Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2025, chiến lược đến năm 2030
Số hiệu: 09/2018/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 18/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2018/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 18 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG TRGIAI ĐOẠN 2018 - 2025, CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 ngày 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chc, viên chức người dân tộc thiu s trong thời kỳ mới;

Xét Tờ trình s 2745/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiu s tnh Qung Tr giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biu Hội đng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cp xã người dân tộc thiểu stỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

a) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ công chức cấp xã và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tc thiu scó phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động công vụ và phù hợp với vị trí việc làm được đảm nhận.

b) Từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số nhưng không tăng số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

c) Tiếp tục triển khai, lồng ghép các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để phát huy, củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; trẻ hóa đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiu sđảm nhiệm vai trò chủ chốt ở địa bàn miền núi.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã người dân tộc thiểu sđược đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trình độ đại học trên 50%, sau đại học trên 02%.

- Hàng năm ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

- Về lý luận chính trị: 100% công chức cấp xã người dân tộc thiu scó trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên, 100% cán bộ chuyên trách có trình độ trung cấp trở lên.

- Về quản lý nhà nước: 100% cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước.

- Về tin học: 100% cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu sđược bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, tập huấn sử dụng các phần mềm, khai thác dữ liệu phục vụ công tác.

b) Đến năm 2030

Tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.

II. Phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định các chính sách đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; chính sách hỗ trợ bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và các kỹ năng hành chính; chính sách cho nữ cán bộ, công chức người dân tộc thiu s.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cán bộ chuyên trách: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (hoặc Thường trực Đảng ủy); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

b) Công chức cấp xã: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

3. Điều kiện áp dụng

a) Đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp: Phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

b) Đào tạo sau đại học: Có độ tuổi không quá 40 tuổi (tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu), có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không tính thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cử đi đào tạo sau đại học. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

III. Chính sách hỗ trợ

1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và các kỹ năng hành chính.

a) Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiu stham gia các lớp bi dưỡng tổ chức trong tỉnh được hỗ trợ các nội dung sau:

- Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí).

- Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo định mức quy định tại Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 29/7/2017 của Hội đng nhân dân tỉnh, slượt thanh toán: một lượt đi, một lượt về.

- Được huyện hoặc các cơ sở đào tạo của tỉnh b trí chở min phí trong thời gian học tập.

b) Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia các lớp bi dưỡng tổ chức ngoại tỉnh được hỗ trợ các nội dung sau:

- Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí).

- Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo giá vé tàu, xe thực tế, không vượt quá định mức quy định tại Nghị quyết s14/2017/NQ-HĐND ngày 29/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, số lượt thanh toán: hai lượt đi, về đầu và cuối khóa học; các lượt đi, về, nghỉ học kỳ và nghỉ Tết Nguyên đán.

- Hỗ trợ tiền ở nội trú: 01 triệu đồng/người/tháng thực học.

2. Hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp

- Hỗ trợ tiền học phí (không vượt quá mức trn học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập).

- Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 triệu đồng/học kỳ).

- Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học đại học, cao đng, trung cấp ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học (tiền ở nội trú chỉ hỗ trợ cho thời gian học chính khóa theo thông báo của cơ sở giáo dục).

3. Hỗ trợ đào tạo sau đại học

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng và bảo vệ luận văn tt nghiệp (sau khi có bng tốt nghiệp): 15 lần mức lương cơ sở.

- Hỗ trợ tiền học phí (không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập).

- Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 triệu đồng/học kỳ).

- Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học thạc sĩ ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học.

4. Đối với cán bộ, công chức nữ người dân tộc thiểu s

Nữ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu svà nữ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi tham gia đào tạo bồi dưỡng thì được hưởng các chính sách quy định tại Nghị quyết s 12/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020.

5. Đn bù chi phí đào tạo

Việc đền bù chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 7 đến Điều 14, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

IV. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí để thực hiện đề án được cân đối, lồng ghép từ các nguồn ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu, nguồn tài trợ và xã hội hóa. Đi với nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán hàng năm.

V. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiu strong việc thực hiện nhiệm vụ học tập để nâng cao trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ được giao.

2. Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.

3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu sđảm bảo về tiêu chuẩn cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức dưới 35 tui.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, xã miền núi rà soát lại đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, xây dựng chương trình, kế hoạch để đào tạo và bồi dưỡng gắn với quy hoạch, b trí sp xếp, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cơ sở người dân tộc thiu s.

5. Thống kê các đối tượng là con em người dân tộc thiểu số đã tt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học hệ cử tuyn để đưa vào quy hoạch, sử dụng, bổ sung vào nguồn cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc; Ưu tiên tuyn dụng sinh viên là người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên vào làm việc tại các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiu s sinh sng.

Điều 2. Những trường hợp đang thực hiện chính sách đào tạo, bi dưỡng theo Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 08/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 28/7/2018 thì tiếp tục được hưởng chính sách quy định theo Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 08/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, thực hiện Nghị quyết.

2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 08/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở người dân tộc thiu sgiai đoạn 2008 - 2010, chiến lược đến năm 2020.

3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đng nhân dân, Tđại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Khóa VII, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực sau 10 ngày ktừ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- VPQH, VPCTN, VPCP;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- TVTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ t
nh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, TAND, VKSND t
nh;
- VP: TU, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp t
nh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND huyện, TX, TP;
- TT Công báo tỉnh Quảng Trị;
- Lưu: VT, DT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 





Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014