Quyết định 54/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 54/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Hồng Khanh
Ngày ban hành: 19/11/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2010/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ, SỬ DỤNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ: số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, số 30/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ, số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg ngày 27/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Thông tư 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu và kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình đo đạc và bản đồ; Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu và kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính; Thông tư số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND các cấp; Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTNMT-BTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3105/TTr-STNMT ngày 6 tháng 9 năm 2010 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số: 1553/STP-VBPQ ngày 01 tháng 10 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Thành phố về việc ban hành “Quy định về quản lý nhà nước đối với các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố”

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện và thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.  

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, TN&TM, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, KH&ĐT, NN&PTNN, Nội vụ;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND&ĐĐBQHHN;
- CPVP, TH, các Phòng CV;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: Nth (8b), VT (130b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Khanh

 

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ, SỬ DỤNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh  

1. Quy định này thống nhất về hoạt động đo đạc và bản đồ, sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ làm tài liệu, hồ sơ khi giải quyết các thủ tục hành chính do UBND Thành phố ban hành có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Quy định này không áp dụng đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động đo đạc và bản đồ nhằm mục đích phục vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn Thành phố.

Điều 2. Các từ ngữ chuyên môn trong quy định này được hiểu như sau:

1. Đo đạc là hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loại đo đạc gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũ trụ.

2. Bản đồ là hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo quy tắc toán học nhất định. Các loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển và các loại bản đồ chuyên đề khác.

3. Các loại hình sản phẩm đo đạc là kết quả thực hiện các thể loại đo đạc, công trình xây dựng đo đạc và các tư liệu thuyết minh kèm theo, dữ liệu đo và dữ liệu xử lý, không ảnh và không ảnh đã xử lý, các dữ liệu điều tra khảo sát có liên quan; các sản phẩm bản đồ là các loại sơ đồ, bình đồ, bản đồ, bản đồ ảnh, tập bản đồ, atlas (tập bản đồ chứa nhiều lớp thông tin khác nhau), sa bàn, bản đồ nổi, quả địa cầu được thành lập trên các loại vật liệu truyền thống hoặc trên các phương tiện kỹ thuật số. Ấn phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được nhân bản trên giấy, trên các loại vật liệu khác hoặc nhân bản bằng kỹ thuật số.

4. Bản đồ hiện trạng: là bản đồ địa hình có thể hiện một số nội dung địa chính bao gồm: ranh giới các thửa đất, chủ sử dụng đất; các chỉ giới về quy hoạch; ranh giới sử dụng đất theo các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có). Bản đồ hiện trạng được lập để làm hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quy hoạch đô thị và nông thôn, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.

Điều 3. Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân

1. Quyền lợi

a) Tổ chức, cá nhân được thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội;

b) Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật và Quy định này;

c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ trong phạm vi pháp luật cho phép.

2. Nghĩa vụ

a) Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật và Quy định này;

b) Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trả phí kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu hoặc lệ phí khi khai thác sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;

c) Nghiêm cấm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố;

d) Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hoạt động hoặc Đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố, hàng năm phải có báo cáo kết quả hoạt động về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trước ngày 15 tháng 12.

Chương 2.

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 4. Quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ 

1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố phải có Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hoặc Đăng ký hoạt động về đo đạc và bản đồ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp; khi tiến hành thành lập, xuất bản và sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố phải theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Các sản phẩm đo đạc và bản đồ trước khi sử dụng làm tài liệu, hồ sơ quản lý Nhà nước phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu theo quy định.

3. Bản đồ phải ghi rõ cơ sở pháp lý, cơ sở toán học, nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận mới được lưu hành sử dụng. Nếu xuất bản phải có giấy phép theo quy định của Luật Xuất bản. Các loại bản đồ không có giấy phép xuất bản hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì không được sử dụng để giải quyết những công việc mang tính pháp lý, không được treo tại nơi công sở và văn phòng.

Điều 5. Quy định thành lập bản đồ

1. Đối với bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính và các loại bản đồ chuyên đề khác, thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Đối với bản đồ hiện trạng:

a) Cơ sở toán học được quy định tại Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của UBND Thành phố.

b) Bản đồ được lâp bằng phương pháp đối soát, đo vẽ bổ sung.

Đối với những trường hợp đã có trích lục bản đồ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp; các khu vực đã có bản đồ địa chính cơ sở cùng tỷ lệ hoặc lớn hơn đối với bản đồ cần đo vẽ (chỉ áp dụng đối với các trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất), dùng bản đồ này làm nền để chỉnh lý nội dung địa chính và đo vẽ bổ sung yếu tố địa hình.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Hà Nội là đơn vị thực hiện đối soát chỉnh lý nội dung địa chính biến động, đo vẽ bổ sung yếu tố địa hình theo quy định hiện hành của Nhà nước.

c) Bản đồ được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.

- Lập theo Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 phần ngoài trời ban hành kèm theo Quyết định số 248/KT ngày 09/8/1990 của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước.

Phạm vi đo vẽ phải rộng hơn so với ranh giới khu đất cần nghiên cứu tối thiểu 20m. Đối với các tuyến điện cao thế, trục đường giao thông phải đo rộng hơn so với ranh giới nghiên cứu ít nhất là 30m. Dáng đất được thể hiện trên bản đồ bằng điểm ghi chú độ cao thì mật độ phân bố đều không dưới 10 điểm/1 dm2 trên bản đồ.

- Thể hiện nội dung địa chính:

Ranh giới các thửa đất, chủ sử dụng đất; các chỉ giới về quy hoạch; ranh giới sử dụng đất theo các quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

d) Biên tập bản đồ

- Ký hiệu và phân lớp được quy định tại ký hiệu bản đồ hiện hành;

- Một số ký hiệu và địa vật điển hình được quy định tại Phụ lục 1 của bản Quy định này;

- Chia mảnh bản đồ được lập theo khổ: A3, A2, A1, A0 đơn vị lập bản đồ chọn khổ giấy sao cho các góc khung chẵn và trong một công trình chỉ có một loại khổ giấy.

- Mẫu khung bản đồ được quy định tại Phụ lục 2 bản Quy định này.

Điều 6. Phân cấp kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ

1. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ sử dụng làm tài liệu, hồ sơ phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền UBND Thành phố quyết định, gồm:

- Bản đồ địa chính các tỉ lệ;

- Bản đồ địa hình các tỷ lệ phục vụ công tác quản lý và quy hoạch: xây dựng đô thị - nông thôn; công trình ngầm đô thị; thăm dò, khai thác khoáng sản, tài nguyên và môi trường; quy hoạch nông, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi;

- Bản đồ hiện trạng.

Bản đồ sử dụng làm tài liệu, hồ sơ phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền UBND Thành phố quyết định nêu trên do Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu thì không được yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu hoặc UBND cấp xã xác nhận.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ sử dụng làm tài liệu, hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các quận, huyện, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện) và bản đồ sử dụng làm tài liệu, hồ sơ phục vụ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết.

Điều 7. Nội dung kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ

1. Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội:

a) Quy trình kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hành chính và các loại bản đồ chuyên đề khác được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Đối với bản đồ hiện trạng, nội dung kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu gồm:

- Cơ sở toán học;

- Phương pháp thành lập bản đồ;

- Dáng đất, địa vật giữa bản đồ và thực địa;

- Diện tích và tiếp biên với ranh giới các thửa đất liền kề; chỉ giới về quy hoạch; ranh giới sử dụng đất theo các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

2. Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nội dung kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ gồm: kiểm tra sự phù hợp về loại đất, chủ sử dụng đất so với hồ sơ quản lý đất đai tại địa phương.

Điều 8. Khai thác, lưu trữ thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ

1. Quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc thu thập quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường, các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND Thành phố.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu bản đồ hiện có khi thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề, hệ thống thông tin địa lý và thông tin đất đai phục vụ cho mục đích chuyên dụng trên địa bàn Thành phố; bảo vệ và bảo mật tài liệu theo quy định.

Chương 3.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VÀ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH VÀ NGHIỆM THU BẢN ĐỒ

Điều 9. Hồ sơ xin đăng ký hoặc cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Đơn đề nghị đăng ký hoặc cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (theo mẫu);

2. Quyết định thành lập đơn vị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ (đối với đơn vị sự nghiệp) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ (đối với tổ chức kinh tế);

3. Chứng từ mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ;

4. Văn bản xác nhận 03 năm kinh nghiệm đối với cán bộ phụ trách kỹ thuật;

5. Hợp đồng lao động và văn bằng, chứng chỉ của cán bộ công nhân viên làm việc trong đơn vị, tổ chức theo ngành nghề, lao động đến ngành nghề đo đạc và bản đồ.

Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 07 ngày.

Điều 10. Thủ tục kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Đối với trường hợp dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ của đơn vị đo đạc bản đồ (theo mẫu);

b) Tài liệu kiểm tra, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu của đơn vị đo đạc, báo cáo kết quả thực hiện công trình sản phẩm đo đạc: chất lượng, khối lượng, phương pháp thực hiện; hợp đồng đo đạc bản đồ;

c) Văn bản chấp thuận địa điểm cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư, giới thiệu địa điểm hoặc điều chỉnh quy hoạch của cấp có thẩm quyền (đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất mới, chuyển mục đích sử dụng đất).

d) Từ 03 đến 07 bộ bản đồ (theo mẫu);

đ) 01 đĩa ghi dữ liệu đo đạc và bản đồ, gồm: sổ đo lưới các cấp, sổ đo chi tiết, sơ đồ lưới, kết quả bình sai lưới tọa độ, ghi chú điểm tọa độ địa chính, bản đồ thể hiện đầy đủ các lớp thông tin theo quy định.

2. Đối với trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ như quy định tại Khoản 1;

b) Bổ sung: Văn bản thẩm định khảo sát thiết kế - dự toán hạng mục đo đạc và bản đồ của cấp có thẩm quyền.

Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày. Đối với các trường hợp phạm vi nghiên cứu theo tuyến hoặc quy hoạch vùng thì thời gian kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cũng không quá 20 ngày làm việc.

Điều 11. Thủ tục kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ thuộc trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện

1. Đơn đề nghị kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ của đơn vị đo đạc bản đồ (theo mẫu 4);

2. Bản sao các tài liệu và hồ sơ đất đai của chủ sử dụng đất;

3. Từ 03 - 05 bộ bản đồ và 01 đĩa ghi dữ liệu đo đạc và bản đồ.

Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND cấp huyện. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày.

Điều 12. Thủ tục thẩm định khảo sát thiết kế - dự toán hạng mục đo đạc bản đồ  

1. Văn bản đề nghị thẩm định khảo sát thiết kế - dự toán hạng mục đo đạc và bản đồ của chủ đầu tư.

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Khảo sát thiết kế - dự toán hạng mục đo đạc bản đồ, gồm: thuyết minh phương án khảo sát và thiết kế lập trên nền bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5.000, 1/10.000 hoặc 1/25.000.

Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các Ngành, các cấp chính quyền và các tổ chức có liên quan

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai Quy định này.

b) Xây dựng các kế hoạch, dự án tổng thể về đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trình UBND Thành phố phê duyệt.

c) Tham mưu giúp UBND Thành phố xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đơn giá sản phẩm về lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

d) Kiểm tra đột xuất và định kỳ việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố.

đ) Thống nhất quản lý hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố; công khai các khu vực đã có tư liệu đo đạc và bản đồ để đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn thông tin, tiết kiệm và có hiệu quả.

e) Thẩm định khảo sát thiết kế - dự toán đối với công trình đo đạc và bản đồ được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố.

g) Chủ trì cùng UBND cấp huyện xác định mốc giới khu đất thu hồi trên bản đồ và ngoài thực địa, tiến hành bàn giao cho các tổ chức thực hiện các dự án đầu tư; xác định mốc quy hoạch sử dụng đất.

h) Phối hợp với các ngành để tiếp nhận, quản lý hệ thống bản đồ, hồ sơ mốc địa giới hành chính, mốc quy hoạch xây dựng, mốc lộ giới giao thông theo quy định.

i) Chủ trì cùng Sở Tài chính, Cục Thuế Thành phố xây dựng quy định về kinh phí phục vụ việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt.

2. Các Sở, ban, Ngành có liên quan

a) Căn cứ tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của Bộ, ngành chủ quản, các Sở, ban, ngành chuyên môn xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng phù hợp với điều kiện của Thành phố, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi ban hành.

b) Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, các Sở, ban, ngành có nội dung đo đạc và bản đồ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch triển khai, đồng thời thống nhất về sản phẩm giao nộp cụ thể đối với từng thể loại hoạt động đo đạc và bản đồ để lưu trữ theo quy định.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để cung cấp thông tin về các công trình xây dựng đo đạc như cọc mốc, mốc tọa độ địa chính các cấp trên địa bàn Thành phố.

d) Đối với các dự án đo đạc và bản đồ thuộc lĩnh vực chuyên ngành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải yêu cầu chủ đầu tư liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để được khai thác, sử dụng nguồn tư liệu bản đồ hiện có đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và không chồng chéo.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra sự phù hợp về loại đất, chủ sử dụng đất với hồ sơ quản lý đất đai tại địa phương theo phân cấp tại Khoản 2, Điều 6 của Bản quy định này.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước về đo đạc và bản đồ trên địa bàn theo thẩm quyền.

b) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, mốc giới phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bằng văn bản.

5. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Hà Nội: Tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về đo đạc và bản đồ theo quy định; triển khai thực hiện điểm b) khoản 2 Điều 5 bản Quy định này.

6. Các tổ chức đo đạc bản đồ có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu theo quy định tại Điều 10 và 11 bản quy định này.

Điều 14. Xử lý vi phạm trong hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật Thanh tra.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, tùy theo mức độ bị xử phạt theo quy định tại Điều 169, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 và Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các dự án đo đạc và bản đồ đang thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Thành phố thì được tiếp tục thực hiện và phải hoàn thành trong thời hạn là 02 tháng kể từ khi bản Quy định này có hiệu lực thi hành.

2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy định này trên địa bàn Thành phố. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có phát sinh vướng mắc, các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG KÝ HIỆU CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐỊA VẬT ĐIỂN HÌNH TỶ LỆ 1/500
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội)

Số TT

Loại địa vật

Tên lớp (Layer)

Mầu (Color)

Tên Block

Ký hiệu

1

Ruộng trồng lúa 1 vụ

17

Yellow

1 LUA

2

Ruộng trồng lúa 2 vụ

17

Yellow

2 LUA

3

Ruộng trồng màu

17

Yellow

MAU

4

Bồn trồng hoa

17

Yellow

B_HOA

5

Cây thân cỏ (ngắn hạn)

17

Yellow

CAY-TC

6

Cây thân gỗ

17

Yellow

CAY-TG

7

Cây thân leo

17

Yellow

CAY-TL

8

Cây lá rộng

17

Yellow

CAY-LR

9

Cây dâu

17

Yellow

CAYDAU

10

Họ cây dừa, cọ, cau

17

Yellow

CODUA

11

Cây thuốc

17

Yellow

CTHUOC

12

Họ cây tre, trúc, nứa

17

Yellow

TRENUA

13

Cây lá nhọn

17

Yellow

CAYLN

14

Ruộng rau

17

Yellow

RAU

15

Cột cờ

17

Yellow

COTCO

16

Ao sen

17

Yellow

SEN

17

Bốt điện thoại

17

Yellow

BOT_DT

18

Đài liệt sĩ

17

Yellow

DAI_LIET-SI

19

Đài phun nước

17

Yellow

DAI_PN

20

Ống khói nhà máy

17

Yellow

ONG KHOI

21

Đèn neon

17

Yellow

DENNEON

22

Đèn tín hiệu giao thông

17

Yellow

DEN_GT

23

Kiến trúc dạng tháp cổ

17

Yellow

THAP

24

Chòi cao, tháp cao

17

Yellow

CHOI

25

Tháp chuông

17

Yellow

CHUONG

26

Biển báo

17

Yellow

BB

27

Cột điện không dây

17

Yellow

CDIEN_KD

28

Cột điện hạ thế

17

Yellow

CDIEN

29

Cột điện cao thế

17

Yellow

CDCT

30

Cột điện cao thế - 1 hướng

17

Yellow

CDCT_CUT

31

Trạm xăng

17

Yellow

TR_XANG

32

Cột điện thông tin

17

Yellow

CDTT

33

Miếu thờ, đình, chùa

17

Yellow

MIEU

34

Cột đèn phải

17

Yellow

DEN-P

35

Cột đèn trái

17

Yellow

DEN-T

36

Mộ xây

17

Yellow

MOXAY

37

Mộ đất

17

Yellow

MODAT

38

Nghĩa địa

17

Yellow

N_DIA

39

Mốc lộ giới

17

Yellow

M_L_G

40

Trạm biến thế treo

17

Yellow

TRAMBT

41

Tượng đài, bia kỷ niệm

17

Yellow

42

Điểm lưới ĐCCS

17

Yellow

ĐCCS

43

Điểm lưới ĐC1 và ĐC2

17

Yellow

ĐC1&ĐC2

44

Điểm lưới KV1 và KV2

17

Yellow

LUOI

 


PHỤ LỤC 2

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số…../QĐ-UBND ngày…. tháng 11 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội)

Chủ đầu tư (hoặc Chủ sử dụng):

Dự án (hoặc Mục đích sử dụng):

Địa điểm:

TP. HÀ NỘI - Huyện





Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng Ban hành: 24/01/2005 | Cập nhật: 06/12/2012

Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai Ban hành: 29/10/2004 | Cập nhật: 10/12/2012

Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ Ban hành: 22/01/2002 | Cập nhật: 17/09/2012