Quyết định 22/2011/QĐ-UBND Quy chế xử lý nợ bị rủi ro Chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: | 22/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Võ Thành Kỳ |
Ngày ban hành: | 25/05/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Ngân hàng, tiền tệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2011/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 25 tháng 05 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 34/2002/CT.UB ngày 08 tháng 7 năm 2002 về việc giải quyết những trường hợp bị rủi ro khi vay vốn xóa đói giảm nghèo thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương;
Căn cứ Quyết định số 7179/2004/QĐ.UB ngày 07 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc Ban hành quy định lập, quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 851/SLĐ-TBXH ngày 07 tháng 4 năm 2011 về việc trình phê duyệt Quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong Chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn ngân sách vốn địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định “Quy chế xử lý nợ bị rủi ro Chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các rủi ro do nguyên nhân khách quan của người vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội xảy ra trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được UBND Tỉnh xem xét xử lý thì được xử lý theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Sở Tài chính căn cứ kế hoạch vốn được bổ sung trong dự toán ngân sách hàng năm thông báo cho Sở Lao động – TBXH thường trực ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh biết đồng thời làm thủ tục chuyển vốn sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro.
Điều 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh) có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này và phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh xử lý những rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo Tỉnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thành viên Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo Tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trong những năm qua, công tác Giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh có ý nghĩa rất thiết thực, tạo điều kiện cho người nghèo được vay vốn sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vốn vay có một số trường hợp do nhiều lý do khác nhau không chấp hành nghiêm túc việc hoàn trả vốn, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra ngoài ý muốn của con người làm thiệt hại về vốn và tài sản, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước và bảo toàn nguồn vốn cho vay. Để xử lý giải quyết những trường hợp vay vốn từ Chương trình Giảm nghèo nguồn ngân sách vốn địa phương bị rủi ro. UBND Tỉnh giải quyết như sau:
- Hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh ban hành theo Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
- Hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo theo hai mức chuẩn nêu trên phải có địa chỉ cư trú hợp pháp, có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.
- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
Điều 2. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro:
1. Quy chế này quy định việc xử lý nợ cho người vay vốn từ chương trình giảm nghèo bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
2. Các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất về vốn và tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường tùy thuộc vào mức thiệt hại do tổ chức, cá nhân gây ra.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro:
1. Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho người vay từ chương trình cho vay hộ nghèo được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Người vay vốn phải đúng đối tượng hộ nghèo được Ban chỉ đạo Giảm nghèo phê duyệt, đã sử dụng vốn đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Người vay vốn bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.
- Người vay vốn gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ được cho Ngân hàng.
2. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho người vay được xem xét từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay, đảm bảo đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lý, đúng trình tự.
Điều 4. Thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro:
1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro đối với người vay vốn được tính từ thời điểm người vay vốn đến khi bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
2. Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện tại thời điểm xảy ra rủi ro, trên cơ sở có đơn đề nghị của người vay vốn, Phòng Lao động – TBXH, Ngân hàng Chính sách xã hội và có chứng kiến, xác nhận của chính quyền địa phương.
Điều 5. Quy định về nguyên nhân khách quan:
1. Thiên tai và các tác động do biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến vốn, tài sản của người vay gồm: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm rét hại, cháy rừng, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy sản, động vật nuôi khác và cây trồng, xảy ra ngoài ý muốn của con người gây thiệt hại trực tiếp về vốn và tài sản của người vay trong các phương án, dự án.
2. Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người vay vốn như không còn nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật hoặc người vay phải thực hiện chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do biến động chính trị, kinh tế xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như: doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể, doanh nghiệp bị khủng hoảng kinh tế nên đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
3. Cá nhân, người vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa, chết, mất tích hoặc bị tuyên bố chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế, có người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho người vay vốn.
4. Người nghèo vay vốn là pháp nhân, tổ chức hộ nghèo góp vốn làm kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản, theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn và tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 6. Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro:
1. Gia hạn nợ:
a) Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp Huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét từng trường hợp cụ thể cho phép người vay vốn bị rủi ro kéo dài thời gian trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian gia hạn nợ, người vay vốn vẫn phải trả lãi tiền vay.
b) Điều kiện để xem xét gia hạn nợ:
- Người vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1, khoản 2 điều 5 Quy chế này.
- Mức thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
c) Thời gian gia hạn nợ: Tối đa không quá 1/2 thời gian vay vốn được tính từ ngày người vay đến ngày hạn trả nợ.
2. Khoanh nợ:
a) Khoanh nợ: Ban chỉ đạo Giảm nghèo cấp Huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét từng trường hợp cụ thể cho phép người vay vốn được khoanh nợ, trong thời gian khoanh nợ thì người vay vốn chưa phải trả nợ và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
b) Điều kiện để xem xét khoanh nợ:
- Người vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
- Mức thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
c) Thời gian khoanh nợ:
- Người vay vốn bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thì thời gian khoanh nợ tối đa là 36 tháng, tính từ ngày người vay bị rủi ro.
- Người vay vốn bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến dưới 100% so với tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, thời gian khoanh nợ tối đa là 60 tháng, tính từ ngày người vay bị rủi ro.
- Hết thời gian khoanh nợ, người vay vốn vẫn gặp khó khăn về Tài chính chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ, thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh lần đầu.
3. Xóa nợ (gốc; lãi):
a) Xóa nợ (gốc; lãi): Người vay không phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ (gốc, lãi) đang còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Điều kiện xem xét để xóa nợ:
- Người vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (Kể cả khoanh nợ bổ sung) mà người vay vẫn không còn khả năng trả nợ.
- Người vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Quy chế này, Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.
- Số tiền xóa nợ (gốc, lãi) bằng số tiền người vay phải trả cho Ngân hàng.
Điều 7. Hồ sơ pháp lý để xử lý rủi ro:
1. Đối với khoanh nợ, gia hạn nợ:
a) Người vay vốn có đơn xin gia hạn nợ, khoanh nợ. Trong đơn nêu rõ nguyên nhân gây ra thiệt hại, mức thiệt hại về vốn và tài sản, khả năng trả nợ, số tiền dư nợ gốc và lãi phần còn lại phải trả Ngân hàng, số tiền đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ.
b) Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Ban chỉ đạo Giảm nghèo cấp huyện, thị xã, thành phố phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội và người vay lập có xác nhận của chính quyền địa phương (theo mẫu số 01).
c) Bản sao Hợp đồng tín dụng, số tiền vay có rút số dư nợ gốc, lãi đến ngày bị rủi ro (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y, đóng dấu).
d) Trường hợp người vay vốn là tổ chức kinh tế thì ngoài các văn bản nêu trên cần có các giấy tờ sau:
- Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật kèm theo báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của tổ chức kinh tế.
- Phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế.
đ) Biểu Tổng hợp các dự án, phương án vay vốn từ chương trình Giảm nghèo bị rủi ro đề nghị khoanh nợ (theo biểu mẫu số 02).
2. Xóa nợ:
a) Người vay vốn có đơn đề nghị xóa nợ, nêu rõ nguyên nhân bị rủi ro, mức độ thiệt hại về vốn và tài sản, khả năng trả nợ, số tiền gốc và lãi đang còn nợ Ngân hàng, số tiền gốc và lãi đề nghị xóa nợ. Trường hợp người vay vốn bị chết, mất tích mà không còn người thừa kế thì không phải làm đơn đề nghị xóa nợ.
b) Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của người vay. Trên biên bản phải thể hiện nội dung: đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán của người vay, người vay không còn tài sản để trả nợ, không còn người để thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng không có khả năng trả nợ thay cho người vay (theo mẫu số 03).
c) Giấy tờ liên quan của người vay vốn bị rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp người vay vốn hết thời gian khoanh nợ (kể cả khoanh nợ bổ sung) vẫn không có khả năng trả nợ, trên biên bản xác định nợ vay bị rủi ro phải đánh giá cụ thể về khả năng trả nợ của người vay, số tiền đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả khoanh nợ bổ sung) mà người vay vẫn không có khả năng trả nợ.
- Trường hợp người vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần thì phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp Huyện, thị xã, thành phố trở lên.
- Trường hợp người vay vốn chết, mất tích hoặc coi là chết, mất tích phải có giấy chứng tử hoặc có văn bản công bố chết, mất tích của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp người vay vốn có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa phải có giấy xác nhận của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.
d) Người vay vốn là pháp nhân, hộ nghèo góp vốn tổ chức làm kinh tế bị phá sản, giải thể phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định tuyên bố của Tòa án và các văn bản liên quan đến việc thanh lý tài sản của đơn vị bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
đ) Bản sao giấy nhận nợ (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y, đóng dấu) và các giấy tờ khác có liên quan.
Điều 8. Thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro:
1. Gia hạn nợ: Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội căn cứ vào nguyên nhân bị rủi ro, mức độ thiệt hại quy định tại điểm b; điểm c Điều 6 của quy chế này và đơn xin gia hạn nợ của người vay vốn, xem xét quyết định cho phép người vay được kéo dài thời hạn trả nợ, trong thời gian gia hạn nợ, người vay vốn phải trả lãi tiền vay.
2. Khoanh nợ: Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào nguyên nhân bị rủi ro, mức độ thiệt hại về vốn và tài sản quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 quy chế này và đơn xin khoanh nợ của người vay, tổng hợp gửi về Sở Lao động – TBXH thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo Tỉnh, Ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, biểu tổng hợp trên cơ sở công văn đề nghị của Ban chỉ đạo của cấp huyện, thị xã, thành phố lập tờ trình, trình UBND Tỉnh xem xét quyết định. Trong thời gian được khoanh nợ người vay chưa phải trả nợ gốc và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
3. Xóa nợ (gốc, lãi): Ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, biểu tổng hợp trên cơ sở công văn đề nghị của Ban chỉ đạo của cấp huyện, thị xã, thành phố lập tờ trình, trình UBND Tỉnh xem xét quyết định xóa nợ.
Điều 9. Trình tự thực hiện xử lý nợ bị rủi ro:
1. Người vay vốn bị rủi ro phải có đơn gửi Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo cấp huyện, thị xã, thành phố kiểm tra tính hợp lý; hợp pháp; tổng hợp gửi Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo cấp Tỉnh.
2. Sở Lao động – TBXH thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch Đầu tư; Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra độ chính xác, mức thiệt hại về vốn và tài sản, tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, tổng hợp lập tờ trình, trình UBND Tỉnh xem xét quyết định xử lý theo quy định tại Điều 8 quy chế này.
3. Căn cứ vào quyết định xử lý của UBND Tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy chế.
Điều 10. Nguồn vốn bù đắp xử lý nợ bị rủi ro:
1. Nguồn vốn bù đắp quỹ rủi ro: Được bổ sung từ quỹ dự phòng vốn ngân sách Tỉnh, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh cho vay hộ nghèo còn ít, phần lãi suất tiền vay được phân bổ không đủ chi phí cho các hoạt động thực hiện của chương trình.
2. Nguồn vốn khoanh nợ cho người vay theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, Ngành:
1. Giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, tham mưu đề xuất UBND Tỉnh bố trí vốn bổ sung cho Quỹ dự phòng xử lý nợ bị rủi ro chương trình cho hộ nghèo vay và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn của quỹ.
2. Sở Tài chính: Căn cứ kế hoạch vốn được bổ sung trong dự toán ngân sách hàng năm, làm thủ tục thông báo về Sở Lao động – TBXH thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo Tỉnh để theo dõi quản lý, đồng thời chuyển vốn sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện lập quỹ dự phòng xử lý nợ bị rủi ro và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn của quỹ.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm:
- Quản lý nguồn vốn của quỹ dự phòng xử lý nợ bị rủi ro.
- Căn cứ vào quyết định xử lý nợ bị rủi ro của UBND Tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện theo quy chế.
4. Sở Lao động-thương binh xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo Tỉnh có trách nhiệm giúp UBND Tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn quỹ dự phòng xử lý nợ bị rủi ro, tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ đạo Tỉnh về kết quả xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Giao Sở Lao động-thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quy chế này./.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày …tháng …năm 2011 |
BIÊN BẢN XÁC NHẬN VỐN VAY TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO
BỊ RỦI RO THIỆT HẠI DO NGUYÊN NHÂN BẤT KHẢ KHÁNG
Tên dự án:...............................................................................................................................
Người vay:...............................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Tổng số vốn vay: ............................. đồng, Thời hạn vay: ................................................ tháng
Mục đích sử dụng vốn vay:........................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
THÀNH PHẦN THẨM TRA, XÁC MINH
1. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
2. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
3. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
4. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
5. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
6. Ông (bà):.......................................... chức vụ.................................... đại diện........................
NỘI DUNG THẨM TRA:
1- Nguyên nhân thiệt hại, thời điểm xảy ra bị rủi ro do nguyên nhân khách quan:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2- Tình hình thiệt hại về vốn và tài sản, mức độ % thiệt hại:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3- Tình hình vốn, tài sản của người vay hoặc người thừa kế còn lại sau khi dự án bị rủi ro:.............
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4- Khả năng trả nợ của người vay và người thừa kế:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ý KIẾN XỬ LÝ:
1- Gia hạn nợ, Khoanh nợ, xóa nợ: Số tiền ............ đồng, thời hạn.................................. tháng
Số tiền viết bằng chữ ................................................ thời gian viết bằng chữ..........................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
CAM KẾT:
Chúng tôi, những người ký tên đại diện cho các cơ quan dưới đây đã kiểm tra thực tế và cam kết những điều ghi trong biên bản là đúng sự thật, nếu sai từng cá nhân sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
NGƯỜI VAY VỐN |
ĐD CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG |
ĐẠI DIỆN BAN CHỈ ĐẠO GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA PHƯƠNG |
ĐẠI DIỆN……… |
ĐẠI DIỆN……… |
ĐẠI DIỆN……… |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Huyện, thị xã, thành phố………………
BIỂU TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN VAY VỐN
TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỊ RỦI RO ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ
(Kèm theo Quyết định số:………/QĐ-UBND ngày…... tháng… năm 2011)
STT |
Họ và tên người vay vốn |
Tên DA, mục đích SD vốn |
Địa điểm thực hiện DA |
Số vốn vay (1000đ) |
Thời gian vay (tháng) |
Ngày, tháng, năm vay |
Ngày đến hạn trả |
Số vốn bị rủi ro (1000đ) |
Thời gian khoanh nợ (đồng) |
Số vốn xin khoanh nợ (đồng) |
Nguyên nhân rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày…tháng…năm 2011 |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Huyện, thị xã, thành phố………………
BIỂU TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN VAY VỐN
TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỊ RỦI RO ĐỀ NGHỊ XÓA NỢ
(Kèm theo Quyết định số:………/QĐ-UBND ngày…... tháng… năm 2011)
STT |
Họ và tên người vay vốn |
Tên DA, mục đích SD vốn |
Địa điểm thực hiện DA |
Số vốn vay (1000đ) |
Thời gian vay (tháng) |
Ngày, tháng, năm vay vốn |
Ngày đến hạn trả nợ |
Số vốn bị rủi ro (đồng) |
Số vốn xin xóa nợ (đồng) |
Nguyên nhân rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày … tháng … năm 2011 |
Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 30/01/2011 | Cập nhật: 09/02/2011
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 22/12/2010 | Cập nhật: 29/03/2011
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1 Quyết định 34/2009/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ khó khăn đối với những người ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 13/12/2011
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 01/06/2011
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 31/12/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 88/2006/QĐ-UBND về hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 28/12/2010 | Cập nhật: 08/01/2011
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 14/12/2010 | Cập nhật: 24/08/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 17/12/2010 | Cập nhật: 30/06/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 14/10/2010 | Cập nhật: 01/11/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND Quy định thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh Ban hành: 29/11/2010 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 28/10/2010 | Cập nhật: 12/01/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Ban hành: 11/10/2010 | Cập nhật: 23/10/2010
Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg Ban hành: 20/10/2010 | Cập nhật: 23/10/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Khuyến công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2010 – 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 30/08/2010 | Cập nhật: 17/11/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất gạch thủ công khi di dời, chuyển đổi công nghệ hoặc chấm dứt hoạt động vào năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 14/10/2010 | Cập nhật: 22/12/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định bán, cho thuê, thuê mua và quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 13/09/2010 | Cập nhật: 18/09/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 28/07/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ban hành đơn giá lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 02/08/2010 | Cập nhật: 10/09/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND sửa đổi, thay thế, bãi bỏ Quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 13/07/2010 | Cập nhật: 20/07/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 10/06/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Ban hành: 27/04/2010 | Cập nhật: 09/06/2010
Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 28/04/2010 | Cập nhật: 06/10/2016