầu tư.
- Tạo điều kiện tốt cho các đơn vị, cá nhân được chủ động tự tìm kiếm thị trường và được tự do xuất khẩu.
- Có chính sách hỗ trợ những mặt hàng nông sản cần khuyến khích xuất khẩu.
* Chính sách thuế:
- Miễn thuế 3 - 5 năm đầu cho những doanh nghiệp chế biến nông sản mới thành lập tuỳ theo loại nghề, loại sản phẩm, tuỳ theo từng vùng. Miễn giảm thuế nông nghiệp đối với vùng nguyên liệu mới nuôi trồng.
- Áp dụng chính sách khoán thuế theo kỳ hạn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất trong thời hạn được khoán thuế.
- Nghiêm cấm mọi yêu cầu, đề nghị với doanh nghiệp về những khoản đóng góp trái với quy định và pháp luật.
II.2.4. Làng nghề TTCN:
II.2.4.1. Về mặt bằng sản xuất:
- Trong quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn cũng như trong triển khai xây dựng khu cụm CN-TTCN cần dành một diện tích phù hợp cho ngành nghề thủ công truyền thống.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
- Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Các làng nghề truyền thống di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.
II.2.4.2. Về đào tạo nhân lực:
- Chú trọng và thực hiện thường xuyên việc đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn để họ tham gia vào quá trình sản xuất tại các làng nghề truyền thống; đặc biệt, cần chú trọng nghề thủ công truyền thống phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương như các nghề khai thác lợi thế của mùa nước nổi nhằm giúp người lao động có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
- Tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, Marketing cho bộ phận quản lý, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công.
- Thực hiện hiệu quả công tác phổ cập Giáo dục trung học cơ sở ở địa phương để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực tại chỗ.
- Triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc Khmer và Chăm giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, hoà nhập với cộng đồng, bảo vệ môi trường .v.v.
II.2.4.3. Đổi mới thiết bị công nghệ:
- Làng nghề nghề truyền thống khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.
- Nhà nước hỗ trợ làng nghề nghề truyền thống về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ.
- Thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà khoa học với làng nghề nghề truyền thống có nhu cầu đổi mới công nghệ thông qua hình thức hội nghị, hội thảo chuyên đề, trưng bày giới thiệu thiết bị máy móc.
II.2.4.4. Về tài chính tín dụng:
- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo nguồn vốn vay phát triển làng nghề theo quy định.
- Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn và giải quyết nhiều lao động theo quy định.
- Triển khai mạnh các hình thức cho vay theo thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, tín chấp đối với các làng nghề TTCN.
- Khuyến khích, huy động vốn trong dân, các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.
II.2.4.5. Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn:
- Trong phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, cần chú trọng lấy phát triển làng nghề truyền thống làm một trong các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; thông tin liên lạc; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất CN nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng.
- Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông,… và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
- Nâng cấp, mở rộng lộ giao thông nông thôn về đến trung tâm xã; đồng thời vận động nhân dân đóng góp xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn xã. Giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng đường giao thông chính về đến trung tâm các xã còn lại và phát triển về tới hầu hết các ấp, đảm bảo giao thông thông suốt (kể cả trong mùa mưa lũ) đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa và đời sống nhân dân.
II.2.4.6. Xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đa dạng hoá sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm; qua đó, biết được các lợi thế và điểm yếu của sản phẩm để định hướng phát triển sản xuất, tạo ra được danh mục các sản phẩm thủ công có giá trị, phù hợp với điều kiện của An Giang và có thị trường.
- Khai thác tốt lợi thế kinh tế biên giới của tỉnh; tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm TTCN trong tỉnh tại các trung tâm thương mại, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; thông qua việc đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn, các chợ đầu mối tạo điều kiện cho các sản phẩm TTCN trong tỉnh thâm nhập thị trường; gắn kết với Chương trình du lịch của tỉnh hình thành tuyến du lịch làng nghề để tạo điều kiện cho các sản phẩm tại các làng nghề được tiếp cận với khách hàng.
- Tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương mà hỗ trợ các làng nghề truyền thống xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hoá, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.
II.2.4.7. Nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề:
Thông qua các chủ trương, chính sách nhằm phát triển thành phần kinh tế hợp tác, trong đó chú trọng các ngành nghề giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động ở địa phương.
II.2.4.8. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề:
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến vào các làng nghề, nghề TTCN để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
III.1. Sở Công Thương:
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND và các Phòng Kinh tế, Phòng Công Thương các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung của đề án và đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu của đề án. Kiến nghị UBND tỉnh những thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết những nội dung của đề án và lựa chọn những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tại của từng thời kỳ. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện đề án.
III.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính:
Nghiên cứu, cân đối, bố trí vốn đầu tư xây dựng; tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, công tác đấu thầu; nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư ngoài tỉnh, nước ngoài vào phát triển các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các ngành CN ở nông thôn.
III.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông và Vận tải:
Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ngành liên quan lập kế hoạch đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi và giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động CN ở nông thôn diễn ra thuận lợi.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương theo chức năng nhiệm vụ trong việc triển khai đề án, chú trọng, quan tâm việc hình thành các nghề CN - TTCN mới ở nông thôn.
III.4. Sở Khoa học Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp CN ở nông thôn; nghiên cứu, trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu triển khai - ứng dụng và đào tạo nhân lực cho các ngành nghề nông thôn.
III.5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp cùng các Sở , Ngành liên quan hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các chính sách cụ thể trong việc định hướng tỷ lệ đào tạo theo ngành nghề nông thôn.
Cần có định hướng vừa đào tạo nghề, vừa đào tạo đội ngũ quản lý CN nông thôn nhằm bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nông nghiệp, nông thôn.
Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển CN tỉnh trong việc đào tạo nghề cho người lao động theo các nghề trong đề án cần khôi phục và phát triển.
III.6. Các Sở, Ngành khác có liên quan:
Căn cứ nội dung của Đề án tiếp tục định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực có liên quan, tạo cơ sở phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả và bền vững. Cùng phối hợp thực hiện trong chức năng nhiệm vụ của mình.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Phối hợp với Sở Công Thương trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung và mục tiêu đề án, rà soát đánh giá và đề xuất các ngành nghề CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; CN ở nông thôn cần khôi phục và phát triển trên địa bàn của mình.
Thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ngành nghề CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; CN ở nông thôn, xem xét bố trí mặt bằng sản xuất một cách phù hợp với đề án nhằm hỗ trợ cho ngành nghề này có điều kiện phát triển.
KẾT LUẬN
Với những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về CN hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cùng những giải pháp, chính sách phù hợp, chắc chắn các ngành CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các ngành CN - TTCN ở nông thôn sẽ phát triển nhanh, ổn định và bền vững, góp phần đẩy nhanh tiến trình CN hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đưa An Giang trở thành một tỉnh CN theo hướng hiện đại vào năm 2020./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Kế hoạch 24/KH-UBND về cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội năm 2021 Ban hành: 22/01/2021 | Cập nhật: 30/01/2021
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2020 tổ chức thực hiện Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 21/05/2020 | Cập nhật: 26/06/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật trên cạn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 27/03/2020 | Cập nhật: 26/05/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2020 Ban hành: 26/02/2020 | Cập nhật: 30/03/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19 Ban hành: 20/03/2020 | Cập nhật: 08/08/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 12/02/2020 | Cập nhật: 04/05/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 11/08/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 31/01/2020 | Cập nhật: 06/05/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 28/01/2020 | Cập nhật: 14/03/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 Ban hành: 12/02/2020 | Cập nhật: 22/02/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Lào Cai năm 2020 Ban hành: 22/01/2020 | Cập nhật: 27/03/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND về thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội Ban hành: 03/02/2020 | Cập nhật: 19/02/2020
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 11/03/2019 | Cập nhật: 22/03/2019
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 về triển khai tự đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của Thành phố Hà Nội Ban hành: 16/01/2019 | Cập nhật: 28/01/2019
Kế hoạch 24/KH-UBND về kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 14/02/2019 | Cập nhật: 25/02/2019
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 về triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 28/01/2019 | Cập nhật: 27/04/2019
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 về đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh Ban hành: 10/04/2018 | Cập nhật: 26/06/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 thực hiện chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2021 Ban hành: 27/03/2018 | Cập nhật: 04/07/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kế hoạch 67-KH/TU thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ban hành: 16/03/2018 | Cập nhật: 10/12/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 về phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 21/03/2018 | Cập nhật: 31/07/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 07/02/2018 | Cập nhật: 27/07/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 về truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 29/01/2018 | Cập nhật: 30/03/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 Ban hành: 23/01/2018 | Cập nhật: 29/01/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 26/01/2018 | Cập nhật: 16/04/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án tuyên truyền chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 12/06/2017 | Cập nhật: 19/12/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 15/05/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thi hành luật được Quốc hội thông qua Ban hành: 30/03/2017 | Cập nhật: 19/04/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 28/02/2017 | Cập nhật: 03/04/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 14/03/2017 | Cập nhật: 13/04/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND công tác văn thư, lưu trữ năm 2017 Ban hành: 16/02/2017 | Cập nhật: 08/03/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người Ban hành: 08/02/2017 | Cập nhật: 11/03/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/01/2017 | Cập nhật: 15/02/2017
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính Ban hành: 24/05/2016 | Cập nhật: 08/12/2016
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về nhà ở xã hội và nhà ở cho người có công trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 01/04/2016 | Cập nhật: 15/04/2016
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 04/04/2016 | Cập nhật: 26/04/2016
Kế hoạch hành động 24/KH-UBND năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2016 Ban hành: 21/03/2016 | Cập nhật: 23/03/2016
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 thực hiện chương trình tăng cường quốc phòng giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 18/03/2016 | Cập nhật: 24/03/2016
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2016 Ban hành: 04/02/2016 | Cập nhật: 07/03/2016
Kế hoạch 24/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ năm 2015 Ban hành: 03/03/2015 | Cập nhật: 10/06/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 27/05/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình của Chính phủ về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 02/03/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2014 tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm (2014 – 2015) Ban hành: 22/04/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 Ban hành: 07/04/2014 | Cập nhật: 21/04/2014
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”, giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 24/03/2014 | Cập nhật: 18/06/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội Ban hành: 20/01/2014 | Cập nhật: 27/02/2014
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2012 về tuyên truyền công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2012-2020 Ban hành: 14/03/2012 | Cập nhật: 17/09/2018
Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông” giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang Ban hành: 15/07/2011 | Cập nhật: 08/05/2013
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2011 triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 giai đoạn 2011 - 2013 của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 31/03/2011 | Cập nhật: 11/03/2014
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2011 về thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 Ban hành: 28/01/2011 | Cập nhật: 01/04/2014
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2010 thực hiện Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 24/11/2010 | Cập nhật: 16/06/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2009 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Ban hành: 07/10/2009 | Cập nhật: 04/06/2015
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Kế hoạch hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 24/11/2008 | Cập nhật: 29/09/2012
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ban hành: 28/10/2008 | Cập nhật: 31/10/2008
Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 . Ban hành: 22/05/2007 | Cập nhật: 02/06/2007
Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư Ban hành: 22/09/2006 | Cập nhật: 20/12/2006
Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 07/07/2006 | Cập nhật: 13/07/2006
Quyết định 23/2005/QĐ-BCN phê duyệt đề án "Phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" Ban hành: 05/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư 03/2005/TT-BCN hướng dẫn thưc hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Ban hành: 23/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư liên tịch 36/2005/TTLT-BTC-BCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công Ban hành: 16/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Chỉ thị 16/2004/CT-BCN về đẩy mạnh hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Ban hành: 22/09/2004 | Cập nhật: 01/04/2010
Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Ban hành: 09/06/2004 | Cập nhật: 23/05/2012
Kế hoạch 24/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021 Ban hành: 04/02/2021 | Cập nhật: 19/02/2021
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp năm 2021 Ban hành: 19/01/2021 | Cập nhật: 19/02/2021