Quyết định 55/2012/QĐ-UBND về Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: | 55/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Võ Kim Cự |
Ngày ban hành: | 01/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2012/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 27/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghi định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC- BTP ngày 16/3/2012 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 29/4/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do UBND các cấp ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA, THEO DÕI THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Ủy ban nhân dân các cấp;
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các phòng, ban cấp huyện; các bộ phận nghiệp vụ của UBND cấp xã tham gia công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật.
3. Các cơ quan, tổ chức pháp chế tham gia công tác tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp, gồm:
a) Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
b) Phòng Tư pháp các huyện, thành phố thị xã.
c) Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu, kế hoạch.
1. Kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp nào do Ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán kinh phí chi hàng năm của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
2. Việc hỗ trợ, bảo đảm kinh phí cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.
3. Mức chi theo quy định tại văn bản này là mức chi tối đa. Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, chương trình, kế hoạch xây dựng các văn bản, tính chất phức tạp của văn bản, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chi có trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho phù hợp.
Ngoài kinh phí hỗ trợ quy định tại Chương I Quy định này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản được giao cho cơ quan, đơn vị mình chủ trì thực hiện.
4. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và theo Quy định này.
NỘI DUNG HỖ TRỢ, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THEO DÕI THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Chi cho công tác lập dự kiến và xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của UĐND các cấp.
2. Chi cho công tác xây dựng Quyết định, Chỉ thị của UBND các cấp.
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết.
b) Chi soạn thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, đối tượng tác động, cơ quan, tổ chức liên quan.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản.
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản.
đ) Chi phí văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác nếu có.
3. Chi cho công tác theo dõi thi hành pháp luật.
4. Việc hỗ trợ kinh phí công tác xây dựng văn bản chỉ áp dụng đối với các văn bản có trong Chương trình hàng năm của UBND và đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp văn bản ban hành ngoài chương trình xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nước, có ý kiến thống nhất của cơ quan tư pháp và Văn phòng UBND thì được hỗ trợ kinh phí theo Quy định này.
Điều 5. Mức chi cụ thể đối với cấp tỉnh
1. Chi cho công tác lập dự kiến và xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh: Mức chi 4.000.000 đồng/chương trình.
2. Đối với Quyết định mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 6.000.000 đồng/văn bản trong đó:
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: mức chi tối da 600.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: mức chi tối đa 2.200.000 đồng/văn bản.
Soạn thảo dự thảo văn bản: mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.
Chi cho hội thảo, tọa đàm, hội nghị, họp lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản: Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/buổi họp; Thành viên dự họp: mức chi 100.000 đồng/người/buổi họp.
Góp ý dự thảo bằng văn bản: mức chi 150.000 đồng/ý kiến.
Báo cáo nhận xét, đánh giá, phản biện của chuyên gia độc lập; báo cáo tham luận độc lập theo đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo: mức chi 200.000đ/báo cáo
Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định: mức chi 200.000đ/báo cáo.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật: mức chi tối đa 1.200.000 đồng/văn bản.
Các thành viên tham gia thẩm định: mức chi tối đa 200.000đ/người/văn bản;
Báo cáo thẩm định: 400.000đ/báo cáo.
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 800.000 đồng/văn bản.
đ) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Đối với Quyết định sửa đổi, bổ sung: Mức chi bằng 70% mức chi của Quyết định mới hoặc thay thế.
4. Đối với Chỉ thị: mức chi tối đa 2.500.000 đồng/văn bản, trong đó:
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: mức chi tối đa 300.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: mức chi tối đa 1.400.000 đồng/văn bản
Soạn thảo dự thảo văn bản: mức chi tối đa 200.000 đồng/văn bản.
Chi cho hội thảo, tọa đàm, hội nghị, họp lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản: Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/buổi họp; Thành viên dự họp: mức chi 100.000 đồng/người/buổi họp.
Góp ý dự thảo bằng văn bản; mức chi 50.000 đồng/ý kiến.
Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định: mức chi tối đa 150.000đ/báo cáo.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật: mức chi tối đa 800.000 đồng/văn bản.
Các thành viên tham gia thẩm định: mức chi 150.000đ/người/văn bản;
Báo cáo thẩm định: 300.000đ/báo cáo.
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 400.000 đồng/văn bản.
đ) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): thực hiện theo chế độ hiện hành.
5. Chi cho công tác báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên đề về công tác theo dõi thi hành pháp luật ở cấp tỉnh: mức chi 2.000.000 đồng/báo cáo.
Điều 6. Mức chi cụ thể đối với cấp huyện
1. Chi cho công tác lập dự kiến và xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của UBND cấp huyện: Mức chi 3.000.000 đồng/chương trình.
2. Đối với Quyết định: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/văn bản trong đó:
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: Mức chi tối đa 300.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: Mức chi tối đa 1.800.000 đồng/văn bản
Soạn thảo dự thảo văn bản: Mức chi tối đa 300.000 đồng/văn bản.
Chi cho hội thảo, tọa đàm, hội nghị, họp lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản: Chủ trì: mức chi 100.000 đồng/người/buổi họp; Thành viên dự họp: mức chỉ 50.000 đồng/người/buổi họp.
Góp ý dự thảo bằng văn bản: Mức chi 70.000 đồng/ý kiến.
Báo cáo nhận xét, đánh giá, phản biện của chuyên gia độc lập; báo cáo tham luận độc lập theo đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo: mức chi 100.000đ/báo cáo.
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định: mức chi 150.000 đồng/báo cáo.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật: mức chi tối đa 800.000 đồng/văn bản.
Các thành viên tham gia thẩm định: Mức chi 100.000đ/người/văn bản;
Báo cáo thẩm định: 250.000đ/báo cáo.
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 400.000 đồng/văn bản.
đ) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Đối với Quyết định sửa đổi, bổ sung: mức chi bằng 70% mức chi của Quyết định mới hoặc thay thế.
4. Đối với Chỉ thị: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/văn bản, trong đó:
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: Mức chi tối đa 200.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản
Soạn thảo dự thảo văn bản: Mức chi 200.000 đồng/văn bản.
Chi cho hội thảo, tọa đàm, hội nghị, họp lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản: Chủ trì: mức chi 100.000 đồng/người/buổi họp; Thành viên dự họp: Mức chi 50.000 đồng/người/buổi họp.
Góp ý dự thảo bằng văn bản: Mức chi 50.000 đồng/ý kiến.
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định: Mức chi 100.000đ/báo cáo.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật: Mức chi tối đa 400.000 đồng/văn bản.
Các thành viên tham gia thẩm định: Mức chi 50.000đ/người/văn bản;
Báo cáo thẩm định: 200.000đ/báo cáo,
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 200.000 đồng/văn bản.
đ) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): Thực hiện theo chế độ hiện hành
5. Chi cho công tác báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên đề về công tác theo dõi thi hành pháp luật ở cấp huyện: 1.500.000 đồng/báo cáo.
Điều 7. Mức chi cụ thể đối với cấp xã
1. Chi cho công tác lập dự kiến và xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của UBND cấp xã: mức chi 1.000.000 đồng/văn bản
2. Đối với Quyết định: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/01 văn bản trong đó;
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: Mức chi tối đa 100.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản
Soạn thảo dự thảo văn bản: Mức chi tối đa 100.000 đồng/văn bản.
Góp ý dự thảo bằng văn bản: Mức chi 50.000 đồng/ý kiến,
c) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 50.000 đồng/văn bản.
d) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): Thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Đối với Chỉ thị: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản, trong đó:
a) Chi xây dựng đề cương chi tiết: Mức chi tối đa 50.000 đồng/văn bản.
b) Chi soạn thảo văn bản: Mức chi tối đa 200.000 đồng/văn bản
Soạn thảo dự thảo văn bản: 50.000 đồng/văn bản.
Góp ý dự thảo bằng văn bản: Mức chi 30.000 đồng/ý kiến.
c) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: 30.000 đồng/văn bản.
d) Chi cho văn phòng phẩm, làm thêm giờ và các khoản chi khác (nếu có): Thực hiện theo chế độ hiện hành.
4. Chi cho công tác báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên đề về công tác theo dõi thi hành pháp luật ở cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo.
Nội dung chi bảo đảm cho công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật gồm:
1. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra.
2. Chi công tác phí cho các đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực; kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
3. Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản
4. Chi lấy ý kiến chuyên gia: Trong trường hợp văn bản được kiểm tra, rà soát thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức pháp chế quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia.
5. Chi báo cáo kết quả kỉểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, theo địa bàn, theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cả báo cáo liên ngành và báo cáo của từng Bộ, ngành, địa phương); báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật.
6. Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra văn bản khi phát hiện văn bản trái pháp luật.
8. Chi tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản:
a) Chi hợp đồng có thời hạn với cộng tác viên kiểm tra văn bản; chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản theo hợp đồng khoán việc tính trên số lượng văn bản xin ý kiến.
b) Chi thanh toán công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực.
9. Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản:
a) Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.
b) Chi tổ chức thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản; trang bị sách, báo, tạp chí.
c) Chi tổ chức mạng lưới thông tin phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu; duy trì, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả việc chi mua sắm phần cứng, phần mềm, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, dịch vụ khác); chi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn (bao gồm cả việc tin học hóa hệ cơ sở dữ liệu).
10. Chi cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo điều 10 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004.
11. Chi cho các hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
12. Các nội dung chi khác liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản:
Chi tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; tập huấn; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên; chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực về công tác kiểm tra, xử lý văn bản; chi làm đêm, làm thêm giờ, chi văn phòng phẩm và một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản pháp luật.
13. Kiểm tra, rà soát văn bản theo định kỳ, chuyên đề, lĩnh vực.
Mức chi cụ thể cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và các quy định hiện hành.
Trong trường hợp liên Bộ Tài chính - Tư pháp có sửa đổi nội dung chi và mức chi khác với quy định này thì áp dụng nội dung chi và mức chi theo quy định của liên Bộ.
1. Lập dự toán kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản:
a) Hàng năm, căn cứ vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, Văn phòng UBND cùng cấp lập dự toán, xác định mức kinh phí hỗ trợ cho công tác văn bản QPPL để tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trường hợp văn bản QPPL ban hành ngoài chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, văn bản quy phạm pháp luật có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến cơ quan Tư pháp cùng cấp để phối hợp với cơ quan tài chính tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.
c) UBND cấp xã lập dự toán ngân sách chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của cấp mình, trình HĐND cùng cấp phê duyệt.
2. Lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Căn cứ vào yêu cầu của công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL hàng năm, cơ quan tư pháp lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác này gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với các tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, hàng năm, căn cứ vào các nội dung kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản quy định tại Quyết định này và kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa được duyệt, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản gửi bộ phận tài chính của cơ quan mình để tổng hợp chung vào dự toán kinh phí của cơ quan theo quy định.
1. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp.
a) Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản QPPL được phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí hỗ trợ.
b) Sau khi văn bản ban hành, các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì xây dựng, thẩm định, trình ký văn bản lập hồ sơ liên quan bao gồm: Tờ trình đề nghị hỗ trợ; bản sao văn bản đã được ký ban hành và các chứng từ hợp pháp liên quan để làm thủ tục thanh toán.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm làm thủ tục thanh toán, quyết toán:
Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản cho các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng, thẩm định, trình ký văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh theo mức chi phù hợp với mức độ phức tạp của văn bản nhưng không vượt quá mức chi theo Quyết định này;
Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Tài chính làm thủ tục thanh toán cho các đơn vị được giao chủ trì xây dựng, thẩm định, trình ký văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện;
UBND cấp xã chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản cho các đơn vị được giao chủ trì xây dựng, trình ký văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp mình.
2. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL:
a) Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản QPPL được phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí hỗ trợ.
b) Việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Giao Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính căn cứ vào chương trình, kế hoạch xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2012 và Quy định này tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung ngân sách đảm bảo cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL của UBND tỉnh năm 2012 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. UBND cấp huyện, cấp xã trên cơ sở Quy định này điều chỉnh, bổ sung ngân sách đảm bảo cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL của cấp mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 17/08/2011 | Cập nhật: 29/08/2011
Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 15/04/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp trên cơ sở chuyển giao bộ phận đấu giá, nhiệm vụ đấu giá từ Trung tâm tư vấn tài chính, thẩm định giá, đấu giá - Sở Tài chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 14/11/2007 | Cập nhật: 07/12/2007
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non ngoài công lập Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận Bình Thạnh do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành Ban hành: 15/11/2007 | Cập nhật: 06/12/2007
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về quy trình xử lý đơn, hòa giải cơ sở, giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 23/10/2007 | Cập nhật: 21/09/2009
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 871/1998/QĐ/UBT do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 27/09/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình Ban hành: 14/09/2007 | Cập nhật: 25/12/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 02/10/2007 | Cập nhật: 25/04/2011
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND sửa đổi chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 09/08/2007 | Cập nhật: 03/10/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 13/09/2007 | Cập nhật: 08/11/2007
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về quy chế quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Ban hành: 16/08/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành bảng giá nhà xây mới, tài sản vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 13/09/2007 | Cập nhật: 12/08/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung chính sách tái định cư dự án đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn Ban hành: 09/08/2007 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ trợ cấp đối với người có bằng đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 06/09/2007 | Cập nhật: 25/10/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 66/2005/QĐ.UBNDT về điều chỉnh mức chi Quỹ bảo trợ an ninh, quốc phòng ở các xã, phường, thị trấn Ban hành: 18/07/2007 | Cập nhật: 01/09/2015
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 55/2006/QĐ-UBND về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 28/06/2007 | Cập nhật: 16/07/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về mức thu, tỷ lệ phân bổ số thu, quản lý, sử dụng, thanh và quyết toán mức thu phí thẩm định kết quả đấu thầu áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 20/06/2007 | Cập nhật: 18/06/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Bộ đơn giá xây dựng công trình – phần lắp đặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 19/07/2007 | Cập nhật: 21/07/2009
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND quy định quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phục vụ công tác khuyến công thành phố Cần Thơ Ban hành: 18/05/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 52/2006/QĐ-UBND về bảng phân loại đường phố thành phố Buôn Ma Thuột và thị trấn các huyện để làm cơ sở tính thuế nhà, đất Ban hành: 05/06/2007 | Cập nhật: 16/07/2015
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Ban hành: 20/04/2007 | Cập nhật: 03/08/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND sửa đổi quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định xử lý tài sản và phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm tài sản đối với cơ quan thuộc tỉnh Lâm Đồng sử dụng nguồn ngân sách nhà nước kèm theo Quyết định 142/2002/QĐ-UB Ban hành: 20/04/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 02/05/2007 | Cập nhật: 19/07/2014
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 29/04/2007 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Luật sư do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 25/05/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Bảng quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 11/08/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành tiêu chí mở tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá từ nguồn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 16/03/2007 | Cập nhật: 21/07/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy định phong trào thi đua toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 07/05/2007 | Cập nhật: 08/08/2012
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở văn hoá - thông tin Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quy trình giải quyết tranh chấp; khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 17/04/2007 | Cập nhật: 15/12/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 15/03/2007 | Cập nhật: 26/01/2011
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND bổ sung kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 các công trình khắc phục hậu quả bão số 9 Ban hành: 28/03/2007 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức các cuộc họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/02/2007 | Cập nhật: 05/05/2007
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp cho cán bộ Dân số gia đình và trẻ em xã, phường, thị trấn tỉnh Yên Bái Ban hành: 05/01/2007 | Cập nhật: 16/08/2014
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề khác của các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 05/02/2007 | Cập nhật: 09/09/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Phùng Khoang, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 26/01/2007 | Cập nhật: 29/09/2009
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 01/03/2007 | Cập nhật: 17/12/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND quy định đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 25/01/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển và khu vực vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 21/10/2010