Kế hoạch 55/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2021
Số hiệu: | 55/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 08/02/2021 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 08 tháng 02 năm 2021 |
Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2021, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nội dung thực hiện năm 2021 thuộc Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 được giao tại Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương để phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm phát triển sản phẩm OCOP, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của đề án.
1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2021 đạt từ 5-5,5%. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 84 triệu đồng/ha.
2. Nâng cao thu nhập và đời sống của người dân khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ nghèo. Năm 2021 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 330.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại 61.500 tấn; sản lượng thủy sản 10.050 tấn.
3. Phát triển mới ít nhất 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận. Chuẩn hóa và công nhận ít nhất 30 sản phẩm OCOP.
4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý và bảo vệ rừng bền vững; nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 56,82%, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.
5. Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán; bố trí, sắp xếp ổn định 820 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới.
6. Xây dựng các xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Năm 2021, phấn đấu có 15 xã hoàn thành nông thôn mới; lũy kế hết năm 2021 có 72 xã duy trì và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,15 tiêu chí/xã. Mỗi huyện, thị xã, thành phố công nhận được ít nhất 01 “Xã nông thôn mới nâng cao”; toàn tỉnh có thêm ít nhất 25 thôn được công nhận “Thôn kiểu mẫu” và 35 thôn được công nhận “Thôn nông thôn mới”.
1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
1.1. Trồng trọt
a) Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực
- Cây lúa: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa với diện tích đạt 33.400 ha, sản lượng 178.356 tấn. Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa quy mô 8.420 ha tại các vùng trọng điểm lúa của tỉnh tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu giống, tăng cường sử dụng các giống mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ kết quả sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao, cánh đồng 1 giống, canh tác cải tiến SRI....
- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả cao hơn. Duy trì diện tích gieo trồng ngô năm 2021 đạt 35.000 ha, sản lượng 151.644 tấn. Thâm canh tăng năng suất ngô, thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng ngô mật độ cao với quy mô 10.400 ha tại các vùng trọng điểm ngô chủ yếu tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên. Sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, các giống ngô ngọt phù hợp chế biến.
b) Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực
- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Duy trì ổn định diện tích cây dược liệu hiện có, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng các diện tích cây dược liệu hàng năm. Năm 2021, mở rộng trồng mới 140 ha cây dược liệu chủ lực, nâng tổng diện tích cây dược liệu hàng hóa lên 2.440 ha. Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực như Atiso, Đương quy, Cát cánh... Phấn đấu toàn bộ diện tích cây dược liệu có hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất; 100% diện tích cây dược liệu của vùng quy hoạch sản xuất đảm bảo an toàn; diện tích trồng dược liệu làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở thu gom, bảo quản, sơ chế, chế biến dược liệu.
- Phát triển vùng sản xuất chè: Rà soát, đánh giá hiện trạng vùng nguyên liệu, tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè. Năm 2021, trồng mới 350 ha chè chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật trong thiết kế, trồng, chăm sóc, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu cơ; thâm canh 2.566 ha chè kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (trong đó duy trì 2.202 ha, mở rộng 364 ha) sản lượng chè búp tươi dự kiến đạt 37.500 tấn; thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm. Giảm tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường dễ tính (các nước vùng Trung Đông và Pakistan); tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan.
- Phát triển vùng cây ăn quả ôn đới: Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng. Cải tạo và duy trì ổn định 2.863 ha diện tích hiện có, phát triển, mở rộng 287 ha cây ăn quả ôn đới, nâng tổng diện tích đạt 3.150 ha, tập trung tại các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa với các loại cây bản địa như quýt Mường Khương, mận Tả Van, mận hậu, mận Tam hoa, lê VH6 và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Các diện tích trồng mới phải tập trung, liền vùng, có liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ổn định các vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với du lịch sinh thái.
- Phát triển vùng sản xuất rau: Đẩy mạnh sản xuất rau trái vụ vùng cao, rau an toàn, trong đó duy trì 1.150 ha rau chuyên canh hiện có, mở rộng thêm 100 ha, nâng tổng diện tích vùng rau chuyên canh tập trung đạt 1.250 ha tại thị xã Sa Pa, các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai...; sử dụng giống tốt, sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
- Phát triển vùng sản xuất hoa: Duy trì 232 ha hoa hàng hóa hiện có, mở rộng thêm 25 ha để phát triển ổn định 257 ha hoa hàng hóa, tập trung chủ yếu tại thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà...với các loại hoa cao cấp, hình thành vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Sa Pa, thúc đẩy du lịch canh nông, du lịch trải nghiêm tại các huyện có lợi thế.
- Nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng gắn với thị trường: Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm so sánh giống; trình công nhận 01 giống lúa thuần có chất lượng tốt, có bản quyền của Lào Cai; sản xuất hạt giống lúa năm 2021 sản lượng đạt trên 600 tấn đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh. Phát triển 1-2 giống cây ăn quả ôn đới chất lượng, trên 150.000 cây giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tổ chức nhân giống và sản xuất một số giống rau, hoa có giá trị, năm 2021 đạt khoảng 2-3 triệu cây giống rau bầu; 1,5-2 triệu cây giống dược liệu/năm cung cấp cho sản xuất đại trà.
1.2. Phát triển chăn nuôi
Năm 2021, tổng đàn gia súc đạt 645.000 con (đàn lợn 463.000 con, đàn trâu 115.000 con, đàn bò 21.700 con, đàn gia súc khác 45.300 con); gia cầm đạt 4,55 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 61.500 tấn. Tập trung ưu tiên đầu tư, phát triển hai ngành hàng chính có nhiều tiềm năng phát triển là chăn nuôi lợn, bò, cụ thể:
- Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn đạt 463.000 con; sản lượng thịt hơi đạt 46.130 tấn. Vùng thấp chuyển đổi mạnh hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ; cơ cấu giống chủ yếu sử dụng các giống lợn ngoại, lợn lai. Vùng cao đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen bản địa, thí điểm và nhân rộng mô hình quản lý chăn nuôi lợn an toàn trong cộng đồng thôn, bản có hiệu quả (bằng quy ước, hương ước).
- Chăn nuôi bò: Phát triển chăn nuôi thâm canh bò thịt, tổng đàn bò năm 2021 đạt 21.700 con; sản lượng thịt hơi 580 tấn. Vùng thấp chăn nuôi các giống bò ngoại, bò lai cao sản hướng thịt; vùng cao bình tuyển, chọn lọc phát triển chăn nuôi giống bò tốt của vùng cao. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng có điều kiện thuận lợi (Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát...).
1.3. Phát triển thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mạnh từ phương thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản, năm 2021 sản lượng thủy sản đạt 10.050 tấn, trong đó: diện tích nuôi ao hồ 2.185 ha, sản lượng 9.055 tấn; nuôi cá nước lạnh thể tích 57.700m3, sản lượng 690 tấn; nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa 16.200 m3, sản lượng 305 tấn. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các lưu vực sông hồ chứa nhằm bảo tồn, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng để phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất giống phát triển nuôi hàng hóa đặc sản. Tập trung sản xuất giống thủy sản: Khai thác tối đa công suất của các cơ sở sản xuất giống, toàn tỉnh sản xuất trên 25 triệu con giống các loại, đáp ứng được trên 70% nhu cầu giống của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất.
1.4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lâm nghiệp: Tích hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quản lý tốt quy hoạch lâm nghiệp. Phân định rõ ranh giới rừng giữa các chủ rừng, trong đó tổ chức rà soát chi tiết diện tích rừng và đất rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để tiến hành giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có: Bảo vệ rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học cho diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng bằng các biện pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Nâng cao giá trị rừng tự nhiên sản xuất từ dịch vụ rừng, cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu thành lập khu dự trữ sinh quyển quốc gia (nếu điều kiện cho phép) để thu hút các nguồn lực cho đầu tư bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học.
- Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Trồng rừng 9.450 ha, gồm: 550 ha rừng phòng hộ thay thế chuyển đổi mục đích; trồng mới rừng sản xuất 7.000 ha; trồng lại rừng sau khai thác 1.600 ha; trồng rừng thay thế nương rẫy 300 ha. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 5.000 ha (khoanh nuôi mới 2.450 ha; khoanh nuôi chuyển tiếp 2.550 ha). Chăm sóc rừng trồng đặc dụng, phòng hộ chuyển tiếp 608 ha (rừng trồng phòng hộ 265 ha; rừng trồng thay thế chuyển đổi mục đích 343 ha). Trồng cây phân tán 500 nghìn cây. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trồng rừng sản xuất ở vùng thấp.
- Khai thác gỗ và chế biến lâm sản: Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Trong đó chú trọng xây dựng và thực hiện các dự án phát triển hệ thống chế biến lâm sản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030 (bao gồm Hệ thống chế biến lâm sản tập trung, công nghệ cao tại 02 trung tâm: Bảo Thắng, Bảo Yên; xây dựng một trung tâm dịch vụ và Logistics tại Khu thương mại - Công nghiệp Kim Thành).
- Các hoạt động khác: Khuyến khích phát triển các loại cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng trồng sản xuất. Xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp công nghệ cao với quy mô 30 triệu cây/năm đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu trồng rừng tại địa phương. Hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với diện tích rừng của 09 Ban quản lý rừng phòng hộ và 02 Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và Hoàng Liên Văn Bàn. Thúc đẩy thành lập các hợp tác xã sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, tổ hợp tác trồng rừng, chế biến và tiêu thụ lâm sản tại các vùng trọng điểm.
1.5. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Hình thành và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cụ thể, đến năm 2025: (1) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau diện tích đạt 710 ha. (2) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa thực hiện 205 ha. (3) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dược liệu diện tích đạt 315 ha. (4) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả, cây có múi thực hiện 545 ha. (5) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè, thực hiện 1.214 ha (6) Ứng dụng công nghệ cao trong trồng dâu, nuôi tằm 375 ha, 100% diện tích trồng dâu được sử dụng giống tốt, năng suất cao. (7) Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi với 7 cơ sở chăn nuôi lợn, gà công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân 500 lợn nái ngoại sinh sản, 8.000 lợn thịt, trên 18.000 gà thịt, 10.000 gà đẻ trứng. (8) Ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản nước lạnh quy mô khoảng 13.000 m3. (9) Ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất giống cây lâm nghiệp; Ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng; Ứng dụng công nghệ trong chế biến lâm sản.
1.6. Phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP
- Phát triển chuỗi giá trị: Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến đối với 09 sản phẩm chủ lực của tỉnh (Quế, chè, dược liệu, cây ăn quả, rau trái vụ, gạo chất lượng cao, dâu tằm, cá nước lạnh, lợn đen bản địa). Phát triển thêm ít nhất 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận, 10 sản phẩm đặc hữu được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. 100% sản phẩm chuỗi được quản lý bằng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn.
- Phát triển các cơ sở chế biến: Phát triển mới 10 cơ sở và 01 nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ phát triển khoảng 03 cơ sở chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị. Thu hút được thêm 10 doanh nghiệp (trong đó có ít nhất 02 doanh nghiệp lớn đầu tàu) tham gia đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi quy mô trên 8 nghìn ha giá trị liên kết đạt trên 400 tỷ đồng.
- Phát triển sản phẩm OCOP: Chuẩn hóa và công nhận ít nhất 30 sản phẩm OCOP (trong đó dự kiến có 18 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao; 11 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao; 01 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao); củng cố ít nhất 12 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương; phát triển mới ít nhất 06 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
1.7. Đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể
- Năm 2021, tư vấn thành lập mới 15 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, lũy kế có 230 HTX, trong đó có trên 200 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; từ 40- 50 tổ hợp tác nông nghiệp.
- Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Hợp tác xã với số người tham gia 220 người; Nhân rộng mô hình thí điểm đưa tri thức trẻ tốt nghiệp cao đẳng trở lên về làm việc tại 15 Hợp tác xã; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho 10 Hợp tác xã; Xây dựng; 04 mô hình Hợp tác xã kiểu mới.
1.8. Lĩnh vực thủy lợi
Năm 2021, đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi để đảm bảo năng lực phục vụ tưới đối với diện tích gieo trồng, tăng thêm 300 ha và tăng tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa toàn tỉnh lên 75,9% (tăng 1,9% so với đến hết năm 2020), tương ứng có 3.487 km kênh được kiên cố hóa; đầu tư nâng cấp, sửa chữa, làm mới 08 hồ chứa. Nâng tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 95,5% (tăng 0,46 % so với năm 2020, tương ứng có thêm 1.889 hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh). Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đã qua xử lý đạt 38%, tăng 4% so với năm 2020.
- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/0217 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Bố trí sắp xếp lại các hộ dân cư đang có nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp, hạn chế việc xây dựng nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp không theo quy hoạch.
- Tổ chức rà soát và sáp nhập thôn, bản đảm bảo tập trung theo đúng Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2020 và sau năm 2020.
- Sắp xếp các hộ dân cư năm 2021: 820 hộ, gồm có:
+ Đối tượng sắp xếp: Sắp xếp dân cư thiên tai, ĐBKK: 785 hộ; sắp xếp dân cư biên giới: 35 hộ.
+ Hình thức sắp xếp: Sắp xếp tập trung: 306 hộ; Sắp xếp xen ghép: 394 hộ; Sắp xếp ổn định tại chỗ: 120 hộ.
- Đối với thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới tại các đơn vị phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định; Xây dựng chương trình kế hoạch năm 2021; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
- Duy trì và nâng cao các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Các huyện, thị xã, thành phố và các xã xây dựng kế hoạch chi tiết để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt để đảm bảo giữ vững 19 tiêu chí. Mỗi xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phải đăng ký hoàn thành ít nhất 1-2 thôn Kiểu mẫu. Tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 01 xã để thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
- Đối với các xã đăng ký hoàn thành xã nông thôn mới năm 2021: Các huyện, thị xã, thành phố, các xã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện duy trì, nâng cao các tiêu chí đã hoàn thành và hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Ưu tiên nguồn lực ngân sách huyện đầu tư, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác đầu tư các xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới năm 2021.
- Nhiệm vụ cụ thể thực hiện tiêu chí: Phấn đấu đến năm 2021 duy trì 100% các xã hoàn thành tiêu chí Quy hoạch; 95 xã đạt tiêu chí Giao thông; Duy trì 100% các xã đạt tiêu chí Thủy lợi; 119 xã đạt tiêu chí Điện nông thôn; 100 xã đạt tiêu chí Trường học; 92 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; 115 xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại; 120 xã đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông; 98 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư; 77 xã đạt tiêu chí thu nhập; 80 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; Duy trì 100% các xã đạt tiêu chí Lao động có việc làm; 115 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất; 120 xã đạt tiêu chí Giáo dục và đào tạo; 120 xã đạt tiêu chí y tế; 112 xã đạt tiêu chí văn hóa; 91 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm; 101 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 115 xã hoàn thành tiêu chí quốc phòng và an ninh.
(Chi tiết tại các phụ biểu 01 - 03 kèm theo)
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành, quyết tâm khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề án năm 2021. Trong đó, phải xác định: Phát triển nông nghiệp hàng hóa làm trọng tâm, nông nghiệp an sinh làm nền tảng; gắn phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị để hình thành các vùng sản xuất tập trung có năng suất, chất lượng cao; gắn với phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm; ổn định, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu tàu, liên kết với các các hộ nông dân để sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo thế vững chắc, làm bệ đỡ cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.
2. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường, sản xuất hàng hóa; lấy mục tiêu giá trị thu nhập/01 ha diện tích canh tác làm thước đo của hiệu quả sản xuất nông nghiệp; định hướng phát triển trọng tâm, trọng điểm các cây, con chủ lực, khai thác hiệu quả lợi thế địa phương để nâng cao giá trị, chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn; phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực, có giá trị cao; nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng có bản quyền của tỉnh Lào Cai gắn với thị trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.
3. Khống chế hoàn toàn dịch bệnh, Dịch tả lợn châu Phi để nhanh chóng tái đàn, phục vụ sản xuất; đồng thời cơ cấu lại đàn vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu thị trường và chăn nuôi an toàn sinh học, theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung quy mô nhỏ.
4. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trồng rừng sản xuất ở vùng thấp; thay thế diện tích cây trồng kém hiệu quả bằng trồng rừng gỗ lớn có năng suất, giá trị cao, chuyển đổi cơ cấu giống cây lâm nghiệp, chú trọng thâm canh rừng gắn với khai thác lâm sản ngoài gỗ; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững làm cơ sở xây dựng chứng chỉ rừng để gia tăng giá trị; tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên; trồng lại và trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh; phát triển vùng sản xuất lâm nghiệp hữu cơ (quế, sơn tra...); khuyến khích phát triển các Tổ hợp tác, Hợp tác xã lâm nghiệp, chế biến sâu lâm sản nâng giá trị thu nhập từ rừng trồng.
5. Phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đảm bảo đáp ứng cả về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; đổi mới và phát triển các hình tổ chức sản xuất, nhất là các hợp tác xã lâm nghiệp. Phát triển chuỗi nông sản an toàn; 100% sản phẩm chuỗi được quản lý bằng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn; quan tâm phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản, sản phẩm OCOP.
6. Định hướng, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh; coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh nhất là các khu du lịch, đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư lớn tiêu thụ các sản phẩm tươi sống, sản phẩm chất lượng cao; mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm dược liệu, rau, hoa, quả.
7. Tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn. Năm 2021, hoàn thành 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi huyện, thị xã, thành phố hoàn thành 01 xã nâng cao; huyện Bảo Thắng đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
8. Đổi mới và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc phân bổ nguồn vốn và lựa chọn các dự án phát triển sản xuất, phát triển lâm nghiệp bền vững theo nguyên tắc: phải gắn với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, các Chương trình, Đề án của tỉnh; gắn với quy hoạch vùng sản xuất và các cây, con chủ lực của địa phương (vùng cây ăn quả: Văn Bàn, Bảo Thắng; vùng măng Văn Bàn, Bảo Yên; vùng rau trái vụ: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Sa Pa; vùng dược liệu: Bắc Hà, Sa Pa; vùng cây ăn quả cây ôn đới: Bắc Hà, Si Ma Cai); nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả.
9. Tập trung củng cố, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, đầu tư hệ thống thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh thực hiện quản lý, bảo vệ và nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, chống hạn hán và nguy cơ thiên tai; bố trí sắp xếp dân cư.
1. Nhu cầu kinh phí thực hiện: 2.358 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách: 1.699 tỷ đồng;
- Vốn ngoài ngân sách (doanh nghiệp, dân góp..): 659 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách Trung ương: Nguồn đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, sự nghiệp, các Chương trình MTQG, các dự án nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng.
- Nguồn Ngân sách tỉnh: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn; chính sách hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chứng chỉ các bon; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững...
- Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
(Chi tiết tại phụ biểu 04 kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, thực hiện Kế hoạch. Xây dựng các dự án trọng tâm thực hiện đề án trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập, xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, thuộc phạm vi đề án làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các sở ngành hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thực hiện đề án. Kiểm tra đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí các nguồn vốn thuộc lĩnh vực Sở theo dõi, quản lý theo quy định để thực hiện đề án. Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định các dự án thuộc phạm vi Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp trình UBND tỉnh. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề án. Thẩm định dự toán kinh phí thuộc các nguồn vốn sự nghiệp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt và giao dự toán kinh phí thực hiện cho các cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thực hiện Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp.
- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; Hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản chủ lực của tỉnh.
5. Sở Công Thương: Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo quản lý, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường bền vững
- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
7. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì, phối hợp các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn làm cơ sở triển khai thực hiện.
8. Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh.
9. Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Lào Cai: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
10. Các sở, ban ngành khác liên quan: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
11. UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng nhiệm xây dựng dự án, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp với thực tiễn địa phương mình; đồng thời, chỉ đạo, giao kế hoạch cụ thể cho các xã tổ chức thực hiện. Chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình và triển khai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Định kỳ 06 tháng và cả năm các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định./
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Biểu 01: MỤC TIÊU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SXDC, XÂY DỰNG NTM NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 55/KH-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mục tiêu NQĐH XVI |
Mục tiêu Đề án |
TH năm 2020 |
Mục tiêu năm 2021 |
So sánh % |
|
MTĐA so NQĐH XVI |
MT 2021 so UTH 2020 |
|||||||
1 |
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân |
% |
|
5-5,5 |
5,5 |
5,13 |
|
93,3 |
2 |
Cơ cấu kinh tế nội ngành |
% |
|
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp |
% |
|
74 |
80 |
79 |
|
101,3 |
|
Lâm nghiệp |
% |
|
20 |
15 |
16 |
|
106,7 |
|
Thủy sản |
% |
|
6 |
5 |
5 |
|
100,0 |
3 |
Giá trị sản phẩm/ha đất canh tác |
Tr.đ |
100 |
100 |
80,1 |
84 |
100 |
104,9 |
4 |
Sản lượng lương thực |
Nghìn tấn |
|
310 |
341 |
330 |
|
96,8 |
5 |
Sản lượng thịt hơi các loại |
Tấn |
|
68.500 |
60.200 |
61.500 |
|
102,2 |
6 |
Sản lượng thủy sản |
Tấn |
|
11.000 |
9.830 |
10.050 |
|
102,2 |
7 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
>60 |
>60 |
56,01 |
56,82 |
100 |
101,4 |
8 |
Phát triển mới chuỗi nông sản an toàn |
Chuỗi |
|
100 |
79 |
100 |
|
126,6 |
9 |
Chuẩn hóa và công nhận sản phẩm OCOP |
Sản phẩm |
|
150 |
51 |
80 |
|
156,9 |
10 |
Sắp xếp ổn định dân cư Thiên tai, ĐBKK, biên giới |
Hộ |
|
2.525 |
340 |
820 |
|
241,2 |
11 |
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Xã |
60% |
94 |
57 |
72 |
120,5 |
126,3 |
12 |
Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới |
Huyện |
>2 |
4 |
1 |
2 |
200 |
200,0 |
13 |
Bình quân tiêu chí |
Tiêu chí/xã |
|
17,3 |
15,17 |
15,4 |
|
101,5 |
Biểu 02. DIỆN TÍCH PHÂN BỐ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 55/KH-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh)
STT |
Huyện |
Thâm canh trọng điểm lúa |
Trồng ngô mật độ cao |
Phát triển cây dược liệu chủ lực |
||||||
Thực hiện năm 2020 |
Thâm canh mới |
Lũy kế |
Thực hiện năm 2020 |
Thực hiện năm 2021 |
Lũy kế |
Thực hiện năm 2020 |
Thực hiện năm 2021 |
Lũy kế |
||
|
Tổng |
8.000 |
420 |
8.420 |
10.100 |
200 |
10.400 |
2.300 |
146 |
2.446 |
1 |
Bát Xát |
750 |
100 |
850 |
1.000 |
100 |
1.100 |
621 |
15 |
636 |
2 |
Mường Khương |
550 |
100 |
650 |
1.850 |
|
1.850 |
697 |
45 |
742 |
3 |
Bắc Hà |
300 |
20 |
320 |
1.200 |
50 |
1.250 |
177 |
8 |
185 |
4 |
Bảo Thắng |
2.000 |
0 |
2.000 |
2.050 |
|
2.050 |
120 |
0 |
120 |
5 |
Bảo Yên |
1.900 |
100 |
2.000 |
1.950 |
|
1.950 |
240 |
42 |
282 |
6 |
Sa Pa |
100 |
0 |
100 |
|
|
|
170 |
20 |
190 |
7 |
Văn Bàn |
2.400 |
100 |
2.500 |
1.200 |
|
1.300 |
233 |
4 |
237 |
8 |
Si Ma Cai |
|
|
|
500 |
50 |
550 |
42 |
12 |
54 |
9 |
TP Lào Cai |
|
|
|
350 |
|
350 |
|
|
|
STT |
Huyện |
Phát triển vùng sản xuất chè |
Phát triển CAQ có giá trị kinh tế cao |
Phát triển vùng sản xuất rau chuyên canh |
Phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa |
|||||||||||
Mở rộng diện tích |
Thâm canh |
Thực hiện năm 2020 |
Trồng mới |
Lũy kế |
Thực hiện năm 2020 |
Trồng mới |
Lũy kế |
Thực hiện năm 2020 |
Trồng mới |
Lũy kế |
||||||
Diện tích năm 2020 |
Trồng mới năm 2021 |
Lũy kế |
Thực hiện năm 2020 |
Thâm canh mới |
Lũy kế |
|||||||||||
|
Tổng |
6.500 |
350 |
6.850 |
2.202 |
364 |
2.566 |
2.800 |
350 |
3.150 |
1.150 |
115 |
1.250 |
232 |
25 |
257 |
1 |
Bát Xát |
600 |
|
600 |
75 |
25 |
100 |
218,8 |
111,2 |
330 |
130 |
20 |
150 |
10 |
5 |
15 |
2 |
Mường Khương |
3386 |
350 |
3736 |
1000 |
200 |
1.200 |
281 |
19 |
300 |
50 |
10 |
60 |
|
|
|
3 |
Bắc Hà |
655 |
|
655 |
483 |
102 |
585 |
1081 |
99 |
1180 |
220 |
20 |
240 |
12 |
2 |
14 |
4 |
Bảo Thắng |
858 |
|
858 |
350 |
30 |
380 |
|
0 |
|
105 |
5 |
110 |
20 |
3 |
23 |
5 |
Bảo Yên |
800 |
|
800 |
258 |
7 |
265 |
|
0 |
|
80 |
20 |
100 |
10 |
3 |
13 |
6 |
Sa Pa |
41 |
|
41 |
36 |
0 |
36 |
605 |
35 |
640 |
350 |
0 |
350 |
170 |
10 |
180 |
7 |
Văn Bàn |
|
|
|
|
|
|
15 |
15 |
30 |
30 |
20 |
50 |
|
|
|
8 |
Si Ma Cai |
|
|
|
|
|
|
599 |
71 |
670 |
20 |
20 |
40 |
|
|
|
9 |
TP Lào Cai |
160 |
|
160 |
|
|
|
|
|
|
165 |
|
150 |
10 |
2 |
12 |
Biểu 03: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN, LÂM NGHIỆP NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 55/KH-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Thực hiện năm 2020 |
Kế hoạch năm 2021 |
Trong đó |
||||||||
TP Lào Cai |
Bát Xát |
Bảo Thắng |
Sa Pa |
Văn Bàn |
Bảo Yên |
Mường Khương |
Bắc Hà |
Si Ma Cai |
|||||
I |
Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng đàn gia súc |
Con |
630.000 |
645.000 |
31.500 |
75.300 |
167.000 |
42.500 |
93.500 |
84.000 |
42.700 |
71.100 |
37.400 |
2 |
Tổng đàn gia cầm |
1000 con |
4.850 |
4.550 |
160 |
360 |
1.700 |
180 |
660 |
770 |
240 |
360 |
120 |
3 |
Sản lượng thịt hơi |
Tấn |
60.220 |
61.500 |
3.800 |
6.400 |
28.200 |
2.100 |
6.100 |
7.000 |
2.300 |
3.600 |
2.000 |
II |
Thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên ao, hồ nhỏ |
Ha |
2.168 |
2.185 |
250 |
237 |
718 |
13 |
353 |
445 |
90 |
57 |
22 |
2 |
Sản lượng thủy sản |
tấn |
9.830 |
10.050 |
1.442 |
1200 |
2919 |
554 |
1506 |
1830 |
214 |
335 |
50 |
III |
Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Diện tích rừng trồng mới |
Ha |
6.000 |
9.450 |
250 |
1.050 |
1.650 |
150 |
1.400 |
2.000 |
650 |
1.700 |
600 |
|
Trồng rừng phòng hộ, thay thế CĐMĐSD |
Ha |
|
550 |
|
50 |
|
|
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
Trồng rừng sản xuất (trồng mới) |
Ha |
|
7.000 |
150 |
900 |
1.000 |
150 |
1.100 |
1.600 |
400 |
1.300 |
400 |
|
Trồng rừng thay thế nương rẫy |
Ha |
|
300 |
|
|
|
|
|
|
100 |
100 |
100 |
|
Trồng lại rừng sản xuất |
Ha |
|
1.600 |
100 |
100 |
650 |
|
200 |
300 |
50 |
200 |
|
2 |
Diện tích rừng được khoán, bảo vệ |
Ha |
274.973 |
276.702 |
8.516 |
53.287 |
14.994 |
43.476 |
86.756 |
24.264 |
19.535 |
18.193 |
7.681 |
3 |
Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh |
Ha |
3.562 |
5.000 |
39 |
811 |
50 |
450 |
2.550 |
400 |
300 |
400 |
|
4 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
56,01 |
56,82 |
50,30 |
58,20 |
56,50 |
66,00 |
65,80 |
61,00 |
42,90 |
41,60 |
41,00 |
Biểu 04: PHÂN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 55/KH-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh)
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Danh mục dự án |
Tổng số |
Vốn ngân sách |
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp |
Vốn nhân dân đóng góp |
Vốn khác |
Ghi chú |
||||||||
Tổng số |
Đầu tư NSĐF |
Vốn sự nghiệp NSĐF |
Vốn CTMTQG |
NSTW hỗ trợ có MT |
Vốn vay ODA |
Đầu tư qua Bộ, ngành TW |
Vốn TPCP |
Vốn tự có của DN |
Vốn vay (tín dụng) |
||||||
|
TỔNG SỐ |
2.358 |
1.699 |
8 |
565 |
137 |
804 |
151 |
34 |
1 |
272 |
85 |
243 |
60 |
|
I |
Trồng trọt |
221 |
88 |
8 |
19 |
11 |
45 |
1 |
4 |
1 |
35 |
13 |
40 |
44 |
|
1 |
Dự án sản xuất đảm bảo an ninh lương thực |
3,6 |
1,8 |
|
0,6 |
1,3 |
|
|
|
|
|
|
1,8 |
|
|
|
- Sản xuất lúa, gạo |
2,7 |
1,1 |
|
0,2 |
0,9 |
|
|
|
|
|
|
1,6 |
|
|
|
- Thâm canh ngô |
0,9 |
0,8 |
|
0,4 |
0,4 |
|
|
|
|
|
|
0,2 |
|
|
2 |
Dự án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao |
6,0 |
1,5 |
|
0,8 |
0,7 |
|
|
|
|
|
|
4,5 |
|
|
3 |
Dự án phát triển vùng chè an toàn |
33,0 |
11,0 |
|
5,6 |
5,5 |
|
|
|
|
4,0 |
|
18,0 |
|
|
|
- Mở rộng diện tích |
16,0 |
7,0 |
|
2,0 |
5,0 |
|
|
|
|
|
|
9,0 |
|
|
|
- Thâm canh tăng năng suất, chất lượng |
17,0 |
4,0 |
|
3,6 |
0,5 |
|
|
|
|
4,0 |
|
9,0 |
|
|
4 |
Dự án phát triển sản xuất cây dược liệu chủ lực giá trị cao |
2,4 |
0,9 |
|
0,5 |
0,4 |
|
|
|
|
|
|
1,5 |
|
|
5 |
Dự án phát triển vùng sản xuất cây dâu tằm |
4,0 |
|
|
1,7 |
0,5 |
|
|
|
|
|
|
1.9 |
|
|
6 |
Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC |
94,4 |
23,0 |
5,8 |
6,1 |
3,1 |
2,5 |
0,6 |
3,5 |
1,4 |
31,4 |
13.4 |
12,8 |
13,8 |
|
|
Trồng trọt |
68,4 |
13,6 |
3,0 |
5,1 |
1,9 |
1,3 |
0,6 |
1,5 |
0,2 |
26,8 |
7,8 |
11,0 |
9,2 |
|
|
Chăn nuôi |
21 |
7 |
2,0 |
0,6 |
1,0 |
1,0 |
|
1,6 |
0,8 |
4,0 |
5,0 |
1,0 |
4.0 |
|
|
Thủy sản |
5 |
2,4 |
0,8 |
0,4 |
0,2 |
0,2 |
|
0,4 |
0,4 |
0,6 |
0,6 |
0,8 |
0.6 |
|
7 |
Dự án bảo tồn phát triển giống Nông nghiệp đặc sản giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 -2025 |
78,0 |
47,4 |
1,9 |
3,5 |
|
42,0 |
|
|
|
|
|
|
30,6 |
|
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2020 về tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình Ban hành: 20/04/2020 | Cập nhật: 29/06/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2020 Ban hành: 15/04/2020 | Cập nhật: 06/07/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 19/03/2020 | Cập nhật: 18/06/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2020 về phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025 định hướng đến năm 2030 Ban hành: 09/03/2020 | Cập nhật: 04/05/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND về thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020 Ban hành: 16/03/2020 | Cập nhật: 30/07/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND về Văn hóa đối ngoại năm 2020 của tỉnh Yên Bái Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 11/04/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh (PCI) tỉnh Đắk Nông năm 2020 và những năm tiếp theo Ban hành: 21/01/2020 | Cập nhật: 12/03/2020
Kế hoạch 47/KH-UBND về định giá đất cụ thể năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 11/04/2019 | Cập nhật: 17/04/2019
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư Ban hành: 10/04/2019 | Cập nhật: 26/04/2019
Kế hoạch 47/KH-UBND về quảng bá, tạo dựng hình ảnh địa phương năm 2019 Ban hành: 06/03/2019 | Cập nhật: 19/03/2019
Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019 Ban hành: 27/03/2019 | Cập nhật: 21/05/2019
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2019 thực hiện chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 01/04/2019 | Cập nhật: 22/05/2019
Kế hoạch 47/KH-UBND 2019 triển khai Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 21/03/2019 | Cập nhật: 06/04/2019
Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố Ban hành: 03/12/2018 | Cập nhật: 13/12/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 về bảo vệ môi trường tỉnh Trà Vinh năm 2019 Ban hành: 31/08/2018 | Cập nhật: 27/11/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP và Kế hoạch 173-KH/TU thực hiện Nghị Quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới Ban hành: 21/05/2018 | Cập nhật: 07/07/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 04/05/2018 | Cập nhật: 02/08/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 về kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017 và năm 2018 Ban hành: 28/03/2018 | Cập nhật: 29/05/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 về thành lập, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 11/04/2018 | Cập nhật: 26/07/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 Ban hành: 01/03/2018 | Cập nhật: 12/03/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 thực hiện chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2017-2020, tỉnh Điện Biên Ban hành: 08/01/2018 | Cập nhật: 29/03/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 về trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Bình năm 2018 Ban hành: 29/08/2017 | Cập nhật: 11/11/2017
Kế hoạch 47/KH-UBND về tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới năm 2017 Ban hành: 19/04/2017 | Cập nhật: 23/01/2018
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 24/03/2017 | Cập nhật: 17/05/2017
Kế hoạch 47/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2017 Ban hành: 31/03/2017 | Cập nhật: 13/06/2017
Thông tư 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 01/03/2017 | Cập nhật: 10/03/2017
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2017-2018 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 28/02/2017 | Cập nhật: 18/04/2017
Kế hoạch 47/KH-UBND Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 Ban hành: 11/03/2017 | Cập nhật: 05/04/2017
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 Ban hành: 10/06/2016 | Cập nhật: 20/08/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 06/05/2016 | Cập nhật: 21/06/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự Ban hành: 05/04/2016 | Cập nhật: 13/04/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND tổ chức hội chợ thương mại miền Tây tỉnh Thanh Hóa năm 2016 Ban hành: 24/03/2016 | Cập nhật: 29/03/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thi hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự Ban hành: 06/04/2016 | Cập nhật: 22/04/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND về quản lý chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 26/02/2016 | Cập nhật: 10/06/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2016 Ban hành: 01/03/2016 | Cập nhật: 12/03/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 20/07/2015 | Cập nhật: 18/02/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36- NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Ban hành: 25/06/2015 | Cập nhật: 02/07/2015
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 03/06/2015 | Cập nhật: 23/06/2015
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế từ năm 2015 - 2021 Ban hành: 02/06/2015 | Cập nhật: 10/06/2015
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2014 về phòng chống dịch bệnh thủy sản những tháng cuối năm 2014 và năm 2015 Ban hành: 01/10/2014 | Cập nhật: 28/11/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2014 thực hiện Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật Ban hành: 25/06/2014 | Cập nhật: 19/07/2014
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 16/04/2014 | Cập nhật: 01/08/2015
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 04/03/2014 | Cập nhật: 17/03/2014
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 Ban hành: 11/11/2013 | Cập nhật: 05/04/2016
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2013 tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 02/01/2014
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 03/07/2013 | Cập nhật: 11/09/2013
Kế hoạch 47/KH-UBND sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội năm 2013 Ban hành: 18/03/2013 | Cập nhật: 28/03/2013
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn (2012-2015) Ban hành: 21/09/2012 | Cập nhật: 04/04/2014
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2011 về triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Tuyên Quang Ban hành: 27/12/2011 | Cập nhật: 05/08/2013
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 04/02/2021 | Cập nhật: 02/03/2021
Kế hoạch 47/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021 Ban hành: 23/02/2021 | Cập nhật: 06/03/2021