Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 30/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày ban hành: | 03/11/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2015/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 11 năm 2015 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 250/TTr-SNV ngày 31 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế xét khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận, hội, đoàn thể thành phố, các quận, huyện, các khối thi đua, cụm thi đua, các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về:
1. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thi đua, khen thưởng.
2. Mục tiêu, hình thức, nội dung và trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua.
3. Tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, quy trình xét các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
4. Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; đề nghị Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
5. Hiệp y khen thưởng của UBND thành phố Đà Nẵng.
1. Tập thể và cá nhân thuộc:
a) Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng;
b) Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng;
c) Các cơ quan làm công tác Đảng thành phố Đà Nẵng;
d) Cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng và tương đương;
đ) Các quận, huyện và phường, xã thuộc quận, huyện;
e) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và các thành viên khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng;
g) Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
h) Khối thi đua, Cụm thi đua;
i) Cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là cơ quan Trung ương);
k) Hộ gia đình;
l) Công dân thành phố Đà Nẵng.
2. Tập thể và cá nhân ở địa phương khác.
3. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Hiệp y khen thưởng là hình thức lấy thông tin của các cơ quan có liên quan để có thêm căn cứ trước khi quyết định khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
4. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Khen thưởng theo chuyên đề là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
6. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận).
7. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đã có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
8. Cơ quan thành phố là viết tắt của tất cả các đối tượng tại Điểm a, b, c, d, e, Khoản 1, Điều 2 Quy định này.
9. Đơn vị trực thuộc là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trực tiếp chịu sự quản lý điều hành của cơ quan thành phố, quận, huyện.
10. Đơn vị thành viên là đơn vị trong một khối, cụm thi đua hoặc cùng tham gia thực hiện một nội dung thi đua.
11. Tập thể nhỏ là đơn vị không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, như các phòng, ban, bộ phận, tổ, nhóm, đội và tương đương.
12. Tập thể là cơ quan thành phố, quận, huyện, cơ quan Trung ương, khối thi đua, đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên, tập thể nhỏ và tập thể được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 Quy định này.
Điều 4. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai;
b) Ðoàn kết, hợp tác và cùng phát triển;
c) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua và hiệu quả đạt được.
2. Nguyên tắc khen thưởng:
a) Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác;
b) Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo;
c) Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng: Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng;
d) Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.
3. Không xét khen thưởng hoặc hiệp y khen thưởng (trừ trường hợp có thành tích xuất sắc đột xuất) đối với các trường hợp sau:
a) Không tổ chức hoặc không tham gia phong trào thi đua;
b) Không đăng ký thi đua;
c) Không có văn bản hướng dẫn tiêu chí xét khen thưởng hoặc có tiêu chí xét khen thưởng nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng
1. Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng được quy định tại Điều 11 Quy định này.
2. Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; đề nghị Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định.
3. Xét hiệp y khen thưởng theo đề nghị của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (trừ các nội dung không phải hiệp y được quy định tại Khoản 14, Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng).
MỤC TIÊU, HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ðiều 7. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo khối thi đua, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trưởng các khối khối thi đua, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị. Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.
Ðiều 8. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi. Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cơ quan, đơn vị, cá nhân.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua, chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.
4. Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.
6. Tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua. Đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm. Kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
Ðiều 9. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua
1. Chủ tịch UBND thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua của thành phố.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các khối thi đua, cụm thi đua và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức mình, phối hợp với các cơ quan của Nhà nước để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước.
Ðiều 10. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng
Các cơ quan thông tin truyền thông của thành phố và đề nghị các quan thông tin truyền thông của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG VÀ MỨC TIỀN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua:
a) Đối với tập thể: Cờ thi đua, Tập thể lao động xuất sắc;
b) Đối với cá nhân: Chiến sĩ thi đua thành phố.
2. Hình thức khen thưởng: Bằng khen.
Điều 12. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Cờ thi đua
1. Cờ thi đua của UBND thành phố được xét tặng hằng năm cho các tập thể là đơn vị thành viên thuộc khối thi đua, cụm thi đua và đơn vị trực thuộc cơ quan thành phố, quận, huyện.
2. Cờ thi đua của UBND thành phố được xét tặng cho các tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Khoản 4, Điều 16, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của thành phố;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể, cá nhân khác học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác;
d) Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được xét tặng “Cờ thi đua của UBND thành phố” phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do thành phố tổ chức hoặc cơ quan thành phố, quận, huyện tổ chức.
Điều 13. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Tập thể lao động xuất sắc
1. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được xét tặng hằng năm cho các đối tượng sau:
a) Đối với cấp thành phố gồm: Các phòng, ban và tương đương thuộc sở, ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố và tương đương;
b) Đối với cấp quận, huyện gồm: Các phòng, ban và tương đương thuộc quận, huyện; các đơn vị trực thuộc quận, huyện; UBND phường, xã;
c) Đối với đơn vị sự nghiệp gồm: Khoa, phòng thuộc trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, bệnh viện, trung tâm y tế và tương đương.
2. Tập thể lao động xuất sắc là tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong số các Tập thể lao động tiên tiến đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, cụ thể như sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 14. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Chiến sĩ thi đua thành phố
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Điều 14, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , cụ thể như sau:
1. Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 03 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (tính đến năm đề nghị khen thưởng).
2. Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân có tác dụng ảnh hưởng đối với thành phố và được chứng nhận của Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu.
Điều 15. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen
1. Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 39, Điều 1, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, Khoản 1, Điều 24, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Chủ tịch UBND thành phố phát động;
b) Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực do thành phố quản lý; đối với công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các cá nhân có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính đến năm đề nghị khen thưởng), trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở;
d) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích, được các cấp có thẩm quyền công nhận và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
đ) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động;
e) Cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân và Nhà nước hoặc thành tích, công trạng rõ ràng (được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định công nhận, như đạt giải trong các kỳ thi, hội thi, hội thao, hội diễn…);
g) Cá nhân ở địa phương khác, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích, có đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
2. Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 39, Điều 1, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Chủ tịch UBND thành phố phát động;
b) Tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do các cơ quan thành phố, cơ quan trung ương phát động có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực do thành phố quản lý;
c) Tập thể là đối tượng được quy định tại Khoản 1, Điều 13 Quy định này có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các tập thể có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính đến năm đề nghị khen thưởng);
d) Tập thể là các cơ quan thành phố, quận, huyện, đơn vị thành viên khối thi đua, cụm thi đua, cơ quan Trung ương có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước;
đ) Tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất;
e) Tập thể ở địa phương khác, tổ chức nước ngoài đã có thành tích, có đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
3. Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND thành phố quyết định.
1. Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được chi trả theo nguyên tắc sau:
a) Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất;
b) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua;
c) Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.
2. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 71, Điều 75, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Danh hiệu Cờ thi đua của UBND thành phố được thưởng 15,5 lần mức lương cơ sở;
b) Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
c) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
d) Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở (đối với cá nhân) và 2,0 lần mức lương cơ sở (đối với tập thể).
3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm chuyển tiền thưởng cho cơ quan, đơn vị trình khen thưởng.
4. Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận quyết định khen thưởng và tiền thưởng, cơ quan, đơn vị trình khen thưởng có trách nhiệm chuyển tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Điều 17. Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng và thời gian giải quyết
1. Hồ sơ khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của thủ trưởng cơ quan hoặc khối thi đua;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan hoặc biên bản họp xét thi đua của khối thi đua. Đối với các cụm thi đua trực thuộc, phải có biên bản họp xét thi đua của cụm thi đua kèm theo;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (có xác nhận của thủ trưởng trực tiếp, thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc khối trưởng khối thi đua, cụm thi đua);
- Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến của đối tượng được quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1, Điều 15 Quy định này.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Thời gian giải quyết hồ sơ: Thời gian giải quyết 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (Sở Nội vụ: 11 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày). Trường hợp khen thưởng có xin xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian xin xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được tính vào thời gian xử lý hồ sơ tại Sở Nội vụ (trong đó, xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 03 ngày).
2. Hồ sơ khen thưởng theo chuyên đề:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của thủ trưởng cơ quan hoặc khối thi đua;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan hoặc biên bản họp xét thi đua của khối thi đua;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (có xác nhận của thủ trưởng trực tiếp, thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc khối trưởng khối thi đua);
- Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Thời gian giải quyết hồ sơ: Thời gian giải quyết 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (Sở Nội vụ: 06 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày). Trường hợp khen thưởng có xin xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian giải quyết 15 ngày làm việc (Sở Nội vụ: 08 ngày; xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 03 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày).
3. Hồ sơ khen thưởng đột xuất:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của thủ trưởng cơ quan hoặc khối thi đua;
- Bản tóm tắt thành tích của thủ trưởng cơ quan hoặc khối thi đua ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng đột xuất.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Thời gian giải quyết hồ sơ: Thời gian giải quyết 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (Sở Nội vụ: 02 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 02 ngày).
4. Hồ sơ khen thưởng đối ngoại:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của Sở Ngoại vụ thành phố;
- Bản tóm tắt thành tích của Sở Ngoại vụ thành phố ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Thời gian giải quyết hồ sơ: Thời gian giải quyết 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (Sở Nội vụ: 06 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày). Trường hợp khen thưởng có xin xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian giải quyết 15 ngày làm việc (Sở Nội vụ: 08 ngày; xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 03 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày).
5. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của thủ trưởng cơ quan;
- Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan;
- Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng (có xác nhận của thủ trưởng trực tiếp, thủ trưởng cấp trên trực tiếp);
- Chứng nhận của Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Thời gian giải quyết hồ sơ: Căn cứ vào thời gian tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố.
Điều 18. Thủ tục hồ sơ đề nghị hiệp y khen thưởng và thời gian giải quyết
1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị hiệp y khen thưởng của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (nội dung văn bản cần nêu rõ các nội dung cần hiệp y);
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (có xác nhận của thủ trưởng trực tiếp, thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thời gian giải quyết hồ sơ:
a) Thời gian giải quyết 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (Sở Nội vụ: 06 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày);
b) Trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung đề nghị hiệp y thì thời gian giải quyết 15 ngày làm việc (Sở Nội vụ: 08 ngày; lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan: 03 ngày; Văn phòng UBND thành phố: 04 ngày).
Điều 19. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng
1. Báo cáo thành tích phải căn cứ vào tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2. Đối với tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ thực hiện thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong báo cáo thành tích phải kê khai rõ việc gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực nêu trên (có số liệu chứng minh cụ thể).
3. Việc thẩm định mức độ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Sở Nội vụ lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
4. Mẫu báo cáo thành tích thực hiện theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 06, Mẫu số 07 và Mẫu số 08, Phụ lục đính kèm Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG VÀ THỜI GIAN TRÌNH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 20. Đăng ký danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua đăng ký với UBND thành phố các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Chủ tịch UBND thành phố và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
2. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan Trung ương đăng ký xét tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố.
3. Trước ngày 25 tháng 10 hằng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo đăng ký với UBND thành phố các danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền khen thưởng của Chủ tịch UBND thành phố và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
4. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn việc đăng ký danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Điều 21. Thẩm quyền xét và đề nghị khen thưởng
1. Thủ trưởng cơ quan thành phố, quận, huyện:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Cờ thi đua của UBND thành phố, Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua thành phố và Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; đề nghị Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan Trung ương xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý (thành tích chuyên đề và đột xuất).
3. Khối thi đua:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Cờ thi đua của UBND thành phố và Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho đơn vị thành viên và cá nhân trong Khối. Ngoài ra, đối với Khối thi đua các cơ quan công tác Đảng thành phố có thể xét đề nghị khen thưởng cho cá nhân và tập thể trực thuộc các đơn vị thành viên;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
4. Sở Nội vụ thành phố thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND thành phố tặng thưởng Cờ thi đua, Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố do cơ quan thành phố, cơ quan trung ương và khối thi đua đề nghị; hiệp y khen thưởng đối với tập thể, cá nhân theo đề nghị của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
5. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố xét, đề nghị Chủ tịch UBND thành phố:
a) Tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố và Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố về thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó có 03 nhiệm vụ trọng tâm được UBND thành phố giao hằng năm cho các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước Thành phố anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; đề nghị Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định.
6. Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng cho đối tượng là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương theo quy định.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc theo quy định.
8. Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Bằng khen cho công nhân có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 15 Quy định này;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, danh hiệu Anh hùng lao động và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho công nhân theo quy định.
9. Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Bằng khen cho nông dân có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 15 Quy định này;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, danh hiệu Anh hùng lao động và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nông dân theo quy định.
10. UBND quận, huyện:
a) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng Bằng khen cho gia đình có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Khoản 3, Điều 15 Quy định này;
b) Xét và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho gia đình theo quy định.
11. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước được thực hiện như sau:
a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các quận, huyện xét, đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện trình UBND thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố);
b) Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND quận, huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo xét, đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố trình Chủ tịch UBND thành phố (qua Sở Nội vụ).
Các đối tượng, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước sau đây phải có ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước:
1. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
2. Các hình thức khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập (các hạng); danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 23. Thời gian trình hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng
Cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua và đơn vị thành viên, cơ quan trung ương trình hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố, theo thời gian sau đây:
1. Khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng chuyên đề và khen thưởng đối ngoại: Các ngày làm việc trong tuần.
2. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được:
a) Đối với các đơn vị được UBND thành phố giao 03 nhiệm vụ trọng tâm hằng năm: Trước ngày 15 tháng 01 năm sau, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố về thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó có 03 nhiệm vụ trọng tâm;
b) Trước ngày 25 tháng 02 năm sau, các cơ quan, đơn vị, khối thi đua trình hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các đơn vị thành viên, tập thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý;
c) Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng học sinh thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố;
d) Trước ngày 01 tháng 8 hằng năm, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố (khen thưởng thành tích năm học trước).
Các khối thi đua, các cơ quan thành phố, quận, huyện trình hồ sơ cho UBND thành phố xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng, theo các đợt sau đây:
1. Đợt 1: Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ.
2. Đợt 2: Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích kinh tế - xã hội.
3. Đợt 3: Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố.
4. Ngoài các đợt trên, Sở Nội vụ chỉ tiếp nhận hồ sơ và xét đề nghị khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích theo chuyên đề, khen thưởng đối ngoại và các hình thức khen thưởng đặc thù khác.
Điều 25. Các cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua và đơn vị thành viên, các cơ quan Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo đăng ký thi đua, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng, hồ sơ đề nghị hiệp y khen thưởng cho UBND thành phố (qua Sở Nội vụ).
Điều 26. Các cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua và đơn vị thành viên, các cơ quan Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này. Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy định này để xây dựng quy định (quy chế) thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 27. Giao Sở Khoa học và Công nghệ thành phố hướng dẫn thống nhất việc xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở và tham mưu UBND thành phố ban hành Quy định về hoạt động xét công nhận tác dụng, ảnh hưởng của sáng kiến đối với thành phố làm cơ sở cho việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Điều 28. Giao Sở Tài chính thành phố hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo đúng quy định tại Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; cấp kinh phí khen thưởng kịp thời để trao thưởng cho các tập thể, cá nhân theo quy định.
Điều 29. Trách nhiệm của Sở Nội vụ thành phố
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua và đơn vị thành viên, các cơ quan Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này và báo cáo tình hình cho UBND thành phố.
2. Tổ chức quán triệt Quy định này trong đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Nắm tình hình, tổ chức trao đổi kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện thống nhất theo quy định.
3. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Nông dân thành phố và UBND các quận, huyện hướng dẫn thống nhất việc xét, đề nghị khen thưởng cho các đối tượng được quy định tại Điều 15 Quy định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của doanh nghiệp theo quy định.
5. Phối hợp với Sở Tư pháp, Văn phòng UBND thành phố tham mưu UBND thành phố điều chỉnh danh mục thủ tục hành chính về lĩnh vực thi đua, khen thưởng được quy định tại Quyết định số 4676/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của UBND thành phố về việc ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện theo cơ chế một cửa tại Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho phù hợp với các nội dung về thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết tại Quy định này.
Điều 30. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, các cơ quan thành phố, quận, huyện, khối thi đua và đơn vị thành viên, các cơ quan Trung ương kịp thời phản ánh về UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Đà Nẵng./.
Quyết định 4676/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khí tượng Thủy văn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ban hành: 05/09/2018 | Cập nhật: 08/12/2018
Quyết định 4676/QĐ-UBND năm 2015 về duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000) khu dân cư phường Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/09/2015 | Cập nhật: 13/10/2015
Quyết định 4676/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành: 29/06/2015 | Cập nhật: 17/07/2015
Thông tư 07/2014/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định 65/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng Ban hành: 29/08/2014 | Cập nhật: 08/09/2014
Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013 Ban hành: 01/07/2014 | Cập nhật: 04/07/2014
Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng Ban hành: 27/04/2012 | Cập nhật: 06/05/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 27/12/2011 | Cập nhật: 04/12/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định giá đất và phân loại đường, vị trí, khu vực đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 22/12/2011 | Cập nhật: 09/01/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về quyết toán thu - chi ngân sách tỉnh Hà Nam năm 2010 Ban hành: 20/12/2011 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 28/11/2011 | Cập nhật: 07/04/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ, sửa đổi Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định 14/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 01/11/2011 | Cập nhật: 25/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về quy chế xét khen thưởng của Ủy ban nhân dân Ban hành: 21/11/2011 | Cập nhật: 29/06/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 20/12/2011 | Cập nhật: 12/01/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 26/10/2011 | Cập nhật: 10/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về tính lệ phí trước bạ nhà trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 06/12/2011 | Cập nhật: 06/01/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Chương trình tiếp tục đổi mới, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 31/10/2011 | Cập nhật: 26/12/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 29/11/2011 | Cập nhật: 09/01/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về chế độ đối với cán bộ, giáo viên và học sinh có thành tích cao trong quản lý, giảng dạy, học tập của trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du và các trường Trung học phổ thông khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 21/10/2011 | Cập nhật: 09/05/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục giải quyết chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 10/11/2011 | Cập nhật: 18/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội, chúc, mừng thọ đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 19/10/2011 | Cập nhật: 07/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định giá bán Báo và ấn phẩm Báo Điện Biên Phủ Ban hành: 25/10/2011 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn, phạm vi và thời gian hoạt động của phương tiện xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 19/10/2011 | Cập nhật: 26/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định tạm thời thực hiện Dự án phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 09/11/2011 | Cập nhật: 09/01/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 24/10/2011 | Cập nhật: 02/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai Ban hành: 19/10/2011 | Cập nhật: 25/08/2014
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 12/10/2011 | Cập nhật: 24/10/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động phi Chính phủ nước ngoài (NGO) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 18/10/2011 | Cập nhật: 01/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 14/2007/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 29/09/2011 | Cập nhật: 07/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định khen thưởng thành tích công tác năm đối với cán bộ Lãnh đạo quản lý sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 19/09/2011 | Cập nhật: 24/09/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân Ban hành: 04/10/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 28/09/2011 | Cập nhật: 19/10/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/09/2011 | Cập nhật: 09/11/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 44/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An Ban hành: 22/08/2011 | Cập nhật: 21/09/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân Thường trực cấp huyện và cấp xã của tỉnh Bình Dương Ban hành: 29/08/2011 | Cập nhật: 17/05/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND thành lập và ban hành Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 14/09/2011 | Cập nhật: 01/11/2012
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng, an ninh Ban hành: 31/08/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Ban hành: 22/07/2011 | Cập nhật: 18/08/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp kể từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 26/08/2011 | Cập nhật: 16/07/2015
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND công bố đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 22/07/2011 | Cập nhật: 25/06/2014
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 07/09/2011 | Cập nhật: 14/09/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 11 Quyết định 59/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động quảng cáo-cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 18/07/2011 | Cập nhật: 09/08/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 01/08/2011 | Cập nhật: 06/08/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Ban hành: 22/06/2011 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về nội dung và định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi tuyển công chức vào cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 04/07/2011 | Cập nhật: 21/07/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành: 27/04/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng Ban hành: 24/05/2011 | Cập nhật: 30/05/2011
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Ban hành: 07/04/2011 | Cập nhật: 29/06/2013
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 20/05/2011 | Cập nhật: 24/05/2011
Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng Ban hành: 15/04/2010 | Cập nhật: 22/04/2010