Quyết định 06/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: 06/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 04/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2016/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1152/TTr-SXD ngày 20 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Giám đốc Công ty Công viên - Cây xanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước Đà nẵng, Giám đốc Viễn thông Đà Nẵng, Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND thành phố (b/c);
- CT, các PC
T UBND thành phố;
- CVP, Các PCVP UBND thành phố;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Sở, ban, ngành;
- Trung tâm Công b
áo;
- Đài PTTH Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng;
- Lưu: VT, QLĐTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ, khái niệm về lĩnh vực cây xanh đô thị được hiểu theo đúng quy đnh tại Điều 2 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị, cụ thể:

1. Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.

2. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trng trên đường phố (gm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị (gọi tắt là cây xanh công cộng).

3. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

4. Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phc vụ nghiên cứu.

5. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.

6. Cây được bảo tồn là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.

7. Cây xanh thuộc danh mục cây cm trồng là những cây có độc tgây nguy hiểm cho con người.

8. Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

9. Cây nguy hiểm là cây đã đến tui già ci, cây hoặc một phần của cây dgẫy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng.

10. Vườn ươm cây là vườn gieo, ươm tập trung các loài cây giống theo quy trình kỹ thuật để nhân giống cây và đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi đem ra trng.

11. Vườn dạo là khu cây xanh nhỏ trong đô thị, có diện tích 1 ha.

12. Sự cố cây xanh là tình trạng cây xanh bị mất an toàn, xảy ra nguy cơ hoặc đã gây ra thiệt hại cho con người, phương tiện, tài sản và các công trình lân cận.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị

1. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống cây xanh đô thị, có phân cp, phân công trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước có trách nhiệm định hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.

3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đcác tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị.

4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm giữ gìn, phát triển hệ thống cây xanh đô thị nhằm bảo trì, cải thiện môi trường sống và mỹ quan đô thị.

6. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh đô thị hoặc trồng mới cây xanh đô thị không theo quy định. Các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh đô thị được xử lý theo các quy định của pháp luật.

7. Đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh công cộng là các đơn vị có đủ năng lực hành nghề và tư cách pháp nhân, được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia quản lý, duy trì thường xuyên cây xanh công cộng, đảm bảo nguyên tc bình đng theo quy định.

8. Các tổ chức, cá nhân trồng các loại cây xanh (trừ cây xanh chuyên dụng) theo danh mục UBND thành phố quy định (Xem Phụ lục I - [12]).

9. Chủ sở hữu cây xanh có quyền quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ cây xanh do mình sở hữu theo quy định.

Điều 5. Nội dung quản lý cây xanh đô thị

1. Phân cấp quản lý cây xanh đô thị.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển cây xanh đô thị.

3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm cây xanh đô thị.

4. Xử lý sự cố cây xanh công cộng.

5. Cấp phép cây xanh công cộng.

6. Thống kê, lập dữ liệu và quản lý tài sản cây xanh đô thị.

7. Xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 6. Tổ chức và phân cấp quản lý cây xanh đô thị

1. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh trên địa bàn thành phố, có phân công, phân cp quản lý theo quy định; giao Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, hướng dẫn các đơn vị về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, duy trì thường xuyên và phát triển cây xanh đô thị.

2. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổ chức quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.

3. Công ty Công viên - Cây xanh, các đơn vị cung cấp dịch vụ cây xanh thực hiện công tác quản lý, duy trì thường xuyên, phát triển cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp quản lý cây xanh công cộng trên địa bàn quản lý hành chính; tổ chức quản lý cây xanh công cộng theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố.

5. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao quản lý cây xanh thuộc phạm vi do đơn vị quản lý theo quy chế hoạt động của đơn vị và các quy định của Nhà nước.

6. Các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án quản lý, bảo vệ cây xanh thuộc phạm vi dự án do đơn vị đang triển khai thực hiện (trong thời gian chưa bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng).

7. Các tổ chức, cá nhân tự quản lý cây xanh sử dụng hạn chế trong phạm vi công trình, khu vực do mình quản lý (trừ cây được bảo tồn).

Điều 7. Sở Xây dựng có trách nhiệm

1. Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.

3. Chủ trì việc lập quy hoạch cây xanh đô thị (trong đó đặc biệt lưu ý đối tượng cây xanh công cộng) trên địa bàn thành phố phù hợp tiêu chuẩn xây dựng và thực tế địa phương.

4. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về phát triển cây xanh công cộng trên cơ sở quy hoạch cây xanh đô thị của thành phố đã được phê duyệt.

5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng và trình UBND thành phố ban hành các văn bản quy định về quản lý cây xanh đô thị; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích toàn xã hội tham gia chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh công cộng.

6. Tổ chức quản lý cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố theo phân cấp.

7. Tổ chức lập, trình UBND thành phố ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế, cây nguy hiểm cn phải thay thế.

8. Cấp các loại Giấy phép cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố. Trừ trường hợp UBND thành phố phân cp, ủy quyền cho UBND các quận, huyện.

9. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố và định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố, Bộ Xây dựng.

10. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố đối với trường hợp các lực lượng chức năng địa phương không xử lý kịp thời đồng thời kiến nghị UBND thành phố xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý đã để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời theo quy định.

Điều 8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm

1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý cây xanh công cộng trên địa bàn quản lý hành chính; tổ chức quản lý cây xanh công cộng theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành ph.

2. Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan, xây dựng và trình UBND thành phố ban hành các văn bản có liên quan đến quản lý hệ thống cây xanh đô thị.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này để nhân dân biết và thực hiện Giáo dục, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia trng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh công cộng; giám sát việc trng, chặt hạ, di dời, chặt nhanh, ta cành, chặt rễ cây xanh công cộng theo quy định.

4. Quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép các vị trí đã được quy hoạch bố trí cây xanh công cộng.

5. Chỉ đạo các lực lượng có chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền về các hành vi vi phạm về qun lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn quản lý; chủ trì phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng để điều tra, xử lý đúng quy định của pháp luật hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn quản lý.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao.

Điều 9. Công ty Công viên - Cây xanh có trách nhiệm

1. Thực hiện công tác duy trì thường xuyên, phát triển cây xanh theo cơ chế giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu.

3. Phối hợp với các đơn vị trong việc nghiên cứu và đề xuất trồng những chủng loại cây xanh, cỏ, hoa phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung của thành phố; đồng thời, thực hiện việc di thực, du nhập, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa kiểng đẹp có nguồn gốc từ các địa phương khác để áp dụng tại thành phố.

4. Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cây xanh công cộng sau khi được phê duyệt.

5. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý kịp thời các hư hỏng, các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng được giao quản lý và chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Xây dựng giao.

Điều 10. Các đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh

Có trách nhiệm thực hiện duy trì thường xuyên, phát triển cây xanh theo đúng Hợp đồng với các đơn vị quản lý liên quan và Quy định này (Xem Phụ lục I - [8]).

Điều 11. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có trách nhiệm

1. Tổ chức quản lý cây xanh thuộc phạm vi do đơn vị quản lý.

2. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh theo đúng quy định.

3. Phối hợp với các đơn vị liên quan theo quy định nêu tại Quy chế phối hợp quản lý hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp trong quá trình quản lý cây xanh thuộc phạm vi do đơn vị quản lý.

Điều 12. Chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án, giám sát thi công công trình cây xanh đô thị có trách nhiệm

1. Triển khai thực hiện các dự án, hạng mục cây xanh đô thị đảm bảo đúng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng (Xem Phụ lục l - [4], [10]).

2. Chịu trách nhiệm duy trì, bảo vệ cây xanh thuộc phạm vi các dự án đang triển khai thi công, chưa bàn giao cho đơn vị quản lý, đm bảo cây xanh sinh trưởng tốt và an toàn cho người, tài sản.

Điều 13. Đơn vị tư vấn thiết kế công trình cây xanh đô thị

Có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế cây xanh đô thị đảm bảo tuân thủ theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cây xanh đô thị, đảm bảo an toàn, mỹ quan (Xem Phụ lục I - [11]).

Điều 14. Các tổ chức, các hội, đoàn thể có trách nhiệm

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị.

Kịp thời phát hiện, biểu dương những điểm sáng, gương người tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ cây xanh đô thnhằm từng bước nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.

2. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp vận động nhân dân thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị.

3. Tham gia giám sát việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt r cây xanh đô thị của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cng và thông báo kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi có du hiệu sai phạm.

Chương III

LẬP QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 15. Quy hoạch cây xanh đô thị

Quy hoạch cây xanh đô thị phải được lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý theo quy đnh của pháp luật về quy hoạch đô thị (Xem Phụ lục I - [5]).

Điều 16. Đầu tư phát triển cây xanh công cộng

1. Các dự án đầu tư trồng mới, cải tạo, chnh trang cây xanh công cộng phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và phi ly ý kiến thỏa thun của Sở Xây dựng về chng loài, kích thước cây trồng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: (Văn bản thỏa thuận hoặc Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở).

2. Cây xanh công cộng phải được trồng đúng chủng loài, kích thước theo hsơ thiết kế được phê duyệt, đng thời phải được chăm sóc, bảo vệ đến khi bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định.

3. Cây xanh đô thị (đặc biệt là cây xanh công cộng trên đường phố) phải được tổ chức thi công đồng bộ với các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu vực.

4. Các hoạt động thiết kế, thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình cây xanh công cộng vào quản lý sử dụng phải tuân thủ theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp lut có liên quan.

Điều 17. Nghiệm thu, bàn giao và duy trì, chăm sóc công trình cây xanh công cộng

1. Công trình cây xanh công cộng sau khi thi công xong phải được nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao cho Công ty Công viên Cây xanh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh theo đúng quy định.

2. Công tác duy trì, chăm sóc cây xanh thực hiện theo quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: kế hoạch, đặt hàng, đu thu (Xem Phụ lục I - [7]).

3. Cây xanh công cộng do tổ chức, cá nhân tự trồng phải được đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh thực hiện công tác chăm sóc, duy trì và bảo vệ; đồng thời thông báo kế hoạch thực hiện cho tổ chức, cá nhân biết. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý cho thực hiện việc chăm sóc, duy trì và bảo vệ cây xanh nêu trên thì Công ty Công viên - Cây xanh, đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh phải tiến hành lập biên bản hin trường, làm cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý sau này.

Chương IV

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 18. Những hành vi bị cấm.

Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Nghị định s64/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, bao gồm:

1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Tự ý trồng cây xanh trên vỉa hè, di phân cách, nút giao thông và các khu vực sở hữu công cộng.

3. Tự ý nhổ bỏ, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, bẻ ngọn, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.

4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; ct dây buộc, rút cọc chống cây xanh; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây, láng xi măng, đập phá bo vin htrồng cây.

5. Treo gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.

7. Các tổ chức, cá nhân quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về qun lý cây xanh đô thị.

8. Các hành vi vi phạm cây xanh đô thị khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý vi phạm cây xanh đô thị.

1. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình và phân cấp quản lý thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về cây xanh đô thị theo quy định hin hành (Xem Phụ lục I - [6]).

2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh phải thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Chương V

XỬ LÝ SỰ CỐ CÂY XANH CÔNG CỘNG

Điều 20.

Sự cố do cây xanh công cộng gây ra phải được xử lý kịp thời, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản (nếu có), đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; đồng thời phải được điều tra, xác định nguyên nhân gây ra sự cố, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan (nếu có).

Ngay sau khi sự cố cây xanh xảy ra, Công ty Công viên - Cây xanh (hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh) phải chủ động thực hiện các biện pháp khc phục, dọn dẹp mặt bằng trong thời gian sớm nhất có thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông đồng thời với quá trình xử lý sự c cây xanh.

Điều 21. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý sự cố cây xanh công cộng

Công ty Công viên - Cây xanh (hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh) được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh công cộng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức xử lý sự cố cây xanh công cộng theo nguyên tắc, nội dung, trình tự sau đây:

1. Nguyên tắc xử lý sự cố cây xanh công cộng:

a) Báo cáo sự cố và phối hợp giải quyết sự cđảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng trình tự quy định.

b) Khẩn trương, kịp thời khắc phục sự cố và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra do sự cố.

c) Đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ nguyên nhân sự cố để xử lý dứt điểm sự cố và xác định đối tượng chịu trách nhiệm (nếu có).

2. Báo cáo sự cố cây xanh công cộng:

a) Ngay sau khi xảy ra sự cố đối với cây xanh công cộng, bằng phương pháp nhanh nhất đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh phải báo cáo tóm tắt về sự cố (địa điểm, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố, tình hình thiệt hại, đánh giá sơ bộ nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục) đến Ủy ban nhân dân phường/xã nơi xảy ra sự cố và Sở Xây dựng thành phố.

b) Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố đối với cây xanh công cộng, đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh báo cáo về sự cố bằng văn bản với các thông tin nêu trên gửi Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Xây dựng thành phố.

3. Giải quyết sự cố cây xanh công cộng:

a) Đối với sự cố không gây ảnh hưởng đến người, tài sản:

- Báo cáo tóm tắt về sự cố theo quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên ngay sau khi xảy ra sự ccây xanh công cộng.

- Chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết và lập hồ sơ sự cố trước khi khắc phục.

- Khẩn trương huy động con người, thiết bị thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố.

- Báo cáo sự cố theo quy định tại điểm b khoản 2 nêu trên, đồng thời báo cáo kết quả xử lý sự cố.

b) Đối với sự cố ảnh hưởng đến người và tài sản:

- Báo cáo tóm tắt vsự cố theo quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên ngay sau khi xảy ra sự cố cây xanh công cộng.

- Chủ động phối hợp UBND phường/xã, Công an phường/xã nơi xảy ra sự cố người (trong trường hợp có khả năng ký xác nhận) và chủ tài sản bị ảnh hưởng:

+ Chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết và lập hồ sơ sự cố.

+ Lập Biên bản kim tra hiện trường sự cố với các nội dung: địa điểm, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng cây xanh khi xy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.

- Khẩn trương huy động con người, thiết bị thực hiện các biện pháp kp thi để bảo đảm an toàn đối với người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy him có thể tiếp tục xảy ra; khắc phục sự cố.

- Báo cáo sự cố theo quy định tại điểm b khoản 2 nêu trên, đồng thời báo cáo kết quả xử lý sự cố.

c) Các trường hợp khác trong xử lý sự cố cây xanh:

- Trong trường hợp cần phải giải quyết ngay để bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản và đảm bảo giao thông: Đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh chụp ảnh, quay phim hiện trạng sự cố, thu thập đy đủ chứng cứ, ghi chép tư liệu cần thiết để xác đnh nguyên nhân gây ra sự cố; khẩn trương tiến hành biện pháp thu dọn hoặc chống dựng lại, hạn chế, ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra do sự cố và thực hiện giải quyết sự cố theo quy định nêu trên.

- Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức liên quan không phối hợp thực hiện: Đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh liên hệ đường dây nóng của HĐND thành phố (0511 88888) hoặc của UBND thành ph(0511 3893777) để được chỉ đạo giải quyết kịp thời.

4. Hồ sơ sự cố cây xanh công cộng bao gồm:

a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố.

b) Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố (nếu có).

c) Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

Điều 22. Xử lý thiệt hại do sự cố cây xanh công cộng gây ra

1. Chủ sở hữu cây xanh; đơn vị đang điều hành dự án trồng cây xanh; tổ chức, cá nhân đang quản lý cây xanh do mình tự trng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự cố cây xanh gây ra.

2. Xác định nội dung và mức độ thiệt hại phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, có bằng chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp sự cố cây xanh do gió bão gây ra: Đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý thiệt hại đúng theo quy định.

4. Trường hợp sự cố cây xanh xảy ra trong điều kiện bất khả kháng (không phải do gió bão gây ra): Hội đồng kiểm định sự cố cây xanh dựa trên các quy định liên quan, kiểm tra, xác định nguyên nhân, thiệt hại và trách nhiệm về thiệt hại do sự cố cây xanh gây ra (Sở Xây dựng, Sở Tài chính, địa phương, đơn vị thực hiện kiểm định (nếu có)).

5. Đối với cây xanh công cộng do Nhà nước quản lý, hàng năm UBND thành phố xem xét, bố trí kinh phí để đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh mua bảo hiểm an toàn cây xanh.

Chương VI

CẤP PHÉP CÂY XANH CÔNG CỘNG

Điều 23. Trường hợp và điều kiện cấp phép cây xanh công cộng

1. Trường hợp cấp Giấy phép cây xanh công cộng: Cấp phép cây xanh công cộng được thực hiện khi trồng mới, trồng thay thế, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng.

2. Điều kiện cấp Giấy phép cây xanh công cộng:

a) Cây xanh đã chết, đã bị đổ, gãy hoặc có nguy cơ gãy, đổ gây nguy hiểm.

b) Cây xanh bị bnh hoặc già cỗi không đảm bảo an toàn.

c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

d) Các trường hợp khác theo nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân...

Điều 24. Giấy phép cây xanh công cộng

1. Các trường hợp phải có Giấy phép:

a) Trồng mới, trồng thay thế cây xanh công cộng;

b) Chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng sau đây:

- Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ cây cần bảo tồn;

- Cây xanh trên đường phố, ở các khu vực sở hữu công cộng.

c) Cây bảo tồn trong khuôn viên, công trình của các tổ chức, cá nhân.

2. Các trường hợp được miễn Giấy phép:

a) Trng mới, trồng thay thế cây xanh công cộng theo hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, chặt rễ, tỉa cành cây xanh công cộng do các đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh thực hiện trong phạm vi quản lý của mình (trừ trường hợp cây cổ thụ, cây cn bảo tồn). Trước khi thực hiện phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Xây dựng;

c) Cây xanh cn chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc đã bị chết, bị đổ, gãy hoặc có nguy cơ gãy, đổ gây nguy hiểm. Trước khi thực hiện phải có biên bản và ảnh chụp hiện trạng, sau khi chặt hạ phải có báo cáo bng văn bn gửi SXây dựng chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong;

d) Cây xanh nằm trong khu vực có dự án xây dựng các công trình đã có ý kiến chấp thuận bằng văn bản cho phép chặt hạ, di dời cây xanh của Sở Xây dựng;

e) Đơn vị điện lc thực hiện cắt ta cây xanh công cộng nhằm đm bảo an toàn cho lưới đin theo quy định, theo Quy chế phối hợp giữa đơn vị điện lực và đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh.

Điều 25. Thẩm quyền cấp Giấy phép cây xanh công cộng

1. Sở Xây dựng cấp các loại Giấy phép cây xanh công cộng trên toàn địa bàn thành phố. Trừ trường hợp UBND thành phố phân cấp, ủy quyền cho UBND các quận, huyện.

2. Đối với việc chặt hạ, di dời cây xanh công cộng là cây cổ thụ, cây được bảo tồn trồng mới cây khác chủng loài đã được quy hoạch trên cùng tuyến đường, ti nhng khu vực công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan đô thị, phải được sự đng ý của Chủ tịch y ban nhân dân thành phố trước khi tiến hành cấp Giấy phép.

Điều 26. Trình tự và thủ tục cấp phép cây xanh công cộng

1. Các tổ chức, nhân có nhu cầu chính đáng trong việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Quy định này thực hiện trình tự, thủ tục xin cấp phép theo Thủ tục hành chính được đăng tải trên Website của Sở Xây dựng (www.sxd.danang.gov.vn).

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Giấy phép và hoàn trả mặt bng theo nguyên trạng. Quá trình thực hiện phải thông báo cho đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh tại khu vực biết, theo dõi, giám sát, phối hợp xử lý các vướng mc phát sinh liên quan đến các công trình hạ tng kỹ thuật lân cận (nếu có).

3. Chi phí cho việc thực hiện Giấy phép và chi phí hoàn trả nguyên trạng mt bng (nếu có) do tổ chức, cá nhân có nhu cu chịu trách nhiệm chi tr.

Điều 27. Thực hiện trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng

1. Thời gian thực hiện việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa nh, chặt rễ cây xanh không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.

2. Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này mà chưa thực hiện công việc thì Giấy phép không còn giá trị.

Đối với việc chặt hạ, di dời cây xanh phục vụ các công trình, dự án thì việc chặt hạ, di dời cây xanh được thực hiện theo tiến độ công trình, dự án.

3. Việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh phải bảo đảm quy trình kthuật, an toàn cho người và tài sản, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

4. Đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh theo nội dung cấp phép là các đơn vị có đủ năng lực hành nghề và tư cách pháp nhân theo quy định.

Chương VII

THỐNG KÊ, LẬP DỮ LIỆU VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 28. Dữ liệu cây xanh đô thị

1. Dữ liệu cây xanh đô thị bao gồm những thông tin: Vị trí, chủng loài, số lượng, phân loại cây, đường kính cây, năm trồng, tình trạng sinh trưởng...

2. Chỉ tiêu thống kê cây xanh đô thị bao gồm: Diện tích cây xanh đô thị, diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người, diện tích cây xanh công cộng, diện tích cây xanh công cộng bình quân đầu người, slượng cây trng mới, chặt hạ...

3. Đối với cây cthụ, cây được bảo tồn ngoài việc thực hiện thng kê, phân loại, đánh s, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ cho công tác bảo tồn, quản lý đảm bảo vmỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.

4. Xác định cây nguy hiểm để lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch xử lý, thay thế kịp thời.

5. Hồ sơ cây xanh đô thị được cập nhật vào phần mềm quản lý cây xanh.

Điều 29. Trách nhiệm xây dựng, cập nhật dữ liệu cây xanh đô thị

1. Sở Xây dựng chủ trì, tổng hợp dữ liệu cây xanh đô thị trên toàn địa bàn thành phố.

2. UBND các quận, huyện, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng Công ty Công viên - Cây xanh và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng và cập nhật dữ liệu cây xanh công cộng trên địa bàn quản lý theo phân cấp; hằng năm tiến hành rà soát, gửi báo cáo hiện trạng cây xanh công cộng về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi.

3. UBND các quận, huyện thực hiện xây dựng và cập nhật dữ liệu cây xanh hạn chế trong đô thị theo ranh giới hành chính quản lý, gửi báo cáo hiện trạng cây xanh hạn chế đô thị về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi.

Điều 30. Quản lý, kiểm tra và báo cáo tài sản cây xanh đô thị.

Các cơ quan, đơn vị theo phân công nhiệm vụ quản lý cây xanh đô thị thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản về cây xanh đô thị theo đúng quy định hiện hành (Xem Phụ lục I - [2], [3]).

Chương VIII

XÃ HỘI HÓA PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 31. Nguyên tắc thực hiện xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị

1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm định hướng và hướng dẫn trong việc thực hiện xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển cây xanh đô thị.

2. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô th.

3. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị.

Điều 32. Nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị

1. Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, Công ty Công viên - Cây xanh có trách nhiệm tuyên truyn, vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị.

2. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật và định hướng của thành phố.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyn lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 33. Khen thưởng

Tổ chức,nhân có thành tích trong việc chấp hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố được khen thưởng theo quy định.

Điều 34. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định hiện hành (Xem Phụ lục I - [6]).

2. Trường hợp do vi phạm quản lý cây xanh đô thị mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.

Điều 35.

1. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và kiểm tra kết quả thực hiện Quy định này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND thành phố bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn, kinh phí thực hiện công tác quản lý và phát trin cây xanh công cộng.

Điều 36. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng)

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG LIÊN QUAN

[1]: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

[2]: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12.

[3]: Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

[4]: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[5]: Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

[6]: Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bt động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

[7]: Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

[8]: Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.

[9]: QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch Xây dựng.

[10]: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

[11]: TCXDVN 362-2005: Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

[12]: Quyết định số 3852/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục cây xanh khuyến khích trng, hạn chế trồng và cấm trồng trên địa bàn thành phố./.





Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 15/06/2010