Quyết định 1981/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: 1981/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Tống Minh Viễn
Ngày ban hành: 29/11/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1981/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 29 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định này 06 thủ tục hành chính và bãi bỏ 01 thủ tục hành chính (kèm theo phụ lục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã được công bố theo Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở - ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện – thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Minh Viễn

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 29/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Phần 1.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.

Stt

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực lao động nước ngoài.

1

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác.

Phần 2.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.

A. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung:

Stt

Tên thủ tục hành chính

Nội dung sửa đổi, bổ sung

I. Lĩnh vực Bảo vệ chăm sóc trẻ em.

1

Tiếp nhận đối tượng (trẻ em) vào nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Thành phần hồ sơ, Mẫu đơn, yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC

II. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội.

1

Giải quyết cứu trợ đột xuất đối tượng xã hội.

Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC

2

Quyết định tiếp nhận đối tượng Xã hội vào nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Thành phần hồ sơ và yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC

III. Lĩnh vực Lao động nước ngoài.

1

Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện TTHC

2

Cấp lại giấy phép cho người lao động nước ngoài.

Thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện TTHC

3

Cấp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện TTHC

B. Nội dung thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung:

I. Lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em:

1. Thủ tục Tiếp nhận đối tượng (trẻ em) vào nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ.

· Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức làm lại cho kịp thời.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);

- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;

- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);

- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (một)

- Thời hạn giải quyết:

 Không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

- Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

- Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Điều 22 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Cơ sở bảo trợ xã hội

- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội- Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

II. Lĩnh vực bảo trợ xã hội:

1. Thủ tục Giải quyết cứu trợ đột xuất đối tượng xã hội.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ.

· Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức làm lại cho kịp thời.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

a)Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cứu trợ đột xuất của đối tượng bảo trợ xã hội.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (một)

- Thời hạn giải quyết:

Trong ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Phiếu chi và tiền trợ cấp.

- Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

- Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội- Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

2. Thủ tục Tiếp nhận đối tượng Xã hội vào nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ.

· Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả.

· Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức làm lại cho kịp thời.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);

- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;

- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);

- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);

b) Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ

- Thời hạn giải quyết:

 Không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

- Lệ phí:

Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

- Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

III. Lĩnh vực lao động nước ngoài:

1. Thủ tục Cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết biên nhận.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

“a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu (Mẫu số 1);

b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

d) Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

- Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

- Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm nêu trên do các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

- Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

- Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

đ) 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

Lưu ý: Đối với các giấy tờ quy định tại điểm b, c và d mà bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ

- Thời hạn giải quyết:

 Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân.

- Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép.

- Lệ phí:

Cấp mới giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, mức thu: 400.000 đồng/1 giấy phép.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (Mẫu số 1).

- Lý lịch tự thuật (Mẫu số 2).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc trong tỉnh Trà Vinh.

 

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

MẪU SỐ 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/06/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày… tháng… năm………

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG

APPLICATION FORM

Kính gửi: (To) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tên tôi là (viết chữ in hoa): . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Full name (in capital)

Ngày tháng năm sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nam/Nữ

Date of birth (D-M-Y)                                                        Male/female

Quốc tịch: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nationality

Số hộ chiếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

Passport number:                                               Date of issue

Nơi cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Place of issue

Trình độ học vấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Education:

Trình độ chuyên môn tay nghề: . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Professional qualification:

Trình độ ngoại ngữ (sử dụng thành thạo): . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Foreign language (Proficiency)

Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển vào vị trí: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . với thời hạn làm việc: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Upon careful consideration on your notice of recruitment, I myself consider to be qualified for the position of . . . . . . . . . . . . . . . . . . . for the working period of . . . . .

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

I commit to fully abide by the Vietnamese labour legislation and will bear all responsibility for any violation.

 

 

Người đăng ký dự tuyển lao động Applicant
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

MẪU SỐ 2. Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

LÝ LỊCH TỰ THUẬT

CURRICULUM VITAE

 

Ảnh
3cmx4cm
Photo

I- SƠ YẾU LÝ LỊCH

Curriculum vitae

1- Họ và tên: …………………………………... Giới tính………

Full name                                                    Male/Female

2- Số hộ chiếu ……………………………………….. Ngày cấp ...........................................

Passport number Date of issue

3- Ngày tháng năm sinh: ...............................................................................................

Date of birth (DD-MM-YYYY)

4- Tình trạng hôn nhân: .................................................................................................

Marital status

5- Quốc tịch gốc: .........................................................................................................

Nationality of origin

6- Quốc tịch hiện tại: ....................................................................................................

Current nationality

7- Nghề nghiệp hiện tại: ................................................................................................

Current profession

8- Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại: .........................................................................

Last or current working place

II – QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Training background

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

III- QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN

Employment Record

9- Làm việc ở nước ngoài:

Employment outside Vietnam

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

10- Làm việc ở Việt Nam

Employment in Vietnam

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

IV- LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP

Justice record

11- Vi phạm pháp luật Việt Nam. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)

Violation of the Vietnamese law. (Level of violation, time of violation, dealt measures for violation)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

12- Vi phạm pháp luật nước ngoài. (Thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)

Violation of laws any other country. (Level of violation, time of violation, dealt measures for violation)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

13- Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

I certify that the statements given above are true to the best of my knowledge and will be responsible for any incorrectness.

 

 

Ngày tháng năm
Người khai ký tên
(Signature of Applicant)

 

2. Thủ tục Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết biên nhận.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất, bị hỏng, thay đổi số hộ chiếu, nơi làm việc và phải có xác nhận của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam.

- Giấy phép lao động đã được cấp trong trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này ( Giấy phép lao động bị hỏng; Thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động đã được cấp).

b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ

- Thời hạn giải quyết:

 Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép.

- Lệ phí:

Cấp lại giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, mức thu: 300.000 đồng/1 giấy phép.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND , ngày 30/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc trong tỉnh Trà Vinh.

3. Thủ tục Cấp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết biên nhận.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

- Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bản sao hợp đồng học nghề được ký giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bản sao hợp đồng lao động.

- Giấy phép lao động đã được cấp.

 b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ

- Thời hạn giải quyết:

 Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép.

- Lệ phí:

Cấp gia hạn giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, mức thu: 400.000 đồng/1 giấy phép.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày được tính theo ngày dương lịch, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND , ngày 30/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc trong tỉnh Trà Vinh.

 

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010