Quyết định 43/2011/QĐ-UBND Quy định về chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu: 43/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 30/12/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2011/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ Ở THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Quyết định số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 101/2005/QĐ-UBND ngày 11/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố và Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về chức danh, mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, Trưởng các Ban, ngành tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tưng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;

- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban đảng, Hội, Đoàn thể tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Báo Gia Lai, Đài PTTH tỉnh (để đăng tải, đưa tin);

- Lưu VT, KTTH, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ Ở THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43 /2011/QĐ-UBND ngày 30 /12/2011 của UBND tỉnh)

Điều 1. Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và ở thôn, làng, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) có các chức danh sau:

1. Ở cấp xã có các chức danh:

1.1) Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng;

1.2) Trưởng Ban Tuyên giáo;

1.3) Dân vận;

1.4) Tổ chức Đảng;

1.5) Chủ tịch Hội Người cao tuổi;

1.6) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;

1.7) Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam;

1.8) Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

1.9) Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;

1.10) Phó chủ tịch Hội Nông dân (đối với nơi có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

1.11) Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam;

1.12) Phó Công an (đối với nơi không bố trí Công an chính quy);

1.13) Phó Chỉ huy Quân sự;

1.14) Dân tộc - Tôn giáo;

1.15) Biên giới (đối với nơi có đường biên giới với Vương quốc Cam Pu Chia);

1.16) Thú y - Chăn nuôi;

1.17) Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư (đối với nơi có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp);

1.18) Quản lý Nhà văn hoá (đối với nơi có nhà văn hoá theo quy định);

1.19) Phụ trách Đài Truyền thanh (đối với nơi có Đài Truyền thanh theo quy định);

1.20) Bảo vệ;

1.21) Phục vụ.

2. Ở thôn có các chức danh:

2.1) Bí thư Chi bộ;

2.2) Trưởng thôn, làng, Tổ trưởng Tổ dân phố (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ dân phố);

2.3) Công an viên (đối với những thôn, làng, tổ dân phố nơi không có tổ chức lực lượng bảo vệ dân phố theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ) hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận (đối với thôn, làng, tổ dân phố nơi có tổ chức lực lượng bảo vệ dân phố theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ).

3. Ngoài ra, Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% cho các chức danh tăng thêm ở thôn gồm:

3.1) Phó bí thư Chi bộ (thôn, liên thôn);

3.2) Phó trưởng thôn, làng, Tổ phó Tổ dân phố (sau đây gọi chung là Phó trưởng thôn);

3.3) Trưởng ban công tác Mặt trận (đối với thôn, làng, tổ dân phố nơi không có tổ chức lực lượng bảo vệ dân phố theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ);

3.4) Chi hội trưởng Chi hội Nông dân (đối với nơi có tổ chức hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt nam);

3.5) Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ;

3.6) Chi hội trưởng Chi hội cựu chiến binh;

3.7) Bí thư Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Điều 2. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn như sau:

1. Ở cấp xã: Đối với cấp xã loại I tối đa không quá 22 người, cấp xã loại II tối đa không quá 20 người và cấp xã loại III tối đa không quá 19 người, để bố trí đảm nhận các chức danh quy định tại khoản 1, Điều 1 quy định này cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể ở địa phương; không nhất thiết cấp xã nào cũng phải bố trí tối đa số lượng những người hoạt động không chuyên trách theo quy định.

Những chức danh được bố trí tăng thêm người để đảm nhận công việc thực hiện theo hướng ưu tiên tăng thêm cho chức danh Phó công an (đối với những nơi không bố trí công an chính quy, đồng thời là nơi trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, những xã loại I, xã loại II), chức danh Phó chỉ huy quân sự (đối với những nơi trọng điểm về quốc phòng, an ninh)...

2. Ở thôn: Tối đa không vượt quá 03 người, để bố trí đảm nhận các chức danh quy định tại điểm 2.1, 2.2, 2.3 khoản 2, Điều 1 Quy định này và tối đa không vượt quá 07 người, để bố trí đảm nhận các chức danh quy định tại điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 khoản 3, Điều 1 Quy định này.

Điều 3. Phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn như sau:

1. Ở cấp xã được chia làm 02 nhóm:

1.1) Nhóm 1: Có 16 chức danh được hưởng mức phụ cấp bằng 100% mức lương tối thiểu gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổ chức Đảng, Dân vận, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh-Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Phó Công an, Phó Chỉ huy trưởng quân sự, Dân tộc-Tôn giáo, Thú y - Chăn nuôi, Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư, Bảo vệ, Phục vụ.

1.2) Nhóm 2: Có 05 chức danh hưởng mức phụ cấp bằng 85% mức lương tối thiểu gồm: Cán bộ theo dõi biên giới, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội người cao tuổi, Quản lý Nhà Văn hoá, Phụ trách Đài Truyền thanh.

2. Ở thôn được chia làm 02 nhóm:

a) Nhóm 1: Có 03 chức danh quy định tại điểm 2.1, 2.2, 2.3 khoản 2, Điều 1 Quy định này được hưởng mức phụ cấp bằng 75% mức lương tối thiểu;

b) Nhóm 2: Có 07 chức danh quy định tại điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 khoản 3, Điều 1 Quy định này được hưởng mức phụ cấp bằng 50% mức lương tối thiểu.

Điều 4. Chế độ kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn:

1. Nguyên tắc bố trí kiêm nhiệm:

1.1) Ở cấp xã: Chỉ thực hiện bố trí cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm 01 chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (không bố trí những người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở cấp xã) trong các trường hợp cụ thể sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (Chi ủy) kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng hoặc Trưởng Ban Tuyên giáo hoặc Tổ chức Đảng; Cán bộ, công chức cao tuổi, có uy tín kiêm Chủ tịch Hội người cao tuổi hoặc Dân vận; công chức Văn hóa - Xã hội kiêm cán bộ quản lý Nhà văn hóa hoặc Phụ trách Đài Truyền thanh; Bí thư Đoàn thanh niên kiêm cán bộ quản lý Nhà văn hóa; Chủ tịch Hội Nông dân hoặc công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường kiêm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư.

1.2) Ở thôn: Chỉ thực hiện bố trí cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn kiêm nhiệm 01 chức danh hoạt động không chuyên trách ở thôn trong một số trường hợp cụ thể sau: Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bầu làm Bí thư, Phó bí thư Chi bộ thôn; Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ thôn kiêm Trưởng thôn.

2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm: Cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 85% mức phụ cấp của chức danh được bố trí kiêm nhiệm.

Điều 5. Tổ chức thực hiện:

1. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp huyện làm việc thống nhất với các Tổ chức chính trị xã hội, Tổ chức xã hội ở cấp huyện, báo cáo cấp uỷ đảng cùng cấp và sau khi được cấp uỷ đảng cùng cấp thống nhất, UBND cấp huyện ban hành quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình và thẩm quyền quyết định, lựa chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn; ban hành quy chế làm việc của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn của địa phương cho phù hợp

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy định này và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định; Nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét để sửa đổi, bổ sung khi cần thiết./.

 

 





Nghị quyết 34/2011/NQ-HĐND về miễn phí xây dựng Ban hành: 22/12/2011 | Cập nhật: 13/12/2019

Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố Ban hành: 17/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006