Quyết định 1973/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 1973/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Trịnh Việt Hùng
Ngày ban hành: 30/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1973/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP , ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính ph phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1119/TTr-SYT ngày 22/6//2017,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020; nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh, dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội theo hướng hài hòa và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế; đầu tư có trọng điểm và hoàn thiện dần các công trình y tế, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, khắc phục tình trạng thiếu bác sỹ. Đến năm 2020 toàn tỉnh đạt ít nhất 12,5 bác sỹ/10.000 dân, trên 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

2.2. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra; hạn chế tới mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tnh được ghi nhận giảm còn dưới 05 trường hp/100.000 dân.

2.3. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đến năm 2020, số người được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt 3.600 người.

2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở tt cả các tuyến, phát triển y tế chuyên sâu cùng với y tế phổ cập, mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh cho y tế cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, phối hợp công - tư. Đến năm 2020, đạt ít nhất 44 giường bệnh/10.000 dân, trong đó sgiường bệnh công lập là 41 giường bệnh/10.000 dân, số giường bệnh ngoài công lập là 3,0 giường bệnh/10.000 dân, 100% bệnh viện ngoài công lập có khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

2.5. Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh hợp lý, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sc khỏe sinh sản có chất lượng. Đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 115 bé trai/100 bé gái.

II. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đc nghề nghiệp

- Quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý sức khỏe tại cộng đồng; thực hiện tốt công tác giám định y khoa, giám định pháp y, công tác y tế, dân số, an toàn thực phẩm, kim nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các công tác y tế khác.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế theo mô hình quy định tại Thông tư số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh ci cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng.

- Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ và quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công chức, viên chức, người lao động ngành y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; triển khai cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”, “đi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

2. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và các Chương trình y tế, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng và phòng chng HIV/AIDS, củng cố và hoàn thiện hệ thống cảnh báo dịch, phòng chng dịch bệnh chủ động, không để dịch lớn xảy ra. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế - dân svà các chương trình y tế địa phương.

- Nâng cao năng lực điều phối, phản ứng nhanh với thảm họa, thiên tai, tai nạn. Xây dựng và triển khai các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả về sức khỏe khi có sự cố xảy ra.

- Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thực hiện hiệu quả đề án Duy trì và mrộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng.

- Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ quản lý, thanh tra và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại tất cả các tuyến. Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, xây dựng trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên đầu tư cho Chương trình phòng chng các bệnh không lây nhim, quản lý, kiểm soát, giám sát bệnh và các yếu tố nguy cơ, lồng ghép và phối hợp trong hoạt động và cung ứng dịch vụ của các đơn vị y tế dự phòng và khám chữa bệnh, giữa các tuyến.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân Số - Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sn và kế hoạch hóa gia đình, các can thiệp Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn.

- Xây dựng và phát triển mô hình bác sỹ gia đình; quản lý các bệnh mạn tính, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Tiếp tục đầu tư, củng c, nâng cấp đồng bộ và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh để tăng cường khả năng đáp ứng của bệnh viện các tuyến. Kết hợp phát triển dịch vụ khám chữa bệnh phổ cập với phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu, giữa y tế công lập và y tế tư nhân, ưu tiên cho y tế cơ sở, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện tuyến huyện, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho người dân, đồng thời giảm tải cho tuyến trên.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tập trung cho các chuyên khoa quá tải như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản, nhi... Phát huy vai trò và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới bng nhiều hình thức.

- Kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu với các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh. Thực hiện tốt công tác giám định tư pháp.

- Tiếp tục tăng giường bệnh ở các tuyến, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân trong tỉnh. Phấn đấu tăng ít nhất 200 giường bệnh/năm đối với các bệnh viện do Sở Y tế trực tiếp quản lý.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công tnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”; duy trì và đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ sở y tế “xanh, sạch, đẹp”.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện bộ máy tổ chức theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn; sửa chữa, xây mới các trạm y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.

4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế

- Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thông qua đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới chương trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy. Kết hợp giữa đào tạo liên tục tại các nhà trường với đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu, lồng ghép các chương trình, dự án.

- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học, phát triển đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao cho các lĩnh vực hoặc chuyên ngành theo đnh hướng. Tranh thủ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo của các Dự án, các đối tác nước ngoài.

- Chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng theo Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên bộ: Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kthuật y.

- Đào tạo chuyên môn cho cán bộ dân svà sinh sản theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao năng lực và thực hiện nghiên cứu khoa học về dân số, sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng.

5. Đảm bảo công tác dược, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả. Tăng cường khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị y tế và hạ tầng y tế. Nâng cao năng lực mạng lưới kiểm chuẩn và kiểm định trang thiết bị y tế.

- Đầu tư mrộng, phát triển cơ sở hạ tầng y tế phù hợp với quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng, trong đó đảm bảo về quy mô, vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn, chất thải nguy hại của y tế theo đúng quy định hiện hành.

- Huy động các nguồn lực đầu tư để tiếp tục các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011 - 2016 sang giai đoạn 2017 - 2020, hoàn thiện việc đầu tư xây dựng các công trình khởi công mới và đưa vào sử dụng giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 27/5/2015 và Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh về giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chtrương đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và một số công trình khác đáp ứng nhu cầu và quy hoạch của ngành.

6. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và thông tin y tế, tăng cường công tác truyền thông

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ y tế. Từng bước hiện đại hóa kỹ thuật y tế, ưu tiên các lĩnh vực: chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hóa sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử... Ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình...

- Từng bước phát triển và ứng dụng công nghệ chẩn đoán, điều trị từ xa.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin y tế và xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế từ tỉnh đến xã, cả khu vực y tế công và y tế tư.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chú trọng các yếu tố liên quan đến các bệnh không lây nhiễm và lây nhiễm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng...

7. Tài chính và đầu tư

- Tăng cường đầu tư cho y tế, lồng ghép giữa đầu tư ngân sách Nhà nước cho y tế với các nguồn vn hợp pháp khác; ưu tiên phân bổ ngân sách Nhà nước cho vùng sâu, vùng xa, y tế cơ sở, y tế dự phòng, để thực hiện các chính sách xã hội có liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo ngân sách cho hoạt động y tế.

- Tăng độ bao phủ của bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Cải cách và đơn giản hóa thủ tục mua, thanh toán bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế.

- Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đặc biệt nguồn đầu tư xã hội hóa. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mở rộng các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực y tế; tạo điều kiện để các cơ sở y tế cnh tranh lành mạnh, hợp tác và cùng phát triển ổn định, lâu dài.

- Tăng cường và mrộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế đhuy động sự giúp đỡ về kỹ thuật và đầu tư nguồn lực của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn viện trợ, xây dựng và phát triển ngành theo hướng các khu điều trị chất lượng cao.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

T năm 2017 đến năm 2020: Hàng năm sơ kết đánh giá kết quả, rút kinh nghim và xây dựng kế hoạch năm sau.

2. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện chương trình (đối với các đơn vị do Sở Y tế Thái Nguyên trực tiếp quản lý):

3.154.900 triệu đồng.

Trong đó:

 

- Ngân sách Trung ương (vốn đầu tư):

1.177.704 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương:

1.977.196 triệu đồng.

+ Vốn đầu tư:

482.126 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp:

1.495.070 triệu đồng.

3. Phân công nhiệm vụ

3.1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực tham mưu tổ chức thực hiện triển khai các hoạt động của Chương trình, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phtrên địa bàn toàn tỉnh trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung Chương trình.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành. Chđạo và hướng dẫn các đơn vị tham gia Chương trình xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị theo định hướng của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm.

- Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2. Các đơn vị tham gia Chương trình

- Xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn 2017 - 2020 và kế hoạch hàng năm trên cơ sở nội dung Chương trình tổng thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, phản ảnh về Sở Y tế và UBND địa phương những thuận lợi, khó khăn và tìm hướng khắc phục.

- Vận dụng và huy động các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, dự án để Chương trình đạt mục tiêu, hoàn thành kế hoạch.

- Hàng năm báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định.

3.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận T quc tnh; các tổ chức đoàn thể và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp

- Trực tiếp phối hợp với Sở Y tế và chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với các cơ quan liên quan và các cơ sở y tế tổ chức thực hiện Chương trình, xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách Nhà nước bổ sung cho các cơ sở y tế.

- Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí, điều chỉnh, bổ sung biên chế, quy hoạch, thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với trang thiết bị y tế, qun lý môi trường... theo quy định.

- Chỉ đạo các cơ sở trực thuộc phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm y tế, về nội dung bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh ;
- Lưu: VT, TH, KGVX.
(mi
nhnt/QĐ. 90/T6/50b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Việt Hùng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 1973/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn Vốn/Phân kỳ

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng giai đoạn 2017-2020

Tng s

864.657

968.348

803.335

518.560

3.154.900

Ngân sách Trung ương

350.000

385.000

320.279

122.425

1.177.704

Vn đầu tư

350.000

385.000

320.279

122.425

1.177.704

Ngân sách địa phương

514.657

583.348

483.056

396.135

1.977.196

Vn đầu tư

166.000

210.200

97.926

8.000

482.126

Vốn sự nghiệp, bao gồm:

348.657

373.148

385.130

388.135

1.495.070

Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

12.300

18.000

18.020

18.050

66.370

Đề án Methadone

8.634

9.009

9.626

9.833

37.102

Đề án y tế cơ sở

10.612

9.612

9.430

1.430

31.084

Đề án y tế chuyên sâu

21.600

22.100

21.700

21.450

86.850

Các chương trình y tế

41.882

44.427

46.354

47.372

180.035

Mua sắm, sửa chữa

253.629

270.000

280.000

290.000

1.093.629

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 1973/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Tổng mức đầu tư (dự kiến)

Phân kỳ 2017-2020

Ghi chú

2017

2018

2019

2020

I

Ngân sách địa phương

 

482.126

166.000

210.200

97.926

8.000

 

1

Trụ sở làm việc liên cơ quan: Chi cục Dân số KHHGĐ - Chi cục ATVSTP

Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

41.970

15.000

16.500

10.470

0

 

2

Xây dựng mới Trung tâm Giám định y khoa

P. Thịnh Đán, TPTN, tỉnh Thái Nguyên

21.358

7.000

7.700

6.658

0

 

3

Xây dựng mới Trung tâm TT Giáo dục sức khỏe

P. Thịnh Đán, TPTN, tnh Thái Nguyên

14.386

5.000

5.500

3.886

0

 

4

Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện A Thái Nguyên

TP Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên

36.304

15.000

16.500

4.804

0

 

5

Xây dựng mi trạm tế xã

Toàn tỉnh

68.000

4.000

32.000

24.000

8.000

 

6

Xây dựng mới Trung tâm giám định Pháp Y

TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

24.507

10.000

11.000

3.507

 

 

7

Trụ sở Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thái Nguyên

TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

28.843

10.000

11.000

7.843

 

 

8

Bệnh viện YHCT (địa đim mới)

TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

246.758

100.000

110.000

36.758

 

 

II

Ngân sách Trung ương

 

1.177.704

350.000

385.000

320.279

122.425

 

1

Bệnh viện PHCN (Giai đoạn 2)

TP Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên

59.999

25.000

27.500

7.499

0

 

2

Bệnh viện Y học cổ truyền (Địa điểm mới)

TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

53.525

20.000

22.000

11.525

 

 

3

Xây dựng Trung tâm nội tiết y tế chuyên sâu - Bệnh viện Gang thép

Phường Trung Thành, TPTN, tỉnh Thái Nguyên

222.800

75.000

82.500

65.300

0

 

4

Xây nhà điều trị, khám, HSCC, mua thiết bị Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

53.083

20.000

22.000

11.083

0

 

5

Xây dựng mới Trung tâm Pháp Y

Phường Thịnh Đán, TPTN, tỉnh Thái Nguyên

45.000

20.000

22.000

3.000

0

 

6

XD giai đoạn 2 và nhà cận lâm sàng, điều trị, mua thiết bị - Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

58.172

20.000

22.000

16.172

0

 

7

Sửa chữa và Mua sắm trang thiết bị cho các TTYT huyện

Tỉnh Thái Nguyên

150.000

35.000

38.500

42.350

34.150

 

8

Bệnh viện C

TP Sông Công

535.125

135.000

148.500

163.350

88.275

 

 

Tổng cộng

 

1.659.830

516.000

595.200

418.205

130.425

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1973/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Huyện

2017

2018

2019

2020

Xây mới

Cải to, nâng cp

Xây mới

Cải to, nâng cp

Xây mới

Cải tạo, nâng cp

Xây mi

Ci tạo, nâng cấp

Định Hóa

 

Kim Phượng

Tân Dương

Phượng Tiến

Linh Thông

Trung Lương

 

Bảo Linh

 

Phúc Chu

Phú Đình

Trung Hội

 

Đng Thịnh

 

Phú Tiến

 

Quy Kỳ

 

Bình Yên

 

Định Biên

 

Lam Vỹ

 

 

 

Thanh Định

 

 

 

 

Phú Lương

Ôn Lương

Phú Đô

 

TTr Đu

Yên Trạch

Phấn Mễ

 

 

Động Đạt

Cổ Lũng

 

TTr Giang Tiên

 

Sơn Cầm

 

 

Hợp Thành

Tức Tranh

 

Yên Lạc

 

 

 

 

TP Sông Công

 

Vinh Sơn

 

Lương Sơn

 

Mỏ Chè

 

 

Võ Nhai

 

Phú Thượng

 

Dân Tiến

 

Nghinh Tưng

 

 

 

Lâu Thượng

 

Phương Giao

 

Sảng Mộc

 

 

 

Bình Long

 

Liên Minh

 

Thượng Nung

 

 

TP Thái Nguyên

 

P. Tích Lương

Túc Duyên

P. Gia Sàng

Phú Xá

 

Thịnh Đức

 

 

P. Quán Triều

Tân Lập

P.Quang Vinh

Đồng Bẩm

 

 

 

 

 

 

P. Cam Giá

 

 

 

 

Ph Yên

 

Thuận Thành

Đông Cao

 

 

 

 

 

 

Vạn Phái

 

 

 

 

 

 

 

Tân Phú

 

 

 

 

 

 

 

Phúc Tân

 

 

 

 

 

 

Đại Từ

Quân Chu

Phú Thịnh

TT Quân Chu

Tân Linh

 

Đức Lương

 

La Bằng

 

Phúc Lương

Ký Phú

Cù Vân

 

 

 

 

 

Hà Thượng

 

 

 

 

 

 

 

Khôi Kỳ

 

 

 

 

 

 

Đồng Hỷ

 

TT Sồng Cầu

Hóa Trung

Quang Sơn

Huống Thượng

Hòa Bình

Hợp Tiến

TT Chùa Hang

 

 

 

Khe Mo

Minh Lập

Nam Hòa

 

TT Trại Cau

 

 

 

Văn Hán

 

Văn Lăng

 

Tân Li

Phú Bình

 

Hương Sơn

 

Tân Hòa

 

 

 

 

 

Kha Sơn

 

Lương Phú

 

 

 

 

 

Đồng Liên

 

 

 

 

 

 

Tổng số

4

24

8

19

6

13

2

7

 

PHỤ LỤC SỐ 4

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1973/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

 

TNG SỐ

41.882

44.427

46.354

47.372

180.035

I

Chương trình mục tiêu y tế - dân số

34.900

37.400

39.400

42.000

153.700

1

Phòng chống các bệnh lây nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

10.900

11.000

12.000

13.000

46.900

2

Tiêm chng mở rộng

2.000

2.400

3.000

4.000

11.400

3

Vệ sinh an toàn thực phẩm

2.500

3.000

3.000

3.000

11.500

4

Dân svà phát triển

13.000

14.000

14.000

14.000

55.000

 

Dân s - Kế hoạch hóa gia đình

10.500

11.000

11.000

11.000

43.500

 

Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

2.500

3.000

3.000

3.000

11.500

5

Phòng chống HIV/AIDS

3.500

4.000

4.400

5.000

16.900

6

Đảm bảo máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học

500

500

500

500

2.000

7

Quân dân y kết hợp

500

500

500

500

2.000

8

Qun lý và truyền thông y tế

2.000

2.000

2.000

2.000

8.000

2

Các chương trình khác

6.982

7.027

6.954

5.372

26.335

1

Phòng chng dịch

3.000

3.000

3.000

3.000

12.000

2

Chương trình PC các rối loạn thiếu I-ốt

160

187

112

112

571

3

Chương trình YTTH

100

100

100

100

400

4

Dự án PC bệnh nghề nghiệp, CSSK người lao động

472

490

492

492

1.946

5

Chương trình PC tai nạn thương tích

250

250

250

250

1.000

6

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

3.000

3.000

3.000

1.418

10.418

 

 





Nghị định 117/2014/NĐ-CP về Y tế xã, phường, thị trấn Ban hành: 08/12/2014 | Cập nhật: 11/12/2014