Quyết định 59/2016/QĐ-UBND về Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 59/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hòa
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2016/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của liên Bộ: Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ về việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị quyết số 79/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020;

Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 3333/TTr-BCH ngày 28/12/2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Hòa

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC, XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59 /2016/QĐ-UBND ngày 30 /12/ 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, diện tích tự nhiên 9.690 km2; đường biên giới dài 280,7km tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia, (giáp Lào 142,4km; giáp Campuchia 138,3km); dân số trung bình của tỉnh 495.876 người (tháng 12/2015), dân tộc thiểu số chiếm 53%, tôn giáo chiếm 44% dân số; có 09 huyện, 01 thành phố, với 102 xã, phường, thị trấn, trong đó 13 xã biên giới, 16 xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh (QPAN);

Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; kinh tế tăng trưởng khá, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện. Các tiềm lực về quốc phòng được tăng cường, lực lượng vũ trang tỉnh (LLVT) nói chung và lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) nói riêng có bước chuyển biến toàn diện;

Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán một số vùng còn lạc hậu; bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền” để xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn diễn biến phức tạp. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động đối với lực lượng DQTV trên địa bàn;

Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất của lực lượng vũ trang tỉnh và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở, qua các năm thực hiện Đề án “Tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

II. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”;

- Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư (khóa X) tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và Dự bị động viên trong tình hình mới;

- Luật Dân quân tự vệ ban hành ngày 23/11/2009;

- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

- Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV;

- Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật DQTV và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV;

- Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của liên Bộ: Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với DQTV và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác DQTV;

- Nghị quyết số 33/2011/NQ- HĐND ngày 05/12/2011 của HĐND tỉnh về chế độ chính sách cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh;

- Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về thông qua đề án Quỹ quốc phòng, an ninh ở cấp xã trên địa bàn tỉnh;

- Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố;

- Nghị quyết số 08-NQ/ĐH ngày 09/10/2015 Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DQTV GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức xây dựng lực lượng

1.1. Số lượng, chất lượng, tổ chức biên chế: Đến tháng 6/2016 tổng quân số DQTV toàn tỉnh có 8.703 người, đạt 1,7% dân số cụ thể:

- Lực lượng Dân quân: Xây dựng lực lượng Dân quân ở 102 xã, phường, thị trấn với tổng số: 7.381 người, đạt 1,47%; gồm: Dân quân cơ động 3.284 người, đạt 37,73% (trong đó, Dân quân thường trực 117 người); Dân quân tại chỗ 2.873 người, đạt 48,20%; Dân quân binh chủng 1.224 người, đạt 14,06% (gồm Dân quân phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế); Đảng viên trong dân quân đạt 19,80%; Đoàn viên trong dân quân đạt 47,55%.

- Lực lượng tự vệ: Xây dựng 132 đầu mối, cơ quan, tổ chức cơ sở, quân số 1.322 người, đạt 12,64%, trong đó có 54 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, lực lượng tự vệ tại chỗ 1.219 người, đạt 92,2%, lực lượng binh chủng chiến đấu 103 người, đạt 7,8%. Đảng viên trong lực lượng tự vệ 17,8%, Đoàn viên trong lượng lượng tự vệ 43,52%.

- Cấp xã: 100% chỉ huy trưởng là đảng viên, trong đó 91 người tham gia cấp ủy (chiếm 89,21%); Có 126 Chỉ huy phó, trong đó: 104 người chỉ huy phó là đảng viên (chiếm 82,54%), 101 Chi bộ quân sự và 01 tổ Đảng, trong đó: 53 Chi bộ quân sự có Chi ủy; đã bố trí công tác ở các cương vị Chỉ huy trưởng 85 đồng chí, Chỉ huy phó 37 người, phát triển cao hơn 10 người, chuyển sang các chức danh khác 04 người.

1.2. Hệ thống chỉ huy:

Tính đến tháng 9/2016 có 102 Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và 54 Ban chỉ huy quân sự cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan, tổ chức). Tổ chức biên chế đúng cơ cấu, gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên; Chỉ huy phó, Chính trị viên phó. Kết quả đào tạo sắp xếp, sử dụng cán bộ Ban CHQS cấp xã cụ thể: Chỉ huy trưởng có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học: 96 người, đạt 94,11% (trong đó: Trung cấp 91/102 người, tỷ lệ 89,21%; Cao đẳng 04/102 người, tỷ lệ 03,92%, Đại học 01/102 người, tỷ lệ 0,98%); Chỉ huy phó có trình độ Trung cấp, Cao đẳng: 75/128 người, tỷ lệ 58,59% (trong đó: Trung cấp 71/128 người, tỷ lệ 55,47%; Cao đẳng 04/128 người, tỷ lệ 3,12%).

1.3. Quản lý Nhà nước về DQTV:

Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, các ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu, cơ quan quân sự làm nòng cốt trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nghiêm túc hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DQTV tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở xây dựng lực lượng DQTV từ đó làm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV. Cơ quan quân sự các cấp đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước theo quyền hạn ở từng cấp về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV đúng theo quy định và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, từng bước đi vào nề nếp. Công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thông tin báo cáo về công tác DQTV được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, các ngành.

2. Công tác giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự

2.1. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện chiến sỹ DQTV

Công tác giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, cho lực lượng DQTV đúng, đủ nội dung, thời gian quy định của Bộ Quốc phòng; chỉ đạo tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho 100% cơ sở DQTV, trên 90% cán bộ, chiến sỹ DQTV; kết quả 100% đạt yêu cầu, trong đó 70% khá, giỏi; tổ chức hội thi, hội thao, sử dụng lực lượng tham gia diễn tập khu vực phòng thủ, chiến đấu trị an (nay là diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã), bảo vệ mục tiêu, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ rừng, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đạt kết quả tốt.

2.2. Công tác đào tạo:

Từ năm 2014 - 2016, tỉnh tổ chức 01 khóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở 77 người, Quyết định cử đi đào tạo Cao đẳng ngành quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Quân khu 16 người, Đại học ngành quân sự cơ sở tại Trường Sỹ quan Lục quân 2: 17 người, hiện đã ra trường, Đại học 10 người, Cao đẳng 05 người; đã bố trí công tác được 224 người.

2.3. Tập huấn cán bộ:

Từ năm 2014 đến tháng 8 năm 2016, đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho 1.762 người Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức; chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức tập huấn được 15 lớp cho 2.170 người cấp trung đội, tiểu đội. Qua tập huấn đã nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3. Hoạt động chiến đấu trị an, công tác dân vận

Trong những năm qua, hoạt động của lực lượng DQTV ngày càng đi vào nề nếp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Dân quân thường trực, Dân quân cơ động được nâng lên, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Biên phòng, Kiểm lâm và các lực lượng khác thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2010/NĐ-CP (nay là Nghị định số 133/2015/NĐ-CP), Nghị định số 34/2014/NĐ-CP của Chính phủ; duy trì nghiêm chế độ giao ban, trao đổi tình hình, sơ kết, tổng kết đúng quy định;

Thực hiện Chỉ thị số 76/CT-BQP ngày 10/4/2012 của Bộ Quốc phòng về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của lực lượng DQTV trong tình hình mới, Kế hoạch số 20/KH-BTL của Tư lệnh Quân khu 5 về tổ chức lực lượng DQTV làm công tác dân vận; Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức cho lực lượng DQTV vừa huấn luyện, vừa làm công tác dân vận giúp nhân dân trên 135.000 ngày công lao động như: nạo vét kênh mương chống hạn, làm đường nông thôn, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão lụt, chữa cháy rừng; bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện thường xuyên bằng phương pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó đã tạo được thế trận lòng dân, niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang địa phương.

4. Bảo đảm chế độ, chính sách

Chế độ, chính sách đối với DQTV được thực hiện đảm bảo đúng, đủ theo quy định pháp luật; UBND tỉnh đã có Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 về chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Kon Tum cụ thể: Chi trả tiền lương, phụ cấp, công tác phí, trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chế độ chính sách được thực hiện đúng quy định, bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, qua đó kịp thời động viên cán bộ, chiến sỹ DQTV an tâm công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

Từ năm 2012 đến năm 2016, từ các nguồn vốn đầu tư, UBND tỉnh đã lồng ghép bố trí đầu tư hoàn thành nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự, nhà ở cho các tiểu đội dân quân thường trực 13 xã biên giới và 05 điểm Dân quân thường trực tại 5 xã vùng an toàn khu với tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng; ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2016 là 81,497 tỷ đồng.

II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV

1. Những khuyết điểm, hạn chế

- Vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự và phát triển đảng viên trong DQTV;

- Một số cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình; chưa đầu tư nghiên cứu vận dụng, cụ thể hóa các văn bản liên quan đến công tác DQTV để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình;

- Công tác sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ đã qua đào tạo ngành quân sự cơ sở chưa kịp thời, hiện nay còn 11 người chưa bổ nhiệm (trong đó 01 người Đại học và 10 người đào tạo trung cấp);

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên; thực hiện chưa nghiêm túc đối với công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV.

2. Nguyên nhân hạn chế

- Điều kiện kinh tế khó khăn, nên một số cán bộ tập trung đầu tư phát triển kinh tế gia đình, việc đầu tư thời gian, trí tuệ để nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy, người đứng cơ quan, đơn vị còn hạn chế.

- Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng, phát triển lực lượng DQTV.

- Điều kiện ngân sách địa phương khó khăn nên việc đầu tư xây dựng nhà làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, nhà ở cho các tiểu đội Dân quân thường trực chưa đạt chỉ tiêu theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và nhà ở cho các tiểu đội Dân quân thường trực các xã biên giới;

- Ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DQTV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Xây dựng tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Dân quân tự vệ, trong đó: Đảng viên trong Dân quân đạt 20% trở lên, Đoàn viên trong Dân quân đạt 60% trở lên; đảng viên trong Tự vệ đạt 52,48% trở lên, Đoàn viên trong lực lượng Tự vệ 57,52% trở lên. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ các cấp đúng quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng.

- Phấn đấu có 100% Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng dân quân cơ động, Tiểu đội trưởng dân quân cơ động, Tiểu đội trưởng dân quân thường trực là đảng viên.

- 100% Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ Trung cấp trở lên, trong đó 35% đạt trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên; 80% Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ Trung cấp trở lên, trong đó 35% đạt trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên; sắp xếp 80% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã được đào tạo theo quy định.

- Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở Dân quân tự vệ, quân số huấn luyện đạt 90% trở lên so với tổng số lực lượng Dân quân tự vệ, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 65% khá, giỏi trở lên).

2. Yêu cầu

- Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư (khóa X) tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và Dự bị động viên trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV; đảm bảo xét duyệt dân chủ, công khai, tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất chính trị vào lực lượng Dân quân tự vệ.

- Các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV theo quy định.

II. TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DQTV NÒNG CỐT

1. Đăng ký, quản lý nguồn, tuyển chọn lực lượng DQTV nòng cốt

Ban CHQS cấp xã; Ban CHQS cơ quan, tổ chức; chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban CHQS cơ quan, tổ chức) chịu trách nhiệm đăng ký, quản lý, tuyển chọn Dân quân tự vệ nòng cốt, gồm: Công dân trong độ tuổi, đối tượng tạm hoãn, miễn, thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV trước thời hạn; quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên; cán bộ chiến sỹ DQTV; công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia DQTV (thực hiện theo Thông tư số 33/2016/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).

2. Củng cố kiện toàn Ban chỉ huy quân sự và cán bộ DQTV

2.1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Ban chỉ huy quân sự cấp xã được bố trí không quá 4 đồng chí gồm: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó.

Riêng cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh bố trí Ban chỉ huy quân sự cấp xã 05 đồng chí gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, 02 Chỉ huy phó.

2.2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

Số lượng 04 người gồm: Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chính trị viên phó, Chỉ huy phó là cán bộ kiêm nhiệm.

2.3. Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị DQTV

- Ban chỉ huy đại đội gồm 04 người: Đại đội trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, đại đội phó.

- Trung đội gồm: Trung đội trưởng; tiểu đội trưởng; khẩu đội trưởng.

3. Quy định về số lượng (ở trạng thái SSCĐ thường xuyên)

Thực hiện theo Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV và Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số Điều của Luật DQTV cụ thể:

3.1. Cấp tỉnh: Tổ chức 01 Đại đội Tự vệ pháo phòng không 37mm-1; 01 Đại đội tự vệ pháo binh 85mm.

3.2. Cấp huyện: Tổ chức từ 01 đến 02 Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội súng máy phòng không 12,7mm, Trung đội cối 82mm, Trung đội ĐKZ, Trung đội công binh, Trung đội thông tin.

3.3. Cấp xã:

- Tổ chức 01 Trung đội Dân quân cơ động, (có thể tổ chức tổ Trinh sát, Thông tin, Công binh, Phòng hóa, Y tế); cấp xã trên hướng phòng thủ chủ yếu, khu vực phòng thủ then chốt của huyện tổ chức Khẩu đội cối 60mm;

- Các xã trọng điểm về QPAN tổ chức Tiểu đội Dân quân thường trực nằm trong Trung đội Dân quân cơ động của cấp xã (gồm 13 xã biên giới của các huyện Đăk Glei: 03 xã, Ngọc Hồi:05 xã, Sa Thầy: 02 xã, Ia H’Drai: 03 xã; và các xã nội địa của huyện Sa Thầy: 02 xã, Kon Rẫy: 01 xã);

3.4. Ở thôn: Tổ chức 01 tổ Dân quân tại chỗ.

3.5. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Tổ chức Tiểu đội, Trung đội Tự vệ. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh báo cáo UBND tỉnh và quyết định thành lập đơn vị Tự vệ ở các cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền.

4. Quy định về chất lượng DQTV

Phấn đấu đến cuối năm 2020, có 100% Chỉ huy trưởng đạt trình độ Trung cấp, 70% trình độ Cao Đẳng và 35% đạt trình độ đại học trở lên; Chỉ huy phó có 100% đạt trình độ Trung cấp; 80% đạt trình độ Cao đẳng và 35% đạt trình độ Đại học trở lên. Đảng viên trong dân quân đạt 20%; Đoàn viên trong dân quân đạt 60%. Đảng viên trong tự vệ đạt 52,4%, Đoàn viên trong lượng lượng tự vệ 57,52%. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy đơn vị DQTV các cấp đúng quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng.

5. Cơ cấu thành phần, quy mô tổ chức xây dựng lực lượng

5.1. Cơ cấu thành phần lực lượng

- Lực lượng DQTV bộ binh gồm: DQTV cơ động, DQTV tại chỗ.

- Lực lượng DQTV Phòng không gồm: DQTV Pháo phòng không 37mm-1, DQTV súng máy phòng không 12,7mm.

- DQTV pháo binh gồm: DQTV Pháo 85mm, DQTV Cối 82mm, DQTV Cối 60mm, DQTV ĐKZ.

- Lực lượng DQTV binh chủng bảo đảm gồm: Trinh sát, Thông tin, Công binh, Phòng hóa, Y tế.

5.2. Quy mô tổ chức biên chế

Thực hiện theo Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV và Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số Điều của Luật DQTV cụ thể:

- Đại đội DQTV Pháo phòng không 37mm-1: Quân số 44 người, biên chế:

+ Ban chỉ huy Đại đội 04 người.

+ 02 Trung đội pháo, mỗi Trung đội 17 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 02 Khẩu đội.

+ Tiểu đội chỉ huy 06 người: 01 Tiểu đội trưởng và 05 chiến sỹ.

- Đại đội DQTV pháo 85 mm: Quân số 39 người, biên chế:

+ Ban chỉ huy Đại đội 04 người:

+ 02 Trung đội pháo, mỗi trung đội 15 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 02 Khẩu đội,

+ Tiểu đội chỉ huy 05 người: 01 Tiểu đội trưởng và 04 chiến sỹ.

- Trung đội DQTV cơ động, tại chỗ: Quân số 31 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 03 Tiểu đội.

- Trung đội DQTV SMP12,7mm: Quân số 23 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 02 Khẩu đội.

- Trung đội DQTV Cối 82mm: Quân số 13 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 02 Khẩu đội.

- Trung đội DQTV ĐKZ: Quân số 19 người, biên chế 01 Trung đội trưởng và 02 Khẩu đội.

- Khẩu đội DQTV Cối 60mm: Quân số 04 người (01 Khẩu đội trưởng và 03 chiến sỹ).

- Trung đội DQTV công binh, thông tin: Biên chế như DQTV cơ động, tại chỗ.

- Tiểu đội DQTV: Quân số 10 người (01 Tiểu đội trưởng và 03 Tổ).

- Tổ DQTV: Quân số 03 người (01 Tổ trưởng và 02 chiến sỹ).

6. Trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

6.1. Vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ: Các đơn vị DQTV được biên chế vũ khí, trang bị, đạn theo Thông tư số 65/2016/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng Quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng DQTV và theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành cấp trên.

6.2. Việc sử dụng vũ khí đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập hàng năm; thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.

7. Bảo đảm nhà làm việc, nhà ở và trang thiết bị chuyên ngành quân sự cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã và nhà ở cho tiểu đội Dân quân thường trực

- Thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã cụ thể: Cấp xã nơi có điều kiện xây dựng trụ sở làm việc cho Ban chỉ huy quân sự, bảo đảm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của lực lượng Dân quân, dự bị động viên khi được huy động thực hiện các nhiệm vụ; nơi chưa có điều kiện xây dựng trụ sở riêng thì bố trí phòng làm việc riêng đủ diện tích cho hội họp, giao ban, luân phiên trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân và bố trí bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, tủ sắt đựng súng, công cụ hỗ trợ, vật chất huấn luyện, trang phục dùng chung, máy điện thoại và một số vật chất khác.

- Đối với Dân quân thường trực tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm về QPAN được bảo đảm phòng trực, phòng sinh hoạt học tập, nhà ăn, phòng ngủ, nghỉ; bảo đảm giường, chiếu, chăn, màn, gối cá nhân và các trang thiết bị cần thiết khác.

- Tiếp tục triển khai xây dựng nhà ở cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo Quyết định số 1171/QĐ - UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

1. Đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã

- Thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ngành quân sự cơ sở của Quân khu và Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ CHQS tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác tuyển sinh, chọn nguồn đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đúng theo quy định (Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí khi có chỉ tiêu đào tạo của trên);

- UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chọn nguồn cán bộ của địa phương để cử đi đào tạo và bố trí công tác ngay sau khi các học viên tốt nghiệp ra trường;

- Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án 799 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học học ngành quân sự cơ sở.

2. Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ

Thực hiện theo Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng phòng quy định về chương trình tập huấn, huấn luyện và tổ chức diễn tập hội thi, hội thao DQTV. Để tổ chức huấn luyện bảo đảm chất lượng nội dung, sát với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, trước khi bước vào huấn luyện, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các đồng chí Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức theo đúng nội dung, chương trình kế hoạch.

3. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho chiến sỹ DQTV

Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho lực lượng DQTV đúng, đủ nội dung, thời gian theo Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về chương trình tập huấn, huấn luyện và tổ chức diễn tập hội thi, hội thao DQTV; Quyết định số 438/QĐ-CT ngày 21/3/2016 của Tổng cục Chính trị về ban hành quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Hoạt động của DQTV trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động khác phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân cấp xã, chỉ huy trưởng

Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của DQTV với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng DQTV được giao, tổ chức huấn luyện, diễn tập và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp; Hoạt động của lực lượng DQTV trong các trạng thái về quốc phòng đều phải được xây dựng kế hoạch, thông qua cấp ủy Đảng, Chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cùng cấp, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các kế hoạch hoạt động phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, cơ sở, có tính khả thi cao. Ban chỉ huy quân sự huyện, thành phố căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để xây dựng đầy đủ số lượng kế hoạch theo Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật DQTV và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV.

V. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

1. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị DQTV

Thực hiện theo Điều 16, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV, cụ thể như sau: Tiểu đội trưởng và tương đương: 0,10; Trung đội trưởng, Thôn đội trưởng và tương đương: 0,12; Đại đội phó và tương đương: 0,15; Đại đội trưởng và tương đương: 0,20; Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phó: 0,21; Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên tiểu đoàn: 0,22; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cấp xã: 0,24; Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã: 0,22; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên cơ quan tổ chức: 0,24; Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban CHQS cơ quan tổ chức: 0,22.

Thời gian được hưởng phụ cấp trách nhiệm tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp trách nhiệm của tháng đó.

2. Chế độ, chính sách đối với Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã, Thôn đội trưởng và Dân quân tự vệ:

a. Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã, Thôn đội trưởng thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành.

b. Đối với Dân quân tự vệ

- Dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân thường trực làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 44 Luật DQTV được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

- Được trợ cấp ngày công lao động bằng hệ số 0,08 so với mức lương cơ sở chung do Chính phủ quy định; nếu làm nhiệm vụ thêm giờ hoặc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định pháp luật để thanh toán.

- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi về hàng ngày thi được bố trí nơi ăn nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại theo thực tế hoặc thanh toán tàu xe một lần đi, về theo giá cước vận chuyển hành khách thông thường tại địa phương; được bảo đảm tiền ăn theo mức ăn của chiến sĩ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại thời điểm do Bộ Quốc phòng quy định.

- Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, nếu tiếp tục được kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung, khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm bằng hệ số 0,04 so với mức lương cơ sở tại thời điểm.

- Ngoài các chế độ quy định trên, lực lượng Dân quân tự vệ được hưởng các chế độ, chính sách quy định cụ thể tại Luật Dân quân tự vệ năm 2009, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành.

3. Chế độ phụ cấp thâm niên

Được thực hiện theo Điều 18, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 05% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%; Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

4. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự

Theo Điều 19 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV. Áp dụng đối với Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã, Trung đội trưởng Dân quân cơ động cụ thể như sau;

- Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Trung đội trưởng Dân quân cơ động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự;

- Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hàng tháng, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm niên;

- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

5. Chế độ trong tập huấn cán bộ DQTV (Chỉ huy phó, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng)

Thực hiện theo Điều 17 Nghị định 03/2016/NĐ-CP , ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

6. Các chế độ khác:

Chế độ trong công tác huấn luyện thường xuyên, hoạt động, diễn tập, bảo đảm quân trang, chế độ báo, tạp chí, vật chất cho tập huấn cán bộ và huấn luyện chiến sỹ DQTV, chính sách thương binh xã hội, chính sách đối với Dân quân chưa tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm, bị chết, Sao mũ, phù hiệu của DQTV: Thực hiện theo Điều 14, 21, 22, 23, 24 Nghị định số 03/2016 NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV.

VI. NHU CẦU KINH PHÍ, PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NGUỒN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án bảo đảm chế độ, chính sách mới cho lực lượng DQTV năm 2017

Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật DQTV và tùy theo điều kiện ngân sách của các địa phương; nguồn ngân sách của Trung ương hỗ trợ, quỹ Quốc phòng, an ninh, kinh phí của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (theo phân cấp ngân sách hiện hành nhiệm vụ, chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện, bao gồm chi thường xuyên cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng Dân quân tự vệ, đảm bảo quốc phòng, biên giới) chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện Đề án cho phù hợp với khả năng ngân sách cấp mình. Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến nhu cầu kinh phí bảo đảm các chính sách, chế độ cho lực lượng DQTV trên địa bàn 10 huyện, thành phố của Đề án trong giai đoạn 2017 - 2020 là: 178.036 triệu đồng, trong đó:

- Dự kiến phân kỳ ngân sách năm 2017: 44.509 triệu đồng;

- Dự kiến phân kỳ ngân sách năm 2018: 44.509 triệu đồng;

- Dự kiến phân kỳ ngân sách năm 2019: 44.509 triệu đồng;

- Dự kiến phân kỳ ngân sách năm 2020: 44.509 triệu đồng.

(Chi tiết theo bảng tổng hợp nhu cầu kinh phí đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV kèm theo).

Trường hợp mức lương cơ sở, hệ số phụ cấp, chế độ khác theo quy định có thay đổi tăng thì được tính toán để điều chỉnh tăng tương ứng.

2. Phân cấp ngân sách đảm bảo chính sách, chế độ cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Hiện nay, thực hiện theo Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, như sau:

- Về nguồn kinh phí thực hiện: Theo phân cấp ngân sách, chi cho công tác quốc phòng, an ninh của cấp huyện (bao gồm chi thường xuyên cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng Dân quân tự vệ, đảm bảo an ninh, quốc phòng, biên giới…) do ngân sách cấp huyện đảm bảo theo quy định

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị thuộc khối tỉnh, cân đối nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị bảo đảm các chế độ, chính sách cho lực lượng Tự vệ của cơ quan mình;

- Các Doanh nghiệp đã tổ chức đơn vị tự vệ có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. Doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng Tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. Khoản kinh phí này được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ);

Tuy nhiên, Nghị quyết trên thực hiện giai đoạn 2010 - 2015, chưa ban hành Nghị quyết mới thay thế; UBND tỉnh trình tại kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 và thực hiện sau khi được HĐND tỉnh thông qua.

VII. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Lực lượng DQTV phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của cấp ủy Đảng; quản lý, điều hành của Chính quyền; chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp theo quy định của Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng và các chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của trên; đồng thời phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp trong tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động lực lượng DQTV.

2. Xây dựng lực lượng DQTV trước hết là xây dựng về chất lượng chính trị, bảo đảm là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng tài sản của Nhân dân, của Nhà nước ở cơ sở, cơ quan, tổ chức.

3. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng của lực lượng Dân quân cơ động, Dân quân thường trực, DQTV phòng không ở các địa bàn chiến lược, vùng trọng điểm; xây dựng đến đâu chắc đến đó, gắn với việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đặc biệt là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

4. Cấp ủy, chính quyền địa phương, mặt trận, đoàn thể các cấp có trách nhiệm quan tâm đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV. Tổ chức vận động quỹ quốc phòng, an ninh và các khoản tăng thu để hỗ trợ cho xây dựng, hoạt động của lực lượng DQTV.

5. Tăng cường việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra kịp thời uốn nắn những sai sót trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.

6. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải được đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên và được sắp xếp bố trí sau đào tạo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Năm 2017

- Rà soát các quy định để tổ chức thực hiện Đề án 799 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã đạt trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ngành quân sự cơ sở giai đoạn 2012 - 2020. Sắp xếp 100% Chỉ huy trưởng, 70% Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã đã được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy định;

- Kiện toàn biên chế đủ các thành phần lực lượng DQTV theo Đề án. Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở DQTV, quân số huấn luyện đạt 90% trở lên so với tổng số lực lượng DQTV, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 65% khá, giỏi trở lên);

- Tập trung rèn luyện tác phong, xây dựng chế độ công tác của cán bộ, chiến sỹ DQTV, thống nhất biển bảng, sắp xếp nơi ăn, ở cho lực lượng DQTV.

- Triển khai thực hiện Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ chính sách cho lực lượng DQTV theo quy định của Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Tiếp tục triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, theo quy định theo lộ trình.

2. Năm 2018

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức ở cơ sở đủ thành phần theo Luật DQTV. Sắp xếp 100% Chỉ huy trưởng, 70% Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã được đào tạo theo quy định.

- Tiếp tục xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo lộ trình.

- Khảo sát, bố trí quỹ đất xây dựng thao trường, bãi tập bảo đảm phục vụ công tác huấn luyện lực lượng DQTV và giáo dục quốc phòng, an ninh.

- Tổ chức kiểm tra việc tổ chức thực hiện và sơ kết, báo cáo đánh giá 02 năm triển khai thực hiện Đề án (dự kiến quý IV/2018).

3. Năm 2019

- Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với DQTV, kiện toàn, biên chế đủ các thành phần lực lượng DQTV theo Đề án. Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở DQTV, quân số huấn luyện đạt 90% trở lên so với tổng số lực lượng DQTV, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 65% khá, giỏi trở lên).

- Hoàn thiện nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, nhà ở cho tiểu đội Dân quân thường trực của 3 xã (Ya Xiêr, Hơ Moong/Sa Thầy; Đăk Tờ Re/Kon Rẫy) theo đúng lộ trình.

4. Năm 2020

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đã xác định.

- Tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách đối với DQTV giai đoạn 2017-2020.

II. NHIỆM VỤ

1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tháng 8 hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án; quý IV/2018 sơ kết 02 năm thực hiện Đề án; tháng 11 năm 2020 tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách đối với DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 làm cơ sở để tiếp tục xây dựng Đề án cho những năm tiếp theo đúng quy định;

- Phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác tuyển chọn đào tạo cán bộ ngành quân sự cơ sở theo đúng quy định.

- Hàng năm chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Ban chỉ huy quân sự cấp huyện xây dựng lực lượng DQTV đúng theo hướng dẫn của cấp trên, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác DQTV chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả;

- Tổng hợp tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu theo khả năng cân đối kinh phí của từng cơ quan, đơn vị và ngân sách của các huyện, thành phố.

- Là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh thực hiện Đề án xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo Quyết định số 1171/QĐ- UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, các sở, ngành có liên quan, hướng dẫn các địa phương xây dựng nhà làm việc cho Ban CHQS cấp xã, nhà ở cho các Tiểu đội Dân quân thường trực Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công;

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu đầu tư xây dựng thao trường, bãi tập bảo đảm cho công tác huấn luyện theo đúng Luật DQTV và giáo dục QPAN; tổng hợp, xây dựng kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố QPAN.

3. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố tuyển chọn, trình UBND tỉnh quyết định cử đi đào tạo cán bộ ngành quân sự cơ sở trên cơ sở nhu cầu của địa phương phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bố trí công tác sau khi tốt nghiệp;

- Tham mưu UBND tỉnh khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong thực hiện Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với DQTV giai đoạn 2017 - 2020.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh hàng năm.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố lập dự toán ngân sách Nhà nước, Quỹ quốc QPAN và quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành.

5. Sở Xây dựng

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài chính tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và nhà ở cho các tiểu đội Dân quân thường trực tại các xã trọng điểm về QPAN theo đúng lộ trình và có hiệu quả.

- Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

6. Sở Tư pháp

Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trong đó tập trung Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND cấp huyện khảo sát bố trí quỹ đất xây dựng thao trường, bãi tập bảo đảm cho công tác huấn luyện lực lượng DQTV, giáo dục QPAN;

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí, sử dụng quỹ đất quốc phòng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các cơ quan chức năng lập hồ sơ giải quyết chế độ, thương binh, liệt sỹ cho các trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ QPAN và ứng cứu hỏa hoạn, thiên tai theo quy định.

9. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chỉ đạo, kiểm tra Bảo hiểm xã hội cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức, thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho Chỉ huy phó quân sự cấp xã.

- Chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và quy định tại điểm b, Điều 17, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ.

10. Các sở, ban, ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng lực lượng Tự vệ cơ quan đảm bảo đúng theo Luật DQTV; phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị cơ sở, xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV.

11. UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật DQTV, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV và Đề án tại địa phương.

- Chỉ đạo tổ chức huấn luyện cho lực lượng DQTV hàng năm theo phân cấp.

- Sử dụng nguồn ngân sách xây dựng cơ bản và một phần kinh phí địa phương để tổ chức sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã; chủ động cân đối ngân sách cấp huyện phù hợp để đảm bảo thực hiện công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chính sách, chế độ hậu phương quân đội cho lực lượng DQTV theo phân cấp quản lý hiện hành;

- Rà soát, bố trí đảm bảo diện tích làm việc cho Ban chỉ huy quân sự xã, đầu tư xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự xã theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh;

- Bố trí, sử dụng cán bộ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy hoạch và dự kiến quy hoạch trước khi cử đi đào tạo.

- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện công tác quân sự- quốc phòng, DQTV, giáo dục quốc phòng - an ninh trên địa bàn hàng năm theo quy định./.

 

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

(Kèm theo Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

NHU CẦU KINH PHÍ TÍNH CHO 01 NĂM ĐƠN VỊ LẬP (Tính theo lương 1.210.000 đồng)

NHU CẦU KINH PHÍ DỰ KIẾN 01 NĂM THEO QUÂN SỐ ĐƠN VỊ LẬP (Tính theo lương 1.210.000 đồng)

Ghi chú

Số lượng

Hệ số

Thời gian

Mức chi

Thành tiền

Số lượng

Hệ số

Thời gian

Mức chi

Thành tiền

 

TỔNG CỘNG (A+B)

 

 

 

 

46.013.500

 

 

 

 

44.509.393

 

I

Phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý các đơn vị DQTV

2.041

 

 

 

4.218.931

2.041

 

 

 

4.219.802

 

1

Tiểu đội trưởng và tương đương

558

0,10

12

1.210

810.216

558

0,10

12

1.210

810.216

 

2

Trung đội trưởng và tương đương

63

0,12

12

1.210

109.771

63

0,12

12

1.210

109.771

 

3

Thôn đội trưởng

867

0,12

12

1.210

1.510.661

867

0,12

12

1.210

1.510.661

 

4

Trung đội trưởng DQ cơ động

117

0,20

12

1.210

339.768

117

0,20

12

1.210

339.768

 

5

Phó Đại đội trưởng và Chính trị viên phó

2

0,12

12

1.210

3.485

2

0,15

12

1.210

4.356

 

6

Đại đội trưởng và chính trị viên trưởng

2

0,20

12

1.210

5.808

2

0,20

12

1.210

5.808

 

7

Chỉ huy trưởng và Chính trị viên

204

0,24

12

1.210

710.899

204

0,24

12

1.210

710.899

 

8

Chỉ huy phó và Chính trị viên phó

228

0,22

12

1.210

728.323

228

0,22

12

1.210

728.323

 

II

Phụ cấp hàng tháng của Chỉ huy phó và Thôn đội trưởng

993

 

 

 

8.123.940

993

 

 

 

8.123.940

 

1

Chỉ huy phó cấp xã

126

1,00

12

1.210

1.829.520

126

1,00

12

1.210

1.829.520

 

2

Thôn đội trưởng

867

0,50

12

1.210

6.294.420

867

0,50

12

1.210

6.294.420

 

III

Chế độ phụ cấp thâm niên hàng tháng

126

 

 

 

173.070

126

 

 

 

173.070

 

1

Thời gian công tác 5 năm (phụ cấp tháng:1,0 + phụ cấp trách nhiệm: 0,22 = 1,22 x 5% x)

23

0,06

12

1.210

20.372

23

0,06

12

1.210

20.372

 

2

Thời gian công tác 7 năm (7%)

56

0,09

12

1.210

69.440

56

0,09

12

1.210

69.440

 

3

Thời gian công tác 10 năm (10%)

47

0,12

12

1.210

83.258

47

0,12

12

1.210

83.258

 

IV

Phụ cấp đặc thù quốc phòng

243

 

 

 

1.285.891

243

 

 

 

1.285.891

 

1

Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã (phụ cấp hàng tháng:1,0 + phụ cấp trách nhiệm: 0,22 = 1,22 x 1. 210.000đ x 50%)

126

0,61

12

1.210

1.116.007

126

0,61

12

1.210

1.116.007

 

2

Trung đội trưởng dân quân cơ động (phụ cấp trách nhiệm: 0,20 x 1.210.000đ x 50%)

117

0,10

12

1.210

169.884

117

0,10

12

1.210

169.884

 

3

Thôn đội trưởng kiêm nhiệm Trung đội trưởng dân quân cơ động (phụ cấp hàng tháng + phụ cấp trách nhiệm Trung đội trưởng DQCĐ: 0,5 + 0,2 x 830.000đ x 50%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hỗ trợ đóng bảo hiểm cho xã đội phó và chi trả chính sách xã hội đối với cán bộ:

126

 

 

 

357.122

126

 

 

 

401.763

 

1

Hỗ trợ đóng BHXH cho Chỉ huy phó BCH Quân sự cấp xã (1,22 x 18%)

126

 

12

236

357.122

126

 

12

266

401.763

Mức đóng BHXH hiện nay 18%

VI

Tập huấn cán bộ DQTV: Gồm cán bộ Chỉ huy phó, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, thôn đội trưởng

1.235

 

 

 

1.323.170

1.235

 

 

 

1.323.170

 

1

Hỗ trợ ngày công (không tính Chỉ huy phó cấp xã)

1.109

0,08

8

1.210

858.810

1.109

0,08

8

1.210

858.810

 

2

Hỗ trợ tiền ăn (cả Chỉ huy phó cấp xã)

1.235

 

8

47

464.360

1.235

 

8

47

464.360

 

VII

Chi huấn luyện thường

 

 

 

 

17.584.906

 

 

 

 

9.449.386

 

 

xuyên hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cho trả ngày công trong thời gian huấn luyện

5.840

 

 

 

11.781.722

5.720

 

 

 

6.360.922

 

-

Chiến sĩ DQTV năm thứ nhất

964

0,08

15

1.210

1.399.728

964

0,08

15

1.210

1.399.728

 

-

Dân quân tại chỗ (80% quân số)

1.548

0,08

7

1.210

1.048.925

1.548

0,08

7

1.210

1.048.925

 

-

Dân quân phòng không, pháo binh

448

0,08

12

1.210

520.397

448

0,08

12

1.210

520.397

 

-

Dân quân binh chủng bảo đảm

346

0,08

12

1.210

401.914

346

0,08

12

1.210

401.914

 

-

Dân quân cơ động (100% quân số)

2.374

0,08

12

1.210

2.757.638

2.374

0,08

12

1.210

2.757.638

 

-

Dân quân thường trực

160

0,08

365

1.210

5.653.120

40

0,08

60

1.210

232.320

 

2

Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian huấn luyện

5.840

 

 

 

5.803.184

5.720

 

 

 

3.088.464

 

-

Chiến sĩ DQTV năm thứ nhất

964

 

15

47

679.620

964

 

15

47

679.620

 

-

Dân quân tại chỗ (80% quân số)

1.548

 

7

47

509.292

1.548

 

7

47

509.292

 

-

Dân quân phòng không, pháo binh

448

 

12

47

252.672

448

 

12

47

252.672

 

-

Dân quân binh chủng bảo đảm

346

 

12

47

195.144

346

 

12

47

195.144

 

-

Dân quân cơ động (100% quân số)

2.374

 

12

47

1.338.936

2.374

 

12

47

1.338.936

 

-

Tiền ăn của Dân quân thường trực

160

 

365

47

2.744.800

40

 

60

47

112.800

 

 

Tiền ăn thêm Dân quân thường trực trong các ngày lễ, tết trong năm

160

 

11

47

82.720

 

 

 

 

-

Đã có trong chi hoạt động của các Tiểu đội DQTT tại các xã biên giới (Mục X)

VIII

Chi cho hoạt động, diễn tập của lực lượng DQTV

 

 

 

 

4.089.672

 

 

 

 

4.089.672

 

1

Tuần tra biên giới và nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.653.700

 

 

 

 

1.653.700

 

-

Trợ cấp ngày công cho dân quân

2.300

0,08

5

1.210

1.113.200

2.300

0,08

5

1.210

1.113.200

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho Dân quân

2.300

 

5

47

540.500

2.300

 

5

47

540.500

 

2

Trực các ngày lễ, tết của Dân quân cơ động

 

 

 

 

2.090.852

 

 

 

 

2.090.852

 

-

Trợ cấp ngày công cho dân quân

1.454

0,08

10

1.210

1.407.472

1.454

0,08

10

1.210

1.407.472

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho Dân quân

1.454

 

10

47

683.380

1.454

 

10

47

683.380

 

3

Tham gia diễn tập ở các cấp, tham gia khắc phục hậu quả thiên tài, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

 

 

 

 

345.120

 

 

 

 

345.120

 

-

Trợ cấp ngày công tham gia diễn tập các cấp, phòng chống lụt bão, cháy rừng 3% quân số DQTV

240

0,08

10

1.210

232.320

240

0,08

10

1.210

232.320

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho huy động diễn tập ở các cấp, phòng chống lụt bão, cháy rừng 3% quân số DQTV

240

 

10

47

112.800

240

 

10

47

112.800

 

IX

Bảo đảm vật chất cho tập huấn cán bộ và huấn luyện chiến sỹ DQTV, văn hóa tinh thần và chính sách thương binh xã hội

 

 

 

 

2.877.300

 

 

 

 

2.382.700

 

1

Báo quân đội nhân dân gồm: Ban CHQS cấp xã 102, cơ quan, tổ chức 50, Dân quân thường trực 16 = 168 đầu mối

168

 

365

2,5

153.300

152

 

365

2,5

138.700

Không bao gồm 16 tiểu đội DQTT xã biên giới, đã có trong kp tại Mục X

2

Bảo đảm vật chất đời sống tinh thần cho các tiểu đội dân quân thường trực

16

 

12

2.500

480.000

 

 

 

 

-

 

3

Bảo đảm vật chất cho tập huấn cán bộ, huấn luyện DQTV hàng năm ở các cấp.

102

 

12

20.000

2.040.000

102

 

12

20.000

2.040.000

 

4

Bảo đảm chính sách thương binh xã hội và ốm đau của DQTV

102

 

12

2.000

204.000

102

 

12

2.000

204.000

 

X

Chi hoạt động của lực lượng Dân quân thường trực tại các xã biên giới

 

 

 

 

-

16

 

 

510.000

8.160.000

Số liệu các tiểu đội DQTT xã biên giới theo Văn bản 1523/UBND- NC, ngày 07/07/2016 của UBND tỉnh gửi BTL Quân khu 5 đề nghị công nhận 16 xã trọng điểm về QPAN năm 2017

XI

Trang bị quân trang cho lực lượng DQTV

 

 

 

 

5.979.498

 

 

 

 

4.900.000

Lấy bằng số liệu TWBSMT năm 2016

 

 





Nghị định 03/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 08/01/2016