Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 1303/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Ngô Văn Tuấn
Ngày ban hành: 14/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1303/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, về Chính phủ điện tử;

Căn cứ công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính ph điện tử Việt Nam;

Căn cứ công văn số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, về việc hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện t cấp tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 362/TTr- STTTT ngày 04/4/2016, về việc đề nghị phê duyệt đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đcương Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa (có Đề cương kèm theo).

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này và hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, khẩn trương triển khai xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo chất lượng để thẩm định và trình duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Thủ tướng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để BC);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Ng
ô Văn Tuấn

 

ĐỀ CƯƠNG

KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định 1303/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Mục đích, phạm vi áp dụng

1. Mục đích.

2. Phạm vi áp dụng.

II. Hiện trạng phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh Thanh Hóa

1. Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT (hệ thống mạng LAN, máy tính, thiết bị mạng,...) của các cơ quan, đơn vị.

3. Hiện trạng về ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan, đơn vị.

4. Hiện trạng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.

5. Hiện trạng về các quy trình nghiệp vụ liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.

6. Hiện trạng về cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp.

7. Hiện trạng về công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin đang triển khai tại các cơ quan, đơn vị.

8. Hiện trạng về nhân lực CNTT (quản lý và ứng dụng CNTT).

III. Định hướng xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Thanh Hóa

1. Phân tích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng, tác động với nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.

2. Xác định được quan điểm định hướng chiến lược phát triển Chính quyền điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

3. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

Việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Công văn số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 về việc hướng dẫn mu đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu đề cương Chính quyền điện tử cấp tỉnh,...). Đồng thời, phải đảm bảo tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng, các hệ thống thông tin đang qun lý, vận hành, khai thác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

IV. Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

1. Thực hiện việc phân tích chức năng, nhiệm vụ hiện tại và định hướng phát triển trong các cơ quan nhà nước của tỉnh để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ.

2. Đxuất các phải pháp thực hiện việc liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (liên thông ngang/dọc) theo các mô hình đề xuất.

3. Xác định và xây dựng danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung cấp tỉnh (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung chính của CSDL, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp,...)

4. Xây dựng mô hình và đề xuất các phải pháp thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

V. Nhiệm vụ xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

1. Lập sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa. Trong đó phân tích, làm rõ mối quan hệ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa với Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (theo các nội dung hướng dẫn tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

2. Phân tích và đề xuất giải pháp xây dựng nền tảng triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa (các phân hệ LGSP), bao gồm: Mô tả các dịch vụ dùng chung, sự kết nối các hệ thống thông tin trong và ngoài tỉnh.

3. Phân tích, mô tả chi tiết các thành phần còn lại trong sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

4. Xác định đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

5. Xác định đầy đủ các yêu cầu đối với các thành phần Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa ở mức lôgic (có thphân cấp) và đề xuất các giải pháp triển khai.

6. Xây dựng các nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng trên nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

7. Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.

8. Lộ trình, kế hoạch, nguồn kinh phí và trách nhiệm triển khai các thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.

VI. Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa

1. Các giải pháp tổ chức thực hiện Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

2. Danh mục các văn bản do UBND tỉnh ban hành để triển khai Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

Ví dụ như:

- Quy trình qun lý đầu tư các bước phải phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện t Việt Nam; Kiến trúc Chính quyền điện t cấp tỉnh (bao gồm nội dung, tiêu chí thẩm định thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công; đánh giá hiệu quả đầu tư so sánh phương án trin khai ứng dụng Chính phủ điện tử độc lập và phương án triển khai trên nn tảng Chính quyn điện t).

- Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) trin khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.

- Ban hành danh mục cơ s dữ liệu dùng chung của tỉnh.

3. Phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính,...)./.