Quyết định số 331/QĐ-UBND về phê duyệt dự án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020.
Số hiệu: 331/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Bùi Văn Hạnh
Ngày ban hành: 19/03/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 331/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 19 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 10/TTr-KHCN, ngày 25 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020 (Có dự án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Hạnh

 

DỰ ÁN

NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 331/QĐ -UBND ngày 19 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên Dự án: “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”.

2. Thuộc Chương trình: Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cơ quan quản lý Dự án: UBND tỉnh Bắc Giang.

4. Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

5. Phạm vi, đối tượng của Dự án:

5.1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn tỉnh:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2013-2015;

- Giai đoạn 2: Từ năm 2016-2020.

5.2. Đối tượng:

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của tỉnh; các doanh nghiệp khác tham gia Dự án năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh;

- Các cơ quan, tổ chức có liên quan:

Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; các tổ chức: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hiệp hội các doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.

II. BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN

1. Hiện trạng về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội 50 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60 km, cách cảng nước sâu Cái Lân 70 km và cách cảng Hải Phòng 140 km; nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Quảng Ninh, có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Dân số tỉnh Bắc Giang năm 2011 gần 1,6 triệu người. Số lao động trong độ tuổi năm 2011 là 100.000 nghìn người, chiếm 65% tổng dân số.

Để chủ động đón nhận “làn sóng đầu tư” khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế của thế giới, theo cam kết của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Ban hành nhiều cơ chế chính sách về đầu tư, đất đai, xây dựng và các lĩnh vực khác tại địa phương. Các quy hoạch phát triển kinh tế cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Các quy hoạch lớn như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đáp ứng tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch và triển khai 04 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp; đã thu hút được với 693 dự án đầu tư (gồm 588 dự án đầu tư trong nước và 105 dự án đầu tư nước ngoài) với vốn đăng ký là 32.553 tỷ đồng và hơn 1.805 triệu đô la Mỹ, đã có 3.350 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 14.460 tỷ đồng và 536 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập. Công nghiệp Bắc Giang đã có bước phát triển đáng kể, năng lực sản xuất được nâng lên và dần khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 27.445 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 37,9% so với năm 2011. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Một số dự án lớn được đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh đạt khá, song chưa bền vững, giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng. Mặc dù năng suất, chất lượng nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có nhiều tiến bộ đáng kể, công nghệ sản xuất từng bước được đổi mới, sản phẩm được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Đến năm 2012, có hơn 40 doanh nghiệp đã xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9001, ISO 14001, HACCP, ISO 22000 ...); hơn 400 sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, đa số các sản phẩm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh sản xuất có chất lượng và sức cạnh tranh còn yếu, ít sản phẩm chủ lực có thương hiệu và chất lượng cao. Sản phẩm công nghiệp phần lớn được tiêu thụ trên thị trường nội địa, một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, song phần lớn là gia công, giá trị gia tăng thấp. Nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém về năng suất chất lượng là do các doanh nghiệp chưa có chiến lược tổng thể để xây dựng phong trào năng suất, chất lượng, công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp ở mức độ lạc hậu hoặc trung bình, thiếu các phòng thử nghiệm đủ năng lực để thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa chủ lực…

2. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh

Để khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhằm phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu.Việc xúc tiến, triển khai các hoạt động năng suất và chất lượng vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những yếu tố quyết định mang lại tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh đã định hướng (đặc biệt là Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra Phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp 5 năm 2010 – 2015) và ban hành nhiều cơ chế và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cụ thể như: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 được của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 20/9/2011; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 được của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 31/10/2011; Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn tại Quyết định số 23/2005/QĐ-UBND và Quyết định số 290/2011/QĐ-UBND ; Chính sách hỗ trợ các hoạt động khuyến công tại Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của UBND tỉnh; Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại tại Quyết định số 97/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, là định hướng cho việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020 của tỉnh Bắc Giang” góp phần xây dựng phong trào năng suất và chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính cạnh tranh các sản phẩm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Năng suất và chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá thành rẻ, đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận đã được minh chứng ở nhiều nước trong khu vực và thế giới. Để góp phần thiết thực đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa vào những năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015định hướng đến năm 2020” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

3. Cơ sở pháp lý để xây dựng Dự án

- Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng" thuộc Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020";

- Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Liên Bộ Tài chính, Khoa học Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;

- Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 08/9/2011 của UBND tỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng các mô hình áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, phát triển nguồn lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

- Từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể (giai đoạn 2013-2015)

- Đào tạo nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng cho 300 - 400 lượt người là các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các Sở, ngành và doanh nghiệp;

- Đào tạo 15-20 chuyên gia về năng suất và chất lượng là cán bộ của các Sở, ngành, doanh nghiệp;

- Xây dựng 05 mô hình điểm: Đánh giá, đo lường năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; áp dụng, cải tiến hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ quản lý, đào tạo nhân lực, áp dung công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng;

- Tổ chức 10 hội nghị, hội thảo triển khai, tổng kết Dự án, quảng bá, cập nhật thông tin về mô hình năng suất, chất lượng;

- Hỗ trợ 80-100 doanh nghiệp khai thác thông tin và áp dụng về tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế), quy chuẩn kỹ thuật, thông tin về sở hữu công nghiệp...

- Hỗ trợ 10 sản phẩm, hàng hóa được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, chứng nhận, hợp quy;

- Hướng dẫn, hỗ trợ từ 3 - 4 doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia, 20-30 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến;

- Xây dựng 01 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận đạt chuẩn để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;

- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa tham gia mô hình điểm đạt tỷ trọng đóng góp năng suất của các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của doanh nghiệp đạt mức 25% vào năm 2015.

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN

Dự án tập trung vào công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn các kiến thức về năng suất, chất lượng và lựa chọn các doanh nghiệp để xây dựng thành các mô hình điểm áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, tham dự giải thưởng chất lượng Quốc gia giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến 2020.

1. Điều tra, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia Dự án

- Điều tra thực trạng 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu:

+ Đánh giá thực trạng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

+ Sơ bộ lựa chọn 25 doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia dự án.

- Khảo sát thực tế tại 25 doanh nghiệp để phân tích, đánh giá lựa chọn 5 doanh nghiệp tham gia Dự án.

2. Tuyên truyền, quảng bá về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Tổ chức 01 hội nghị triển khai Dự án sau khi được phê duyệt để phổ biến đến các đối tượng tham gia Dự án.

- Biên soạn, xuất bản 500 cuốn cẩm nang về nâng cao năng suất, chất lượng, các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp.

- Thiết kế và in ấn 2000 tờ rơi, 1000 áp phích (khổ A3), lắp đặt 01 pano biển lớn để giới thiệu, quảng bá về nâng cao năng suất, chất lượng.

- Tổ chức 05 hội nghị để quảng bá, cập nhật thông tin, kiến thức, 03 hội thảo về kinh nghiệm triển khai các mô hình, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cho các cán bộ quản lý, chuyên môn tại các Sở, ngành và doanh nghiệp.

- Xây dựng 01 chuyên mục năng suất và chất lượng (được cập nhật thường xuyên) trên trang web của Sở Khoa học và Công nghệ nhằm cung cấp rộng rãi thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng tới các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

- Xây dựng 05 phóng sự, tọa đàm trên truyền hình để giới thiệu các điển hình về năng suất và chất lượng.

- Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động năng suất và chất lượng.

3. Hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Tổ chức 6 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa cho cán bộ quản lý, chuyên môn của các Sở, ngành và doanh nghiệp: kỹ năng đánh giá chất lượng sản phẩm, đo lường năng suất, kỹ năng áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng.

- Tổ chức 01 khóa đào tạo chuyên sâu để đào tạo từ 15-20 chuyên gia về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa là các cán bộ của các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp làm nòng cốt để nhân rộng mô hình điểm.

- Xây dựng 05 mô hình điểm:

+ Đánh giá, phân tích hiện trạng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng của doanh nghiệp; Xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, khó khăn về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và triển khai Dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

+ Áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến để tăng năng suất và chất lượng, đào tạo nhân lực, áp dụng công nghệ thông tin.

- Hỗ trợ, hướng dẫn từ 3- 4 doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia, 20-30 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến.

- Hỗ trợ 10 sản phẩm chủ lực (của các doanh nghiệp tham gia dự án điểm) được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố tiêu chuẩn cơ sở.

- Hỗ trợ 100 lượt doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thông tin về sở hữu công nghiệp.

- Đánh giá, xác định mức đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của doanh nghiệp tham gia Dự án.

- Tổ chức 01 hội nghị tổng kết.

4. Tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Xây dựng và đầu tư máy móc, thiết bị cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh (có dự án riêng).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quảng bá về nâng cao năng suất chất lượng thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo; thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như website, trên báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để tạo sự nhận thức sâu rộng hơn nữa cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp.

Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự, tọa đàm về các mô hình. Quảng bá Dự án và các doanh nghiệp điển hình trên Báo Bắc Giang, website và Bản tin khoa học và công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ và một số báo, tạp chí khác.

2. Đào tạo nguồn nhân lực triển khai Dự án

Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn nòng cốt về năng suất chất lượng, có khả năng tư vấn và đánh giá đối với các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ năng suất chất lượng.

Phối hợp với Trung tâm Năng suất Việt Nam, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1… tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất, chất lượng.

3. Giải pháp về tài chính

3.1. Nguồn tài chính

- Kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh cân đối thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án: Được sử dụng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất, chất lượng trên địa bàn; thông tin tuyên truyền; phổ biến, vận động thực hiện phong trào năng suất, chất lượng; hướng dẫn và đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp, phí tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia hàng năm và một số hoạt động được quy định tại Điều III của Thông tư Liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 giữa liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp: Được sử dụng vào việc ứng dụng, đổi mới và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; bảo hộ và phát triển thương hiệu; đầu tư tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp.

- Kinh phí khác (tài trợ, dự án hợp tác, Quỹ phát triển khoa học và các nguồn kinh phí hợp pháp khác…) nếu có.

3.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Dự án

Một số chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp đã được UBND tỉnh ban hành, nếu doanh nghiệp tham gia Dự án có các nội dung này thì nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ các chương trình đó, như: Đối với hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo Quyết định số 290/2011/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh…

4. Giải pháp hợp tác quốc tế

Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất, chất lượng.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 1 (2013-2015): 5.179.180.000 đồng (Năm tỷ một trăm bảy mươi chín triệu một trăm tám mươi nghìn đồng).

Trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ của nhà nước: 2.329.180.000 đồng (Năm 2013: 756.380.000 đồng; Năm 2014: 1.009.000 đồng; Năm 2015: 563.800.000 đồng).

- Kinh phí của doanh nghiệp: 2.850.000.000 đồng.

Tiến độ: + Năm 2013: 1.326.380.000đồng.

+ Năm 2014: 2.149.000.000đồng.

+ Năm 2015: 1.703.800.000đồng.

(Dự toán kinh phí kèm theo phụ lục 1)

Kinh phí triển khai Dự án trong giai đoạn 2 (2016-2020) sẽ được lập dự toán trình UBND tỉnh sau khi kết thúc giai đoạn 1.

Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Dự án được phê duyệt và trên cơ sở thông tin của các doanh nghiệp về nhu cầu hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ lập dự toán kinh phí thực hiện Dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Thành lập Ban điều hành thực hiện Dự án và tổ chuyên môn giúp việc với thành phần là lãnh đạo, công chức của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Ban điều hành có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện và điều phối toàn bộ hoạt động của Dự án.

- Tham mưu cho UBND tỉnh điều phối toàn bộ quá trình thực hiện Dự án; Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức, triển khai việc thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện Dự án; thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ. Đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện Dự án theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực Ban điều hành Dự án có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành thực hiện Dự án với các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Dự án;

+ Lập kế hoạch triển khai các nội dung của Dự án và kinh phí thực hiện hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;

+ Tổ chức thực hiện các nội dung theo tiến độ kế hoạch đã phê duyệt;

+ Tham mưu thành lập hội đồng gồm đại diện các Sở, ngành, doanh nghiệp để xét duyệt các Dự án năng suất chất lượng của 05 doanh nghiệp triển khai thực hiện mô hình điểm;

+ Quản lý, điều phối Dự án của các doanh nghiệp tham gia Dự án năng suất và chất lượng;

+ Xây dựng mô hình điểm về năng suất và chất lượng; các hợp đồng đào tạo của Dự án;

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ chung của Dự án theo quy định; Hướng dẫn Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập, thẩm định, trình phê duyệt các dự án đầu tư trang thiết bị đo lường thử nghiệm và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh để phân bổ kinh phí thực hiện Dự án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và nguồn kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hàng năm.

4. Các cơ quan, đơn vị khác

- Sở Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hiệp hội các Doanh nghiệp: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá tạo sự chuyển biến nhận thức sâu rộng về năng suất và chất lượng cho các cấp, các ngành và toàn xã hội; phối hợp triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ, vận động doanh nghiệp tham gia Dự án nâng cao năng suất và chất lượng của tỉnh.

- Các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang, Đài truyền thanh các huyện, thành phố phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan để thông tin tuyên truyền, quảng bá về Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh.

- UBND các huyện, thành phố: Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Dự án, gắn kết các hoạt động kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương với phong trào năng suất, chất lượng của tỉnh.

5. Các doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp tham gia mô hình điểm: Xây dựng dự án năng suất, chất lượng của doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tham gia Dự án.

- Các doanh nghiệp khác: Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu của doanh nghiệp để tham gia Dự án.

VIII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

- Góp phần nâng cao tỷ trọng của năng suất và các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh lên 25% vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020;

- Nâng cao được nhận thức của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh về áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, năng suất, chất lượng, giải thưởng chất lượng; tạo dựng phong trào năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh; hình thành các chuỗi cung cấp từ nguyên liệu đến thành phẩm, bán thành phẩm cho các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh góp phần nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến, hàng hoá xuất khẩu của tỉnh…

- Bảo đảm sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động và đáp ứng kịp thời các yêu cầu về phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Giang.

IX. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016- 2020

1. Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các Sở, ban, ngành và doanh nghiệp nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng;

3. Từ kết quả triển khai giai đoạn 2013-2015, nhân rộng mô hình điểm đối với 20-30 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc đối tượng của Dự án;

4. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia;

5. Mở rộng và tăng cường tiềm lực phòng thử nghiệm, đáp ứng nhu cầu đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa của tỉnh;

6. Góp phần đóng góp tăng tỷ trọng năng suất của các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của doanh nghiệp đạt 30 % vào năm 2020./.

 

PHỤ LỤC 1

DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020”

1. Căn cứ lập dự toán

- Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 21/9/2010 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Theo đó, các đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức.

- Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định mức kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

- Quyết định số 290/2011/QĐ-UBND về việc "Quy định mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn".

Và các quy định hiện hành khác.

2. Tiến độ thực hiện và dự toán kinh phí

Bảng 1. Dự toán chi tiết

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Thời gian

Sản phẩm cần đạt

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

2013

2014

2015

Nhà nước

Doanh nghiệp

1

Điều tra, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia Dự án

26,58

5,0

5,0

 

36,58

36,58

 

 

Điều tra 100 DN vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực ưu tiêu của tỉnh

- Xây dựng phiếu điều tra: 0,3 triệu

- Điều tra: 0,04 triệu/phiếu x 100 phiếu = 4 triệu

- Tổng hợp phiếu điều tra:100 phiếu x 7.800đ= 0,78 triệu

- Xử lý số liệu điều tra: 4 triệu

- Hỗ trợ xăng xe phục vụ công tác điều tra: 3 triệu

12,08

 

 

Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra

- 100 phiếu điều tra đầy đủ thông tin

12,08

12,08

-

Xây dựng chuyên đề:

Chuyên đề 1: Đánh giá thực trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quản lý chất lượng của các DN

Chuyên đề 2: Đề xuất các biện pháp thúc đẩy tăng năng suất, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các DN

12

 

 

 

12

12

 

Khảo sát thực tế tại 25 doanh nghiệp để phân tích, đánh giá lựa chọn doanh nghiệp tham gia dự án

Chi phí khảo sát là 0,5 triệu/DN x 25DN=12,5 triệu (thuê xe)

2,5

5,0

5,0

Báo cáo kết quả khảo sát

12,5

12,5

-

2

Tuyên truyền, quảng bá về năng suất và chất lượng

198

327,2

162

 

687,2

687,2

 

 

Tổ chức 07 hội nghị: 01 hội nghị triển khai dự án; 01 hội nghị tổng kết giai đoạn 2013-2015, 05 hội nghị quảng bá, cập nhật về thông tin, về mô hình năng suất, chất lượng.

07 cuộc x 5 triệu/cuộc

10

15

10

07 Hội nghị

35

35

-

 

03 hội thảo: 01 về kinh nghiệm triển khai các mô hình; 02 cuộc triển khai các mô hình, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng.

03 cuộc x 10 triệu/cuộc

20

10

 

03 Hội thảo

30

30

-

 

Biên soạn, phát hành 500 cuốn cẩm nang về NSCL

500 cuốn x 70.000đồng/cuốn

 

35

 

500 cuốn cẩm nang

35

35

-

 

In tờ rơi, pano giới thiệu quảng bá về dự án NSCL

- Thiết kế, in ấn tờ rơi: 2000 tờ x 0,008 đồng/tờ = 16 triệu

- Thiết kế, in áp phích (40x60): 1000 tờ x 0,03 đồng/tờ = 30 triệu

- Pano biển lớn (6x8m): 48m2 x 2 mặt x 1,2 triệu/m2 = 115,2 triệu

46

115,2

 

2000 tờ rơi,

1000 tờ áp phíc

01 pano tấm lớn

161,2

161,2

-

 

Xây dựng 05 phóng sự, tọa đàm trên truyền hình

05 cuộc x 20 triệu/cuộc

20

40

40

05 phóng sự /tọa đàm

100

100

-

 

Hỗ trợ 100 lượt doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, thông tin về sở hữu công nghiệp.

+ Mua tiêu chuẩn: 20 triệu/năm x 3 năm = 60 triệu

+ Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế...): 0.5 triệu/DN x 100 DN = 50 triệu

30

40

40

- Các tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế

- Kết quả tra cứu của các đối tượng SHCN

110

110

-

 

Xây dựng 01 chuyên mục NSCL trên trang web của Sở Khoa học và Công nghệ để cung cấp rộng rãi thông tin, kiến thức về NSCL tới các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp

Chi phí duy trì, cập nhật bài, thông tin:

12 triệu/năm x 3 năm= 36 triệu

12

12

12

01 Chuyên mục trên trang web của UBND tỉnh, 01 Chuyên mục trên trang web của Sở KH&CN

36

36

-

 

Hợp tác quốc tế: Thuê chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài (đào tạo, tập huấn tại tỉnh về NSCL):

 03 lượt x 30 triệu/lượt (Thông tư 139/2010/TT-BTC)

30

30

30

 

90

90

-

 

Học tập mô hình NSCL trong nước 1 lần/năm

01 lần/năm x 30 triệu x 3 năm

30

30

30

03 cuộc

90

90

-

3

Hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng

1.050

1.760

1.460

 

4.270

1.420

2.850

 

Hỗ trợ về đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức 06 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về NSCL:

06 khóa x 20 triệu/khóa - (mỗi khóa dự kiến 04 ngày)

40

40

40

06 khóa đào tạo, bồi dưỡng

120

120

-

Tổ chức đào tạo chuyên sâu để đào tạo từ 20 chuyên gia về NSCL: 20 chuyên gia x 30 triệu/chuyên gia

300

300

 

15-20 chuyên gia

600

600

-

Xây dựng thí điểm mô hình

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mô hình điểm tại 05 DN

- Hỗ trợ đào tạo nhân lực, áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp đánh giá, đo lường năng suất, chất lượng sản phẩm; áp dụng các công cụ cải tiến NSCL; xét duyệt, triển khai, nghiệm thu dự án của doanh nghiệp…

05 DN x 100 triệu/DN = 500 triệu

- Hỗ trợ áp dụng, cải tiến hệ thống quản lý (theo Quyết định 290)

- Kinh phí doanh nghiệp: Xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến NSCL, đổi mới công nghệ hạ tầng công nghệ thông tin:

05 DN x 500 triệu/DN = 2.500 triệu

600

(1 DN)

1.200

(2 DN)

1.200

(2 DN)

05 mô hình điểm về năng suất chất lượng

3.000

500

2.500

04 doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia:

- Kinh phí hỗ trợ khi đạt giải (theo Quyết định 290)

1 DN

1 DN

2DN

4 DN đạt giải thưởng CLQG

 

 

 

30 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến (Kinh phí hỗ trợ khi theo Quyết định 290)

10 DN

10 DN

10 DN

 

 

 

 

10 sản phẩm chủ lực được chứng nhận hợp quy hoặc công bố tiêu chuẩn cơ sở (cho 05 DN thực hiện mô hình điểm) :

- Kinh phí hỗ trợ:

+ 5 sản phẩm công bố tiêu chuẩn cơ sở: hỗ trợ tiền phân tích mẫu: 5sp x 5 triệu/sp = 25 triệu

+ 05 sản phẩm chứng nhận hợp quy:

* Hỗ trợ tiền phân tích mẫu: 5sp x 5 triệu/sp = 25 triệu

* Hỗ trợ chứng nhận hợp quy: 5sp x 30 triệu/sp = 150 triệu

- Kinh phí của doanh nghiệp:

+ 5 sản phẩm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: 5sp x 30 triệu/sản phẩm= 150 triệu

+ 5 sản phẩm chứng nhận hợp quy: 5sp x 40 triệu/sp=200 triệu

110

(1sp TCCS, 1 sp HQ,)

220

(2sp TCCS, 2 sp HQ,)

220

(2sp TCCS, 2 sp HQ,)

10 sản phẩm chủ lực được chứng nhận hợp quy hoặc công bố tiêu chuẩn cơ sở.

550

200

350

4

Xây dựng phòng thử nghiệm được công nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng và đầu tư máy móc, thiết bị cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

X

X

X

Có dự án riêng

 

 

 

5

Chi hoạt động chung

51,8

56,8

76,8

 

185,4

185,4

 

 

Chi thù lao cho Ban điều hành dự án:

+ Trưởng ban: 0,4 triệu đồng/tháng x 36 tháng = 14,4

+ Thành viên: 0,3 triệu đồng/tháng x 36 tháng x 7 thành viên = 75,6 triệu

30

30

30

 

90,0

90,0

-

Chi họp Ban Điều hành dự án:

+ Trưởng ban: 0,2 triệu đồng/cuộc x 02 cuộc/năm x 3 năm = 1,2 triệu

+ Thành viên: 7 thành viên x 0,1 triệu đồng/cuộc x 02 cuộc/năm x 3 năm = 4,2 triệu

1,8

1,8

1,8

 

5,4

5,4

-

Chi cho hội đồng xét duyệt dự, nghiệm thu dự án của doanh nghiệp đăng ký tham gia:

+ Xét duyệt: 05 hội đồng x 3 triệu/HĐ=15 triệu

+ Nghiệm thu: 05DNx4 triệu/HĐ=20 triệu

3

10

22

Các dự án được phê duyệt và nghiệm thu

35

35

-

Chi xây dựng thuyết minh dự án NSCL của tỉnh

2

 

 

TM được phê duyệt

2

2

-

Chi viết báo cáo tổng kết dự án

 

 

8

BC được nghiệm thu

8

8

-

Quản lý chung: 15 triệu đồng/năm x 3 năm = 45 triệu

15

15

15

 

45

45

-

 

Tổng cộng (1+2+3+4+5)

1.439,66

2.028,8

1.698,8

 

5.167,26

2.317,26

2.850

 

Bảng 2. Tổng hợp dự toán kinh phí

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Thời gian

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

2013

2014

2015

Nhà nước

Doanh nghiệp

Tổng

2013

2014

2015

01

Điều tra, lựa chọn các DN tham gia Dự án

26,58

5,0

5,0

36,58

36,58

26,58

5,0

5,0

-

02

Tuyên truyền, quảng bá về NSCL

198,0

327,2

162,0

687,2

687,2

198,0

327,2

162,0

-

03

Hỗ trợ nâng cao NSCL

1.050,0

1.760,0

1.460,0

4.27,00

1.420,0

480,0

620,0

320,0

2.850,0

04

Chi hoạt động chung

51,8

56,8

76,8

185,4

185,4

51,8

56,8

76,8

-

 

Cộng

1.326,38

2.149,0

1703,8

5.179,18

2.329,18

756,38

1.009,0

563,8

2.850,0

Tổng kinh phí: 5.179.180.000 đồng (Năm tỷ một trăm bảy mươi chín triệu một trăm tám mươi nghìn đồng).

Trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ của nhà nước : 2.329.180.000 đồng

+ Kinh phí của doanh nghiệp: 2.850.000.000 đồng.

Ghi chú:

- Kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn được chi theo chính sách hiện hành của tỉnh và theo thực tế phát sinh từng năm.

- Kinh phí xây dựng và đầu tư máy móc, thiết bị cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có dự án riêng.