Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 36/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 21/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2015/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 21 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CÁC LOẠI VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT BỊ THU HỒI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 5396/TTr-STC, ngày 21 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban thường vụ Quốc Hội;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT: Tỉnh ủy, H
ĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa;
- Ủy ban MTTQVN t
nh Khánh Hòa;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh Khánh Hòa;
- Đài PT-TH Khánh Hòa; Báo Khánh Hòa;
- Lưu. VT, CVNCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CÁC LOẠI VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT BỊ THU HỒI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Điều 1. Cây trồng hàng năm

1. Đơn giá bồi thường các loại cây trồng hàng năm theo Phụ lục I đính kèm.

2. Đối với cây đã sắp đến thời kỳ thu hoạch:

a) Trường hợp dự án chưa triển khai ngay được và đã trả tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông báo cho các hộ tiếp tục chăm sóc và thu hoạch, sau đó mới thu hồi đất thì không phải bồi thường thiệt hại về cây trồng. Các hộ bị thu hồi đất tự thu hoạch và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án theo kế hoạch đã thông báo.

b) Trường hợp dự án triển khai chậm tiến độ thu hồi đất và chưa chi trả hoặc chi trả chưa đủ tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ bị thu hồi đất: Các hộ bị thu hồi đất được tiếp tục canh tác cây trồng hàng năm cho đến khi thu hồi đất. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường thiệt hại về cây trồng phù hợp tại thời điểm thu hồi đất.

c) Trường hợp dự án không xác định được tiến độ thu hồi đất, chưa chi trả tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ bị thu hồi đất và không cho phép các hộ bị thu hồi đất được tiếp tục canh tác cây trồng hàng năm thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường thiệt hại cho các hộ bị thu hồi đất bị thiệt hại do mất thu nhập từ sản xuất canh tác loại cây trồng hàng năm trên đất (thời gian thiệt hại do mất thu nhập được tính từ thời điểm lập biên bản hiện trạng cho đến thời điểm thu hồi đất; loại cây trồng được bồi thường tính theo loại cây trồng tại thời điểm lập biên bản hiện trạng).

Điều 2. Cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán

1. Đơn giá bồi thường đối với cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán theo Phụ lục II đính kèm.

2. Cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán được phân loại cây ở thời kỳ xây dựng cơ bản và cây đến thời kỳ thu hoạch, như sau:

a) Cây đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản được chia làm 3 loại:

- Cây mới trồng đến dưới 1 năm tuổi;

- Cây trồng từ 1 năm đến dưới 3 năm tuổi;

- Cây trồng từ 3 năm đến 5 năm tuổi.

b) Cây trồng đến thời kỳ thu hoạch được chia làm 3 loại: A, B, và C được quy định như sau:

- Cây ăn quả lâu năm

+ Loại A: Là cây đã cho thu hoạch ổn định, có năng suất cao.

+ Loại B: Là cây đã cho thu hoạch ổn định, có năng suất trung bình.

+ Loại C: Là cây mới bắt đầu có trái, có năng suất chưa ổn định hoặc cây có năng suất thấp.

+ Cây đến thời hạn thanh lý thì chỉ tính bằng 50% cây loại C.

+ Đối với cây ăn quả đến thời kỳ ra quả nhưng không cho quả thì áp giá như cây loại C.

- Cây lấy gỗ trồng phân tán

+ Loại A: Có đường kính trên 15cm đến 20cm;

+ Loại B: Có đường kính từ trên 10 cm đến 15cm;

+ Loại C: Có đường kính trên 8cm đến 10 cm.

3. Đối với những cây đặc biệt (như xoài, sầu riêng, măng cụt, hồ tiêu): có năng suất cao, trồng ở vườn tập trung, có sản lượng hàng hóa cao, mang lại thu nhập lớn cho người trồng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án trình UBND cấp thẩm quyền xem xét tăng mức bồi thường, hỗ trợ lên tối đa không quá 02 (hai) lần mức giá ghi trong Phụ lục II đính kèm.

Cơ sở để xem xét hệ số tăng mức bồi thường, hỗ trợ là xác nhận của phòng Nông nghiệp hoặc phòng Kinh tế về năng suất sản lượng của cây so với năng suất bình quân trên địa bàn.

4. Đối với cây ăn quả lâu năm trồng tập trung: số lượng cây được bồi thường, hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt quá mật độ cây theo quy trình kỹ thuật.

Bảng mật độ cây ăn quả lâu năm trồng tập trung:

STT

Loại cây trồng

ĐVT

Mật độ cây/ha

Cây trồng từ hạt(hoặc bụi)

Cây chiết, ghép

1

Cây

200

 

2

Bưởi

Cây

200

400

3

Cà phê

Cây

1.500

 

4

Cam

Cây

200

400

5

Chanh

Cây

250

500

6

Chôm chôm

Cây

150

300

7

Chuối

Bụi

2.000

 

8

Đào lộn hột

Cây

200

300

9

Đu đủ

Cây

1.500

 

10

Dừa

Cây

300

 

11

Hồ tiêu

Nọc

 

2.000

12

Mãng cầu ta

Cây

400

400

13

Mãng cầu tây

Cây

200

200

14

Măng cụt

Cây

 

150

15

Nhãn

Cây

150

300

16

Nho

Gốc

 

2.000

17

i

Cây

 

1.000

18

Sabôchê

Cây

150

300

19

Sầu riêng

Cây

120

240

20

Táo

Cây

 

600

21

Thanh Long

Bụi

 

900 - 1.100

22

Vú sữa

Cây

120

200

23

Xoài cát Hòa Lộc

Cây

200

400

24

Xoài giống khác

Cây

150

300

25

Ca cao

Cây

1.110

 

26

Mít

Cây

 

300

27

Mận

Cây

 

900

5. Đối với vườn cây ăn quả lâu năm là vườn tạp trồng xen kẽ nhiều loại cây: Định mức mật độ cây trồng căn cứ vào cây trồng chính; số lượng cây trồng xen (trong quy định cho phép) vượt quá mật độ của cây trồng chính, được hỗ trợ 50% đơn giá quy định.

6. Đối với vườn cây ăn quả lâu năm trồng xen cây trồng hàng năm thì cây ăn quả lâu năm được bồi thường theo mật độ nêu trên, cây trồng hàng năm được bồi thường theo diện tích cây trồng thực tế bị thiệt hại.

Điều 3. Cây lấy gỗ trồng tập trung

1. Đơn giá bồi thường đối với cây lấy gỗ trồng tập trung có diện tích trồng rừng từ 0,5 ha trở lên theo Phụ lục III đính kèm.

Trường hợp diện tích trồng rừng nhỏ hơn 0,5 ha thì tính đền bù theo phân loại cây như đơn giá quy định tại Phụ lục II đính kèm.

2. Cây lấy gỗ trồng tập trung đến thời kỳ thu hoạch, nếu số lượng cây lớn hơn so với mật độ quy định mà đường kính của từng cây vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tại Phụ lục III, thì đơn giá bồi thường được tăng tương ứng theo tỉ lệ tăng so với mật độ quy định của loại rừng tương ứng quy định tại Phụ lục III nhưng mức tăng tối đa không quá 1,5 lần.

3. Trường hợp cây lấy gỗ trồng tập trung đến thời kỳ thu hoạch nhưng mật độ cây không đạt mật độ quy định thì đơn giá bồi thường được giảm tương ứng theo tỷ lệ giảm so với mật độ quy định của loại rừng tương ứng.

Điều 4. Quy định về việc xác định đường kính và áp giá đối với cây lấy gỗ

1. Về xác định đường kính của cây: Vị trí để xác định đường kính của cây là tại điểm cách mặt đất 1,3m trên thân cây.

2. Đối với nhóm cây lấy gỗ trồng phân tán và tập trung đến kỳ thu hoạch: Cây có đường kính trên 20cm đến 30cm thì tăng thêm 30% đơn giá; cây có đường kính trên 30cm thì tăng thêm 50% đơn giá (quy định này không áp dụng với loại cây bồi thường theo nhóm gỗ).

Điều 5. Cây cảnh và cây xanh

1. Tùy theo giá trị thực tế của từng loại cây, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phân loại A, B, C và xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo Phụ lục IV đính kèm.

2. Đối với cây cảnh trồng trong chậu, hòn non bộ có thể di dời được: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hỗ trợ di dời, chăm sóc cây đối với từng trường hợp cụ thể, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ trên 300 triệu đồng, trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ từ 300 triệu đồng trở xuống.

3. Đối với một số cây trồng thành hàng rào tạo cảnh quan: Đơn giá hỗ trợ bình quân 30.000 đồng/mét dài.

Điều 6. Xử lý cây sau khi bồi thường, hỗ trợ

1. Đối với cây ăn quả và cây lấy gỗ trồng phân tán, sau khi được bồi thường, chủ hộ được phép tận thu với điều kiện phải cam kết bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định.

2. Đối với cây cảnh, sau khi được hỗ trợ, chủ hộ được di dời trồng ở nơi khác.

3. Đối với cây lấy gỗ trồng tập trung, quy định như sau:

a) Cây trong thời kỳ xây dựng cơ bản: Sau khi được bồi thường, chủ hộ được phép tận thu với điều kiện phải cam kết bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định.

b) Cây đến thời kỳ thu hoạch:

- Trường hợp chủ hộ tự thu hoạch thì sẽ không được bồi thường mà được hỗ trợ chi phí chặt hạ bằng 10% đơn giá bồi thường;

- Trường hợp chủ hộ không tổ chức thu hoạch thì được bồi thường theo quy định tại bảng giá. Sau khi nhận tiền bồi thường, chủ hộ bàn giao mặt bằng và nguyên trạng cây trồng cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để quản lý và tổ chức khai thác, bán thanh lý theo đúng quy định hiện hành. Giá trị thanh lý được ghi giảm chi phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.

Điều 7. Hỗ trợ chi phí di chuyển vật nuôi

1. Đối với vật nuôi là gia súc, gia cầm và một số động vật hoang dã được nuôi theo hình thức trang trại phải di chuyển khi nhà nước thu hồi đất, mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gửi Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ từ 300 triệu đồng trở xuống; hoặc gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ trên 300 triệu đồng.

2. Các loại vật nuôi gồm:

- Gia súc: Trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn (heo).

- Gia cầm: Gà, vịt, ngan (vịt xiêm), ngỗng, chim (đà điu, chim cút, chim bồ câu).

- Động vật hoang dã: Dông, nhím, khỉ, vượn, hươu, nai, cá sấu, tắc kè, chim yến.

- Côn trùng: Ong, dế, giun (trùn quế).

3. Thiệt hại do di chuyển gồm: Giảm số lượng vật nuôi (chết, mất); giảm năng suất, sản lượng thu hoạch.

Điều 8. Một số quy định khác

1. Đối với các loại cây trồng chưa quy định tại các phụ lục đính kèm: Tùy theo từng loại cây, giá trị của loại cây đó Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng áp dụng giá của cây cùng loại và có giá trị tương đương. Trường hợp đặc biệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có văn bản gửi Sở Tài chính để tổ chức xác định giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

2. Trường hợp vật nuôi, cây trồng không di dời được, sau khi kiểm tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án đã được phê duyệt nhưng chưa thanh toán cho các hộ do Nhà nước chậm thanh toán thì xác định lại giá hỗ trợ, bồi thường cho các hộ tại thời điểm thanh toán.

3. Đối với các nội dung về kỹ thuật cây trồng chưa được đề cập tại Quy định này thì áp dụng theo các quy định của chuyên ngành./.

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG HÀNG NĂM
(Đính kèm Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

LOẠI CÂY

ĐƠN GIÁ

I

Cây lương thực

 

1

Lúa nước

6.000

2

Lúa rẫy

4.000

3

Bắp (ngô)

 

 

- Bắp ăn tươi (bắp nếp,...)

5.000

 

- Bắp chăn nuôi (bắp đá, bắp đỏ,...)

4.000

4

Cây cho củ tinh bột (khoai các loại: mỳ, lang, sọ, từ, minh tinh ...)

4.000

II

Cây rau ăn lá

 

1

Cây cải bắp, su hào, su lơ

16.000

2

Cây cải, muống, ngót, cần nước, mồng tơi, rau đay, rau dền, cải xoong, xà lách.

12.000

III

Rau ăn quả

 

1

Cây họ cà

 

1.1

Cà chua

12.000

1.2

Cây cà (cà pháo, cà tím, cà dĩa...)

10.000

1.3

Cây ớt

12.000

2

Cây họ bầu bí và thân leo

 

2.1

Bí xanh, bí đỏ, bầu, su su, mướp, thiên lý, chanh dây

 

 

+ Cây trồng ruộng

16.000

 

+ Cây trồng giàn trong vườn nhà (đồng/m2 giàn)

30.000

2.2

Cây gấc (đồng/gốc)

40.000

2.3

Dưa các loại (trừ dưa hấu), khổ qua

16.000

2.4

Dưa hấu

14.000

3

Rau ăn quả họ đậu

 

3.1

Đậu bắp

12.000

3.2

Đậu vàng, đậu đũa, đậu cô ve

16.000

IV

Các loại rau ăn củ

 

1

Củ cải, cà rốt

14.000

2

Sắn nước (củ đậu)

10.000

V

Rau gia vị

 

1

Rau thơm các loại (húng, mùi, hành...)

18.000

2

Lá dứa, lá lốt, ng, diếp cá, sả, lá gai

6.000

3

Riềng, nghệ, gừng

10.000

4

Củ kiệu

26.000

5

Bạc hà

26.000

VI

Cây họ đậu

 

1

trắng, mè đen .

8.000

2

Đậu các loại: Phộng, xanh, đen, đỏ, trắng, nành

12.000

VII

Cây thực phẩm công nghiệp

 

1

Mía đường:

 

1.1

Mía cây giống cao sản (cả gc)

 

 

+ Mía vụ 1

7.000

 

+ Mía vụ 2

7.000

 

+ Mía vụ 3

4.000

1.2

Mía cây giống địa phương (cả gốc)

 

 

+ Mía vụ 1, vụ 2

4.000

 

+ Mía vụ 3

3.000

2

Mía cây: (Mía tím, mía vàng)

 

 

+ Mía vụ 1

20.000

 

+ Mía vụ 2

12.000

VIII

Các loại cây khác

 

1

Dứa (thơm, khóm)

 

 

- Trồng xen canh

15.000

 

- Trồng theo mật độ kỹ thuật không xen canh

30.000

2

Bông vi

6.000

3

Thuốc lá

8.000

4

Cây sen

9.000

5

Cây môn các loại

16.000

6

C voi, c long ba ra

6.000

7

Sâm hành (vị thuốc bắc), nha đam (lô hội)

80.000

8

Hoa huệ

24.000

9

Hoa trúc lá, sống đời

20.000

10

Hoa cúc, hoa hồng

26.000

11

Hoa càng của

10.000

12

Cây Lược vàng

6.000

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM, CÂY LẤY GỖ TRỒNG PHÂN TÁN
(Đính kèm Quy định ban hành theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 ca Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính:1. 000 đồng/cây

Stt

LOẠI CÂY

ĐVT

CÂY ĐẾN THỜI KỲ THU HOẠCH

CÂY Ở THỜI KỲ XÂY DỰNG CƠ BN

Loại A

Loại B

Loại C

Từ 3 đến 5 năm

Từ 1 đến dưới 3 năm

Dưới 1 năm

1

Bạch đàn, phi lao, keo, keo gai, nem, muồng, sầu đông (xoan), đào tiên, đước

Cây

120

80

40

20

12

6

2

Cây

280

200

120

60

40

20

3

Bkết

Cây

260

180

100

40

26

14

4

Bồ quân

Cây

160

110

80

40

26

10

5

Ca cao

Cây

200

160

120

60

40

20

6

Cà phê

Cây

500

300

200

100

40

20

7

Cam, bưởi giống địa phương

Cây

300

240

160

60

40

24

8

Cam, bưởi giống mới

Cây

520

360

260

120

80

50

9

Chanh, quýt

Cây

280

200

140

60

30

16

10

Cau

Cây

140

100

60

40

20

10

11

Chôm chôm

Cây

400

260

200

120

80

40

12

Chuối

Bụi

120

80

40

-

-

8

13

Chùm ruột, Chùm ngây

Cây

120

80

40

30

16

8

14

Cóc

Cây

300

240

180

120

80

40

15

Dâu tằm

Cây

100

80

60

-

20

10

16

Dừa bung

Cây

600

420

320

240

120

60

17

Dừa xiêm

Cây

900

700

500

300

200

100

18

Dừa xiêm dứa

Cây

1.600

1.120

800

480

260

160

19

Đào lộn hột

 

 

 

 

 

 

 

a

Trồng bằng giống cao sản

Cây

500

360

240

140

100

60

b

Trồng bằng giống địa phương

Cây

400

280

200

100

60

40

20

Đu đủ

Cây

100

60

40

-

-

10

21

Gòn

Cây

90

60

40

20

14

10

22

Hồ tiêu

Khóm

260

160

80

50

26

14

23

Khế

Cây

180

120

60

40

30

18

24

Lưu

Cây

100

80

60

50

40

30

25

Mận

Cây

240

160

120

60

40

20

26

Mãng cầu ta

Cây

200

160

80

40

20

8

27

Mãng câu tây

Cây

300

140

100

50

30

10

28

Me

Cây

320

200

120

50

30

8

29

Mít

Cây

500

400

200

80

60

20

30

Nhàu

Cây

100

60

40

-

20

10

31

Nhãn

Cây

300

200

140

80

60

40

32

Nho

Gốc

400

200

100

60

40

20

33

Ổi

Cây

120

80

50

-

20

10

34

Ôma

Cây

80

60

40

20

12

4

35

Sầu riêng

Cây

1.400

1.100

800

300

200

100

36

Sabôchê

Cây

400

240

160

90

70

40

37

Sơ ri

Cây

160

120

80

60

40

20

38

Táo

Cây

260

160

80

-

40

20

39

Thanh Long

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trồng xâm canh

Bụi

160

120

80

40

20

8

 

- Trồng chuyên canh

Bụi

280

220

130

60

40

16

40

Trầu không

Bụi

240

160

100

-

60

10

41

Tre (giống tre nhà)

Cây

40

28

20

14

10

4

42

Tre vàng, trẩy, tầm vông

Cây

14

10

6

-

4

2

43

Tre lấy măng

Bụi

140

100

70

-

40

32

44

Trúc

Bụi

40

24

14

-

6

2

45

Vú sữa

Cây

400

260

160

70

50

20

46

Xoài

 

 

 

 

 

 

 

a

Xoài giống cây ghép

Cây

1.400

1.100

800

300

200

60

b

Xoài giống ươm từ hạt

Cây

2.400

1.600

1.200

300

140

20

47

Măng cụt

Cây

1.400

1.100

800

300

200

60

48

Xà cừ

Cây

600

300

140

120

60

20

49

Gỗ dầu

Cây

250

150

100

50

20

10

50

Sưa, gỗ hương, gỗ lim

Cây

1.200

600

300

120

80

36

51

Sa kê

Cây

500

400

200

80

60

20

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY LẤY GỖ TRỒNG TẬP TRUNG
ính kèm Quy định ban hành theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

STT

LOẠI CÂY

ĐVT

ĐƠN GIÁ
(1.000 đồng)

I

Cây bạch đàn, phi lao, keo, sầu đông, đước

 

 

1

Rừng đang thời kỳ xây dựng cơ bản (mật độ cây trồng từng loại theo quy định của ngành)

 

 

1.1

Loại có thâm canh

 

 

 

Rừng trồng mới đến 1 năm

ha

21.600

 

Rừng trồngtrên 1 năm đến 2 năm

ha

27.000

 

Rừng trồng trên 2 năm đến 3 năm

ha

32.400

 

Rừng trồng trên 3 năm đến 4 năm

ha

37.800

1.2

Loại không thâm canh

 

 

 

Rừng trồng mới đến 1 năm

ha

16.200

 

Rừng trồng trên 1 năm đến 2 năm

ha

22.320

 

Rừng trồng trên 2 năm đến 3 năm

ha

27.000

 

Rừng trồng trên 3 năm đến 4 năm

ha

30.960

2

Rừng đến thời kỳ thu hoạch (mật độ 1.300-1.500 cây/ha)

 

 

 

Rừng loại A (đường kính trên 12cm đến 20cm)

ha

72.000

 

Rừng loại B (đường kính trên 9cm đến 12cm)

ha

57.600

 

Rừng loại C (đường kính trên 7cm đến 9cm)

ha

46.800

3

Rừng tái sinh

 

 

 

Lần thứ nhất: giá bồi thường bằng 65% loại rừng tương ứng

 

 

 

Lần thứ hai: bồi thường bằng 40% loại rừng tương ứng.

 

 

 

Lần thứ ba: chủ hộ tự thu hoạch.

 

 

II

Cây dó bầu

 

 

1

Cây dó bầu trồng tập trung (mật độ 600 cây/ha)

 

 

 

Rừng trồng dưới 1 năm

ha

12.652

 

Rừng trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm

ha

54.240

 

Rừng trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

ha

89.760

 

Rừng trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm

ha

117.360

 

Rừng trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm

ha

118.560

 

Rừng trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm

ha

119.760

 

Rừng trồng từ 6 năm đến dưới 7 năm

ha

120.960

 

Rừng trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm

ha

122.400

 

Rừng trồng từ 8 năm trở lên (*)

ha

Quy định riêng

2

Cây dó bầu trồng phân tán

 

 

 

Cây trồng dưới 1 năm

cây

32

 

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm

cây

136

 

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

cây

226

 

Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm

cây

292

 

Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm

cây

298

 

Cây trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm

cây

300

 

Cây trồng t6 năm đến dưới 7 năm

cây

302

 

Cây trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm

cây

308

 

Cây trồng từ 8 năm trở lên (*)

cây

Quy định riêng

III

Cây dầu rái, sao đen, xà cừ (mật độ 400 cây/ha)

 

 

 

Rừng trồng dưới 1 năm

ha

13.308

 

Rừng trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm

ha

20.620

 

Rừng trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

ha

26.002

 

Rừng trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm

ha

30.816

 

Rừng trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm

ha

33.802

 

Rừng trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm

ha

36.788

 

Rừng trồng từ 6 năm đến dưới 8 năm

ha

40.600

 

Rừng trồng từ 8 năm đến dưới 10 năm

ha

44.600

 

Rừng trồng từ 10 năm đến dưới 12 năm

ha

48.600

 

Rừng trồng từ 12 năm đến 15 năm

ha

52.600

 

Rừng trồng trên 15 năm (*)

ha

Quy định riêng

(*) Quy định bồi thường riêng đối với một số cây như sau:

1. Đối với cây dó bầu:

Cây dó bầu từ 8 năm trở lên nhưng kém phát triển và đường kính dưới 14cm thì đơn giá bồi thường bng cây dó trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm.

Đối với cây dó thời kỳ tạo trầm (từ năm thứ 8 trở lên đường kính cây đạt từ 14cm trở lên), khi có phát sinh bồi thường thì thành lập Hội đồng xác định giá bồi thường cụ thể.

2. Đối với cây dầu rái, sao đen trên 15 năm:

Trường hợp chủ hộ tự thu hoạch thì được hỗ trợ chi phí chặt hạ bằng 15% đơn giá rừng trng từ 12 đến 15 năm; trường hợp chủ hộ không tự thu hoạch thì bồi thường theo trữ lượng gthu hoạch nhân với đơn giá của nhóm gỗ các loại theo quy định của nhà nước tại thời điểm thu hồi.

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY CẢNH VÀ CÂY XANH
(Đính kèm Quy định ban hành theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: đồng/cây

STT

LOẠI CÂY

GIÁ HỖ TRỢ

LOẠI A

LOẠI B

LOẠI C

1

Bạch hải đường

60.000

30.000

15.000

2

Bàng, phượng vĩ

80.000

60.000

20.000

3

Bồ đề

120.000

80.000

40.000

4

Bông bụt hoa kép

60.000

40.000

20.000

5

Bông trang, bông lài

40.000

30.000

10.000

6

Cau cảnh địa phương

80.000

60.000

40.000

7

Cau sâm banh

120.000

80.000

40.000

8

Cau vua

120.000

80.000

40.000

9

Chà là

160.000

120.000

60.000

10

Chuối hoa pháo

60.000

40.000

20.000

11

Chuối rẽ quạt

120.000

80.000

40.000

12

Cọ

60.000

40.000

20.000

13

Cổ bồng (bầu núi)

160.000

120.000

60.000

14

Đa, đề

160.000

120.000

60.000

15

Điệp tàu

60.000

40.000

20.000

16

Điệp vàng

60.000

40.000

20.000

17

Đinh lăng, giao, đại tướng quân, bông giấy

40.000

30.000

20.000

18

Dong riềng

60.000

40.000

20.000

19

Dừa cảnh

60.000

40.000

30.000

20

Dương kim

100.000

80.000

50.000

21

Giác dụ núi

60.000

40.000

20.000

22

Hoa anh đào, bằng lăng tím

40.000

30.000

20.000

23

Hoa quỳnh

40.000

30.000

20.000

24

Hoa sữa

60.000

40.000

20.000

25

Hoa thân leo các loại

160.000

100.000

60.000

26

Hoàng hậu, hoàng anh

120.000

80.000

40.000

27

Hoàng yến

60.000

40.000

20.000

28

Huyết dụ

60.000

40.000

20.000

29

Lộc vừng

160.000

120.000

60.000

30

Mai

140.000

100.000

60.000

31

Ngọc lan

120.000

80.000

40.000

32

Ô môi hoa vàng

50.000

40.000

20.000

33

Quất, ngũ gia bì

60.000

40.000

20.000

34

Si (Xanh), liễu cảnh

60.000

40.000

20.000

35

Sứ đại

120.000

80.000

40.000

36

Sứ nhật

60.000

40.000

20.000

37

Sung

160.000

120.000

40.000

38

Thần tài

60.000

40.000

20.000

39

Thiên tuế

140.000

100.000

60.000

40

Thiết mộc lan

50.000

40.000

30.000

41

Tí ngọ, phong lan đất, có cảnh

10.000

8.000

6.000

42

Trắc bá diệp

80.000

60.000

40.000

43

Trúc cần câu

12.000

10.000

8.000

44

Trúc đào hoa nhỏ, lài tây hoa trắng, ngâu

40.000

20.000

10.000

45

Trứng cá

40.000

30.000

20.000

46

Tùng tháp (bách tùng)

160.000

120.000

60.000

47

Vân môn

60.000

40.000

20.000

48

Vạn tuế

160.000

120.000

60.000

49

Bạc đầu

60.000

40.000

20.000

50

Hoa đắc lộc (đa lộc) (đồng/bụi)

60.000

40.000

20.000

51

Vong nem

40.000

20.000

10.000

52

Xương rồng cảnh

40.000

30.000

14.000