Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Số hiệu: | 22/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu | Người ký: | Nguyễn Khắc Chử |
Ngày ban hành: | 16/09/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2013/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 16 tháng 9 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
Thực hiện Thông báo số 865-TB/TU ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Tỉnh uỷ về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại cuộc họp ngày 12, 13 tháng 8 năm 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 546/TTr-STNMT ngày 26 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 17/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
1. Quy định này quy định cụ thể một số nội dung về quản lý khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; trách nhiệm, sự phối hợp giữa UBND cấp huyện, cấp xã, các sở, ngành trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2. Những nội dung không nêu tại quy định này được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định pháp luật có liên quan.
Quy định này được áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Nội dung quản lý khoáng sản, gồm:
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.
2. Quản lý khảo sát thực địa lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản.
3. Quản lý hoạt động thăm dò khoáng sản.
4. Quản lý khoáng sản chưa khai thác.
5. Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản.
6. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích của dự án đầu tư công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được phục vụ cho công trình đó (sau đây gọi là khai thác khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi công trình); Khai thác khoáng sản làm VLXDTT phục vụ thi công công trình; khai thác thu hồi khoáng sản trong khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
7. Quản lý vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản.
Điều 4. Thông tin trong quản lý hoạt động khoáng sản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu thập, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, dữ liệu về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt; báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản tại địa phương, cung cấp thông tin, số liệu về địa chất, khoáng sản cho tổ chức, cá nhân theo các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường; số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2013 quy định về giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản.
2. Các Sở: Công thương, Xây dựng có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác thống kê, lập kế hoạch và báo cáo định kỳ về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý khoáng sản trên địa bàn về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Các loại bản đồ trong hoạt động khoáng sản phải được biên tập, thiết kế trên nền bản đồ dạng số do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
Điều 5. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
1. Sở Công thương chủ trì xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ khoáng sản làm VLXDTT); bổ sung các điểm mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định là khoáng sản nhỏ lẻ, phân tán; điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch các điểm mỏ không đủ tiêu chí khoanh định khu vực có khoáng sản nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi đã được phê duyệt.
2. Sở Xây dựng chủ trì xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXDTT trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi đã được phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định; khoanh định khu vực đấu giá, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Khảo sát thực địa lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh được tiến hành khảo sát tại thực địa, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để khảo sát trên mặt đất (không được sử dụng máy móc, thiết bị và các loại dụng cụ để khoan và khai đào vào lòng đất) và lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức, cá nhân phải có văn bản đề nghị được khảo sát kèm theo bản đồ khu vực khảo sát, chương trình, kế hoạch khảo sát, lấy mẫu, nhân lực thực hiện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận văn bản đề nghị khảo sát thực địa khoáng sản của tổ chức, cá nhân, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý, giám sát và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân khảo sát thực địa theo chương trình, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
c) Trường hợp khu vực khảo sát thuộc khu vực biên giới, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp quản lý, giám sát hoạt động khảo sát của tổ chức, cá nhân tại thực địa.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát thực địa khoáng sản
a) Thực hiện khảo sát thực địa theo đúng phương án, kế hoạch đã được phê duyệt; nghiêm cấm việc sử dụng máy móc, thiết bị và các loại dụng cụ thi công để đào lò, hào, giếng, khoan trong quá trình khảo sát;
b) Đền bù các thiệt hại (nếu có) trong quá trình khảo sát gây ra.
c) Kết thúc khảo sát phải báo cáo kết quả bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 7. Quản lý hoạt động thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 và Khoản 2, Điều 40 của Luật Khoáng sản. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Điều 13, Điều 14 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
2. Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực địa chất khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận, chủ trì thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trường hợp cần thiết tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn bản sở tại nơi có điểm mỏ để bàn giao ranh giới, diện tích khu vực thăm dò; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thăm dò khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Các Sở: Công Thương, Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành liên quan khi được đề nghị tham gia thẩm định đề án thăm dò khoáng sản có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. Sau 15 ngày làm việc, nếu không có ý kiến tham gia coi như đồng ý, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kết quả thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các vấn đề về sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh thuê đất để thăm dò khoáng sản thì thực hiện theo quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và trình tự thu hồi, giao đất; đối với tổ chức thuê đất để thăm dò khoáng sản thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho thuê đất.
6. Tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thăm dò khoáng sản ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản và Giấy phép thăm dò phải thực hiện các nội dung sau:
a) Trước khi tiến hành hoạt động thăm dò khoáng sản:
- Nộp lệ phí thăm dò theo quy định (trừ trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp).
- Thực hiện thuê đất, ký hợp đồng thuê đất đối với diện tích cần phải thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Thông báo chương trình, phương án, biện pháp, thời gian, khối lượng thăm dò cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi tiến hành thăm dò khoáng sản để kiểm tra giám sát theo quy định.
b) Trong quá trình hoạt động thăm dò khoáng sản:
- Thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép thăm dò được cấp.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoạt động theo quy định.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng giấy phép thăm dò để tổ chức khai thác khoáng sản.
c) Khi kết thúc hoạt động thăm dò khoáng sản:
- Thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường, bảo đảm an toàn khu vực thi công các công trình thăm dò.
- Lập báo cáo kết quả thăm dò trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
7. Vận chuyển mẫu vật địa chất, khoáng sản
a) Tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản hoặc khảo sát thực địa khoáng sản thì được phép vận chuyển mẫu vật địa chất, khoáng sản về địa điểm phân tích mẫu theo quy định của pháp luật (riêng khảo sát thực địa khoáng sản chỉ được phép vận chuyển mẫu vật địa chất trên bề mặt).
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xác nhận khối lượng, chủng loại mẫu vật được phép vận chuyển của tổ chức, cá nhân báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Tổ chức, cá nhân được phép vận chuyển mẫu vật khoáng sản phải thực hiện đúng khối lượng, chủng loại mẫu vật theo đề án thăm dò hoặc chương trình, kế hoạch khảo sát, lấy mẫu đã được thẩm định.
Điều 8. Quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo chức năng quản lý nhà nước của pháp luật quy định.
3. Sở Tài chính tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí bảo vệ khoáng sản chưa khai thác từ nguồn ngân sách tỉnh, giao các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong dự toán ngân sách hằng năm.
3. Công an tỉnh thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm về quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác khi được Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
4. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, khu vực quốc phòng, an ninh; phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác khi Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Luật Khoáng sản và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức lực lượng ngăn chặn, giải tỏa, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi thăm dò, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và các hoạt động khoáng sản khác trên địa bàn quản lý.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Luật Khoáng sản và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, giải tỏa, xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép thành điểm nóng, tập trung đông người, ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất an ninh trật tự xã hội, gây bức xúc cho nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động khoáng sản trái phép phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
7. Các sở, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tham gia quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
1. Điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản.
a) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 51 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 53 của Luật Khoáng sản.
b) Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản thực hiện theo quy định tại Bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực địa chất, khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản, đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo, xác nhận số tiền, số lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền ký quỹ phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác; chủ trì bàn giao ranh giới, diện tích khu vực khai thác khoáng sản, kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ; thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật đối với giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Sở Công Thương chủ trì tham gia ý kiến đối với Thiết kế cơ sở của các Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản thuộc nhóm B, C xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Điều 7 Thông tư số 33/ 2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn, trừ khoáng sản làm VLXDTT và các dự án do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chuyên ngành về khai thác và chế biến khoáng sản đầu tư; thẩm định hồ sơ Giám đốc điều hành mỏ và có ý kiến bằng văn bản đối với trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh môi trường công nghiệp, quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất trong khai thác khoáng sản.
c) Sở Xây dựng chủ trì tham gia ý kiến đối với Thiết kế cơ sở của các Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng thuộc nhóm B, C xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 7 Thông tư số 33/ 2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thẩm tra, tham mưu trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân; thực hiện giám sát đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư đối với chủ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
e) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn, vệ sinh lao động, chính sách đối với người lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức tập huấn công tác an toàn - vệ sinh lao động cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
f) Sở Tài chính chủ trì xây dựng giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phối hợp xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
g) Cục Thuế tỉnh quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; định kỳ hàng năm thông báo tình hình các khoản thu tài chính trong hoạt động khai thác khoáng sản cho cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý. Trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tham gia ý kiến đối với khu vực cấp phép hoạt động khoáng sản, các khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Giải quyết theo thẩm quyền việc thuê đất hoạt động khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh. theo Khoản 5, Điều 7 của Quy định này.
Giải quyết vấn đề về sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp kiểm tra việc phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ khoáng sản.
i) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền, có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực có khoáng sản khai thác; thực hiện theo thẩm quyền việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý; giải quyết các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp kiểm tra việc phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ khoáng sản. Trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản và các quy định của Giấy phép khai thác khoáng sản phải thực hiện các nội dung sau:
a) Trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản
- Hoàn thành các thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, ký hợp đồng thuê đất trong thời hạn không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép khai thác.
- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ký quỹ phục hồi môi trường theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường (trừ trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp). Trường hợp chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền ký quỹ phục hồi môi trường sẽ không được tổ chức khai thác khoáng sản.
- Lập và phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công phù hợp với thiết kế cơ sở đã được thẩm định, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ về Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thông báo kế hoạch khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành khai thác khoáng sản.
b) Trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản
- Thực hiện việc khai thác mỏ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; thực hiện xử lý chất thải, bảo vệ môi trường theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đi qua khu mỏ.
- Nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, nộp tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, gửi các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường), Sở Xây dựng (đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có khoáng sản khai thác.
c) Kết thúc khai thác khoáng sản:
- Lập đề án đóng cửa mỏ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Thực hiện việc đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường khu vực hoạt động khoáng sản theo đề án được duyệt và báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Khai thác khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi công trình.
a) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì đơn vị thi công xây dựng công trình đó được phép đăng ký khai thác khoáng sản tại UBND tỉnh để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình đó.
b) Thời hạn chấp thuận khai thác khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi công trình không vượt quá thời gian thi công công trình. Trường hợp gia hạn thời gian khai thác do công trình chưa hoàn thành thì phải có văn bản gia hạn thời gian thi công công trình của Chủ đầu tư công trình.
c) Tổ chức, cá nhân được chấp thuận khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng sản phẩm khai thác để thi công công trình đó, không được xuất bán, cho, tặng và phải nộp tiền cấp quyền khai khoáng sản theo quy định của pháp luật.
d) Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực địa chất, khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
2. Khai thác khoáng sản làm VLXDTT phục vụ thi công công trình
a) Những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường và có thời gian thi công không quá 24 tháng thì được phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT tại khu vực gần nhất để phục vụ thi công công trình đó.
b) Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản phục vụ thi công công trình thực hiện theo Điểm d, Khoản 1 Điều này và phải lập hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ, quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; không bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư.
c) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT phục vụ thi công công trình chỉ được sử dụng sản phẩm khai thác để thi công công trình đó, không được xuất bán, cho, tặng và phải nộp tiền lệ phí cấp phép và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
3. Khai thác khoáng sản (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này) trong khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình).
a) Trường hợp trong khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực dự án.
b) Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ khai thác thu hồi khoáng sản trong khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh thực hiện theo Điểm b, Khoản 2 Điều này và bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản. Không bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư.
c) Tổ chức cá nhân được phép khai thác thu hồi khoáng sản phải nộp thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
4. Trường hợp khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này không bắt buộc phải thăm dò trước khi khai thác khoáng sản. Các trường hợp khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này phải có ý kiến bằng văn bản của sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khoáng sản khai thác về các vấn đề liên quan.
Điều 11. Quản lý vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản
a) Việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, được tuyển, chế biến theo dự án đầu tư đã được chấp thuận, có đủ các giấy tờ và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.
b) Sở Công Thương chủ trì thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán, thu gom, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ trái phép khoáng sản để xử lý các hành vi gian lận thương mại, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, bị cấm xuất khẩu hoặc không đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định.
c) Công an tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản; xử lý các hành vi vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc hoặc có những văn bản quy phạm pháp luật mới của cấp có thẩm quyền có nội dung không phù hợp với nội dung của Quy định này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2021 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 Ban hành: 14/01/2021 | Cập nhật: 15/01/2021
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2020 về tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ Ban hành: 15/01/2020 | Cập nhật: 18/01/2020
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2019 về tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp Ban hành: 23/01/2019 | Cập nhật: 25/01/2019
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2018 về triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 Ban hành: 12/01/2018 | Cập nhật: 13/01/2018
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế Ban hành: 06/01/2017 | Cập nhật: 07/01/2017
Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 13/12/2016 | Cập nhật: 15/12/2016
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 27/01/2016
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 24/02/2015
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác Ban hành: 24/01/2014 | Cập nhật: 06/02/2014
Thông tư 12/2013/TT-BTNMT quy định về giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản Ban hành: 05/06/2013 | Cập nhật: 12/06/2013
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2013 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Ban hành: 22/01/2013 | Cập nhật: 24/01/2013
Thông tư 33/2012/TT-BCT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ và dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn Ban hành: 14/11/2012 | Cập nhật: 15/11/2012
Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản Ban hành: 29/11/2012 | Cập nhật: 04/12/2012
Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản Ban hành: 09/03/2012 | Cập nhật: 13/03/2012
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 11/01/2012
Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 22/12/2011 | Cập nhật: 23/12/2011
Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Ban hành: 18/04/2011 | Cập nhật: 23/04/2011
Thông tư 07/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều Nghị định 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 29/07/2009
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 3834/2004/QĐ.UB do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 30/12/2008 | Cập nhật: 17/07/2015
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 Ban hành: 30/12/2008 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 17/12/2008 | Cập nhật: 17/03/2010
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Yên Bái Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 25/01/2014
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND tiêu chí phân bổ vốn chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) Ban hành: 09/12/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 04/11/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội trên cơ sở Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 10/10/2008 | Cập nhật: 27/10/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 06/10/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 30/09/2008 | Cập nhật: 01/09/2015
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 20/10/2008 | Cập nhật: 02/12/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức các Hội nghị, Hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 05/09/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 30/10/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 18/08/2008 | Cập nhật: 03/06/2010
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 10/09/2008 | Cập nhật: 19/05/2014
Nghị định 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường Ban hành: 15/09/2008 | Cập nhật: 18/09/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 03/09/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và họat động Quỹ Bảo trợ trẻ em Ban hành: 03/09/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 07/08/2008 | Cập nhật: 02/05/2009
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang Ban hành: 15/07/2008 | Cập nhật: 16/07/2015
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp, trang phục, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 07/08/2008 | Cập nhật: 31/07/2014
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2007/QĐ-UBND về việc phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 12/08/2008 | Cập nhật: 25/09/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý, cấp phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động của tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 15/01/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND Công bố danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2008 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 07/08/2008 | Cập nhật: 21/04/2014
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thuộc tỉnh Lào Cai Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 22/01/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty, thuộc thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 10/04/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về bảng giá xây dựng các loại công trình, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 23/06/2008 | Cập nhật: 02/10/2009
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Ban hành: 14/07/2008 | Cập nhật: 21/05/2012
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND đính chính Đơn giá bồi thường nhà và các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại Quyết định 23/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 17/06/2008 | Cập nhật: 16/04/2010
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Ban hành: 09/06/2008 | Cập nhật: 23/07/2012
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 09/05/2008 | Cập nhật: 01/06/2010
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND phê duyệt chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 06/06/2008 | Cập nhật: 18/02/2014
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại UBND quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 30/05/2008 | Cập nhật: 31/12/2009
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về chỉ tiêu cho vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 24/04/2008 | Cập nhật: 14/05/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 18/01/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về bản quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Ban hành: 11/04/2008 | Cập nhật: 25/04/2008
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định phân phối, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Chủ tịch, Trưởng Công an cấp xã xử phạt theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 28/03/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với dự án sử dụng đất không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 17/04/2008 | Cập nhật: 02/04/2011
Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở, công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Ban hành: 30/01/2008 | Cập nhật: 18/01/2010
Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư Ban hành: 22/09/2006 | Cập nhật: 20/12/2006