Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2020”
Số hiệu: | 1290/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ | Người ký: | Hà Kế San |
Ngày ban hành: | 10/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1290/QĐ-UBND |
Phú Thọ, ngày 10 tháng 6 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ, tại Văn bản số 103/KHCN-TĐC ngày 02/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2020” ( Có dự án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1290/ /QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Tên gọi: Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014 - 2020”.
2. Thuộc: Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
4. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ.
5. Phạm vi, đối tượng của Dự án:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Các sản phẩm, hàng hóa có tiềm năng, chủ lực của tỉnh.
- Các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; Sở Giao thông vận tải; Sở Thông tin và Truyền thông.
Xác định năng suất và chất lượng có vai trò hết sức quan trọng. Do vậy phong trào năng suất và chất lượng ở Việt Nam đã được phát động từ Hội nghị thập niên chất lượng lần thứ nhất (năm 1995). Đến thập niên chất lượng lần thứ 2 (2006 - 2015) vấn đề năng suất và chất lượng tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, tuy nhiên phong trào cũng chưa phát triển được như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung và phương pháp triển khai chưa phù hợp. Các doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của các công cụ quản lý và cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh doanh; Lực lượng làm công tác Tư vấn còn hạn chế chưa thuyết phục được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư.
Ngày 21/5/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Chương trình có 9 Dự án thành phần. Trong đó, Dự án 9 được Chính phủ giao cho UBND các tỉnh/thành phố chủ trì, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực phù hợp với đặc thù của địa phương và doanh nghiệp, trên cơ sở các giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, sở hữu công nghiệp và áp dụng các công cụ quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
1. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng
Trong những năm qua Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hướng trọng tâm vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các cơ chế, chính sách được ban hành đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Năng suất và Chất lượng các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh đã có bước tiến bộ đáng kể, về cơ bản các doanh nghiệp, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn đã và đang có thương hiệu và có thị trường tiêu thụ; công nghệ sản xuất đã được đổi mới, sản phẩm được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Đến năm 2011, có 37 Doanh nghiệp đã xây dựng, áp dụng 56 hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến chất lượng tiên tiến (như: ISO 9001, ISO 14001, HACCP, GMP, ISO 22000, TQM, 5S …..); có 200 sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; 01 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 03 làng nghề, hiệp hội được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Các sản phẩm sản xuất đã gắn với vùng nguyên liệu, các Doanh nghiệp chế biến đã có vùng nguyên liệu tập trung. Đa số các ngành sản xuất truyền thống có đội ngũ công nhân lành nghề, có điều kiện cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ. Nhóm sản phẩm và sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh đã được khẳng định và đứng vững trên thị trường, gồm: nhóm sản phẩm công nghiệp (Chè chế biến, giấy, Phân bón hóa học, Hóa chất, Rượu, Bia; Các sản phẩm dệt may; Vật liệu xây dựng; Nhiên liệu sinh học); nhóm sản phẩm nông nghiệp (Bưởi Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì); nhóm sản phẩm du lịch (Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh); nhóm sản phẩm dịch vụ (Dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ vận tải). Đã khai thác và sử dụng tương đối tốt những lợi thế của tỉnh như: nguyên liệu giấy, nguyên liệu chè, tài nguyên, khoáng sản…. tạo ra được một số sản phẩm có chất lượng cao như: Giấy, phân bón hóa học, xi măng, gạch ốp lát. Các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác; tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn; giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương. Trong giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, các ngành, các lĩnh vực phát triển tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,6%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 5%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Tiềm lực và quy mô sản xuất chưa lớn; công nghệ sản xuất nhìn chung trình độ còn thấp; phần lớn sản phẩm sản xuất chưa có thương hiệu mạnh; Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng tiêu dùng giá trị và lợi nhuận thấp, tỷ lệ tăng trưởng không cao.
- Đội ngũ chủ Doanh nghiệp và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý, đặc biệt là kỹ năng quản trị kinh doanh tiên tiến.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường của các Doanh nghiệp chưa được tổ chức một cách khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các Doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường.
- Quá trình đổi mới công nghệ chậm, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm mũi nhọn sử dụng nguồn khoáng sản và các điều kiện tự nhiên của tỉnh
Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế về năng suất và chất lượng là chưa có chiến lược tổng thể để xây dựng phong trào năng suất và chất lượng; là tỉnh nghèo, xuất phát điểm kinh tế thấp, nội lực của các doanh nghiệp yếu, đặc biệt là vốn và trình độ khoa học công nghệ; Kinh nghiệm và điều kiện tham gia hội nhập còn ít; Mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh còn chậm đổi mới. Bên cạnh đó đội ngũ chuyên gia tư vấn về năng suất chất lượng, đánh giá sự phù hợp và năng lực đo lường thử nghiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Kết quả điều tra, khảo sát tại 168 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn 13 huyện/thành/thị thuộc tỉnh, cho thấy đến năm 2013 có đến 90% số doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Chỉ có 10% Doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia hoặc tiêu chuẩn nước ngoài; 10/168 doanh nghiệp (6%) có sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, 5/168 Doanh nghiệp (3%) có sản phẩm được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
2. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng
Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Hợp tác kinh tế trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung quốc, ASEAN – Hàn quốc, Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái bình Dương (APEC). Đây là nhân tố quan trọng đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, đặc biệt là thúc đẩy các Doanh nghiệp tự sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, kinh doanh và chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh; Tạo ra tư duy kinh tế mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế sẽ tạo ra một số khó khăn, thách thức tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp, đó là: Cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên địa bàn tỉnh; Thương hiệu, chất lượng và giá cả quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; Vì vậy, các nhu cầu từ phía các doanh nghiệp đối với hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ ngày càng gia tăng bao gồm các nội dung cụ thể như: Hướng dẫn áp dụng các công cụ, các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến; cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm; đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
Để khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhằm phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu.Việc xúc tiến, triển khai các hoạt động năng suất và chất lượng vào hoạt động của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những yếu tố quyết định mang lại tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chiếm khoảng 90% trong tổng số doanh nghiệp, là khu vực doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh; tại các địa bàn doanh nghiệp đóng trụ sở, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng góp tích cực cho địa phương trong các phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, hình thành các mô hình sản xuất, kinh doanh tại nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới... Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Những cơ chế và chính sách đã được UBND tỉnh ban hành trong thời gian qua là những cơ sở quan trọng, định hướng cho việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014 - 2020” góp phần thực hiện Chương trình Quốc gia về Năng suất và Chất lượng.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao năng suất và chất lượng, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm chủ lực nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu, từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).
- Xây dựng mô hình điểm điển hình toàn diện về năng suất và chất lượng bằng việc áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tối ưu; hướng dẫn tra cứu thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhân rộng mô hình điểm, điển hình tiên tiến, hình thành, phát triển phong trào năng suất chất lượng của tỉnh.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Chỉ tiêu nâng cao năng suất và chất lượng, năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực.
a) Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Xây dựng 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm chủ lực trở thành mô hình điểm về năng suất và chất lượng của tỉnh thông qua việc xây dựng, áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tối ưu của nước ngoài. Các doanh nghiệp điển hình tiên tiến đạt tỷ trọng tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng doanh nghiệp trên mức 30% vào năm 2020.
- Nhân rộng mô hình điểm, hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp còn lại, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 30 - 35% doanh nghiệp thực hiện xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến.
b) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- 100% sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, gây hại cho người động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất, tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thực hiện chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật và công bố hợp quy.
- 100% sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 1) thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trong đó, có trên 50% được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và công bố hợp chuẩn, các sản phẩm, hàng hóa còn lại được hướng dẫn xây dựng, áp dụng bộ Tiêu chuẩn cơ sở.
- Đến năm 2020, các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh, gồm: giấy các loại, rượu, bia, chè chế biến, sản phẩm may mặc, phân bón, gạch ốp lát, nhiên liệu sinh học … đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của các nước trên thế giới.
c) Hàng năm lựa chọn từ 2-3 doanh nghiệp có hoạt động xuất sắc về năng suất và chất lượng đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
2.2. Chỉ tiêu về đào tạo, phát triển nguồn lực về năng suất và chất lượng.
- Đào tạo, tập huấn cho trên 1.000 cán bộ, công chức thuộc các sở, ngành, UBND huyện/thành/thị và doanh nghiệp. Hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn, đánh giá về năng suất và chất lượng hoạt động chuyên sâu, chuyên nghiệp từ tỉnh đến đơn vị cơ sở.
- Trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tập huấn, phổ biến kiến thức, cung cấp tài liệu về các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng.
2.3. Chỉ tiêu về nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
a) Nâng cao năng lực hoạt động của 05 phòng thử nghiệm về chất lượng của tỉnh phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 17025. Trong đó, đầu tư xây dựng mới 02 phòng thử nghiệm và nâng cấp 03 phòng thử nghiệm hiện có.
b) Nâng cấp, bổ sung kho tư liệu của tỉnh về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật các cấp làm đầu mối cung cấp dữ liệu về Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Khuyến khích hình thành tổ chức đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy; chứng nhận về điều kiện sản xuất sản phẩm an toàn, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
1. Nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp
1.1. Tổ chức điều tra, khảo sát, lập danh sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh. Lựa chọn Doanh nghiệp tham gia Dự án của tỉnh trên cơ sở các tiêu chí sau:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập theo đăng ký kinh doanh, có sử dụng đến 300 lao động chính thức và lao động hợp đồng từ một năm trở lên (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ).
b) Sản phẩm chủ lực, tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực: Căn cứ văn bản số 94/BC-UBND ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm mũi nhọn trên địa bàn tỉnh tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
1.2. Hướng dẫn các doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện xây dựng và triển khai Dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. Dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
- Đánh giá, phân tích hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng của doanh nghiệp; Xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, khó khăn về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu cần hỗ trợ và triển khai xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp; Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; Công cụ cải tiến năng suất; Đào tạo nhân lực; đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và các giải pháp khác… vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:
+ Đối với 10 doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm về năng suất và chất lượng: Tổ chức áp dụng một số hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tích hợp như: HTQLCL ISO 9001; HTQL môi trường ISO 14001; HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP … cùng với việc Áp dụng một hoặc một số công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, như: mã số mã vạch cho vật phẩm hàng hóa, công cụ cải tiến (5S, Kaizen, ....); nhóm chất lượng (QCC); Kỹ thuật chẩn đoán doanh nghiệp; Chỉ số đánh giá hoạt động chính (KPI) … hoặc áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tối ưu, gồm: Mô hình hoạt động xuất sắc (BE); Cải tiến năng suất toàn diện (PMS); Quản lý chất lượng toàn diện (TQM); Năng suất xanh (GP); Quản lý phát triển bền vững…
+ Đối với các Doanh nghiệp khác: Căn cứ tính chất ngành nghề sản xuất sản phẩm, hàng hóa của từng doanh nghiệp để xây dựng, áp dụng 01 hoặc một số hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng,…
- Xác định nhu cầu xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp:
+ Đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
+ Đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn đối với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm hàng hóa nhóm 1.
+ Đối với các sản phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia: Xây dựng, ban hành, áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng.
- Xác định nhu cầu hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu đầu tư, tăng cường năng lực đo lường - thử nghiệm kiểm tra, phân tích, thử nghiệm nhanh các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các giải pháp thực hiện dự án.
- Phạm vi, đối tượng, thời gian và tiến độ thực hiện.
- Dự toán kinh phí và cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án (bao gồm nguồn vốn của doanh nghiệp và đề xuất hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước).
1.3. Đánh giá mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total factor productivity) với 5 yếu tố chính: (1) chất lượng lao động, (2) thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ, (3) cơ cấu vốn, (4) thay đổi cơ cấu kinh tế, (5) áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
2. Đào tạo, phát triển nguồn lực về năng suất và chất lượng
2.1. Cử đi đào tạo chuyên sâu cho từ 7 đến 10 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa làm nòng cốt trong việc tham mưu chỉ đạo và triển khai hoạt động năng suất và chất lượng của tỉnh.
2.2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức cho tối thiểu 1.000 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn các sở, ngành, UBND các huyện/thành/thị và doanh nghiệp. Để hình thành mạng lưới chuyên gia hoạt động chuyên sâu, chuyên nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các Dự án nâng cao năng suất và chất lượng.
2.3. Tổ chức, duy trì hoạt động của Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của tỉnh. Mỗi năm lựa chọn từ 2-3 doanh nghiệp tiêu biểu đề nghị Hội đồng Quốc gia xem xét, trình Thủ tướng Chính tặng Giải thưởng Chất lượng theo quy định.
3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
3.1. Đầu tư trang thiết bị đo lường - thử nghiệm.
a) Đầu tư mới 02 phòng thử nghiệm chuyên ngành, gồm:
- Phòng Thử nghiệm chất lượng sản phẩm Giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc … thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phòng Thử nghiệm chất lượng sản phẩm Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông thuộc Sở Thông tin và truyền thông.
b) Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị đối với 03 phòng thử nghiệm sau:
- Phòng thử nghiệm - Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc lĩnh vực: Quan trắc và thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về môi trường.
- Phòng thử nghiệm - Trung tâm Kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế với lĩnh vực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Dược phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm …
- Phòng thử nghiệm - Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng Phú Thọ, với lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng, vật liệu, cấu kiện xây dựng và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
3.2. Nâng cấp, bổ sung kho cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hình của tỉnh về về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các cấp:
- Điều tra, thống kê lập danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xác định nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý của các sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị cơ sở. Lập kế hoạch mua sắm dữ liệu gồm: Tiêu chuẩn Quốc gia; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; Tiêu chuẩn nước ngoài; Tiêu chuẩn Quốc tế; các công cụ cải tiến chất lượng tiên tiến; các quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản…..
3.3. Khuyến khích việc hình thành Tổ chức đánh giá, chứng nhận sự phù hợp:
- Khuyến khích các sở, ngành, các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành lập tổ chức đánh giá sự phù hợp theo phạm vi quản lý của ngành và mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo nguồn lực cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, thử nghiệm, giám định, kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
V. TIẾN ĐỘ, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015
1.1. Điều tra, khảo sát và lựa chọn Doanh nghiệp tham gia Dự án năng suất chất lượng của tỉnh.
1.2. Thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức; Đào tạo nguồn lực để triển khai các Dự án về năng suất và chất lượng.
1.3. Hướng dẫn Doanh nghiệp lập dự án Nâng cao năng suất chất lượng. của Doanh nghiệp. Lựa chọn 03 doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, áp dụng và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, .
1.4. Thống kê, lập danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm, xác định nhu cầu bổ sung kho cơ sở dữ liệu của tỉnh về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
2.1. Sơ kết giai đoạn 1, trên cơ sở kết quả đạt được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 10 mô hình Doanh nghiệp điểm về năng suất và chất lượng. Hướng dẫn, hỗ trợ, nhân rộng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện áp dụng.
2.2. Đánh giá mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
2.3. Đầu tư, mua sắm trang thiết bị và công nhận phòng thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Triển khai hoạt động của các phòng thử nghiệm; Hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý chất lượng.
2.4. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án.
1. Kinh phí thực hiện Dự án
1.1. Nguồn kinh phí của Doanh nghiệp: Đây là nguồn chủ yếu được huy động để tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Dự án.
1.2. Từ ngân sách nhà nước hỗ trợ, gồm:
+ Ngân sách Trung ương và của tỉnh cân đối, bố trí cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm để thực hiện dự án của tỉnh.
+ Từ ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ cấp nhà nước thuộc các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia khác có liên quan được thực hiện trên địa bàn tỉnh.
+ Từ ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo quy định tại Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ là các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh hàng năm và đối ứng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước có liên quan phục vụ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
+ Nguồn vốn lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác thực hiện trên địa bàn tỉnh.
1.3. Nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
- Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu và nội dung của Dự án được duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Dự án báo cáo UBND tỉnh.
- Nội dung chi và chế độ quản lý tài tài chính: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Liên Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và thực hiện theo quy định của các Chương trình hỗ trợ khác có liên quan nhằm phục vụ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án
Phối hợp với Trung tâm Năng suất Việt Nam, các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Tổ chức tư vấn, Tổ chức đánh giá chứng nhận để tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, doanh nghiệp.
3. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến Chương trình Năng suất chất lượng Quốc gia bằng các hình thức sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo để phổ biến và quảng bá.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo chí, tập san, trang thông tin điện tử của tỉnh về năng suất chất lượng, …
- Trưng bày các biển hiệu, pa nô, áp phích,… thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Giúp UBND tỉnh quản lý, theo dõi tình hình thực hiện dự án và phối hợp với Sở Tài chính, các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh việc lựa chọn các doanh nghiệp để xây dựng mô hình điểm về năng suất chất lượng đồng thời áp dụng các chính sách, biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện dự án có hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức, triển khai việc đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và kiểm tra kết quả thực hiện Dự án; tổng hợp, báo cáo kết quả theo yêu cầu của UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án theo quy định. Hướng dẫn các sở, ngành lập, trình phê duyệt các dự án tăng cường năng lực đo lường - thử nghiệm chất lượng.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách tỉnh trình HĐND và UBND tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực hiện Dự án phù hợp với yêu cầu công việc theo kế hoạch từng năm. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định dự toán các dự án Nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai Kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hoạt động năng suất và chất lượng của tỉnh.
5. Các Sở quản lý chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn và hướng dẫn các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa thuộc sự quản lý của sở, ngành tham gia thực hiện Dự của tỉnh.
- Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng và Y tế căn cứ nhu cầu thực tế thực hiện lập, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư tăng cường năng lực đo lường - thử nghiệm chất lượng của sở, ngành mình.
6. Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, Liên minh hợp tác xã, Hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá tạo sự chuyển biến nhận thức sâu rộng về năng suất và chất lượng cho các cấp, các ngành, cộng đồng Doanh nghiệp và toàn xã hội. Phối hợp triển khai thực hiện các nội dung và nhiệm vụ của Dự án.
7. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Có nhiệm vụ tham mưu, giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành và thực hiện dự án; lập kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của dự án để Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dự án năng suất chất lượng của các doanh nghiệp và đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Tham mưu việc thành lập Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu các dự án năng suất chất lượng của doanh nghiệp.
- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả cho Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
8. Các Doanh nghiệp tham gia Dự án
Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân lực) của Doanh nghiệp, phối hợp với kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện Dự án có hiệu quả.
9. Các cơ quan truyền thông
Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị, thành phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan trong công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá về Chương trình năng suất chất lượng của tỉnh.
10. UBND các huyện, thành, thị
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia Dự án, gắn kết các hoạt động kinh tế xã hội của đơn vị, địa phương với phong trào năng suất, chất lượng của tỉnh.
- Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh; thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, hình thành các chuỗi cung cấp từ nguyên liệu đến thành phẩm, bán thành phẩm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh góp phần nâng cao tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến, hàng hoá xuất khẩu của tỉnh.
- Bảo đảm 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tập huấn, phổ biến kiến thức, cung cấp tài liệu về các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hoặc được hỗ trợ áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
- Hình thành phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh. Góp phần tích cực đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động và phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh./.
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2018 về Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 Ban hành: 12/06/2018 | Cập nhật: 14/06/2018
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 29/05/2017
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 22/12/2012 | Cập nhật: 04/03/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 22/01/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2011/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh Hưng Yên Ban hành: 28/12/2012 | Cập nhật: 11/01/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 5, Điều 18 Quyết định 04/2010/QĐ-UBND sửa đồi Khoản 6, Điều 1 Quyết định 08/2012/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 07/12/2012 | Cập nhật: 11/12/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013 Ban hành: 20/12/2012 | Cập nhật: 16/01/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 03/12/2012 | Cập nhật: 15/01/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Ninh Bình Ban hành: 23/10/2012 | Cập nhật: 21/10/2014
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 19/11/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 12/11/2012 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND Quy định về cao trình thiết kế cho công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, dự án đầu tư khu dân cư từ các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 25/09/2012 | Cập nhật: 22/10/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở tôn giáo đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 22/10/2012 | Cập nhật: 25/10/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định về nội dung chi, mức chi và kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 06/09/2012 | Cập nhật: 13/10/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ chính sách đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 18/09/2012 | Cập nhật: 20/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cấp thoát nước huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 10/05/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 19/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về biểu mức thu; việc quản lý, thu, chi; chế độ miễn, giảm phí qua đò, qua phà trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 17/09/2012 | Cập nhật: 29/10/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của thành phố Cần Thơ Ban hành: 03/10/2012 | Cập nhật: 02/01/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá thuê đất, mặt nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 26/09/2012 | Cập nhật: 12/10/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 28/08/2012 | Cập nhật: 10/12/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe ôtô, xe gắn máy kèm theo Quyết định 08/2012/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 11/09/2012 | Cập nhật: 26/11/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 62/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 30/08/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2012 - 2013 Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 11/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 38/2011/QĐ-UBND quy định giá đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 28/08/2012 | Cập nhật: 21/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ thu, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 13/08/2012 | Cập nhật: 13/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 05/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định định mức hoạt động và mức chi bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn của Đội tuyên truyền lưu động trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 19/09/2012 | Cập nhật: 30/11/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 14/09/2012 | Cập nhật: 16/03/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 11/05/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang Ban hành: 16/08/2012 | Cập nhật: 05/06/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách năm 2012 Ban hành: 31/07/2012 | Cập nhật: 14/05/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 25/07/2012 | Cập nhật: 04/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 02/08/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 27/07/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 22/06/2012 | Cập nhật: 27/06/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND thành lập Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 09/08/2012 | Cập nhật: 17/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 22/06/2012 | Cập nhật: 15/06/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 08/08/2012 | Cập nhật: 05/11/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND công bố bổ sung Đơn giá khảo sát xây dựng công trình điện vào Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 10/07/2012 | Cập nhật: 20/07/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2005/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đà Nẵng Ban hành: 16/06/2012 | Cập nhật: 26/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và thực hiện Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải” (ICDP) do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) tài trợ Ban hành: 11/06/2012 | Cập nhật: 09/08/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Ban hành: 27/06/2012 | Cập nhật: 14/06/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 29/06/2012 | Cập nhật: 09/08/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 74/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 08/06/2012 | Cập nhật: 17/09/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định mức thu phí qua Phà Đông Xuyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 25/05/2012 | Cập nhật: 27/07/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 31/05/2012 | Cập nhật: 05/06/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Nghệ An Ban hành: 29/03/2012 | Cập nhật: 05/06/2013
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Bảng giá bồi thường, hỗ trợ hoa màu, cây trái và vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 04/05/2012 | Cập nhật: 30/08/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 03/04/2012 | Cập nhật: 16/05/2012
Quyết định 25/2012/QĐ-UBND Quy định tạm thời mức giá thu một phần viện phí tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 26/04/2012 | Cập nhật: 12/07/2013
Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 16/09/2011 | Cập nhật: 28/09/2011
Thông tư 20/2010/TT-BKHCN Quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 29/12/2010 | Cập nhật: 11/02/2011
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 26/05/2010
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/07/2009
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008