Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020”
Số hiệu: | 1607/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Nguyễn Đức Tuy |
Ngày ban hành: | 28/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1607/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg , ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg , ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông báo số 308-TB/TU ngày 07/12/2016 của Tỉnh ủy Kon Tum thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án "Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020";
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
- Đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum. Giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.
- Phát triển du lịch Kon Tum theo hướng du lịch xanh dựa vào thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tổng lượt khách đạt 24,3%. Đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đạt 727.000 lượt, trong đó: khách quốc tế: 322.000 lượt; khách nội địa: 405.000 lượt. Doanh thu du lịch tăng hơn 3 lần so với doanh thu năm 2015. Tạo việc làm cho 2.860 lao động.
- Tăng cơ sở lưu trú lên 235 cơ sở, số lượng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao gấp 2 lần so với năm 2015. Công suất sử dụng phòng đạt 73,5%.
- Công nhận ít nhất 02 khu du lịch địa phương, 03 - 05 điểm du lịch địa phương; đầu tư và phát triển ít nhất 03 làng du lịch cộng đồng.
3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò phát triển du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
- Các cấp, các ngành phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Các huyện ủy, thành ủy phải xem nhiệm vụ phát triển du lịch của địa phương là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
- Tổ chức tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; về ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường du lịch bền vững, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.
- Thường xuyên đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, kịp thời nhằm tạo đột phá trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch và hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương.
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch du lịch
- Tăng cường công tác điều tra, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương; đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục lựa chọn, triển khai công tác quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch có tiềm năng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa; tổ chức công bố quy hoạch các khu, điểm du lịch đã được phê duyệt (Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum, Quy hoạch Trung tâm thể dục thể thao và các công trình phụ trợ.
- Chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai gắn kết với Khu du lịch sinh thái hồ Đắk Yên để quy hoạch thành Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng thành phố Kon Tum. Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sân golf tại huyện Kon Plông thành Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng thành phố Kon Tum.
3.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Thành phố Kon Tum, Khu du lịch sinh thái Măng Đen Kon Plông, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y huyện Ngọc Hồi... Trong đó chú trọng đầu tư đường giao thông, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước, bãi đỗ xe, công viên, cây xanh tạo cảnh quan...
- Từ nay đến năm 2020, tập trung nguồn lực và có cơ chế huy động nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch sau:
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng các làng du lịch cộng đồng tại Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi. Trong đó, ngân sách nhà nước tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường giao thông vào các làng du lịch cộng đồng, giao thông nội bộ, nhà đón tiếp và trưng bày, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, bãi chứa rác, hệ thống điện, nước...; có chính sách hỗ trợ lãi suất cho Nhân dân vay vốn cải tạo, sửa chữa nhà ở truyền thống và mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ du lịch.
+ Đầu tư hoàn thành Khu du lịch văn hóa lịch sử ngục Kon Tum trong năm 2018. Trong đó: Ngân sách tỉnh bố trí đầu tư các công trình hạ tầng chủ yếu như: Bảo tàng ngoài trời, tôn tạo, phục dựng di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Nhà văn hóa kết hợp triển lãm, hệ thống các nhà rông...; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng du lịch khu ẩm thực, khu vui chơi thanh thiếu nhi, khu đô thị ven sông...
+ Thu hút đầu tư Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng gắn kết với Khu du lịch sinh thái hồ Đắk Yên thành phố Kon Tum; thu hút đầu tư khu khách sạn nghỉ dưỡng và thương mại cao cấp tại thành phố Kon Tum để tạo điểm nhấn cho thành phố Kon Tum.
- Thu hút các Tập đoàn, Công ty có tiềm lực tài chính, đồng thời có cơ chế tạo quỹ đất và giá thuê đất để giới thiệu đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị; phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao tại thành phố Kon Tum, Kon Plông và Ngọc Hồi. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà có phòng cho thuê (homestay), phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt tại một số làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai (giá thuê đất, hình thức giao đất, cho thuê đất; thời gian miễn, giảm tiền sử dụng đất...) để thu hút đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh du lịch quy mô lớn, cần sử dụng diện tích đất lớn để tạo không gian cảnh quan như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf...
- Đầu tư chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum (hạ tầng giao thông, cây xanh, vỉa hè, điện công lộ ...) nhằm tạo thân thiện cho du khách. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức đối tác công tư; kêu gọi xã hội hóa đầu tư hiện đại hóa điện công lộ, trang trí đèn hoa trên các tuyến đường của thành phố Kon Tum.
- Đầu tư chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum (hạ tầng giao thông, cây xanh, vỉa hè, điện công lộ ...) nhằm tạo thân thiện cho du khách. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức đối tác công tư; kêu gọi xã hội hóa đầu tư hiện đại hóa điện công lộ, trang trí đèn hoa trên các tuyến đường của thành phố Kon Tum.
3.4. Phát triển sản phẩm, thị trường du lịch
3.4.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Kon Tum nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của Kon Tum
- Xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biên giới, phục vụ thị trường khách du lịch khu vực Tam giác phát triển và các địa phương trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây từ Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào - các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum, Việt Nam) - Phu Cưa (Attapư - Lào).
- Thiết lập quan hệ hợp tác phát triển du lịch, giao lưu văn hóa với một số địa phương trong khu vực Asean, Pháp và các nước Âu - Mỹ. Chú trọng nghiên cứu tâm lý du lịch của các nhóm khách đến từ thị trường Âu Mỹ nhằm tăng khả năng chi trả, số ngày lưu trú của khách quốc tế đến Kon Tum.
3.4.2. Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh, tập trung vào các sản phẩm du lịch sau:
- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh: Triển khai đầu tư tôn tạo, phục dựng và khai thác các giá trị di tích lịch sử cách mạng như: Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; khu di tích lịch sử cách mạng căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum; khu di tích lịch sử Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh; Khu di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen... để phục vụ phát triển du lịch. Lựa chọn một số lễ hội đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá, tạo thương hiệu riêng cho du lịch Kon Tum như: Đua thuyền độc mộc; Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch hàng năm; Lễ hội ẩm thực dân gian. Phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Kon Tum tại các thành phố lớn; tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại các Khu, điểm du lịch lớn trong nước để quảng bá, giới thiệu và thu hút du khách đến với Kon Tum; khai thác tốt sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.
- Phát triển du lịch thể thao: Phát triển các sản phẩm du lịch thể thao chinh phục núi, thể thao trên sông, thể thao mạo hiểm, săn bắn dựa trên thế mạnh về địa hình đồi núi, nhiều sông suối, lòng hồ thủy điện. Trước mắt, xây dựng và triển khai dự án phát triển du lịch “Chinh phục đỉnh núi Ngọc Linh" gắn với tham quan cơ sở sản xuất và nơi trưng bày các sản phẩm Sâm Ngọc Linh.
- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống:
+ Phấn đấu từ nay đến năm 2020, đầu tư xây dựng và phát triển ít nhất 3 làng du lịch cộng đồng tại Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi từ nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn tài trợ của các tổ chức và Nhân dân.
Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các làng du lịch cộng đồng tại địa phương. Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn về nghiệp vụ, nội dung đầu tư để giữ gìn bản sắc văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng tour du lịch cộng đồng tại huyện Tu Mơ Rông, huyện Đăk Glei, huyện Kon Plông gắn với tour du lịch "Chinh phục đỉnh núi Ngọc Linh".
+ Triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ; xây dựng các khu trưng bày, không gian văn hóa các dân tộc thiểu số như khu vườn tượng gỗ...
- Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và du lịch khác tại ba vùng kinh tế động lực: Tổ chức và đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc gia và quốc tế; đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao của khu vực, giải thể thao của các ngành và giải quốc gia tại 03 vùng kinh tế động lực.
- Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các loại hình du lịch như dã ngoại, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Măng Đen; Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray; Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.
Đầu tư, nâng cấp rừng đặc dụng Đăk Uy thành Khu bảo tồn rừng đặc dụng Đăk Uy vào năm 2020 theo Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt; đồng thời thu hút đầu tư, kinh doanh khu du lịch rừng đặc dụng Đăk Uy theo hướng cho thuê rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, Safari và nghiên cứu khoa học rừng đặc dụng.
3.5. Quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết hợp tác
- Định vị thương hiệu du lịch Kon Tum, hoàn thành công tác tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Kon Tum; tuyên truyền, phổ biến, thông tin, quảng bá du lịch.
- Tăng cường ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến, đặc biệt cho công tác mời chuyên gia xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum, xúc tiến thị trường quốc tế.
3.6. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
- Nâng cao chất lượng lao động du lịch; chất lượng đào tạo của các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch.
- Huy động nguồn kinh phí, nguồn tài trợ và tìm đối tác tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo thực hiện các khóa đào tạo ở trong và ngoài nước cho cán bộ công chức. Tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của Dự án EU trong việc tổ chức các lớp tập huấn và các hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho doanh nghiệp du lịch, người lao động và cộng đồng; khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Khuyến khích phát triển và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các nghệ nhân, các hoạt động văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa phục vụ du lịch.
3.7. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đảm bảo môi trường du lịch
- Kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và xúc tiến du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện đúng, đủ các quy định về điều kiện kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá... Triển khai chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường du lịch; khuyến khích và hỗ trợ các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thương hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện đúng, đủ các quy định về điều kiện kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá...
- Triển khai chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường du lịch; khuyến khích và hỗ trợ các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thương hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh.
Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân và đóng góp của Nhân dân.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Là cơ quan đầu mối theo dõi đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai có hiệu quả Đề án; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Đề án. Định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất cho Nhân dân vay vốn cải tạo, sửa chữa nhà ở truyền thống và mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu để phát triển du lịch cộng đồng.
2. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai thực hiện đạt hiệu quả Đề án (hoàn thành trong quý I năm 2017). Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12), báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
|
TM ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020
(Theo Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Đến năm 2020, du lịch cả nước cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...; sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, đa dạng; có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới".
Tại Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Chính phủ yêu cầu: “Các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch”.
Tỉnh Kon Tum có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên thời gian qua, việc tổ chức khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng; đóng góp của ngành du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh chưa cao.
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 9%/năm. Trong đó, thương mại - dịch vụ chiếm 35-36% trong cơ cấu kinh tế.
Vì vậy, việc xây dựng "Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020" là yêu cầu cấp thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, tiếp tục phát triển du lịch một cách bền vững trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg , ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg , ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông báo số 263/TB-VPCP ngày 30/8/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV;
- Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Căn cứ thực tiễn
Cùng với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo, có hệ thống cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị huyện Kon Plông đến năm 2030 cho thấy trong tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Măng Đen sẽ là điểm nhấn của con đường xanh Tây Nguyên, giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và khu kinh tế lớn Dung Quất của Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Chu Lai của Quảng Nam.
Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử Ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi)... hiện đang được bảo quản, tôn tạo. Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đã thống nhất chủ trương lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là di tích quốc gia đặc biệt1.
Trên địa bàn tỉnh còn bảo tồn nhiều giá trị văn hóa độc đáo như: phong tục tập quán, lễ hội được tổ chức thường xuyên, nhiều loại hình âm nhạc dân gian, ngữ văn dân gian. Các điểm du lịch Cột mốc Quốc giới ba biên Việt Nam - Lào - Campuchia, suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla... Các công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật như: Nhà thờ Gỗ, Chùa Bác Ái, Tòa Giám mục Kon Tum đã thu hút lượng lớn khách khi đến Kon Tum.
Với lợi thế địa lý là điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; đường mòn Hồ Chí Minh có hạ tầng giao thông đảm bảo rất thuận lợi nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào, tạo cơ hội cho ngành Du lịch Kon Tum có thể phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt loại hình du lịch Caravan nhằm mở rộng hành trình du lịch Con đường di sản miền Trung và Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Tuy nhiên, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tiến độ quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch còn chậm; hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch quy mô còn nhỏ, thiếu đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa chuyên nghiệp; các doanh nghiệp lữ hành du lịch, cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu; việc xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh còn thiếu tính sáng tạo, sức hấp dẫn chưa cao, chưa tạo dựng được thương hiệu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tuy đã có đổi mới song còn thiếu tính chuyên nghiệp; công tác liên kết, phát triển du lịch chưa tạo được sự đột phá; việc thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào lĩnh vực du lịch chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực du lịch có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu; việc huy động các thành phần kinh tế, đặc biệt là người dân tham gia hoạt động du lịch chưa đạt hiệu quả cao.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,1%. Tổng doanh thu du lịch đạt 32,5%. Tổng lượt khách và tổng số ngày khách lưu trú năm 2015 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2011. Tổng doanh thu du lịch năm 2015 tăng gấp 3,1 lần so với năm 2011 (Phụ lục 1,2).
* Đóng góp GDP của Du lịch vào GDP của tỉnh:
Cơ cấu GDP theo nhóm ngành: Dịch vụ lưu trú và ăn uống
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Năm |
||||
2010 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|||
1 |
Cơ cấu GDP theo nhóm ngành: Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
% |
1,73 |
1,56 |
1,64 |
1,68 |
1,72 |
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015.
2. Kết quả cụ thể triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án hạ tầng du lịch, các dự án của các nhà đầu tư.
2.1. Công tác lập quy hoạch
- Thành phố Kon Tum: Triển khai lập quy hoạch chi tiết Khu tái định cư, dãn dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số nội thành, thành phố Kon Tum gắn công tác phát triển du lịch; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) thuộc Dự án Tổ hợp Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hồ Đăk Yên xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum của Công ty cổ phần du lịch Pơ Lang Kon Tum; Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu du lịch văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum (đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua tại Thông báo số 219-TB/TU ngày 11/8/2016).
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi: Đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; hiện đang tiếp tục điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức công bố và cắm mốc giới ra thực địa 04 đồ án quy hoạch chi tiết tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Huyện Kon Plông: Đã lập và trình phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp thuộc đô thị KonPlông, Quy hoạch phân khu khu vực phía Đông bắc đô thị KonPlông, Quy hoạch chi tiết điểm dân cư khu vực ngã tư đường Trường Sơn Đông - xã Hiếu, Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phân khu chức năng một số khu vực Khu vực phía Đông Nam đô thị KonPlông, khu khai thác du lịch dịch vụ chất lượng cao phía Tây Bắc đô thị KonPlông, khu trung tâm hành chính đô thị và thương mại du lịch, khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng, điểm du lịch Thác Pa Sĩ; quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Măng Đen của Công ty TNHH Hoàng Tùng (đã được UBND huyện Kon Plông phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch) vào danh mục quy hoạch xây dựng đã và đang triển khai lập dự án chi tiết,
- Huyện Đăk Tô: Quy hoạch khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh; Sân bay phượng Hoàng; Khu du lịch sinh thái suối nước nóng Đăk Tô, Thác Đăk Lung; Làng Văn hóa truyền thống dân tộc Xê Đăng, xã Văn Lem; Rừng thông sinh thái phía Đông thị trấn Đăk Tô; Khu chứng tích chiến tranh nhà thờ Kon Hring.
2.2. Về thực hiện các dự án, đề án
- Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển du lịch:
Những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 gồm: huyện Kon Plông, Dự án đường vào thác Đăk Ke; thác Lô Ba; dự án đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát triển làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cành; dự án xây dựng đường vào hồ Toong Đam- Toong Jơ Ri; Huyện Đăk Tô: Dự án xây dựng đường vào thác Đăk Lung; Dự án khu du lịch sinh thái rừng thông thị trấn Đăk Tô; Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm bùn suối khoáng thác Đăk Lung; Dự án sửa chữa nhà trưng bày di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh; Huyện Ngọc Hồi đã xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; thành phố Kon Tum Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa;
- Các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa: Những dự án trùng tu, tôn tạo được thực hiện theo kế hoạch: Dự án trùng tu tôn tạo di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); Bảo tàng tỉnh và Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể tại Kon Tum; Dự án tôn tạo, phục hồi, xây dựng di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Tỉnh ủy (huyện Tu Mơ Rông); Dự án tôn tạo, sửa chữa di tích Plei Kần (huyện Ngọc Hồi); Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngục Đăk GIei (huyện Đăk Glei).
3. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch
- Tính đến ngày 31/12/2015, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh có: 113 đơn vị, trong đó xếp hạng 4 sao: 01 đơn vị; xếp hạng 3 sao: 01 đơn vị; xếp hạng 2 sao: 07 đơn vị; xếp hạng 01 sao: 42 đơn vị; nhà nghỉ du lịch: 62 đơn vị, với tổng số 1675 phòng, tăng 708 phòng so với năm 2011. Có 81/113 cơ sở đăng ký kinh doanh trong giai đoạn 2011-2015, với tổng số vốn theo đăng ký là 230.235 tỷ đồng (Phụ lục 3).
- Số đơn vị kinh doanh lữ hành 08 đơn vị, trong đó có 04 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 04 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, tăng 05 đơn vị so với năm 2011 (03 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 02 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa).
Số lượng các Công ty lữ hành du lịch quá ít so với tiềm năng của du lịch tỉnh. Hiện nay lượng khách du lịch đến Kon Tum hầu như là khách quốc tế thông qua các Công ty lữ hành quốc tế với thị trường Inboud (hồi hương) đa phần là khách Pháp, Đức, Canada, Lào... trung bình 70.000 lượt/năm; khách nội địa được khai thác ở các Công ty lữ hành là khách du lịch Kon Tum đi du lịch tại các vùng biển duyên hải miền Trung, các khu du lịch lớn ở hai đầu đất nước. Khách du lịch nội địa đến Kon Tum hầu như phần lớn là khách tham quan hội họp kết hợp du lịch, trong đó có một phần là khách đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen. Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch tại Kon Tum hiệu quả chưa cao, đón khách chưa nhiều so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất và công tác quảng bá còn ít. Thiếu kinh phí đầu tư cho xúc tiến, đầu tư. Chưa tham gia được nhiều Hội chợ quốc tế lớn; chưa thật sự liên kết, hợp tác quảng bá du lịch với các tỉnh thành trong cả nước; chưa cùng với các đoàn Famtrip, Presstrip tạo nên hình ảnh của du lịch Kon Tum để quảng bá rộng rãi với thị trường trong nước và quốc tế.
Nguyên nhân của những hạn chế trên một phần là do trước đây hệ thống giao thông đến Kon Tum còn khó khăn, sân bay Plei Ku cách thành phố Kon Tum 45 km; phương tiện đưa đón từ sân bay đến Kon Tum chưa nhiều; các loại hình giao thông không đa dạng. Vấn đề đặc biệt quan tâm là sản phẩm du lịch chưa đa dạng, những sản phẩm mà các Công ty du lịch lữ hành Kon Tum đang khai thác hầu như là sản phẩm thô, chưa qua đầu tư, nâng cấp mà thị trường khách du lịch nội địa thì cần có các sản phẩm được đầu tư kỹ, dịch vụ đa dạng. Trong khi bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại tỉnh hiện nay không đủ sức bức phá để tạo nên sức hút đối với du khách đến Kon Tum.
4. Kết quả thực hiện quảng bá, xúc tiến du lịch
- Thường xuyên tổ chức các sự kiện về văn hóa, thể thao, du lịch như: Tuần lễ văn hóa du lịch hàng năm; kỷ niệm các Ngày lễ lớn của quốc gia và của tỉnh Kon Tum; đăng cai tổ chức các giải bóng đá quốc tế khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Atapeu -Lào, Ratanakiri - Campuchia tại tỉnh Kon Tum; đăng cai tổ chức hội nghị Hợp tác phát triển ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam năm 2012; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ để quảng bá xúc tiến du lịch tại tỉnh Kon Tum.
- Xây dựng các trang thông tin điện tử, cẩm nang hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, đĩa VCD, DVD về tiềm năng và địa chỉ điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh Kon Tum. Từ năm 2011 - 2015, đã hoàn thành và phát hành các ấn phẩm du lịch: “Chào mừng Quý khách đến Kon Tum”; “Bản đồ du lịch Kon Tum”; “Du lịch Kon Tum - Huyền thoại đại ngàn”; Tờ rơi “Kon Tum - Đại ngàn vẫy gọi” ; Ẩm thực Kon Tum; Ấn phẩm Du lịch Kon Tum trên đường phát triển... nhằm giới thiệu những nét đặc trưng nhất của Kon Tum đến với du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Quảng bá ẩm thực và đặc sản Kon Tum đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục cho: Sâm Ngọc Linh; Gỏi lá Kon Tum. Cá tầm Kon Plông được công nhận vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Sâm Ngọc Linh được tổ chức kỷ lục châu Á xác lập là quà tặng đạt kỷ lục châu Á. Kỷ lục được công bố và giới thiệu trên website Kỷ lục Việt Nam www.kyluc.vn, TOP Việt Nam www.topvietnam.vn, các ấn phẩm “Công bố kỷ lục Việt Nam”, niên giám “Kỷ lục Việt Nam”.
- Tham gia các đợt Hội chợ du lịch và giao lưu văn hóa trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh Kon Tum và thực hiện công tác xúc tiến du lịch: Tham gia hoạt động “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II năm 2012”; Liên hoan Ẩm thực Quốc tế Huế 2014; Triển lãm giới thiệu tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc trưng Năm Du lịch quốc gia 2014 trong “Tuần văn hóa du lịch Đà Lạt” 2013; Ngày Hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần VII-2011, lần VIII- 2012 và năm 2015. Tham gia các đợt Hội chợ triển lãm quốc gia, khu vực và quốc tế như: Triển lãm Quốc tế Du lịch ITE Hồ Chí Minh năm 2011, 2014; “Lễ hội Văn hóa Việt Nam” tại Cộng hòa Pháp năm 2013; Hội chợ Thương mại và Du lịch khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam tại tỉnh Attapeu; Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội; Hội thảo, triển lãm du lịch quốc tế tại tỉnh Bình Thuận năm 2015; các hoạt động văn hóa và du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam các năm 2011 đến 2015.
- Phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV9...); Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), các dải khu vực và của tỉnh Kon Tum thực hiện nhiều chương trình truyền hình, phóng sự giới thiệu, quảng bá văn hóa và du lịch Kon Tum, nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch Kon Tum tới cả nước và quốc tế.
Các hoạt động xúc tiến nêu trên đã từng bước đem lại hiệu quả cho việc thu hút du khách đến với thị trường Kon Tum thông qua số lượng tăng trưởng khách hàng năm (đã thể hiện trong đề án). Thông qua các Hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, du khách tìm hiểu và đến với Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen nhiều hơn và cảm nhận thật sự về tiềm năng du lịch Kon Tum. Thị trường khách quốc tế, nhất là khách Lào và Thái Lan trong những năm gần đây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, dừng chân tại Kon Tum và đến các tỉnh duyên hải miền Trung cũng tăng nhiều thông qua các đợt khảo sát, ký kết và sự quảng bá của ngành du lịch Kon Tum tại các tỉnh Nam Lào và Đông bắc Thái Lan.
Các sự kiện lễ hội văn hóa, du lịch, thương mại, đầu tư trong những năm gần đây do UBND tỉnh tổ chức, cử các đoàn của tỉnh tham gia các lễ hội Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội, Ngày di sản Việt Nam..., hoạt động trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, hình ảnh, hiện vật giới thiệu về văn hóa các dân tộc tỉnh Kon Tum, các ấn phẩm về du lịch tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và các Hội chợ VITM tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa... qua các năm đã tạo nên một hiệu ứng tốt cho khách du lịch biết và đến Kon Tum nhiều hơn đặc biệt là lượng khách của duyên hải miền Trung đến với khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen. Đồng thời qua thống kê cho thấy, lượng khách du lịch tại các tỉnh phía bắc nhất là địa bàn Thành phố Hà Nội cũng đang đến với Kon Tum ngày một tăng vì nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên, du lịch về nguồn.
Nhìn chung công tác quảng bá xúc tiến những năm qua đã phát huy hiệu quả nhất định nhưng chưa được rõ nét, để lượng khách du lịch đến Kon Tum nhiều hơn cần quan tâm nâng cao chất lượng cho công tác xúc tiến du lịch, mở rộng xúc tiến du lịch ở các thị trường khách tiềm năng các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường công tác liên kết, quảng bá với các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.
5. Kết quả nguồn vốn thực hiện
- Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Tổng số 239,618 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 153,437 tỷ đồng.
+ Ngân sách địa phương: 48,953 tỷ đồng (chưa tính các nguồn vốn lồng ghép để đầu tư hạ tầng du lịch).
(Phụ lục 4)
- Đầu tư các dự án phát triển du lịch: Tổng số 99,257 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 24,736 tỷ đồng.
+ Ngân sách địa phương: 17,738 tỷ đồng;.
+ Nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân: 47,6 tỷ đồng.
+ Nguồn xã hội hóa: 9,183 tỷ đồng.
(Phụ lục 5)
- Đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Tổng số 885 triệu đồng.
(Phụ lục 6, 7)
6. Thực trạng nguồn nhân lực và kết quả đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Tính đến ngày 31/12/2015, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Kon Tum là 1532 người. Trong đó, số lao động thường xuyên là 955 người, số lao động mùa vụ là 577 người; số cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch là 17 người. Số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học: 295 người, chiếm khoảng 19,2% trên tổng số lao động; lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp nghề: 592 người, chiếm 38,6%, tỷ lệ lao động khác chiếm 20%. Số lao động biết ngoại ngữ: 565 người; độ tuổi từ 35-50 tuổi chiếm hơn 70%. Chia theo chuyên ngành đào tạo, chuyên ngành du lịch: 452 người; được đào tạo chuyên ngành khác làm việc trong ngành du lịch: 1080 người.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức Hội thi lễ tân khách sạn năm 2013 cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum; tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên tỉnh Kon Tum lần thứ 1 - năm 2014; Năm 2015 mở lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ khách du lịch và bồi dưỡng kiến thức quản lý khách sạn vừa và nhỏ tại Kon Tum; tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng của Dự án Eu tài trợ như: Lớp tập huấn xây dựng chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm tại làng Kon Tu Rằng huyện Kon Plông và lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cơ sở lưu trú tại Thành phố Kon Tum.
(Phụ lục 8)
7. Kết quả phát triển sản phẩm du lịch; liên kết, hợp tác về du lịch
7.1. Về sản phẩm du lịch
- Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã tiến hành xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: 68 điểm du lịch về văn hóa, lịch sử; 10 điểm du lịch về lịch sử cách mạng; 21 điểm du lịch về sinh thái nghỉ dưỡng.
- Phát triển tương đối đa dạng các loại hình du lịch như:
+ Du lịch sinh thái: Chủ yếu phát triển loại hình du lịch tham quan, dã ngoại (Suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung; Rừng đặc dụng Đăk Uy; Vườn quốc gia Chư Mom Ray, điểm du lịch thác Pa Sỹ - Măng Đen, điểm du lịch Hồ Đăk Ke - Măng Đen, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh...); du lịch sinh thái - cộng đồng (thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm đời sống người dân ở làng Kon Kơ Tu, thành phố Kon Tum).
+ Du lịch văn hóa: Trên cơ sở khai thác lợi thế của Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Kon Tum, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc tôn giáo và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum, ngành du lịch Kon Tum đã phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc như: Du lịch văn hóa - tâm linh; Du lịch văn hóa - cộng đồng; Du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng; với hệ thống các điểm du lịch độc đáo như: Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục ĐăkGlei; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Khu di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen...; Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tòa Giám mục Kon Tum, cầu treo Kon Klor và hệ thống nhà mồ tại các làng đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Các loại hình Du lịch thương mại - công vụ, Du lịch thăm thân, Du lịch ẩm thực... đang từng bước định hình.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng các sản phẩm đặc trưng của Kon Tum, quy hoạch, trồng và xây dựng thương hiệu quốc gia Sâm Ngọc Linh tại các huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei; phát triển các sản phẩm rượu Sim Măng Đen, cá Tầm, các loại dược liệu khác, khuyến khích phát triển nghề dệt thủ công tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
7.2. Về liên kết, hợp tác phát triển du lịch
- Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Kon Tum đã phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch, hỗ trợ kết nối các chương trình, tuyến, điểm tham quan du lịch với Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
- Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho các tỉnh, thành nói chung và Kon Tum nói riêng.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Kon Tum đã ký kết, hợp tác với một số doanh nghiệp các tỉnh đưa khách du lịch đến với các địa phương lẫn nhau, đặc biệt các doanh nghiệp của tỉnh Attapeu, Chămpasak- Lào; Ubon - Thái Lan đã phối hợp với tỉnh Kon Tum đưa khách du lịch từ Lào, Thái Lan đến Kon Tum qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.
8. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch đã được chú trọng. Từ 2011 đến 2015, đã tổ chức 19 đợt thanh tra, kiểm tra với 1754 cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó đã ban hành 80 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tổng số tiền xử phạt là 150 triệu đồng, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng trong lĩnh vực du lịch.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Sau hơn 05 năm thực hiện, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ngày càng được cải thiện, hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch đã được xây dựng, các cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, một số dự án phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn các huyện, thành phố.
Hầu hết các khu, điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đều có bảng chỉ dẫn vị trí cụ thể, rõ ràng trên các tuyến giao thông. Tại một số khu, điểm tham quan như: Điểm du lịch Thác Pa Sỹ, Vườn hoa Thanh Niên, Tượng Đức mẹ Măng Đen (huyện Kon Plông), Tòa Giám mục Kon Tum (thành phố Kon Tum)... người dân địa phương đã trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương, góp phần thu hút khách du lịch và tăng nhu cầu chi tiêu của du khách. Đối với các điểm văn hóa - di tích lịch sử như Bảo tàng tỉnh, Ngục Kon Tum... đã bố trí đội ngũ thuyết minh viên am hiểu lịch sử, văn hóa và có kinh nghiệm.
Với lợi thế về vị trí địa lý tiếp giáp với Lào, Campuchia, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và huyện Ngọc Hồi đang nâng cấp và xây dựng các hạng mục bổ sung tại Cột mốc Quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia, Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, từng bước trở thành điểm du lịch của Quốc gia.
Công tác phát triển các sản phẩm du lịch; công nhận các tuyến điểm du lịch được triển khai, cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện tại địa phương, tham gia các hoạt động trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác xúc tiến du lịch của Khu du lịch sinh thái Măng Đen được chú trọng đầu tư, đặc biệt là các tờ rơi, ấn phẩm du lịch được thiết kế hấp dẫn và đầy đủ nội dung, trang website du lịch Măng Đen hiện đã thu hút nhiều lượt xem của du khách.
Hiệp hội Du lịch của tỉnh đã được thành lập, tăng cường các mối liên kết với Hiệp hội du lịch của các địa phương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từng bước khẳng định vai trò là cầu nối, tập hợp, đoàn kết của các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng dịch vụ và uy tín của ngành Du lịch Kon Tum.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, trong những năm gần đây có sự đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, nghỉ dưỡng, tham quan.
2. Hạn chế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách đến Kon Tum đạt thấp 9,1%, so với mức tăng trưởng bình quân chung của khu vực Tây Nguyên là 13,8%/ năm. Số ngày lưu trú bình quân chung của khách đến Kon Tum tuy có tăng nhưng không đáng kể, năm 2011 đạt 1,55 ngày/lượt khách đến năm 2015 đạt 1,57 ngày/lượt khách.
- Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao của các khu, điểm du lịch tại các địa phương trên toàn tỉnh chưa phát triển một cách đồng bộ, thiếu các dịch vụ mua sắm, các điểm vui chơi để thu hút du khách ở lại lâu hơn, tăng số ngày lưu trú. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, một số đã được đầu tư xây dựng như Bảo tàng tỉnh, các di tích lịch sử cách mạng Ngục Kon Tum, Ngục Đăk Glei, di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, di tích Chư Tan Kra, các điểm du lịch thác Pa Sỹ, Vườn hoa Thanh Niên, Hồ Đăk Ke, các làng du lịch cộng đồng... còn thiếu các dịch vụ phụ trợ phục vụ du khách.
- Vấn đề cảnh quan môi trường tại một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là công trình vệ sinh công cộng và hệ thống thu gom và xử lý rác thải chưa được đầu tư, xây dựng.
- Việc tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch ở Kon Tum hiện đã được chú trọng nhưng còn ít, chưa tạo thành phong trào để người dân tham gia bảo vệ và phát huy tài nguyên và môi trường du lịch.
- Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn ít, thiếu quy mô, đặc biệt là tiềm lực tài chính còn yếu để mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch chưa nhiều, cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao, đảm bảo các tiêu chuẩn để đón các đoàn khách quốc tế còn quá ít. Toàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng hạng 4 sao (Khách sạn BMC Ngọc Hồi); 01 cơ sở xếp hạng 3 sao (Khách sạn Đông Dương), 07 khách sạn xếp hạng 2 sao; còn lại là khách sạn 1 sao và nhà nghỉ du lịch, chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn hạng 5 sao.
- Phân bố các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh không đồng đều, phần lớn tập trung ở khu vực thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và huyện Ngọc Hồi, cụ thể: tại thành phố Kon Tum có 80 đơn vị, chiếm 66,1%; huyện Ngọc Hồi có 18 đơn vị, chiếm 14,9%; huyện Kon Plông có 8 đơn vị, chiếm 6,6%, còn lại là các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Đăk Glei. Một số cơ sở lưu trú du lịch chưa chú trọng đến việc thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ khách du lịch dẫn đến tình trạng vẫn còn cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn xếp hạng theo quy định.
- Xác định 2 sản phẩm du lịch chính của Kon Tum là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa nhưng xét về mặt tổng thể, ngành du lịch Kon Tum chưa tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Du lịch sinh thái đa phần còn dựa hẳn vào thiên nhiên, từ rừng, thác, từ hồ... chưa tận dụng thiên nhiên để xây dựng nên một sản phẩm hoàn chỉnh, hấp dẫn du khách.
Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, được xác định là địa phương còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng cả về phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc truyền thống, các loại nhạc cụ dân gian, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên... là một sản phẩm đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Kon Tum. Tuy nhiên, chưa quan tâm làm mới các sản phẩm này qua từng năm, chưa huy động được các chủ thể của cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch để hấp dẫn và thu hút khách, sự liên kết trong khâu tổ chức các hoạt động chưa được thường xuyên và tổ chức một cách bài bản, có hệ thống. Hiện tượng mất dần các nét văn hóa truyền thống như xây dựng mới nhà lợp tôn, vách xi măng tại các điểm khách du lịch thích đến tham quan đã phần nào gây phản cảm cho du khách yêu thích văn hóa Kon Tum. Việc xây dựng các điểm du lịch cộng đồng tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số triển khai còn chậm. Công tác tổ chức các dịch vụ đi kèm tại các điểm tham quan du lịch còn hạn chế (bố trí thuyết minh viên, bán hàng lưu niệm...), do đó phần nào gây tâm lý nhàm chán của du khách nghiên cứu về văn hóa Kon Tum.
- Mặc dù được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ các hoạt động du lịch các năm qua vào GDP của tỉnh còn quá khiêm tốn, chỉ đạt mức 1,56 đến 1,73%.
3. Nguyên nhân hạn chế
- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Kon Tum tuy có thực hiện nhưng còn nhỏ lẻ, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Kon Tum. Việc hợp tác, kết nối du lịch với các tỉnh, thành trong cả nước chưa mang lại hiệu quả cao.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một số nơi chưa đồng bộ. Tiềm năng, cảnh quan và môi trường thiên nhiên ngày càng bị suy giảm nhất là rừng tự nhiên... ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất, đời sống, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Bản sắc văn hóa truyền thống, một số các lễ hội dân gian truyền thống đang có xu hướng bị mai một, do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
- Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn nguồn nhân lực còn hạn chế, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao nên chưa đáp ứng kịp thời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, lao động có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề còn ít, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và đặc biệt là thiếu cán bộ giỏi về quản lý và điều hành kinh doanh du lịch. Đội ngũ lao động đang làm việc trong ngành Du lịch chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, có nơi chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt là kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tiếng Pháp và một số ngoại ngữ thông dụng khác của lực lượng nhân viên trực tiếp phục vụ khách còn nhiều hạn chế.
- Do đặc điểm khí hậu (đặc trưng hai mùa mưa - khô rõ rệt), tính mùa vụ cao trong du lịch Kon Tum, nên một số lao động trong ngành du lịch không ổn định có xu hướng dịch chuyển sang những ngành nghề khác.
- Việc phát triển các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Kon Tum (từ khâu sản xuất, chất lượng bao bì sản phẩm, công tác tiếp thị trên thị trường) còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu tính hấp dẫn chưa xây dựng được thương hiệu và mẫu mã hàng hóa theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, do đó chưa kích thích được nhu cầu chi tiêu mua sắm của du khách. Hầu hết các điểm du lịch còn thiếu các điểm vui chơi giải trí, trải nghiệm nên chưa thu hút được du khách đến Kon Tum.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh chưa thật sự có mối quan hệ hợp tác, phần lớn hoạt động riêng lẻ chưa có phối hợp trong việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động nâng cao tay nghề, xây dựng thương hiệu chung của du lịch Kon Tum. Một số nhà hàng, khách sạn và các điểm có khách du lịch ghé qua như các cây xăng trên các trục giao thông chính chưa chú ý đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, gây phản cảm cho du khách.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, công tác tham mưu của các cơ quan, nhất là cơ quan chuyên ngành du lịch còn nhiều thiếu sót.
4. Những vấn đề đặt ra
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp du lịch, do đó phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của doanh nghiệp; phải xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên; tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, sự thống nhất và quyết tâm cao trong cả hệ thống.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng về vị trí, vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
- Phát triển du lịch đòi hỏi phải có nguồn lực và chính sách ưu đãi; trước hết là đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng nhân lực du lịch... Vì vậy, cần tăng tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế, tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển, trong đó có du lịch, đồng thời phải có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án đầu tư, trong đó có dự án đầu tư phát triển du lịch.
- Hoạt động du lịch gắn liền với môi trường sinh thái tự nhiên và con người, do đó phát triển du lịch cần gắn với mục tiêu phát triển bền vững và ổn định nguồn tài nguyên môi trường sinh thái, con người và đảm bảo an ninh quốc phòng.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020
I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Cơ hội, điều kiện thuận lợi
1.1. Ở Việt Nam
- Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, kinh tế tăng trưởng, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, nhất là hợp tác trong khối ASEAN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” và đã quan tâm đầu tư, ban hành cơ chế chính sách; chỉ đạo sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn tìm giải pháp cho du lịch phát triển.
- Theo đánh giá của các tổ chức có uy tín về du lịch, Việt Nam là một trong những điểm du lịch an toàn và thân thiện nhất của châu Á.
- Nền kinh tế nước ta những năm qua đã phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng cao.
1.2. Đối với tỉnh
Kon Tum là tỉnh nằm ở Bắc Tây Nguyên Việt Nam, thuộc vùng lõi khu vực Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia(2), nơi có địa danh độc đáo và trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương “Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia” (đã được quy hoạch để xây dựng thành điểm du lịch Quốc gia theo Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”).
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới trên bộ dài 280,7 km với cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông thương với Nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc Campuchia (138,3 km). Diện tích tự nhiên gần một triệu ha, với 10 đơn vị hành chính thuộc tỉnh (01 thành phố và 09 huyện). Dân số hơn 50 vạn người. Là nơi giao thoa của nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Việt Nam (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 40...).
Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, cùng với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo:
(1) Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên
- Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung, đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia; là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.
- Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy.... Các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla.
- Địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh...
(2) Tài nguyên du lịch là các di tích lịch sử, công trình tôn giáo
Các di tích lịch sử, cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn, hiện đang được tôn tạo, bảo quản giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.
Các công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái... là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.
(3) Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Tỉnh Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, dệt thổ cẩm, đan lát... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần cho người dân và cộng đồng xã hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Hiện công tác phát triển du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức trong nước và quốc tế, sự phối hợp năng động của các doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng dân cư.
(4) Lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Nổi bật trong tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Kon Tum là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y- một địa điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, có vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Đây là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Lộ trình từ các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ trình khác khoảng gần 1.000 km. Từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến biên giới phía Bắc Thái Lan là 340 km, đến thành phố Hồ Chí Minh 650 km (tuyến quốc lộ 14). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Kon Tum phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Caravan đang trở nên phổ biến như hiện nay, mở rộng hành trình du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào; Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Ngã ba Đông Dương và đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử Cách mạng Việt Nam, đang có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm, thăm chiến trường xưa. Đặc biệt là “Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia” thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
(5) Sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh
Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã xác định các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh là du lịch sinh thái như tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy); tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan (Suối nước nóng Đăk Tô, Vùng lòng hồ thủy điện Ya Ly, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen). Ngoài ra, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình riêng của tỉnh nhà như tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; du lịch kết hợp với hoạt động công vụ; du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi.
2. Thách thức, khó khăn
2.1. Ở Việt Nam
Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu của khách du lịch (đi du lịch ở những nơi gần hơn, ngắn ngày hơn, chi tiêu ít hơn...); chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp đã hạn chế các luồng khách đến một số quốc gia, tác động mạnh tới quy mô và tính chất của các thị trường khách đến Việt Nam.
Du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sẽ đẩy lên ở mức cao trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta còn nhiều hạn chế.
2.2. Đối với tỉnh
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum còn nhiều khó khăn. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao... đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư lớn trong khi tỉnh phải cân đối cho nhiều mục tiêu phát triển khác.
Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của người dân còn nhiều hạn chế; việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch của tỉnh hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó chưa khuyến khích được cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp; ý thức pháp luật không nghiêm và các vấn đề khác như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, tác động của biến đổi khí hậu... là thách thức lớn đối với du lịch của tỉnh.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị cần sự vào cuộc từ cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở.
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao tỷ trọng đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh; phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và giảm nghèo bền vững.
- Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; chú trọng đến các loại hình du lịch có tiềm năng và lợi thế; hướng tới mục tiêu kinh tế, song vẫn đảm bảo các mục tiêu về xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa và sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum. Giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.
- Phát triển du lịch Kon Tum theo hướng du lịch xanh dựa vào thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
- Phát huy rõ nét vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn, đến 2020, du lịch Kon Tum có các sản phẩm du lịch chủ lực, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Lượng khách du lịch: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tổng lượt khách đạt 24,3%. Đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đạt 727.000 lượt, trong đó: khách quốc tế: 322.000 lượt; khách nội địa: 405.000 lượt, số ngày lưu trú bình quân đối với khách quốc tế là 2,3 ngày, khách nội địa là 2,1 ngày.
- Doanh thu du lịch: Tăng hơn 3 lần so với doanh thu năm 2015.
- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Tăng mức cơ sở lưu trú lên 235 cơ sở, tăng số lượng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao gấp 2 lần so với năm 2015. Công suất sử dụng phòng đạt 73,5%.
- Về lao động ngành du lịch: Tạo việc làm cho 2860 lao động. Trong đó, 50% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch đạt trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp nghề trở lên, 20% số lao động còn lại được đào tạo ngắn hạn về du lịch (phục vụ du lịch cộng đồng, phục vụ buồng, bàn..., lái xe du lịch).
- Về công nhận các điểm, khu du lịch địa phương: Công nhận ít nhất 02 khu du lịch địa phương, 03 - 05 điểm du lịch địa phương; đầu tư và phát triển ít nhất 03 làng du lịch cộng đồng.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao vai trò của cấp ủy trong phát triển du lịch
1.1. Nhiệm vụ: Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm tới. Do đó, các cấp ủy đảng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, xem đây phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của từng địa phương để triển khai thực hiện.
1.2. Giải pháp: Các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nội dung về:
- Tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; về ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường du lịch bền vững, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. Huy động hệ thống chính trị tham gia tích cực trong công tác vận động khai thác tiềm năng phát triển du lịch.
- Công tác thông tin, quảng bá hình ảnh về miền đất, văn hóa và con người Kon Tum, về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng. Từng bước chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Chú trọng tổ chức, đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch cấp quốc gia và quốc tế trên địa bàn tỉnh; các chương trình khảo sát, xây dựng tua, tuyến, điểm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan thông tấn, báo chí có uy tín trong và ngoài nước quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh.
- Rà soát, triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, phấn đấu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Kon Plông trở thành Khu du lịch Quốc gia; từng bước xây dựng điểm du lịch cột mốc Quốc giới chung 03 nước: Việt Nam - Lào - Campuchia trở thành điểm du lịch Quốc gia; ưu tiên kêu gọi đầu tư và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án khai thác các thế mạnh tiềm năng du lịch của tỉnh như: Khu du lịch suối nước nóng Đăk Tô; Khu du lịch rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà; Khu du lịch hồ Đăk Yên thành phố Kon Tum; thác Đăk Sơ Nghé huyện Kon Rẫy... trở thành các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái đặc sắc, hấp dẫn nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, xây dựng các tour du lịch mới gắn với phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông, để hình thành các tour, tuyến du lịch.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng một số thương hiệu du lịch riêng có, đặc trưng của tỉnh, như: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen - Kon Plông, phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng gắn với khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn trên địa bàn các huyện, thành phố, nhất là tại thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông và huyện Ngọc Hồi.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò phát triển du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Nhiệm vụ
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch bền vững.
2.2. Giải pháp
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cấp ủy, chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ về vị trí, vai trò của du lịch.
- Thường xuyên đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, kịp thời nhằm tạo đột phá trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch và hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; luôn có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.
3. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch
3.1. Nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương để điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư Khu du lịch văn hóa lịch sử ngục Kon Tum; quy hoạch các khu, điểm du lịch tại Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các điểm du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai gắn kết với Khu du lịch sinh thái hồ Đắk Yên để quy hoạch thành Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng thành phố Kon Tum. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào thời điểm thích hợp để điều chỉnh quy hoạch sân golf tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 từ “Sân golf Công ty cổ phần Sài Gòn -Măng Đen” thành “Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng” để thuận lợi trong quá trình thu hút đầu tư.
- Công bố rộng rãi quy hoạch các khu du lịch, điểm du lịch đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.2. Giải pháp
- Tăng cường công tác điều tra, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương; đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch.
- Đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác lập và triển khai quản lý quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
- Nâng cao trình độ nhận thức, quản lý lĩnh vực du lịch cho các đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch của các cấp, các ngành và địa phương.
4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
4.1. Nhiệm vụ
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Thành phố Kon Tum, Khu du lịch sinh thái Măng Đen Kon Plông, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y huyện Ngọc Hồi... Trong đó chú trọng đầu tư đường giao thông, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước, bãi đỗ xe, công viên, cây xanh...
- Từ nay đến năm 2020, tập trung nguồn lực và có cơ chế huy động nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch sau:
+ Đầu tư hạ tầng các làng du lịch cộng đồng tại Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi. Trong đó ngân sách nhà nước tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường giao thông vào các làng du lịch cộng đồng, giao thông nội bộ, nhà đón tiếp và trưng bày, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, bãi chứa rác, hệ thống điện, nước...; có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn cải tạo, sửa chữa nhà ở truyền thống và mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu.
+ Đầu tư hoàn thành Khu du lịch văn hóa lịch sử ngục Kon Tum trong năm 2018. Trong đó: ngân sách tỉnh bố trí đầu tư các công trình hạ tầng chủ yếu như: Bảo tàng ngoài trời, tôn tạo, phục dựng di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Nhà văn hóa kết hợp triển lãm, hệ thống các nhà rông...; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh du lịch như: Khu ẩm thực, khu vui chơi thanh thiếu nhi, khu đô thị ven sông...
+ Thu hút đầu tư Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai gắn kết với Khu du lịch sinh thái hồ Đắk Yên thành phố Kon Tum; Đầu tư khu khách sạn nghỉ dưỡng và thương mại cao cấp tại thành phố Kon Tum để tạo điểm nhấn cho thành phố Kon Tum. Cần nghiên cứu có cơ chế, chính sách để tạo quỹ đất, chính sách về giá thuê đất để thu hút đầu tư dự án này.
- Thu hút các Tập đoàn, Công ty có tiềm lực tài chính như VinGroup, Sài Gòn Co.op ..., đồng thời có cơ chế tạo quỹ đất và giá thuê đất để giới thiệu đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị; phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao tại thành phố Kon Tum, Kon Plông và Ngọc Hồi. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà có phòng cho thuê (homestay), phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt tại một số làng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đầu tư chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum (hạ tầng giao thông, cây xanh, vỉa hè, điện công lộ ...) nhằm tạo thân thiện cho du khách. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức đối tác công tư; kêu gọi xã hội hóa đầu tư điện công lộ, trang trí đèn hoa trên các tuyến đường của thành phố Kon Tum.
- Từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao gắn với du lịch: Trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, Trung tâm văn hóa...
4.2. Giải pháp
- Tăng cường đáp ứng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo thứ tự ưu tiên.
- Tập trung rà soát theo dõi tiến độ, tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh du lịch đã được cấp giấy chứng nhận.
- Kêu gọi đầu tư và hỗ trợ nguồn lực để đầu tư, phục hồi các khu, điểm du lịch đã đầu tư nhưng kinh doanh không đạt hiệu quả như điểm du lịch suối nước nóng Đăk Tô...
- Kiên quyết thu hồi hoặc chuyển nhượng các dự án đầu tư kinh doanh du lịch không đảm bảo tiến độ, quy hoạch được duyệt và các quy định khác về đầu tư;
- Tăng cường xã hội hóa công tác đầu tư phát triển du lịch, có cơ chế chính sách khuyến khích các dự án đầu tư kinh doanh sản phẩm du lịch cao cấp, sản phẩm du lịch mới, gồm: Dự án đầu tư kinh doanh khu, điểm du lịch; dự án có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao; trung tâm mua sắm; khu phức hợp thương mại, vui chơi giải trí; làng du lịch; các loại hình giải trí; loại hình du lịch mới.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương như nguồn vốn hạ tầng du lịch, nguồn vốn ODA cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn của tỉnh:
+ Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
+ Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đào tạo nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ trong phát triển du lịch cho cộng đồng.
+ Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch đến các thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng.
+ Chính sách hỗ trợ kinh phí và tăng khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng cho cộng đồng có mong muốn và tình nguyện tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.
+ Chính sách hỗ trợ hoạt động bảo tồn và phát triển cộng đồng từ nguồn thu du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng nhà nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng dự án du lịch, đầu tư hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Khuyến khích góp vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, homestay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống. Khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Phát triển sản phẩm, thị trường du lịch
5.1. Nhiệm vụ
5.1.1. Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Kon Tum nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của Kon Tum:
Trên cơ sở xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biên giới, phục vụ thị trường khách du lịch khu vực Tam giác phát triển và các địa phương trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây từ Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào - các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum, Việt Nam) - Phu Cưa (Attapeu - Lào). Nghiên cứu thiết lập quan hệ hợp tác phát triển du lịch, giao lưu văn hóa với một số địa phương của Pháp và các nước Âu - Mỹ có điều kiện kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch tương đồng với Kon Tum. Chú trọng nghiên cứu tâm lý du lịch của các nhóm khách đến từ thị trường Âu Mỹ nhằm tăng khả năng chi trả, số ngày lưu trú của khách quốc tế đến Kon Tum trong thời gian tới.
Hướng tới đảm bảo tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng xã hội được tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch định chính sách, quy hoạch đến xây dựng sản phẩm, quyết định tham gia cung cấp dịch vụ và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Qua đó, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và tăng cường trách nhiệm với quê hương.
5.1.2. Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh
(1) Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh
- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo và khai thác giá trị di tích lịch sử, danh thắng phục vụ du lịch:
+ Dự án Nghiên cứu, lựa chọn một số lễ hội đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá, tạo thương hiệu riêng cho du lịch Kon Tum như: Đua thuyền độc mộc; Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch hàng năm; Lễ hội ẩm thực dân gian. Phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Kon Tum tại các thành phố lớn; hợp tác tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại các Khu, điểm du lịch lớn trong nước để quảng bá, giới thiệu và thu hút du khách đến với Kon Tum.
+ Dự án Tu bổ, tôn tạo khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng như: Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Khu di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen... phục vụ khách du lịch.
+ Hoàn thành Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích lịch sử Ngục Kon Tum trở thành Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
+ Dự án Bảo tàng ngoài trời; Dự án khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum phục vụ tổ chức lễ hội đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch.
+ Tiến hành khảo sát, sưu tầm tư liệu, các chứng cứ khoa học Lập hồ sơ xây dựng Đề án "Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ B3", xã Mô Ray huyện Sa Thầy, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án thành phần nhằm mục tiêu phát triển du lịch:
+ Đề án Hỗ trợ tổ chức khai thác dịch vụ tại các thiết chế văn hóa, thể thao: Bảo tàng tỉnh, Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa vật thể, phi vật thể tại Bảo tàng tỉnh; Thư viện tỉnh phục vụ khách du lịch.
+ Đề án Hỗ trợ tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại các làng du lịch cộng đồng; khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh phục vụ khách du lịch.
- Khai thác tốt sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở tôn giáo từ bước lập quy hoạch đến xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở thờ tự đã và đang triển khai như Chùa Khánh Lâm, khu đồi Đức mẹ, tại Măng Đen Kon Plông; khuyến khích việc tổ chức các dịch vụ, bán hàng lưu niệm tại các điểm tham quan Nhà thờ gỗ, Tòa Giám mục, Chùa Tô đình Bác Ái... ; đảm bảo tình hình an ninh trật tự để các tôn giáo tổ chức hành lễ trong các ngày lễ lớn (của từng tôn giáo) theo đúng các quy định của pháp luật; triển khai xây dựng các quy định và hướng dẫn cho du khách, nhất là du khách nước ngoài khi tham quan các di tích lịch sử, cơ sở tôn giáo đảm bảo thuần phong mỹ tục Việt Nam, đảm bảo các quy định nơi thờ tự của từng tôn giáo, gắn kết đời sống tâm linh của đồng bào có đạo với mục tiêu phát triển kinh tế, hài hòa và phát triển bền vững.
(2) Phát triển du lịch thể thao:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch thể thao chinh phục núi, thể thao trên sông, thể thao mạo hiểm, săn bắn dựa trên thế mạnh về địa hình đồi núi, nhiều sông suối, lòng hồ thủy điện...
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng dựng sản phẩm du lịch chinh phục đỉnh núi Ngọc Linh gắn với tham quan cơ sở sản xuất và nơi trưng bày các sản phẩm Sâm Ngọc Linh.
(3) Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống
- Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại: Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi; huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Glei và huyện Tu Mơ Rông. Trước mắt, trong giai đoạn 2016-2020, đầu tư xây dựng và phát triển thành công 03 làng du lịch cộng đồng tại Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi theo Đề án Đầu tư, liên kết và quảng bá phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 12/05/2015 của UBND tỉnh. UBND các huyện, thành phố phải là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các làng du lịch cộng đồng tại địa phương.
UBND các huyện, thành phố phải là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các làng du lịch cộng đồng tại địa phương. Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn về nghiệp vụ, nội dung đầu tư để giữ gìn bản sắc văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ; xây dựng các khu trưng bày, không gian văn hóa các dân tộc thiểu số như khu vườn tượng gỗ ...
- Khai thác tốt sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh: Chùa Khánh Lâm, Thác Pa sỹ, khu đồi Đức mẹ, Nhà thờ gỗ, Tòa Giám mục...
(4) Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và du lịch khác tại thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông
- Tổ chức và đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc gia và quốc tế; đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao của khu vực, giải thể thao của các ngành và giải quốc gia tại Kon Tum.
- Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp theo Quy hoạch phát triển du lịch khu đô thị Măng Đen
- Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế tổ chức tại Kon Tum, đặc biệt là tại khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen - Kon Plông.
- Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
(5) Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp
- Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các loại hình du lịch như dã ngoại, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Măng Đen.
- Xây dựng và triển khai các đề án:
+ Xây dựng tour du lịch cộng đồng tại huyện Tu Mơ Rông, huyện Đăk Glei gắn với "Chinh phục đỉnh Ngọc Linh".
+ Xây dựng tour du lịch "Vườn Quốc gia Chư Mom Ray", Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.
+ Triển khai trồng hoa Anh Đào Nhật bản tại Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen - Kon Plông, với mục tiêu tăng cường mối hợp tác quốc tế, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Kon Plông ngày một nhiều hơn.
+ Tổ chức trồng hoa đặc trưng theo các trục giao thông chính, đường đến khu du lịch Măng Đen - Kon Plông, đường đến các khu di tích trên địa bàn các huyện, thành phố nhằm tạo cảnh quan môi trường chung.
+ Đầu tư, nâng cấp rừng đặc dụng Đăk Uy thành Khu bảo tồn rừng đặc dựng Đăk Uy vào năm 2020 theo Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời thu hút đầu tư, cho thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghiên cứu rừng đặc dụng và nghỉ dưỡng.
- Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Kon Plông theo Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
(6) Phát triển khu, tuyến, điểm du lịch
- Đề nghị công nhận khu, điểm du lịch, tuyến du lịch địa phương
+ Lập hồ sơ công nhận tuyến du lịch địa phương (tăng 3 - 5 tuyến so với hiện nay).
+ Tổ chức kết nối các khu, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch và các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan báo chí để triển khai đưa vào hoạt động có hiệu quả các tuyến du lịch đã được công nhận.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận: 1 - 3 điểm du lịch, khu du lịch địa phương (Tổ hợp khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Đăk Yên, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, điểm du lịch cột mốc Quốc giới ba biên...).
- Nghiên cứu xác định nơi tiếp giáp giữa Đông và Tây Trường Sơn để bổ sung vào quy hoạch và xây dựng thành điểm du lịch mới của tỉnh với các điểm đặc trưng về địa lý, địa hình, khí hậu (Đường Trường Sơn, di tích cấp quốc gia đặc biệt), các câu chuyện lịch sử gắn liền với địa danh... để thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
(7) Phát triển các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch
- Phát triển văn hóa ẩm thực địa phương gắn với những đặc sản nổi tiếng của Kon Tum phục vụ phát triển du lịch như: Gỏi lá Kon Tum, Bò nướng kiến vàng, Gà nướng Kon Plông, Cá tầm Kon Plông... tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt.
- Phát triển sản phẩm rượu Sâm Ngọc Linh, Sâm dây, Sâm đương quy; Rượu vang sim Măng Đen, cà phê Đăk Hà, mật ong rừng, Chuối rừng Măng Đen, các loại dược liệu (cốt toái bồ, sơn trà, mật nhân) tại các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei thành sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch.
- Phát triển các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, hàng dệt thổ cẩm của các dân tộc tại chỗ. Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
5.2. Giải pháp
- Xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, dự án phát triển sản phẩm du lịch đã xác định. Các địa phương, đặc biệt là các địa phương trọng điểm phát triển du lịch cần chủ động xây dựng và bố trí, huy động nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, dự án phát triển du lịch trên địa bàn.
- Có chính sách thu hút các dự án đầu tư du lịch chất lượng cao (khu vui chơi giải trí, các tổ hợp nhà hàng, khách sạn cao cấp); loại hình du lịch mới hấp dẫn khách du lịch (du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch nghiên cứu sinh thái).
- Tập trung chỉ đạo công tác lập hồ sơ công nhận các khu, tuyến, điểm du lịch địa phương.
- Tổ chức đa dạng các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị, hội thi ... chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
6. Quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết hợp tác
6.1. Nhiệm vụ
(1) Định vị thương hiệu du lịch Kon Tum; tuyên truyền, phổ biến, thông tin, quảng bá du lịch
- Cơ bản đến năm 2020, xây dựng được hình ảnh điểm đến du lịch Kon Tum:
+ Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, cộng đồng.
+ Là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và tin cậy.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của địa phương.
- Xây dựng và triển khai Bộ phận Hỗ trợ khách du lịch tại thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông để cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch.
- Tổ chức các đoàn phóng viên báo, đài trong nước và quốc tế đến tham quan Kon Tum để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm và hình ảnh Kon Tum.
- Xây dựng hệ thống bảng giới thiệu về di tích, danh thắng tại khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
- Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Kon Tum; khuyến khích xã hội hóa để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Xây dựng Website du lịch Kon Tum (02 thứ tiếng Anh - Việt); cập nhật đầy đủ thông tin; cung cấp các dịch vụ du lịch trực tuyến; có thể tương tác với du khách để thực hiện các dịch vụ du lịch trực tuyến.
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự quán nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các cơ quan truyền thông quốc tế đến Việt Nam để giới thiệu, quảng bá du lịch Kon Tum đến các thị trường du lịch quốc tế.
- Ban hành cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp du lịch cùng ngân sách nhà nước bảo đảm các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch, tổ chức các sự kiện và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chung của tỉnh.
- Liên kết xây dựng và hợp tác khai thác tour, tuyến điểm du lịch; liên kết phát triển du lịch cộng đồng; liên kết quảng bá, khai thác các sản phẩm đặc thù về du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng vùng miền.
(2) Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu, ấn phẩm xúc tiến, quảng bá
- Thống kê, nghiên cứu, xác định thị trường khách trong nước và quốc tế; thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với sở thích, tâm lý và nhu cầu của từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu song ngữ Việt - Anh về các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch của tỉnh, từng bước hình thành dịch vụ cung cấp thông tin du lịch số cho du khách trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh phát triển maketing điện tử phục vụ quảng bá du lịch Kon Tum. Tổ chức thông tin, quảng bá tại các nơi công cộng như: Cảng hàng không Pleiku, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...; trên các phương tiện giao thông như taxi, máy bay, xe khách để quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Kon Tum.
- Tập trung tuyên truyền cho các ấn phẩm, sản phẩm du lịch trọng tâm đã được xác định: Cẩm nang, bản đồ, sách ảnh, đĩa DVD du lịch, brochure, bản tin, tạp chí, sách chuyên đề về khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen - Kon Plông, thành phố Kon Tum; điểm du lịch tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.
- Đầu tư nâng cấp Trang thông tin địa lý du lịch Kon Tum; Trang thông tin du lịch huyện Kon Plông, trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; từng bước xây dựng các Website du lịch bằng nhiều ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp...
- Triển khai xây dựng thương hiệu du lịch Kon Tum.
(3) Xúc tiến thị trường du lịch
- Đăng cai tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch liên kết các tỉnh có điều kiện tương đồng: Đắk Lắk - Đắk Nông - Gia Lai và Lâm Đồng và các thị trường khách du lịch tiềm năng (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh....) để nối tuyến thu hút khách du lịch cũng như các thị trường khách quốc tế tiềm năng khác.
- Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh biên giới của Tam giác phát triển du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Tham gia các hội chợ, hội nghị quốc tế do các Bộ, ngành tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch do ngành, các tỉnh, thành tổ chức để quảng bá sản phẩm du lịch và hình ảnh Kon Tum.
- Tổ chức để các hãng lữ hành du lịch và các đơn vị truyền thông, báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch Kon Tum.
6.2. Giải pháp
- Xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn tài chính đảm bảo cho công tác thông tin xúc tiến du lịch được triển khai thuận lợi, có hiệu quả.
- Huy động các nguồn kinh phí từ các ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác... đảm bảo tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đã xác định. Tăng cường ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến, đặc biệt cho công tác mời chuyên gia xây dựng và triển khai đề án chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum, xúc tiến thị trường quốc tế.
- Đa dạng và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch; vận động các trang báo điện tử bảo trợ thông tin và xây dựng các chuyên đề về du lịch Kon Tum; tăng cường hợp tác liên kết vùng, miền trong xúc tiến du lịch.
- Mở các chuyên trang, chuyên mục về du lịch Kon Tum trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Tạp chí Văn hóa, ấn phẩm của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tăng cường chất lượng chuyên mục du lịch và tần suất phát sóng trên truyền hình.
- Liên kết các website của các tỉnh, thành phố để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Kon Tum, đặc biệt là các địa phương đã ký kết hợp tác phát triển du lịch như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng...
- Tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch gắn liền với các sự kiện văn hóa, lễ hội, thể dục thể thao, hội chợ, hội nghị, hội thảo; đặc biệt là các hoạt động gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch của tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu của đơn vị nói riêng cũng như của địa phương nói chung; tiến tới thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... nhằm tiếp cận, quảng bá, thu hút khách du lịch đến với Kon Tum.
- Mở rộng liên kết vùng với các tỉnh Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu, tiếp cận và mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong Tam giác phát triển du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Đối với thị trường khách du lịch châu Âu (Pháp, Hà Lan, Đức..) và bắc Mỹ (Mỹ và Canada), tranh thủ các kênh tuyên truyền của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chính sách kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch đến Kon Tum.
7. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
7.1. Nhiệm vụ
(1) Nâng cao chất lượng lao động du lịch
- Nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu từ cấp tỉnh đến cơ sở nhằm trong công tác quản lý, xúc tiến phát triển du lịch.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ trực tiếp làm công tác phục vụ du lịch và người dân như: giao tiếp; lớp thuyết minh viên du lịch; lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho cộng đồng làm du lịch...
- Chú trọng đào tạo người tại chỗ tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về văn hóa giao tiếp, ngoại ngữ, hướng dẫn viên phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và phát triển du lịch cộng đồng.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu cho giám đốc quản lý khách sạn vừa và nhỏ; giám đốc lữ hành, các khóa đào tạo điều hành tour...; các khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản, các khóa tin học, ngoại ngữ cho lao động trong các doanh nghiệp du lịch.
- Tổ chức định kỳ (02 năm/lần) các cuộc thi tay nghề cho nhân viên các doanh nghiệp du lịch; tổ chức đa dạng các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho hệ thống khách sạn nhà hàng; xét tặng giải thưởng du lịch cho các cá nhân, đơn vị có đóng góp tích cực, xuất sắc trong kinh doanh du lịch.
(2) Nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch
- Xây dựng và triển khai dự án liên kết hợp tác trong và ngoài nước đào tạo du lịch, ngoại ngữ du lịch, kỹ năng nghề du lịch; triển khai văn bản đã ký kết với ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm gửi các thực tập sinh đến thực tập tại các cơ sở du lịch lớn của thành phố để nâng cao kỹ năng nghề du lịch.
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, đảm bảo điều kiện và đăng ký với Tổng Cục Du lịch mở các khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ Tiếng Anh, Tiếng Pháp chuyên ngành du lịch cho các hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận và tỉnh Atapư - Lào;
- Chủ động tổ chức tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn cho giảng viên các trường có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch.
7.2. Giải pháp
- Huy động nguồn kinh phí, nguồn tài trợ và tìm đối tác tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo thực hiện các khóa đào tạo ở trong và ngoài nước cho cán bộ công chức.
- Tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các định chế tài chính quốc tế(Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),... các bộ, ngành Trung ương trong việc tổ chức các lớp tập huấn và các hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho doanh nghiệp du lịch, người lao động và cộng đồng; khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu cho các doanh nghiệp du lịch ; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo và dự thi nhận Chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam do Hội đồng cấp Chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam cấp.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần có chính sách thu hút lao động có tay nghề, chuyên môn cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng và dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Khuyến khích phát triển và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các nghệ nhân, các hoạt động văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa phục vụ du lịch. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giao tiếp, ứng xử cho nhân dân ở các khu, điểm du lịch; tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ các phòng, ban liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Các cơ sở đào tạo chủ động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ cho nghiên cứu viên, giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo môi trường du lịch
8.1. Nhiệm vụ
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở; phát huy hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
- Kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và xúc tiến du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Nghiên cứu thành lập "Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch" trực thuộc trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum sau khi sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh3 để chuyên làm công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức các sự kiện về du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhất là tại Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen - Kon Plông, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, địa bàn thành phố Kon Tum và các huyện; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện đúng, đủ các quy định về điều kiện kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá... Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, chuyên nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động quy hoạch, đầu tư, kinh doanh du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch chủ động xây dựng và triển khai Chương trình, Kế hoạch phát triển du lịch địa phương.
- Triển khai chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường du lịch; khuyến khích và hỗ trợ các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thương hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh. Đảm bảo môi trường du lịch Kon Tum xanh - sạch - an toàn - thân thiện - hấp dẫn. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các khu, điểm du lịch không có tình trạng ăn xin, hàng rong đeo bám và chèo kéo, ép giá, ép khách du lịch; 100% khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn.
8.2. Giải pháp
- Kiện toàn lãnh đạo phụ trách du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiến tới thành lập "Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch" khi đủ điều kiện về biên chế4 để chuyên làm công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức các sự kiện về du lịch trên địa bàn tỉnh; trước mắt nghiên cứu đề xuất mô hình đơn vị sự nghiệp làm nhiệm vụ xúc tiến du lịch phù hợp.
- Đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ các cơ sở dịch vụ du lịch đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở lưu trú du lịch và công tác thống kê du lịch.
- Củng cố vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội Du lịch; khuyến khích hình thành các hiệp hội, mạng lưới nghề nghiệp (mạng lưới du lịch cộng đồng, đầu bếp ẩm thực, du lịch sinh thái, vận chuyển du lịch...) nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kinh doanh, giảm thiểu tối đa xung đột lợi ích và các mâu thuẫn khác thông qua các kênh liên lạc hữu hiệu.
- Hỗ trợ các huyện, thành phố trọng điểm triển khai thực hiện đề án, chương trình phát triển du lịch địa phương.
- Đẩy mạnh công tác liên kết ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong tỉnh; liên kết vùng trên cả nước, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ; liên kết địa phương trong cả nước; liên kết với các quốc gia trong khu vực; liên kết nhà nước và doanh nghiệp...
- Nghiên cứu kiện toàn các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý về du lịch: Bổ sung biên chế quản lý du lịch cho Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố trọng điểm về du lịch; thành lập các Ban quản lý du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng; điểm du lịch địa phương tại các địa phương trọng điểm du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý; công khai, minh bạch cơ chế chính sách ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực du lịch như: chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, vay ưu đãi, mức hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn nhà nước, thủ tục hành chính đơn giản thông thoáng đối với các dự án đầu tư theo danh mục đã được xây dựng, các dự án đầu tư vào các vùng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt ưu đãi đối với hình thức kinh doanh du lịch mới có quy mô và trọng điểm, có khả năng kéo dài thời gian lưu trú của khách.
- Có cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ ban đầu, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch (cả gián tiếp và trực tiếp) nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn đầu tư, lao động, kinh nghiệm) trong cộng đồng dân cư để đa dạng hóa các dịch vụ như hướng dẫn du lịch, sản xuất và bán các sản phẩm thủ công truyền thống, cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Tăng cường triển khai thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP , Chỉ thị số 14/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh cho du khách trên địa bàn tỉnh. Chủ động xây dựng và tổ chức phương án quản lý các dịch vụ du lịch tại địa phương, đặc biệt là các địa phương trọng điểm phát triển du lịch nhằm tạo môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử phạt nghiêm túc việc thực hiện các quy định về chất lượng dịch vụ du lịch: xếp hạng, phân loại cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết... Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ thẩm định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú, dịch vụ đạt chuẩn du lịch; chấn chỉnh việc treo biển hiệu không đúng loại hạng được công nhận.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 7.434.738 triệu đồng. Trong đó:
- Dự án ưu tiên đầu tư: |
477.175 triệu đồng. Trong đó: |
+ Ngân sách Trung ương: |
460.705 triệu đồng. |
+ Ngân sách địa phương: |
15.470 triệu đồng. |
+ Nguồn vốn huy động khác: |
1.000 triệu đồng (vốn xã hội hóa, vốn đầu tư tư nhân và nguồn vốn ADB...) |
(Phụ lục 9)
- Nhu cầu vốn cần huy động, kêu gọi đầu tư: 6.957.563 triệu đồng.
(Phụ lục 10)
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp: |
7.000 triệu đồng. |
+ Ngân sách tỉnh: |
5.000 triệu đồng. |
+ Nguồn khác: |
2.000 triệu đồng. |
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển du lịch của tỉnh; kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh, kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch các khu, điểm du lịch; tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch được phê duyệt; tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đầu tư trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng các đề tài về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.
- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cuộc thi tay nghề nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường công tác thẩm định, phân loại, xếp hạng, công nhận các cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch; triển khai các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cơ chế chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư du lịch từ các công ty có tiềm lực trong nước và quốc tế để đầu tư các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các đoàn công tác liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại các địa phương vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết tại các khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; thiết lập đường dây nóng tại các điểm du lịch. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hoạt động sự nghiệp du lịch hàng năm theo Đề án; tham gia, góp ý, xây dựng các giải pháp, biện pháp huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách phục vụ phát triển du lịch.
- Hướng dẫn các sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí sự nghiệp du lịch được giao.
- Hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên dành ngân sách để phân bổ cho công tác quy hoạch, xây dựng sản phẩm đặc thù, dự án xúc tiến quảng bá, dự án xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng và dự án đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ưu tiên kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực du lịch; tiếp tục thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư. Rà soát các dự án đầu tư kinh doanh du lịch, qua đó có giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án, tham mưu rút giấy chứng nhận đầu tư những dự án vi phạm quy định, cam kết đầu tư
4. Sở Giao thông Vận tải:
- Triển khai các dự án giao thông trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư, mở rộng thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp hội đủ các điều kiện, nhanh hiệu quả.
5. Sở Xây dựng: Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, quy hoạch xây dựng các khu vực có liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
6. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, quảng bá và xúc tiến thương mại.
- Phát triển sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng như các địa phương tới nhân dân và du khách trong và ngoài nước.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã được ban hành trong quá trình hoạt động, đầu tư kinh doanh.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đúng quy định và thuận lợi về mặt thời gian.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh cần tăng thời lượng phát sóng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá về du lịch Kon Tum. Quảng bá các nguồn lực, tài nguyên du lịch của tỉnh.
9. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh trong việc hướng dẫn các nhà hàng, cơ sở lưu trú, các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư triển khai các làng nghề gắn với du lịch; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên.
12. Sở Ngoại vụ:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu, mời, thu hút các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các đoàn khách quốc tế đến tham quan và tham dự các hoạt động xúc tiến, đầu tư, quảng bá du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; tranh thủ sự quan tâm của giới báo chí nước ngoài để quảng bá những nét văn hóa đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các cơ sở làng nghề truyền thống và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư.
13. Công an tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch theo các quy định của pháp luật.
14. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đơn giản thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách qua lại cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư du lịch tham gia vào các dự án của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đồng thời phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia quảng bá và thực hiện công tác xúc tiến du lịch nhất là thị trường khách du lịch Caravan Lào, Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi.
15. Hiệp hội Du lịch Kon Tum: Phối hợp với các hội, hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội tổ chức cho các hội viên tham gia tích cực thực hiện Đề án phát triển Du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai khảo sát, xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch cụ thể về du lịch của địa phương, làm cơ sở lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án, dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Đối với thành phố Kon Tum:
+ Tập trung xây dựng và phát triển thành phố Kon Tum "Văn minh, xanh, sạch, đẹp", cụ thể: Tuyên truyền, vận động người dân thể hiện phong cách văn minh, lịch sự, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử; đảm bảo vệ sinh và tạo cảnh quan môi trường; nâng cao ý thực tự giác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và bảo vệ môi trường. Xây dựng khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội; không vi phạm pháp luật. Xây dựng khu dân cư, tuyến đường, tuyến hẻm, nơi công cộng sạch đẹp; chỉnh trang làm đẹp đường phố và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, điểm kinh doanh, nơi công cộng. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ.
- Hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng tại làng Kon Kơ Tu và các làng đồng bào dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch. Đối với việc thực hiện dự án bố trí lại dân cư các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch đặc biệt chú ý đến các giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống (về phong tục, tập quán sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của từng hộ dân và cộng đồng làng đồng bào dân tộc thiểu số...), qua đó phát huy nét văn hóa truyền thống, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn cảnh quan môi trường; phát triển bền vững và tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
+ Phát triển du lịch đường thủy tại lòng hồ Ya Ly (đầu tư các phương tiện giao thông vui chơi và các dịch vụ phục vụ du khách tham gia du lịch đường thủy tại lòng hồ Ya Ly)...
- Đối với huyện Kon Plông:
+ Tiếp tục thực hiện có kết quả kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Kế hoạch số 829/KH-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh.
+ Đầu tư hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng tại làng Kon Bring xã Đăk Long, tạo ra những mô hình du lịch dựa vào thiên nhiên hấp dẫn và phù hợp với cộng đồng.
+ Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên rừng.
+ Xây dựng và tạo thêm những điểm đến mang nét riêng của Khu du lịch Măng Đen là khí hậu, văn hóa và cảnh quan (rừng, hồ, thác, các sản phẩm lưu niệm...).
- Đối với huyện Ngọc Hồi:
+ Đầu tư xây dựng điểm du lịch tại Cột mốc quốc giới chung 03 nước: Việt Nam - Lào - Campuchia hấp dẫn với các dịch vụ hoàn hảo để phục vụ khách nội địa.
+ Mở rộng, khai thác mô hình du lịch Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, bằng việc tạo sự thông thoáng trong các thủ tục tại cửa khẩu và tăng cường nhân lực làm công tác lữ hành, đặc biệt là lữ hành Caravan.
+ Tạo điều kiện để phát huy và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tại chỗ tại làng văn hóa Đăk Răng như các loại nhạc cụ và những nét văn hóa truyền thống dân tộc Giẻ Triêng tại đây.
- Đối với huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei:
+ Tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ nhằm phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích xây dựng các mô hình trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác và phát triển các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
+ Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm núi Ngọc Linh.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp
Phối hợp tham gia và hỗ trợ các ngành, đơn vị liên quan và chính quyền các cấp trong công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án.
Quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất, tham mưu thay đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp tình hình thực tế; nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.
TỔNG HỢP SỐ LIỆU 2011-2015 & KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm |
Dự kiến KH năm 2020 |
Tốc độ tăng trưởng Bộ hàng năm GĐ (%) |
||||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
KH năm 2016 |
Thực hiện 2011-2015 |
Dự kiến 2016-2020 |
||||
1 |
Tổng lượt khách |
Lượt khách |
167,801 |
176,902 |
193,540 |
208,887 |
238,154 |
304,650 |
727,000 |
9,1 |
24,3 |
1.1 |
Khách quốc tế |
|| |
53,696 |
60,147 |
66,403 |
72,029 |
78,911 |
106,950 |
322,000 |
10,1 |
31,7 |
1.2 |
Khách nội địa |
|| |
114,105 |
116,755 |
127,137 |
136,858 |
159,243 |
197,700 |
405,000 |
8,7 |
19,6 |
2 |
Tổng số ngày khách lưu trú |
Ngày khách |
260,894 |
277,274 |
306,177 |
333,830 |
372,866 |
495,750 |
1,591,100 |
9,3 |
33,8 |
2.1 |
Khách Quốc tế |
|| |
84,406 |
94,273 |
105,300 |
116,207 |
125,115 |
176,340 |
740,600 |
10,3 |
43,2 |
2.2 |
Khách nội địa |
|| |
176,488 |
183,001 |
200,877 |
217,623 |
247,606 |
319,410 |
850,500 |
8,8 |
27,7 |
3 |
Tổng doanh thu |
Triệu đồng |
82,162,000 |
93,896,000 |
104,572,000 |
222,331,000 |
253,549,000 |
347,025,000 |
1,193,325,000 |
32,5 |
36,2 |
4 |
Công suất |
% |
69,5 |
69,9 |
69,9 |
66,4 |
64,8 |
71,5 |
73,5 |
-1,7 |
0,7 |
(Nguồn: Sở VHTT&DL)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm |
Dự kiến KH năm 2020 |
Tốc độ tăng trưởng BQ hàng năm GĐ (%) |
||||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
KH năm 2016 |
Thực hiện 2011-2015 |
Dự kiến 2016-2020 |
||||
1 |
Tổng số CSLTDL |
Cơ sở |
51 |
63 |
78 |
92 |
113 |
135 |
235 |
22.0 |
14.9 |
2 |
Tổng số phòng |
Phòng |
967 |
1102 |
1330 |
1397 |
1675 |
2115 |
3625 |
14.7 |
14.4 |
3 |
Tổng số CSKD Lữ hành |
Cơ sở |
3 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
18 |
27.8 |
18.9 |
4 |
Tổng số Lao động |
Người |
1297 |
1357 |
1407 |
1452 |
1532 |
1615 |
2860 |
4.3 |
15.4 |
TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Theo giấy CN đăng ký kinh doanh)
(Theo giấy CN đăng ký kinh doanh)
TT |
Tên doanh nghiệp |
Địa chỉ |
Năm hoạt động |
|
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
đăng ký |
|||
1 |
KS Đông Dương |
30 Bạch Đằng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
28/1/2011 |
|
|
|
|
100,000 |
2 |
KS Trúc Hoàng Hà |
38 Ngô Quyền, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
13/11/2012 |
|
|
|
1,800 |
3 |
KS Bích Phương |
433 Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
15/8/2011 |
|
|
|
|
5,000 |
4 |
KS Thịnh Vượng |
16B - Nguyễn Trãi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
1/7/2013 |
|
|
3,700 |
5 |
KS Tây Nguyên |
53 Trần Hưng Đạo.TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
11/6/2012 |
|
|
|
3,600 |
6 |
KS Hội An |
734 Phan Đình Phùng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
28/09/2012 |
|
|
|
1,250 |
7 |
KS Tân Phú |
01 Nguyễn Tri Phương, P. Lê Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
22/3/2013 |
|
|
300 |
8 |
KS Tân Đức Bình |
122A Phan Đình Phùng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
24/11/2011 |
|
|
|
|
2,000 |
9 |
KS Hồng My |
09 Ngô Quyền, TP KonTum, tỉnh Kon Tum |
5/5/2011 |
|
|
|
|
5,000 |
10 |
KS Tây Đô |
263A Phạm Văn Đồng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
6/4/2012 |
|
|
|
4,500 |
11 |
KS Toàn Thịnh 2 |
131 Thi Sách, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
20/01/2011 |
|
|
|
|
6,000 |
12 |
KS Toàn Thịnh 1 |
71B Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
20/01/2011 |
|
|
|
|
4,000 |
13 |
KS Thành Thu 1 |
188B Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
7/9/2012 |
|
|
|
6,722 |
|
14 |
KS Bình Minh |
204B Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
14/08/2013 |
|
|
|
200 |
|
15 |
KS Lam Hồng |
Thôn KonTu2. Xã ĐăkBlà. TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
2012 |
|
|
|
4,000 |
|
16 |
NN Thịnh Quý |
215 Phan Đình Phùng,TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
21/11/2011 |
|
|
|
|
1,000 |
17 |
KS Phượng Hồng |
28 Yết Kiêu, TP KonTum, tỉnh KonTum |
20/8/2011 |
|
|
|
|
700 |
18 |
NN Trúc Quỳnh |
118 Ngô Quyền, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
25/3/2014 |
|
200 |
19 |
NN Quang Minh |
33 Nguyễn Sinh Sắc, TP KonTum, tỉnh Kon Tum |
|
15/06/2012 |
|
|
|
1,000 |
20 |
NN Mười Đức |
152 Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
18/10/2012 |
|
|
|
1,000 |
21 |
NN Như Quỳnh |
07 Nguyễn Công Trứ, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
2/3/2012 |
|
|
|
100 |
22 |
NN Bảo Nhi |
402 Đào Duy Từ, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
23/11/2012 |
|
|
|
800 |
23 |
NN Thúy Ngân |
Thôn Plei Rơ Hai 2. P.Lê Lợi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
31/10/2011 |
|
|
|
|
200 |
24 |
NN Thanh Lịch |
218 Đào Duy Từ, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
7/1/2012 |
|
|
|
500 |
25 |
NN Quảng Nam |
247 Bà Triệu, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
20/01/2011 |
|
|
|
|
3,000 |
26 |
KS Kon Kơlor |
Thôn Kon Klor, P. Thắng Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
18/6/2013 |
|
|
2,000 |
27 |
NN Hồng yến 2 |
29 Bắc Kạn, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
2012 |
|
|
|
300 |
28 |
KS Tân Hoa |
384 Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
30/5/2012 |
|
|
|
1,500 |
29 |
KS Xanh |
192 Bắc Kạn,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
29/8/2012 |
|
|
|
1,500 |
30 |
NN Đại Phát |
Đường quy hoạch số 1, Khu quy hoạch Tây Bắc, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
15/5/2013 |
|
|
1,000 |
31 |
NN Tân Phú II |
Nguyễn Tri Phương, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
12/11/2012 |
|
|
|
300 |
32 |
NN Quang Minh |
92 Đồng Nai. P. Lê Lợi,TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
29/5/2013 |
|
|
2,000 |
33 |
NN BDân Mỹ Lai |
606 Phan Đình Phùng,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
21/11/2011 |
|
|
|
|
100 |
34 |
NN Bình Dân |
Tổ 5,P. Trường Chinh,TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
11/5/2011 |
|
|
|
|
500 |
35 |
NN Thanh Xuân |
38/3 Hoàng Thị Loan.TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
10/7/2013 |
|
|
1,000 |
36 |
NN Thanh Vy |
31 Phạm Ngọc Thạch, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
20/1/2014 |
|
800 |
37 |
NN Hạ Trắng cơ sở 2 |
01 Ngô Mây,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
18/2/2014 |
|
200 |
38 |
NN Thiên Nga |
42 Phan Đình Phùng. TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
11/6/2012 |
|
|
|
600 |
39 |
NN Bình Yên |
Đường Lê Hoàng. TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
24/6/2014 |
|
100 |
40 |
KS Đăng Minh |
287 Phan Đình Phùng,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
8/9/2014 |
|
1,900 |
41 |
NN Hương Quê |
22 Mai Xuân Thưởng,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
19/9/2014 |
|
30 |
42 |
NN Phượng Hồng 2 |
89 Hoàng Diệu. TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
28/01/2015 |
300 |
43 |
NN Kim Tâm |
18 Bắc Cạn,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
24/11/2014 |
|
1,000 |
44 |
NN Sơn Trà |
445 Trần Văn Hai,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
25/03/2015 |
120 |
45 |
NN Romance |
225 Trần Văn Hai,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
9/9/2014 |
|
200 |
46 |
NN Thùy Linh |
21 Hoàng Thị Loan,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
29/05/2013 |
|
|
3,000 |
47 |
NN Chăm Pa |
201 Hà Huy Tập,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
19/9/2014 |
|
2,500 |
48 |
NN Hồng Vân |
Thôn Kon Tu 2, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
7/7/2011 |
|
|
|
|
100 |
49 |
NN Hồng Trúc |
76/2 Trần Cao Vân,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
8/1/2015 |
890 |
50 |
NN BD Hoàng Trang |
Đường QII số 4,tổ 1,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
26/11/2014 |
|
90 |
51 |
KS Hà An |
17 Thi sách,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
2/10/2013 |
|
|
3,000 |
52 |
KS My |
48 Hoàng Văn Thụ, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
7/11/2013 |
|
|
400 |
53 |
KS Hùng Tín |
172 Nguyễn Huệ, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
24/09/2015 |
1,990 |
54 |
KS An Thái |
58 Đoàn Thị Điểm,TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
|
|
2/8/2013 |
|
|
3,500 |
55 |
KS Hưng Yên II |
01 Hùng Vương,TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
5/12/2011 |
|
|
|
|
2,843 |
56 |
KS Xổ Số |
11 Hùng Vương,TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
21/3/2011 |
|
|
|
|
9,000 |
57 |
KS Phương Dung |
Thôn 4,TT Pleikần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
20/1/2011 |
|
|
|
|
3,000 |
58 |
KS Đông Dương Ngọc Hồi |
95 Hùng Vương,TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
|
27/12/2013 |
|
|
150 |
59 |
KS Hồng Hải |
56 Hoàng Thị Loan,TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
26/07/2011 |
|
|
|
|
700 |
60 |
KS Long Bình |
734 Hùng Vương, TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
15/9/2014 |
|
2,000 |
61 |
NN Hoàng Long |
908 Hùng Vương, TT PlêiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
|
15/08/2013 |
|
|
300 |
62 |
NN Gia Tuệ Nhi |
Đinh Tiên Hoàng, TT PlêiKần, H.Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
12/8/2014 |
|
1,500 |
63 |
NN Mỹ Lệ |
Thôn Kon Khôn, xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
10/6/2015 |
150 |
64 |
NN Mỹ Loan |
167 Trần Phú, TT PleiKần, H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
|
6/3/2012 |
|
|
|
1,000 |
65 |
NN TM Đăk Tô |
11 Hùng Vương, TT Đăk Tô, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
16/5/2014 |
|
1,700 |
66 |
KS Phú Gia |
289 Hùng Vương,TT Đăk Tô, tỉnh Kon Tum |
|
|
31/10/2013 |
|
|
3,000 |
67 |
KS Trung Hiếu |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
12/1/2011 |
|
|
|
|
1,000 |
68 |
KS Hưng Yên III |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
5/12/2011 |
|
|
|
|
7,300 |
68 |
KS Đồi Thông |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
|
|
25/9/2013 |
|
|
3,000 |
69 |
NN Nhân Quyền |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
|
|
21/1/2013 |
|
|
200 |
70 |
NN Vân Tân |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
|
|
11/1/2013 |
|
|
300 |
71 |
NN Nam Dông |
Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
|
|
27/5/2013 |
|
|
300 |
72 |
NN Hoàng Gia |
28 Hùng Vương, H. Đăk Hà, tỉnh Kon Tum |
|
|
22/4/2013 |
|
|
500 |
73 |
NN Quang Thắng |
Thôn 5 xã Hà Mòn, H. Đăk Hà, tỉnh Kon Tum |
|
5/12/2012 |
|
|
|
500 |
74 |
NN Tuấn Tú |
Tổ dân phố 2, TT Đăk Hà, H. Đăk Hà, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
20/6/2014 |
|
500 |
75 |
NN Thanh xuân |
Thôn 5, xã Hà Mòn, H. Đăk Hà, tỉnh Kon Tum |
|
|
30/05/2013 |
|
|
1,500 |
76 |
NN Tây Nguyên |
150 Hùng Vương, TT Đăk Glei, H. ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum |
|
|
26/9/2013 |
|
|
300 |
77 |
NN Thanh Bình |
Thôn 14 A, xã Đăk Pet, H. Đăk Glei, tỉnh Kon Tum |
18/2/2011 |
|
|
|
|
300 |
78 |
NN Ngọc Linh |
Thôn 14 A, xã Đăk Pet, H. Đăk Glei, tỉnh Kon Tum |
|
9/1/2012 |
|
|
|
300 |
79 |
KS Tuấn Lan |
377 Hùng Vương, TT Đăk Glei, H. Đăk Glei, tỉnh Kon Tum |
|
9/1/2012 |
|
|
|
1,000 |
80 |
NN Gia Hưng |
Thôn Đăk Dung, TT Đăk Glei, H. Đăk Glei, tỉnh Kon Tum |
|
|
11/12/2013 |
|
|
200 |
81 |
NN Quỳnh Tú |
544 Hùng Vương, TT Đăk Glei, H Đăk Glei, tỉnh Kon Tum |
|
|
|
|
2/2/2015 |
200 |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
230,235 |
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Đơn vị - địa phương |
Tổng vốn đầu tư |
Trong đó chia ra |
Ghi chú |
||||
NSNN |
Do tư nhân đầu tư |
Nguồn xã hội hóa |
Nguồn khác |
|||||
Trung ương |
Địa phương |
|||||||
I. |
Huyện Đăk Tô |
8,153 |
1,079 |
7,074 |
|
|
|
|
1 |
Trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh |
1,079 |
1,079 |
|
|
|
|
|
2 |
Sửa chữa Khu chứng tích Kon Hring, xã Diên Bình |
393 |
|
393 |
|
|
|
|
3 |
Sửa chữa Bia tưởng niệm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh |
147 |
|
147 |
|
|
|
|
4 |
Cải tạo nâng cấp khuôn viên tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh |
4,040 |
|
4,040 |
|
|
|
|
5 |
Đường vào thác Đăk Lung |
2,494 |
|
2,494 |
|
|
|
|
II. |
Huyện Kon Plông |
134,397 |
75,800 |
36,369 |
|
|
22,228 |
|
1 |
Đường vào thác Lô Ba |
47,854 |
31,489 |
16,365 |
|
|
|
|
2 |
Tôn tạo, sửa chữa Di tích Măng Đen |
174 |
174 |
|
|
|
|
|
3 |
Đường vào hồ Toong Đam -Toong Zơ Ri |
49,396 |
27,168 |
|
|
|
22.228 |
|
4 |
Đường vào thác Đăk Ke |
36,973 |
16,969 |
20,004 |
|
|
|
|
III. |
TP Kon Tum |
11,761 |
9,251 |
2,510 |
|
|
|
|
5 |
Bảo tàng tỉnh ( Kho lưu trữ hiện vật - Bảo tàng tổng hợp ) |
11,761 |
9,251 |
2,510 |
|
|
|
|
IV |
Huyện Tu Mơ Rông |
57,721 |
54,721 |
3,000 |
|
|
|
|
1 |
Tôn tạo, phục hồi, xây dựng Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum |
57,721 |
54,721 |
3,000 |
|
|
|
|
V |
Huyện Ngọc Hồi |
15,193 |
193 |
|
|
15,000 |
|
|
1 |
Tôn tạo, sửa chữa di tích Plei Kần |
193 |
193 |
|
|
|
|
|
2 |
Đài tưởng niệm các Anh Hùng liệt sĩ |
15,000 |
|
|
|
15.000 |
|
|
VI |
Huyện Đăk Glei |
12,393 |
12,393 |
|
|
|
|
|
1 |
Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngục Đăk Glei |
12,393 |
12,393 |
|
|
|
|
|
VII |
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
239,618 |
153,437 |
48,953 |
47,600 |
15,000 |
22,228 |
|
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư; UBND các huyện, TP
Công văn: 358/UBND ngày 01/7/2016 của UBND huyện Đăk Tô
Công văn: 760/UBND-VHTT ngày 28/6/2016 của UBND huyện Kon Plong
Công văn: 301/UBND-DM ngày 30/6/2016 của UBND tp Kon Tum
Công văn: 1729/UBND-KGVX ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Kon Tum
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Đơn vị - địa phương |
Tổng vốn đầu tư |
Trong đó chia ra |
Ghi chú |
||||
NSNN |
Do tư nhân đầu |
Nguồn xã hội hóa |
Nguồn khác |
|||||
Trung ương |
Địa phương |
|||||||
I |
Huyện Kon Plông |
85,906 |
24,736 |
13,570 |
47,600 |
|
|
|
1 |
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ |
18,000 |
14,800 |
600 |
2,600 |
|
|
|
2 |
Dự án bảo tồn lan rừng và phát triển nguồn |
5,000 |
|
|
5,000 |
|
|
|
3 |
Đầu tư khu sản xuất rau, hoa, quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao |
3,000 |
|
|
3,000 |
|
|
|
4 |
Dự án trồng lan và các loại hoa xứ lạnh |
12,000 |
|
|
12,000 |
|
|
|
5 |
Dự án nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm và kết hợp du lịch sinh thái |
25,000 |
|
|
25,000 |
|
|
|
6 |
Dự án đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát triển làng văn hóa - du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cảnh, huyện Kon Plông |
17,800 |
9,770 |
8,030 |
|
|
|
|
7 |
Dự án đầu tư đường bộ thuộc dự án đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát triển làng văn hóa, du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cảnh, huyện Kon Plong. Hạng mục: Nền, mặt đường và công trình thoát nước |
4,940 |
|
4,940 |
|
|
|
|
8 |
Đường vào thác Lô Ba |
0 |
|
|
|
|
|
|
9 |
Khu vui chơi giải trí tại Khu du lịch sinh thái cảnh quan hồ và thác Đăk Ke, thác Lô |
166 |
166 |
|
|
|
|
|
III. |
TP Kon Tum |
13,351 |
|
4,168 |
|
9,183 |
|
|
1 |
Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng làng Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum |
9,858 |
|
675 |
|
9,183 |
|
|
2 |
Mở rộng vườn hoa Đình Trung Lương (P.Quyết Thắng) |
1,417 |
|
1,417 |
|
|
|
|
3 |
Sửa chữa nhà bia tưởng niệm 81 liệt sĩ |
2,076 |
|
2,076 |
|
|
|
|
CỘNG |
99,257 |
24,736 |
17,738 |
47,600 |
9,183 |
|
|
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư; UBND các huyện, TP
Công văn: 760/UBND-VHTT ngày 28/6/2016 của VBND huyện Kon Plong
Công văn: 301/UBND-DM ngày 30/6/2016 của UBND tp Kon Tum
Công văn: 1729/UBND-KGVX ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Kon Tum
BẢNG TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH QUA CÁC NĂM 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Thời gian |
Nội dung |
Kinh phí |
I |
Năm 2011 |
Biên soạn, in ấn, phát hành sách "Du lịch Kon Tum trên đường phát triển" |
60.4 |
Ngày Hội Du lịch TP.HCM lần thứ 7 |
32.84 |
||
II |
Năm 2012 |
Thực hiện DVD hai thứ tiếng Anh -Việt: "Du lịch Kon Tum - Huyền thoại đại ngàn" |
60.4 |
Ngày Hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần VIII |
35 |
||
Ngày Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ 2 |
50.012 |
||
Hội chợ hợp tác phát triển vùng tam giác Campuchia - Lào - Việt Nam |
50 |
||
III |
Năm 2013 |
Tuần văn hóa du lịch di sản xanh - nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên |
25.0 |
Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long- Vĩnh Long 2013 |
70.0 |
||
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IX tại Hà Nội |
90.844 |
||
Triển lãm tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc trưng năm Du lịch quốc gia tại Đà Lạt |
49.386 |
||
Biên soạn, in ấn, phát hành sách "Ẩm thực Kon Tum" |
70 |
||
IV |
Năm 2014 |
tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế Huế - 2014 |
36.3 |
Hội chợ Du lịch, Thương mại, Làng nghề Đà Lạt |
79.285 |
||
V |
Năm 2015 |
Hội chợ Biên giới Ngọc Hồi 2015 |
50 |
Phối hợp Đài truyền hình TP.HCM thực hiện DVD "Ký sự Du lịch Kon Tum" |
78 |
||
Triển lãm trưng bày Hội chợ Du lịch quốc tế Bình Thuận |
48 |
||
TỔNG CỘNG |
885 |
KẾ HOẠCH KINH PHÍ XÚC TIẾN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
I |
Tuyên truyền, phổ biến, thông tin, quảng bá du lịch |
100 |
150 |
200 |
250 |
300 |
II |
Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu, ấn phẩm công cụ xúc tiến |
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
III |
Xây dựng và triển khai thực hiện đề án: “Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Kon Tum” |
|
150 |
150 |
200 |
250 |
IV |
Xúc tiến thị trường du lịch |
100 |
150 |
200 |
250 |
300 |
|
Tổng cộng (I)+(II)+(III)+(IV) |
400 |
650 |
800 |
1000 |
1200 |
BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015
Tổng số |
Loại hình hoạt động |
Chia theo đào tạo |
||||||||
Các đơn vị sự nghiệp công |
Trong các cơ sở lưu trú |
Các đơn vị kinh doanh lữ hành |
Các hội, hiệp hội |
Chuyên ngành du lịch |
Chuyên ngành khác làm việc trong ngành du lịch |
Số nhân viên sử dụng thành thạo từ 01 ngoại ngữ |
||||
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
|||||
1532 |
35 |
1318 |
152 |
27 |
452 |
29,5 |
1080 |
70,5 |
565 |
36,9 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016- 2020
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Đơn vị - địa phương |
Địa điểm xây dựng |
Tổng vốn đầu tư |
Kế hoạch vốn |
Ghi chú |
||
Trung ương |
Địa phương |
HĐ khác |
|||||
1 |
Đường vào hồ Toong Đam - Toong Zơ Ri |
Kon Plông |
49,396 |
49,396 |
|
|
CT chuyển tiếp, đã có trong KHĐT công |
2 |
Đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hệ thống xử lý rác thải tại Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen |
Kon Plong |
8,000 |
6,000 |
1,000 |
1,000 |
Chưa có trong KH ĐT công |
3 |
Đường vào Khu DTLS quốc gia Ngục Kon Tum và điểm du lịch hồ Ya Ly |
Kon Tum |
99,470 |
85,000 |
14,470 |
|
Tỉnh đề nghị nhưng Bộ KHĐT chưa thống nhất: đã có trong dự thảo KHĐT |
4 |
Đường từ quốc lộ 24 đi Khu nghỉ dưỡng Nam Đông - huyện Kon Plông |
Kon Plông |
80,198 |
80,198 |
|
|
Đã được đưa vào dự thảo KHĐT công, đã có QĐ phê duyệt chủ trương đầu tư |
5 |
Hạ tầng Du lịch sinh thái Đông Nam (đường giao thông trục chính, kè chống sạt lở và nạo vét hồ Kon Plong |
Kon Plông |
200,000 |
200,000 |
|
|
Chưa có trong KHDT |
6 |
Đường lên cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia |
Ngọc Hồi |
15,089 |
15,089 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
7 |
Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngục Đăk Glei |
Đăk Glei |
8,100 |
8,100 |
|
|
CT chuyển tiếp, đã có trong KHĐT công |
8 |
Đường D4 (khu đô thị Đông Bắc) |
Ngọc Hồi |
2,347 |
2,347 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
9 |
Dường N24 (đường vào khu công nghệ cao) |
Ngọc Hồi |
905 |
905 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
10 |
Đường N13 (Đoạn Km7-243 đến ngã tư thị trấn Plei Kần ) Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y |
Ngọc Hồi |
1,223 |
1,223 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
11 |
Đường vào Khu công nghiệp - Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y |
Ngọc Hồi |
351 |
351 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
12 |
Khu nghĩa trang Bờ Y |
Ngọc Hồi |
71 |
71 |
|
|
Trả nợ đọng XDCB, có trong KHĐT |
13 |
Hạ tầng khu du lịch Đông Bắc (đường giao thông trục chính, cải tạo hồ đập) |
Kon PLông |
12,025 |
12,025 |
|
|
Chưa có trong KMĐT công |
|
Cộng |
|
477,175 |
460,705 |
15,470 |
1,000 |
|
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư; UBND các huyện, TP
Công văn: 760/UBND-VHTT ngày 28/6/2016 của UBND huyện Kon Plong
Công văn: 301/UBND-DM ngày 30/6/2016 của UBND tp Kon Tum
Công văn: 1729/UBND-KGVX ngày 26/1/2016 của UBND tỉnh Kon Tum
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHU CẦU ĐẦU TƯ VỀ DU LỊCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016-2020
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Đơn vị - địa phương |
Địa điểm xây dựng |
Tổng vốn đầu tư |
Kế hoạch vốn |
Ghi chú |
||
Trung ương |
Địa phương |
Vốn HĐ khác |
|||||
A |
Dự án nhu cầu đầu tư của Sở, doanh nghiệp và các huyện đăng ký thu hút đầu tư |
|
1,811,993 |
100,000 |
50,470 |
1,761,523 |
|
1 |
Sửa chữa nhà trưng bày di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh |
Đăk Tô |
470 |
|
470 |
|
|
2 |
Khu du lịch sinh thái rừng thông thị trấn Đăk Tô |
Đăk Tô |
100,000 |
|
|
100,000 |
|
3 |
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm bùn, suối khoáng, thác Đăk Lung |
Đăk Tô |
90,000 |
|
|
90,000 |
|
3 |
Bến xe kết hợp thương mại dịch vụ (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
22,487 |
|
|
22,487 |
|
4 |
Tổ hợp nuôi cá Tầm kết hợp du lịch sinh thái ven suối (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
119,346 |
|
|
119,346 |
|
5 |
Công viên hoa theo chuyên đề (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
9,595 |
|
|
9,595 |
|
6 |
Làng văn hóa du lịch thôn KonPring |
Kon Plông |
9,720 |
|
|
9,720 |
Ngân hàng ADB đầu tư |
7 |
Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, giải trí 5 tầng (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
121,036 |
|
|
121,036 |
|
8 |
Công viên trung tâm (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
25,504 |
|
|
25,504 |
|
9 |
Nhà hát đa năng |
Kon Plông |
29,108 |
|
|
29,108 |
|
10 |
Tổ hợp văn phòng thương mại cho thuê 12 tầng (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
80,440 |
|
|
80,440 |
|
11 |
Khách sạn hội nghị 04 sao (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
102,872 |
|
|
102,872 |
|
12 |
Tổ hợp dân cư kết hợp du lịch văn hóa cộng đồng |
Kon Plông |
106,757 |
|
|
106,757 |
|
13 |
Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái |
Kon Plông |
20,000 |
|
|
20,000 |
|
14 |
Xây dựng nhà máy chế biến rượu vang sim và trưng bày sản phẩm |
Kon Plông |
28,758 |
|
|
28,758 |
|
15 |
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Epic Spa |
Kon Rẫy |
10,000 |
|
|
10,000 |
|
16 |
Điểm du lịch khu vực cột mốc quốc gia 3 nước Việt Nam - Lào - Camphuchia |
Ngọc Hồi |
593,000 |
|
|
593,000 |
|
17 |
Quốc môn |
Ngọc Hồi |
32,900 |
|
|
32,900 |
|
18 |
Chợ Cửa khẩu |
Ngọc Hồi |
16,000 |
|
|
16,000 |
|
19 |
Khu vực cửa khẩu ( Hệ thống đường nội bộ) |
Ngọc Hồi |
20,000 |
|
|
20,000 |
|
2 |
Dự án Khu trưng bày Bảo tàng ngoài trời |
Kon Tum |
19,000 |
|
|
19,000 |
|
21 |
Tổ hợp KDL sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Đăk Yên, xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum |
Kon Tum |
143,000 |
|
|
143,000 |
|
22 |
Trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế và kết hợp khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái cộng |
Kon Tum |
12,000 |
|
|
12,000 |
|
23 |
Hạ tầng du lịch sinh thái Kon Tu Rằng |
Kon Rẫy |
200,000 |
100,000 |
50,000 |
50,000 |
|
B |
Dự án phát triển CSHTDL hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê |
|
5,145,570 |
3,096 |
|
5,142,474 |
|
1 |
Tổ hợp khu vui chơi, âm thực lòng hồ Toong Po (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
53,630 |
|
|
53,630 |
|
2 |
Xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
44,520 |
|
|
44,520 |
|
3 |
Tổ hợp dịch vụ du lịch, thương mại, giải trí hồ Đăk Ke |
Kon Plông |
199,510 |
|
|
199,510 |
|
4 |
Công viên vườn thú du lịch mở, kết hợp trò chơi giải trí (gồm cả vốn doanh nghiệp và XHH) |
Kon Plông |
357,780 |
|
|
358,780 |
|
5 |
Nâng cấp cải tạo khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ |
Kon Plông |
51,860 |
3,096 |
|
48,764 |
|
6 |
Tổ hợp dịch vụ, giải trí nghỉ dưỡng cáp treo "trung tâm Konplong - Đăk Long - Măng |
Kon Plông |
297,270 |
|
|
297,270 |
|
7 |
Sân bay Kon Plong |
Kon Plông |
1,000,000 |
|
|
1,000,000 |
|
8 |
Đầu tư điểm du lịch cộng đồng làng Kon Bring, xã Đăk Long |
Kon Plông |
60,000 |
|
|
60,000 |
|
9 |
DA đầu tư hạ tầng Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen |
Kon Plông |
1,000,000 |
|
|
1,000,000 |
|
10 |
Săn bắn, điểm nuôi thú tại huyện Kon Plong |
Kon Plông |
100,000 |
|
|
100,000 |
|
11 |
Khu du lịch sinh thái Đăk Snghe |
Kon Rẫy |
130,000 |
|
|
130,000 |
|
12 |
DA khu du lịch tổng hợp làng Kon Tu Rằng |
Kon Rẫy |
1,200,000 |
|
|
1,200,000 |
|
14 |
DA đầu tư hạ tầng Khu du lịch văn hóa Ngục Kon Tum |
Kon Tum |
200,000 |
|
|
200,000 |
|
15 |
Khu du lịch hồ YaLy |
Khu vực lòng hồ |
100,000 |
|
|
100,000 |
|
16 |
Khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Chư Mom Ray |
Sa Thầy |
200,000 |
|
|
200,000 |
|
17 |
Khu du lịch làng Chờ |
Sa Thầy |
100,000 |
|
|
100,000 |
|
|
Cộng |
|
6,957,563 |
3,096 |
50,470 |
6,903,997 |
|
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư; UBND các huyện, TP
Công văn: 760/UBND-VHTT ngày 28/6/2016 của UBND huyện Kon Plong
Công văn: 301/UBND-DM ngày 30/6/2016 của UBND tp Kon Tum
1 Công văn số 1598/BVHTTDL-DSVH ngày 06/5/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(2) Gồm 13 tỉnh với 04 tỉnh của Campuchia (Stung Treng, Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie), 04 tỉnh của Lào (Se Kong, Attapeu, Saravan, Champasak) và 05 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước)
3 Theo hướng dẫn của Liên bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Nội vụ tại Thông tư số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì có thành lập Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch trực thuộc Sở, tuy nhiên hiện nay chưa thành lập do chưa đủ điều kiện về biên chế.
4 Theo hướng dẫn của Liên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Nội vụ tại Thông tư số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì có thành lập Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch trực thuộc Sở, tuy nhiên hiện nay chưa thành lập do chưa đủ điều kiện về biên chế.
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2020 về ký Hiệp định giữa Việt Nam và Xri Lan-ca về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan Ban hành: 11/06/2020 | Cập nhật: 12/06/2020
Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019 Ban hành: 06/02/2020 | Cập nhật: 14/02/2020
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2019 về ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ giữa Việt Nam và Ni-giê-ri-a Ban hành: 25/10/2019 | Cập nhật: 29/10/2019
Thông báo 263/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị Hội nghị thúc đẩy Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp Ban hành: 27/07/2018 | Cập nhật: 31/07/2018
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 11/07/2018 | Cập nhật: 17/07/2018
Thông báo 263/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp lần thứ VIII Ban Chỉ đạo về giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường Ban hành: 13/06/2017 | Cập nhật: 16/06/2017
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2017 bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 16/05/2017
Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2017 sửa đổi Điều 3 Quyết định 43/QĐ-TTg về thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu Ban hành: 13/03/2017 | Cập nhật: 16/03/2017
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2016 về ký Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam - Campuchia Ban hành: 20/10/2016 | Cập nhật: 25/10/2016
Thông báo 263/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch Ban hành: 30/08/2016 | Cập nhật: 03/09/2016
Kế hoạch 829/KH-UBND năm 2016 triển khai kết luận của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về phát triển Khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ban hành: 26/04/2016 | Cập nhật: 08/11/2016
Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 14/09/2015 | Cập nhật: 26/10/2015
Thông báo 263/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang Ban hành: 03/08/2015 | Cập nhật: 10/08/2015
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới Ban hành: 08/12/2014 | Cập nhật: 09/12/2014
Thông báo 263/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội Ban hành: 09/07/2014 | Cập nhật: 11/07/2014
Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc tỷ lệ 1/5.000 đến năm 2030 Ban hành: 25/01/2014 | Cập nhật: 08/02/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm tra, đối chiếu thông tin và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 25/12/2013 | Cập nhật: 28/02/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 27/12/2013 | Cập nhật: 07/07/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 18/12/2013 | Cập nhật: 05/03/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 26/12/2013 | Cập nhật: 08/03/2014
Quyết định 2162/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" Ban hành: 11/11/2013 | Cập nhật: 16/11/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 13/11/2013 | Cập nhật: 09/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ Ban hành: 09/10/2013 | Cập nhật: 23/10/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính và kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 08/11/2013 | Cập nhật: 07/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 03/2013/QĐ-UBND quy định giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 04/11/2013 | Cập nhật: 10/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015” Ban hành: 01/10/2013 | Cập nhật: 25/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND Ban hành: 16/10/2013 | Cập nhật: 19/09/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 101/2009/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 16/10/2013 | Cập nhật: 11/01/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về áp dụng tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 15/10/2013 | Cập nhật: 18/02/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí sử dụng lề đường, bến, bãi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 16/09/2013 | Cập nhật: 18/09/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về khoảng cách, địa bàn xác định học sinh tiểu học, trung học cơ sở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày do địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn làm căn cứ hỗ trợ học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 15/10/2013 | Cập nhật: 11/01/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 16/09/2013 | Cập nhật: 17/12/2015
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND quy định phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 10/09/2013 | Cập nhật: 10/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định xử lý tồn tại đối với đất ở đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 14/08/2013 | Cập nhật: 16/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy định nội dung chi và mức chi phục vụ hoạt động cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 09/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức tiếp công dân tỉnh Hậu Giang Ban hành: 09/09/2013 | Cập nhật: 30/10/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tỉnh Quảng Trị Ban hành: 26/08/2013 | Cập nhật: 30/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định mức chi bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật Đoàn Văn công Đồng Tháp Ban hành: 13/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên tỉnh Quảng Nam Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 29/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 08/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND điều chỉnh quy định giá đất ở năm 2013 tại huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 06/09/2013 | Cập nhật: 11/10/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất, tàu thuyền, xe ô tô, xe gắn máy và tài sản khác tỉnh Trà Vinh Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 31/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 05/07/2013 | Cập nhật: 12/06/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 01/08/2013 | Cập nhật: 13/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 09/07/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 15/08/2013 | Cập nhật: 28/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND ủy quyền xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài Ban hành: 01/07/2013 | Cập nhật: 07/07/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND mức thu học phí năm học 2013-2014 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 18/07/2013 | Cập nhật: 05/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 18/07/2013 | Cập nhật: 29/11/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa thu hoạch lúa đến 2015 Ban hành: 26/06/2013 | Cập nhật: 30/08/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 10/06/2013 | Cập nhật: 01/11/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 28/12/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 25/06/2013 | Cập nhật: 28/06/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 Ban hành: 23/05/2013 | Cập nhật: 08/04/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khiếu nại, tố cáo trong bộ thủ tục hành chính áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 20/06/2013 | Cập nhật: 23/11/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy định một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện công tác dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 17/06/2013 | Cập nhật: 03/05/2014
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi đơn giá thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kèm theo Quyết định 07/2012/QĐ-UBND Ban hành: 22/05/2013 | Cập nhật: 28/10/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm Quyết định 08/2010/QĐ-UBND Ban hành: 17/05/2013 | Cập nhật: 18/06/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 18/04/2013 | Cập nhật: 27/04/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 02/05/2013 | Cập nhật: 15/06/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/05/2013 | Cập nhật: 22/05/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 81/2008/QĐ-UBND ban hành Danh mục số 1 các cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu tài liệu vào Trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Phước Ban hành: 06/05/2013 | Cập nhật: 22/06/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Quy định nguồn, mức trích kinh phí, nội dung chi, mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 26/04/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 10/04/2013 | Cập nhật: 12/04/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2013 trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 09/04/2013 | Cập nhật: 11/04/2013
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013 Ban hành: 08/04/2013 | Cập nhật: 20/04/2013
Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" Ban hành: 22/01/2013 | Cập nhật: 24/01/2013
Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020 Ban hành: 18/02/2013 | Cập nhật: 20/02/2013
Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 Ban hành: 05/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Thông báo 263/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tiến độ dự án điện trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân Ban hành: 20/07/2012 | Cập nhật: 08/08/2012
Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2012 cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Ban hành: 13/03/2012 | Cập nhật: 19/03/2012
Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 02/01/2012
Thông báo 263/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc về thực hiện Luật Công nghệ cao Ban hành: 27/10/2011 | Cập nhật: 31/10/2011
Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2011 sửa đổi Nghị định 13-HĐBT về thành lập Viện Vật lý kỹ thuật trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Ban hành: 08/09/2011 | Cập nhật: 09/09/2011
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 Ban hành: 20/04/2011 | Cập nhật: 23/04/2011
Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 Ban hành: 02/03/2011 | Cập nhật: 04/03/2011
Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước Ban hành: 21/10/2010 | Cập nhật: 28/10/2010
Thông báo 263/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng tại Hội nghị sơ kết chương trình phát triển cây cao su tại các địa phương vùng Tây Bắc Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 01/10/2010
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Xlô-ven-ni-a về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 06/03/2010
Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 Ban hành: 26/11/2009 | Cập nhật: 02/12/2009
Thông báo số 263/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Ngân hàng phát triển Việt Nam về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ năm 2006 - 2009 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2020 Ban hành: 26/08/2009 | Cập nhật: 04/09/2009
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 Ban hành: 06/05/2009 | Cập nhật: 15/05/2009
Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2009 về nâng cấp cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, tỉnh An Giang từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính Ban hành: 06/03/2009 | Cập nhật: 12/03/2013
Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2008 tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 5 tập thể thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam Ban hành: 19/03/2008 | Cập nhật: 22/03/2008
Quyết định 201/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa vụ đông xuân 2007 - 2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại năm 2008 Ban hành: 19/02/2008 | Cập nhật: 20/02/2008
Thông báo số 263/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về đề án "hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm" Ban hành: 18/12/2007 | Cập nhật: 20/12/2007
Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch Ban hành: 01/06/2007 | Cập nhật: 22/06/2007
Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2007 - 2008 Ban hành: 12/03/2007 | Cập nhật: 17/03/2007
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012