Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"
Số hiệu: 201/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 22/01/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/02/2013 Số công báo: Từ số 71 đến số 72
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 201/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Các nội dung chủ yếu

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Kèm theo quyết định này danh mục các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch.

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành

+ Khách du lịch

. Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm.

. Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm.

. Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm.

. Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.

+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%.

+ Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.

+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động (trong đó 620 nghìn lao động trực tiếp); năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp); năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).

+ Nhu cầu đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5 tỷ USD; giai đoạn 2015 - 2020 là 24 tỷ USD; giai đoạn 2020 - 2025 là 25,2 tỷ USD và 2020 - 2030 là 26,5 tỷ USD.

- Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.

- Về an sinh - xã hội: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lượng, giá trị thụ hưởng du lịch và thương hiệu du lịch.

- Về an ninh quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch: Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.

- Khách du lịch nội địa

+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắm.

+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.

- Khách du lịch quốc tế

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia).

+ Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)...

+ Mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

- Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:

+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển. Khai thác hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển du lịch.

+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng.

+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp.

- Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp...

- Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

c) Tổ chức không gian du lịch

- Phát triển du lịch theo 7 vùng

+ Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.

. Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần.

. Thể thao, khám phá.

. Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.

. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.

. Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc. Mã Pí Lèng, Na Hang...

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 12 khu du lịch quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo quyết định này).

Ngoài ra, định hướng phát triển một số khu, điểm du lịch quan trọng khác: Xín Mần, Sìn Hồ, hồ Nà Hang, hồ Cấm Sơn; hồ Sơn La...

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

. Du lịch biển đảo.

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)

. Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.

. Du lịch lễ hội, tâm linh.

. Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.

. Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.

. Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chức - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 9 khu du lịch quốc gia; 8 điểm du lịch quốc gia và 2 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo quyết định này).

Ngoài ra cần chú trọng phát triển các điểm: Vườn quốc gia Xuân Thủy, Đồng Châu, Bạch Long Vĩ...

+ Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa.

. Du lịch biển, đảo.

. Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.

. Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.

. Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành...

. Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

. Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang...

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch quốc gia; 6 điểm du lịch quốc gia và 3 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo quyết định này).

Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm hang cá Cẩm Lương, vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Pù Mát, Chùa Hương, Cồn Cỏ...

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch biển, đảo.

. Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn...

. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh...

. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý...

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 9 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia và 4 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo Quyết định này).

+ Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

. Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi.

. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng.

. Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

. Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo quyết định này).

Ngoài ra chú trọng phát triển du lịch tại các điểm như cụm di tích đèo An Khê, thành phố Buôn Mê Thuột và phụ cận...

+ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).

. Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.

. Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm.

. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát trỉển du lịch:

. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.

. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.

. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch quốc gia; 5 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm theo quyết định này).

Ngoài ra chú trọng phát triển các điểm như: Thác Mơ - Bà Rá; Bình Châu, Phước Bửu, Núi Dinh.

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước).

. Du lịch biển, đảo.

. Du lịch văn hóa, lễ hội.

Các địa bàn trọng điểm du lịch:

. Tiền Giang - Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

. Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

. Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.

. Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - mũi Cà Mau.

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia.

Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm như: Ba Động, Vĩnh Long.

Phát triển hệ thống tuyến du lịch

+ Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân bay quan trọng khác.

+ Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường Hồ Chí Minh.

+ Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng - Hoàng Sa; Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.

+ Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.

+ Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.

Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.

+ Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.

+ Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc...

d) Đầu tư phát triển du lịch

- Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 1.931 nghìn tỷ đồng (tương đương 94,2 tỷ USD, theo giá hiện hành). Trong đó:

+ Vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 8 - 10% bao gồm cả vốn ODA.

+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân chiếm 90 - 92% bao gồm cả vốn FDI.

- Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng du lịch.

+ Phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch quốc gia.

+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch.

+ Phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch.

+ Phát triển các khu, điểm du lịch.

Các khu vực tập trung đầu tư: Tập trung đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch, trong đó ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 372 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 482 nghìn tỷ đồng (tương đương 24 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2021 - 2025: 506 nghìn tỷ đồng (tương đương 25,2 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2026 - 2030: 533 nghìn tỷ đồng (tương đương 26,5 tỷ USD).

- Các chương trình và dự án đầu tư:

Tập trung đầu tư có trọng điểm theo các chương trình ưu tiên; ban hành kèm theo Quyết định này danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

đ) Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

- Lữ hành: Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch, đồng thời phục vụ tốt cho cư dân Việt Nam đi du lịch ở trong nước và nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động lữ hành kết nối các điểm hấp dẫn du lịch và hệ thống dịch vụ trên địa bàn điểm đến.

- Lưu trú: Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao với đa dạng dịch vụ bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Ăn, uống: Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống. Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa ẩm thực Việt Nam.

- Khu du lịch, điểm du lịch: Chú trọng phát triển kinh doanh các khu, điểm du lịch quốc gia, mở rộng kinh doanh các khu, điểm du lịch đặc thù địa phương.

- Vui chơi, giải trí: Tăng cường và mở rộng phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, đặc biệt ở các khu du lịch quốc gia và các đô thị lớn.

4. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.

- Về thuế: Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên được xác định; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng xuất khẩu, có chính sách thuế phù hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá.

- Về thị trường: Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường lớn khách du lịch nội địa tại các trung tâm đô thị và ở các vùng nông thôn.

- Về xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch.

- Về chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích liên kết trong vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy mạnh các tổ chức phát triển du lịch vùng; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.

b) Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Tăng cường đầu tư và hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch, cụ thể:

+ Xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho từng khu vực để đảm bảo đủ 8 - 10% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

+ Tập trung vốn phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch.

+ Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như sân bay, đường cao tốc, cảng tàu du lịch.. tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để kêu gọi tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển dài hạn.

- Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch:

+ Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 90 - 92% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

c) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch cả nước và ở các địa phương.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu càng ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.

- Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.

- Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

d) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng bá: Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tập trung chức năng xúc tiến cho Tổng cục Du lịch, bổ sung nhiệm vụ quản lý rủi ro; thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trọng điểm du lịch, các thị trường quốc tế trọng điểm; tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia.

- Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước, truyền thông qua các mạng xã hội.

đ) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch

- Hoàn thiện văn bản, quy phạm pháp luật về quy hoạch.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp với việc thành lập các Ban quản lý các khu, điểm du lịch.

- Thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và quản lý tài nguyên du lịch.

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

- Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành.

e) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ

Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch, bao gồm:

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

g) Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế

- Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác: Chủ động, tích cực triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết.

- Đa phương hóa, đa dạng hóa loại hình hợp tác: Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác, các vùng lãnh thổ; đa dạng hóa các kênh hợp tác; tăng cường, mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế.

- Tích cực chủ động trong kêu gọi tài trợ: Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ các nguồn vốn quốc tế; phối hợp với các địa phương, ban ngành đề xuất danh mục các dự án tài trợ cụ thể.

h) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, để quản lý và phát triển tài nguyên.

- Áp dụng biện pháp khuyến khích đối với hoạt động du lịch thân thiện môi trường, bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên, môi trường; đồng thời xử phạt thích đáng đối với những hoạt động làm tổn hại tài nguyên và môi trường du lịch.

- Nhà nước hỗ trợ tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

i) Nhóm giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu

- Nâng cao nhận thức xã hội về tác động của biến đổi khí hậu.

- Tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; tổ chức công bố Quy hoạch trên phạm vi cả nước, phổ biến triển khai và phân công cụ thể cho Tổng cục Du lịch và các đơn vị chức năng thuộc Bộ.

b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia; tổ chức sơ kết, tổng kết và điều chỉnh (nếu cần thiết) việc thực hiện Quy hoạch.

c) Chỉ đạo Tổng cục Du lịch:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm; điều phối triển khai quy hoạch lồng ghép với các kế hoạch và chương trình, dự án phát triển du lịch trên phạm vi toàn quốc.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương.

- Chủ trì xây dựng và thực hiện các quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.

- Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách phù hợp và thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế.

d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyên ngành văn hóa, thể thao tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phối hợp hỗ trợ, phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển của ngành phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của ngành với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành.

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới việc xác định nhiệm vụ đầu tư của Nhà nước cho du lịch, cơ chế chính sách đầu tư du lịch, thuế, tín dụng ưu đãi và tạo các cân đối về vốn, xác định tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

b) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đặc biệt là hàng không, đường biển, an toàn giao thông, công tác quy hoạch xây dựng gắn với phát triển du lịch.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông, Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới quản lý thông tin, tuyên truyền du lịch đa phương tiện; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động du lịch, đặc biệt là xúc tiến quảng bá và hệ thống giao dịch tiêu thụ du lịch trực tuyến.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ chức năng liên quan tới quy hoạch quỹ đất cho hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về du lịch và liên quan tới du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và quyền tác giả, quyền sở sữu trí tuệ.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể và cụ thể phát triển du lịch trên địa bàn; thực hiện quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch.

- Tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch; chỉ đạo các cấp chính quyền bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

5. Doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.

- Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nạm;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).KN.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA, ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

1. Khu du lịch quốc gia

TT

Tên

Vị trí (thuộc tỉnh)

I

Vùng trung du miền núi Bắc bộ

1

Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang

2

Khu du lịch thác Bản Giốc

Cao Bằng

3

Khu du lịch Mẫu Sơn

Lạng Sơn

4

Khu du lịch Ba Bể

Bắc Kạn

5

Khu du lịch Tân Trào

Tuyên Quang

6

Khu du lịch Núi Cốc

Thái Nguyên

7

Khu du lịch Sa Pa

Lào Cai

8

Khu du lịch Thác Bà

Yên Bái

9

Khu du lịch Đền Hùng

Phú Thọ

10

Khu du lịch Mộc Châu

Sơn La

11

Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang

Điện Biên

12

Khu du lịch hồ Hòa Bình

Hòa Bình

II

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

1

Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà

Quảng Ninh, Hải Phòng

2

Khu du lịch Vân Đồn

Quảng Ninh

3

Khu du lịch Trà Cổ

Quảng Ninh

4

Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc

Hải Dương

5

Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai

Hà Nội

6

Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hà Nội

7

Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc

8

Khu du lịch Tràng An

Ninh Bình

9

Khu du lịch Tam Chúc

Hà Nam

III

Vùng Bắc Trung bộ

 

1

Khu du lịch Kim Liên

Nghệ An

2

Khu du lịch Thiên Cầm

Hà Tĩnh

3

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng

Quảng Bình

4

Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương

Thừa Thiên Huế

IV

Vùng duyên hải nam Trung bộ

 

1

Khu du lịch Sơn Trà

Đà Nẵng

2

Khu du lịch Bà Nà

Đà Nẵng

3

Khu du lịch Cù Lao Chàm

Quảng Nam

4

Khu du lịch Mỹ Khê

Quảng Ngãi

5

Khu du lịch Phương Mai

Bình Định

6

Khu du lịch Vịnh Xuân Đài

Phú Yên

7

Khu du lịch Bắc Cam Ranh

Khánh Hòa

8

Khu du lịch Ninh Chữ

Ninh Thuận

9

Khu du lịch Mũi Né

Bình Thuận

V

Vùng Tây Nguyên

 

1

Khu du lịch Măng Đen

Kon Tum

2

Khu du lịch Tuyền Lâm

Lâm Đồng

3

Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng

Lâm Đồng

4

Khu du lịch Yokđôn

Đăk Lăk

VI

Vùng Đông Nam bộ

 

1

Khu du lịch núi Bà Đen

Tây Ninh

2

Khu du lịch Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh

3

Khu du lịch Long Hải - Phước Hải

Bà Rịa - Vũng Tàu

4

Khu du lịch Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu

VII

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

1

Khu du lịch Thới Sơn

Tiền Giang, Bến Tre

2

Khu du lịch Phú Quốc

Kiên Giang

3

Khu du lịch Năm Căn

Cà Mau

4

Khu du lịch Xứ sở hạnh phúc

Long An

2. Điểm du lịch quốc gia

TT

Tên

Địa phương

I

Vùng trung du miền núi Bắc bộ

1

Điểm du lịch thành phố Lào Cai

Lào Cai

2

Điểm du lịch Pắc Bó

Cao Bằng

3

Điểm du lịch thành phố Lạng Sơn

Lạng Sơn

4

Điểm du lịch Mai Châu

Hòa Bình

II

Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải đông bắc

1

Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long

Hà Nội

2

Điểm du lịch Yên Tử

Quảng Ninh, Bắc Giang

3

Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh

4

Điểm du lịch Chùa Hương

Hà Nội

5

Điểm du lịch Cúc Phương

Ninh Bình

6

Điểm du lịch Vân Long

Ninh Bình

7

Điểm du lịch Phố Hiến

Hưng Yên

8

Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy

Nam Định, Thái Bình

III

Vùng Bắc Trung bộ

 

1

Điểm du lịch Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa

2

Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du

Hà Tĩnh

3

Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc

Hà Tĩnh

4

Điểm du lịch thành phố Đồng Hới

Quảng Bình

5

Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị

Quảng Trị

6

Điểm du lịch Bạch Mã

Thừa Thiên Huế

IV

Vùng duyên hải Nam Trung bộ

 

1

Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng

2

Điểm du lịch Mỹ Sơn

Quảng Nam

3

Điểm du lịch Lý Sơn

Quảng Ngãi

4

Điểm du lịch Trường Lũy

Quảng Ngãi, Bình Định

5

Điểm du lịch Trường Sa

Khánh Hòa

6

Điểm du lịch Phú Quý

Bình Thuận

V

Vùng Tây Nguyên

 

1

Điểm du lịch Ngã ba Đông Dương

Kon Tum

2

Điểm du lịch Hồ Yaly

Gia Lai

3

Điểm du lịch Hồ Lắk

Đắk Lắk

4

Điểm du lịch Thị xã Gia Nghĩa

Đắk Nông

VI

Vùng Đông Nam bộ

 

1

Điểm du lịch Tà Thiết

Bình Phước

2

Điểm du lịch TW Cục miền Nam

Tây Ninh

3

Điểm du lịch Cát Tiên

Đồng Nai

4

Điểm du lịch Hồ Trị An - Mã Đà

Đồng Nai

5

Điểm du lịch Củ Chi

TP. Hồ Chí Minh

VII

Vùng Tây Nam bộ (ĐBSCL)

 

1

Điểm du lịch Láng Sen

Long An

2

Điểm du lịch Tràm Chim

Đồng Tháp

3

Điểm du lịch Núi Sam

An Giang

4

Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ

An Giang

5

Điểm du lịch thành phố Cần Thơ

Cần Thơ

6

Điểm du lịch thị xã Hà Tiên

Kiên Giang

7

Điểm du lịch Lưu niệm Cao Văn Lầu

Bạc Liêu

3. Đô thị du lịch

a) Đô thị du lịch Sa Pa, thuộc tỉnh Lào Cai

b) Đô thị du lịch Đồ Sơn, thuộc thành phố Hải Phòng

c) Đô thị du lịch Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh

d) Đô thị du lịch Sầm Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa

đ) Đô thị du lịch Cửa Lò, thuộc tỉnh Nghệ An

e) Đô thị du lịch Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

g) Đô thị du lịch Đà Nẵng, thuộc thành phố Đà Nẵng

h) Đô thị du lịch Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam

i) Đô thị du lịch Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa

k) Đô thị du lịch Phan Thiết, thuộc tỉnh Bình Thuận

l) Đô thị du lịch Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng

m) Đô thị du lịch Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 

PHỤ LỤC II

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Dự án

Triệu USD

Giai đoạn

Tổng đầu tư

2011- 2015

2016- 2020

2021- 2025

2026 - 2030

A

Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật (35%)

32.970

6.475

8.400

8.820

9.275

A1

Các dự án khu du lịch quốc gia

30.930

6.360

8.010

8.240

8.320

I

Vùng Trung du miền núi Bắc bộ

4.440

820

1.150

1.220

1.250

1

Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn

670

70

150

200

250

2

Khu du lịch Bản Giốc*

500

200

150

100

50

3

Khu du lịch Mẫu Sơn

200

50

50

50

50

4

Khu du lịch Ba Bể

180

50

50

40

40

5

Khu du lịch Tân Trào

170

50

50

40

30

6

Khu du lịch Sa Pa

210

80

50

40

40

7

Khu du lịch Thác Bà

550

50

100

200

200

8

Khu du lịch Đền Hùng

240

50

100

50

40

9

Khu du lịch Mộc Châu

570

20

150

200

200

10

Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang

400

50

100

100

150

11

Khu du lịch Hồ Núi Cốc

250

50

100

50

50

12

Khu du lịch Hồ Hòa Bình

500

100

100

150

150

II

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

4.020

1.070

1.220

820

910

13

Khu du lịch Hạ Long

1.020

200

300

220

300

14

Khu du lịch Vân Đồn*

870

400

300

100

70

15

Khu du lịch Trà Cổ

550

100

150

100

200

16

Khu du lịch Côn Sơn

190

50

50

50

40

17

Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai

270

50

100

70

50

18

Khu du lịch quốc gia Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

600

150

150

150

150

19

Khu du lịch Tam Đảo

250

50

100

70

30

20

Khu du lịch Tràng An

150

50

50

30

20

21

Khu du lịch Tam Chúc

120

20

20

30

50

III

Vùng Bắc Trung bộ

2.810

610

630

650

920

22

Khu du lịch Thiên Cầm

700

50

100

200

350

23

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng

750

50

100

200

400

24

Khu du lịch Đắk Rông

220

50

50

50

70

25

Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương*

1.140

460

380

200

100

IV

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ

6.680

1.050

1.750

2.130

1.750

26

Khu du lịch Sơn Trà*

450

200

150

50

50

27

Khu du lịch Bà Nà

400

100

100

50

150

28

Khu du lịch Cù Lao Chàm

350

50

100

150

50

29

Khu du lịch Mỹ Khê

500

50

150

250

50

30

Khu du lịch Phương Mai

890

40

150

350

350

31

Khu du lịch Vịnh Xuân Đài

1.440

40

250

550

600

32

Khu du lịch Bắc Cam Ranh*

1.320

470

400

250

200

33

Khu du lịch Ninh Chữ

950

50

250

400

250

34

Khu du lịch Mũi Né

380

50

200

80

50

V

Vùng Tây Nguyên

1.840

240

350

490

760

35

Khu du lịch Măng Đen*

380

150

100

70

60

36

Khu du lịch Tuyền Lâm

370

20

50

100

200

37

Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng

790

40

150

200

400

38

Khu du lịch Yok Đôn

300

30

50

120

100

VI

Vùng Đông Nam bộ

2.340

420

640

680

600

39

Khu du lịch núi Bà Đen

210

20

40

80

70

40

Khu du lịch Cần Giờ

330

50

50

100

130

41

Khu du lịch Long Hải

850

50

250

250

300

42

Khu du lịch Côn Đảo*

950

300

300

250

100

VII

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

8.800

2.150

2.270

2.250

2.130

43

Khu dụ lịch Thới Sơn

400

50

70

100

180

44

Khu du lịch Xứ sở hạnh phúc

1.850

50

350

650

800

45

Khu du lịch Phú Quốc*

6.000

2.000

1.650

1.350

1.000

46

Khu du lịch Năm Căn

550

50

200

150

150

A2

Đầu tư các cơ sở vật chất du lịch khác

2.040

115

390

580

955

B

Đầu tư hạ tầng (28%)

26.376

5.180

6.720

7.056

7.420

C

Quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu (15%)*

14.130

2.775

3.600

3.780

3.975

D

Đào tạo nhân lực (7%)*

6.594

1.295

1.680

1.764

1.855

Đ

Nghiên cứu & phát triển (7%)

6.594

1.295

1.680

1.764

1.855

E

Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (6%)

5.652

1.110

1.440

1.512

1.590

G

Khác (2%)

1.884

370

480

504

530

 

TỔNG SỐ

94.200

18.500

24.000

25.200

26.500

Chú thích: * Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2012 - 2020.