Quyết định 1518/QĐ-UBND năm 2014 về công bố thủ tục hành chính được ban hành mới trong lĩnh vực xây dựng chính quyền áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: 1518/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 12/06/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1518/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ÁP DỤNG TẠI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC; căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 650/SNV-VP ngày 02 tháng 6 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được ban hành mới trong lĩnh vực xây dựng chính quyền áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm sao y và chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ

STT

Tên thủ tục hành chính

1

Bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

2

Bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

3

Miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

4

Miễn nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

5

Bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

6

Bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Tphó tổ dân phố

7

Chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời

Phần II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Thủ tục bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

- Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1 đến 2 người).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri (toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Bước 2: Tổ chức bầu:

- Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

- Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Tổ trưởng tổ bầu cử giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Đại diện ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và chi ủy, chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình tại Khoản 2, Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh. Tại hội nghị này cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở ý kiến của cử tri, Tổ trưởng tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành.

- Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định.

Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, tổ bầu cử chuẩn bị phiếu bầu (phiếu bầu có đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã), thùng phiếu và trực tiếp làm nhiệm vụ phát phiếu, kiểm phiếu.

Sau khi kiểm phiếu xong, tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ phiếu bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản có chữ ký của các thành viên tổ bầu cử.

- Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kèm theo biên bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định.

Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

Nếu tổ chức bầu cử lần thứ 2 mà vẫn không bầu cử được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới.

* Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả bầu cử kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã.

* Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố kèm theo kết quả bầu cử.

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập tổ bầu cử.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức bầu cử, Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kèm theo biên bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

- Chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định ngày bầu cử lại.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2. Thủ tục bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

- Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; báo cáo với chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1 đến 2 người).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri (toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

Bước 2: Tổ chức bầu:

- Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

- Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố;

- Tổ trưởng tổ bầu cử giới thiệu tiêu chuẩn Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; đại diện Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và chi ủy, chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình tại Khoản 2, Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh. Tại hội nghị này cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

- Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở ý kiến của cử tri, Tổ trưởng tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành.

- Tiến hành bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:

Việc bầu Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có thể thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định.

Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, tổ bầu cử chuẩn bị phiếu bầu (phiếu bầu có đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã), thùng phiếu và trực tiếp làm nhiệm vụ phát phiếu, kiểm phiếu.

Sau khi kiểm phiếu xong, tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ phiếu bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Người trúng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản có chữ ký của các thành viên tổ bầu cử.

- Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố kèm theo biên bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định.

Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

* Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả bầu cử kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã.

* Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố kèm theo kết quả bầu cử.

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

- Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập tổ bầu cử.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức bầu cử, Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố kèm theo biên bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

- Chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định ngày bầu cử lại.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định công nhận người trúng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người trúng cử Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3. Thủ tục miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phải làm đơn, trong đó nêu rõ lý do xin miễn nhiệm gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị trình bày lý do, yêu cầu của hội nghị; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày đơn xin miễn nhiệm.

Bước 3: Hội nghị thảo luận, đánh giá quá trình hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ;

Trường hợp có trên 50% cử tri so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Trưởng ban công tác mặt trận báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, miễn nhiệm. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không công nhận kết quả miễn nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả miễn nhiệm kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã

* Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố; biên bản kiểm phiếu và đơn xin miễn nhiệm (nếu có).

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố của Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm chức danh do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.

* Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

4. Thủ tục miễn nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải làm đơn, trong đó nêu rõ lý do xin miễn nhiệm gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị trình bày lý do, yêu cầu của hội nghị; Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố trình bày đơn xin miễn nhiệm.

Bước 3: Hội nghị thảo luận, đánh giá quá trình hoạt động của Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố và tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ.

Trường hợp có trên 50% cử tri so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc miễn nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, miễn nhiệm. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không công nhận kết quả miễn nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả miễn nhiệm kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã

* Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố; biên bản kiểm phiếu và đơn xin miễn nhiệm (nếu có).

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố của Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có thể được miễn nhiệm chức danh do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.

* Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố,

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

5. Thủ tục bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của hội nghị.

Bước 2: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày bản tự kiểm điểm của mình, trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không tham dự hội nghị hoặc có tham dự nhưng không trình bày bản tự kiểm điểm thì người đưa ra đề xuất việc bãi nhiệm trình bày những khuyết điểm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Bước 3: Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến và biểu quyết việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ.

Trường hợp có trên 50% cử tri so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, bãi nhiệm.

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không công nhận kết quả bãi nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả bãi nhiệm kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố; biên bản kiểm phiếu và bản tự kiểm điểm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (nếu có).

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố của Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khi không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.

* Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

6. Thủ tục bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của hội nghị.

Bước 2: Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố trình bày bản tự kiểm điểm của mình, trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục. Trường hợp Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố không tham dự hội nghị hoặc có tham dự nhưng không trình bày bản tự kiểm điểm thì người đưa ra đề xuất việc bãi nhiệm trình bày những khuyết điểm của Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

Bước 3: Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến và biểu quyết việc bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ.

Trường hợp có trên 50% cử tri so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, bãi nhiệm.

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không công nhận kết quả bãi nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Cách thức thực hiện

Tổ trưởng Tổ bầu cử báo cáo trực tiếp kết quả bãi nhiệm kèm biên bản kiểm phiếu lên UBND cấp xã.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản họp thôn, tổ dân phố; biên bản kiểm phiếu và bản tự kiểm điểm của Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố (nếu có).

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố của Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố khi không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.

* Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố,

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

7. Thủ tục chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời

* Trình tự thực hiện:

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời gian: Vào các ngày làm việc trong tuần.

Bước 1: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố triệu tập và chủ trì hội nghị hiệp thương gồm: Bí thư chi bộ và trưởng các tổ chức đoàn thể của thôn, tổ dân phố (chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, chi hội nông dân, chi đoàn thanh niên, chi hội người cao tuổi) để giới thiệu nhân sự đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

Bước 2: Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

Bước 3: Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của thôn, tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, nếu đảm bảo đúng, đủ hồ sơ và người được đề nghị chỉ định chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thông báo cho thôn, tổ dân phố biết; giao nhiệm vụ cho người được chỉ định giữ chức Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời quản lý, điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

* Cách thức thực hiện

Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo trực tiếp và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

* Thành phần, số lượng hồ sơ

- Về hồ sơ: Biên bản hội nghị thôn, bản, tổ dân phố; biên bản hội nghị hiệp thương.

- Về số lượng: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được giới thiệu chỉ định chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và phải được đa số các thành viên thuộc thành phần tham dự hội nghị hiệp thương nhất trí giới thiệu.

* Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;

- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không





Quyết định 06/2013/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản Ban hành: 05/03/2013 | Cập nhật: 27/04/2013

Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định quản lý dạy, học thêm Ban hành: 25/02/2013 | Cập nhật: 09/03/2013

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010