Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 485/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Trần Ngọc Căng |
Ngày ban hành: | 10/07/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 485/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 07 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHẾ BIẾN GỖ GẮN VỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung tại điều 1 Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1938/TTr-SNNPTNT ngày 28/6/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi gắn với vùng nguyên liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm định số 1216/BC-HĐTĐQH ngày 27/4/2017 của Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi gắn với vùng nguyên liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm Quy hoạch
- Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Chế biến gỗ phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu ổn định bền vững và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từng bước đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài ngoài nước.
2. Định hướng phát triển
- Sử dụng công nghệ, thiết bị phù hợp từng loại sản phẩm, chú trọng áp dụng công nghệ xử lý nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ; công nghệ tạo sản phẩm mới; công nghệ sản xuất keo dán và chất phủ mặt đáp ứng yêu cầu môi trường; các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, ván nhân tạo; công nghệ sử dụng phế liệu nông, lâm nghiệp, chất thải để làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; công nghệ sử dụng phế, phụ liệu của công nghiệp chế biến gỗ.
- Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh để sản xuất các sản phẩm tiềm năng như: Các loại ván mỏng, gỗ dán, gỗ xẻ cho ván ghép thanh và đồ mộc, ván sợi, giấy, bột giấy và viên nhiên liệu. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ là nơi khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu trong tỉnh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và lớn tại các khu, cụm công nghiệp.
- Về số lượng các đơn vị chế biến gỗ theo định hướng sẽ hạn chế số lượng doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp, không cấp phép mới đối với doanh nghiệp chế biến dăm gỗ. Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ năng lực thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu, khu, cụm công nghiệp của từng vùng. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như ván sợi MDF, sản xuất đồ mộc... Hình thành các khu chế biến gỗ tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.
3. Mục tiêu Quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát:
- Tập trung chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao và có ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, như: Đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ; hạn chế tối đa việc sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp mà tiêu tốn nhiều nguyên liệu, đặc biệt là dăm gỗ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của tỉnh; phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
b1) Giai đoạn đến năm 2020:
- Diện tích vùng cung cấp nguyên liệu gỗ tăng từ 216.624 ha hiện nay lên 229.054 ha, góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên trên 52%. Bình quân hàng năm khai thác trên địa bàn tỉnh khoảng 38.290 ha rừng trồng và cung cấp khoảng 3,8 triệu m3 gỗ tròn cho thị trường.
- Sản xuất đồ mộc đạt 115.000 m3 sản phẩm/năm (tăng 30.000 m3 sản phẩm, tương ứng 39% so với năm 2015, bình quân 9,8 %/ năm). Sản xuất mỗi năm 350.000 tấn/năm sản phẩm bột giấy, 60.000 m3 sản phẩm ván MDF, 90.000 m3 sản phẩm ván ghép thanh. Giảm khối lượng xuất khẩu dăm gỗ từ 2 triệu tấn sản phẩm xuống còn 0,3 triệu tấn/năm.
- Tạo công ăn, việc làm cho khoảng 9.000 người vào năm 2020 (chưa tính lao động trồng rừng và khai thác rừng).
- Nâng cao nhận thức của người trồng rừng chuyển dần từ trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng kinh doanh gỗ lớn, kéo dài thời gian khai thác gỗ rừng trồng, trước mắt dịch chuyển dần từ thời gian khai thác theo chu kỳ 4-5 năm hiện nay đến năm 2020 lên chu kỳ 7 năm đối với rừng gỗ nhỏ.
b2) Giai đoạn 2021 - 2030:
- Duy trì ổn định diện tích vùng cung cấp nguyên liệu gỗ 229.054 ha. Bình quân hàng năm khai thác khoảng 38.975 ha rừng nguyên liệu và cung cấp khoảng 4,3 triệu m3 gỗ cho sản xuất chế biến gỗ.
- Sản xuất đồ mộc đạt 195.000 tấn/m3 sản phẩm (tăng 45.000 m3, tương ứng 77% so với năm 2020, bình quân 7,7%/năm), 200.000 m3 sản phẩm ván ghép thanh. Sản xuất mỗi năm 350.000 tấn/năm sản phẩm bột giấy, 180.000 m3 sản phẩm ván MDF. Không còn xuất khẩu dăm gỗ.
- Tạo công ăn, việc làm cho khoảng 13.000 người vào năm 2030.
- Chuyển hóa rừng trồng từ kinh doanh gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, đảm bảo bình quân hàng năm ổn định diện tích rừng trồng gỗ lớn 10.000 ha và chu kỳ 7 năm đối với rừng gỗ nhỏ và chu kỳ 12 năm đối với rừng gỗ lớn.
4. Nội dung Quy hoạch
a) Xác định nguyên liệu trong tỉnh phục vụ chế biến gỗ đến năm 2030:
TT |
Vùng nguyên liệu |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
1 |
Rừng sản xuất |
127.042,5 |
Vùng nguyên liệu chính |
2 |
Rừng ngoài QH lâm nghiệp |
71.741,2 |
|
3 |
Rừng trồng cây phân tán quy đổi |
11.002,7 |
Bình quân 1.000 cây/ha |
4 |
Rừng trồng do dân tự đầu tư trên đất quy hoạch phòng hộ |
19.268,3 |
Khai thác theo Quy chế Quản lý rừng phòng hộ |
|
Tổng cộng |
229.054,7 |
|
b) Quy hoạch chế biến gỗ theo nhóm sản phẩm:
TT |
Sản phẩm |
ĐVT |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Sản lượng (m3) |
|
Giai đoạn |
Đến năm 2030 |
||||
1 |
Gỗ xẻ sơ chế |
m3/năm |
25.587 |
34.000 |
52.000 |
2 |
Ván ghép thanh |
m3 SP/năm |
8.116 |
105.000 |
200.000 |
3 |
Ván dán, ván mỏng |
m3 SP/năm |
0 |
10.000 |
25.000 |
4 |
Dăm gỗ |
tấn SP/năm |
1.840.554 |
1.800.000 |
2.000.000 |
5 |
Giấy, bột giấy |
tấn SP/năm |
0 |
350.000 |
350.000 |
6 |
Ván sợi (MDF) |
m3 SP/năm |
0 |
60.000 |
180.000 |
7 |
Đồ mộc |
m3 SP/năm |
66.787 |
115.000 |
195.000 |
8 |
Viên nén |
tấn SP/năm |
138.500 |
600.000 |
695.000 |
c) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở sản xuất theo sản phẩm:
(Chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo)
d) Quy hoạch chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu theo khu vực:
(Chi tiết có Phụ lục 02 kèm theo)
đ) Tổng hợp vốn đầu tư:
đ1) Khái toán nhu cầu vốn:
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Quy hoạch là 2.479 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2017 - 2020 là 1.168 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2030 là 1.311 tỷ đồng.
Trong đó, vốn dành cho đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất đồ gỗ là 578 tỷ đồng, vốn dành cho sản xuất ván nhân tạo là 1.838 tỷ đồng và vốn dành cho chương trình đào tạo nghiên cứu phát triển thị trường, tuyên truyền và cấp chứng chỉ rừng là 63 tỷ đồng.
đ2) Dự kiến nguồn vốn:
- Vốn tự có của doanh nghiệp là 255 tỷ đồng (chiếm 10,3% tổng nhu cầu vốn).
- Vốn vay là 2.175 tỷ đồng (chiếm 87,7 % tổng nhu cầu vốn).
- Vốn từ ngân sách tỉnh là 49 tỷ đồng (chiếm 2 % tổng nhu cầu vốn).
Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh chủ yếu đảm bảo cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ rừng chuyển hóa và trồng rừng gỗ lớn, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ rừng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển chế biến sâu, di chuyển mặt bằng ra khỏi nội thành của thành phố Quảng Ngãi, hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại cho công nghiệp chế biến gỗ.
5. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch
a) Giải pháp về thể chế, chính sách:
Thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi.
- Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp chế biến vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch tại địa phương.
- Bố trí mặt bằng và có cơ chế hỗ trợ đưa các doanh nghiệp chế biến gỗ ra khỏi nội thành của thành phố Quảng Ngãi và doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Giải pháp về liên kết trong chế biến gỗ và phát triển nguồn nguyên liệu:
- Các nhà máy chế biến cần phải xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, thông qua thỏa thuận, liên kết, gắn bó với người trồng rừng; từ đó nhà máy phải có phương án đầu tư, hỗ trợ nông dân trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần có chính sách liên kết giữa người trồng rừng với các cơ sở chế biến gỗ theo mô hình kép kín từ khâu trồng rừng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, theo cơ chế người trồng rừng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và là cổ đông của doanh nghiệp.
- Từng bước phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ một cách phù hợp. Chú trọng đến các địa phương đã hình thành các trung tâm chế biến gỗ lớn.
- Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc góp cổ phần) vào nhà máy. Đồng thời, các doanh nghiệp có nhà máy chế biến gỗ trong các khu/cụm công nghiệp phải có đề án xây dựng phát triển vùng nguyên liệu với quy mô, tính chất phù hợp với công suất của nhà máy chế biến đảm bảo ổn định lâu dài, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, hoặc hỗ trợ rủi ro để người trồng rừng yên tâm kéo dài thời gian đầu tư kinh doanh rừng trồng.
- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển rừng trồng nhận thức về chọn giống, kéo dài chu kỳ trồng rừng bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc tổ chức tham quan học tập những mô hình rừng trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế trong và ngoài tỉnh. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn. Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây sinh trưởng nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên kết “bốn nhà” với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường, sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng cường vận động tuyên truyền tổ chức lại sản xuất và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo hình thức trang trại, gia trại, tổ hợp tác, tiến đến thành lập các Hợp tác xã kiểu mới, từng bước tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cá thể.
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường giới thiệu, cập nhật thông tin về các thiết bị công nghệ mới, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp phục vụ cho sản xuất.
- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Xây dựng và phát triển chương trình hỗ trợ và chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ chế biến gỗ.
- Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, PEFC, CoC, ISO,... cho doanh nghiệp chế biến và người trồng rừng.
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu và lao động kỹ thuật trình độ chuyên môn cao.
- Thu hút nghệ nhân giỏi ở trong tỉnh và các địa phương trong nước tham gia truyền nghề, đào tạo nghề lồng ghép với nguồn vốn đào tạo nghề của chương trình nông thôn mới.
- Lồng ghép hỗ trợ tăng cường đào tạo tay nghề công nhân chế biến gỗ. Thường xuyên tổ chức tham quan trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, công nghệ mới.
đ) Giải pháp về môi trường:
Xây dựng và thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích các cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động di dời, đầu tư vào khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Ban hành các quy định chặt chẽ về quản lý môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (không khí, tiếng ồn,...) phải xây dựng lộ trình di dời vào các khu/cụm công nghiệp hoặc làng nghề để có điều kiện xử lý môi trường.
Tăng cường quản lý môi trường từ khâu lập dự án đầu tư và thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát thực hiện việc bảo vệ môi trường và phòng cháy, chữa cháy, nhất là các cơ sở nằm trong các khu/cụm công nghiệp, khu vực nằm xen trong các khu đông dân cư tại các địa phương. Kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà máy vi phạm các quy định về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành, tạo nên sự cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến.
e) Giải pháp về quản lý nhà nước:
- Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chế biến gỗ, thực hiện các chức năng quy hoạch, định hướng, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chế biến sâu), đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Lực lượng kiểm lâm quản lý chặt chẽ, duy trì kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào; phối hợp với các cơ quan chức năng trong kiểm soát lâm sản, lưu thông lâm sản trên địa bàn, đảm bảo lâm sản đưa vào chế biến, lưu thông phải có nguồn gốc hợp pháp.
- Củng cố và nâng cao năng lực Chi hội dăm gỗ và chế biến gỗ Quảng Ngãi thực hiện vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nghiên cứu chiến lược sản phẩm, chính sách phát triển, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh đồ gỗ, ngoài gỗ và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với UBND tỉnh, với các Tổ chức liên quan hỗ trợ ngành lâm nghiệp.
g) Giải pháp về thị trường và thu hút đầu tư:
- Tiếp tục khai thác thị trường truyền thống hiện có, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tập trung xuất khẩu sản phẩm cao cấp. Nâng cao chất lượng sản phẩm; gia tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao như sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gỗ cao cấp,... Các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội, tìm kiếm thị trường, có chiến lược tiếp thị, đăng ký thương hiệu, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin khách hàng.
Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, để chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp và rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước gây ra.
- Trao đổi, cập nhật hệ thống các thông tin, dữ liệu về từng ngành hàng gỗ, viên nén nhiên liệu, gỗ ván ép,... (về thị trường, khoa học - công nghệ, các yêu cầu của quốc tế như chứng chỉ FSC, CoC, PEFC...).
- Tranh thủ sự hỗ trợ và vốn nghiên cứu phát triển để hỗ trợ các địa phương, các đơn vị đăng ký cấp giấy chứng nhận FSC, CoC, PEFC... đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,...
- Phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), các tổng công ty, tập đoàn sản xuất - kinh doanh gỗ để xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế với các đối tác như FAO, Hiệp hội viên nên Canada, Hiệp hội nghiên cứu gỗ quốc tế (IAWS), Hiệp hội các nhà sản xuất gỗ (WPMA), các nước đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương,...
- Hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật và kêu gọi vốn đầu tư ODA vào chế biến lâm sản, đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp FDI (có nguồn lực tài chính mạnh, quản trị kinh doanh tốt và có thị trường tốt) đầu tư vào chế biến lâm sản với công nghệ hiện đại và sản phẩm đa dạng; đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm chế biến tinh, nâng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 50% tổng khối lượng sản xuất trên địa bàn tỉnh.
h) Giải pháp về vốn:
- Vốn doanh nghiệp: Là nguồn vốn của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thực hiện chế biến gỗ và đầu tư vùng nguyên liệu.
- Vốn vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay quốc tế, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Vốn ngân sách nhà nước: Thông qua các Chương trình, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
6. Nội dung ưu tiên đầu tư
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn ươm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng FSC, COC, PEFC và xây dựng thương hiệu gỗ và sản phẩm từ gỗ của tỉnh Quảng Ngãi.
- Đầu tư hỗ trợ vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2016 - 2020.
- Đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan công bố, tuyên truyền, triển khai theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nội dung quy hoạch. Xây dựng kế hoạch để thực hiện Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện; đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý các khó khăn theo tiến độ thực hiện. Tổ chức khảo sát tình hình sản xuất của các doanh nghiệp để đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Rà soát chương trình dự án ưu tiên nhằm khuyến khích, xúc tiến các doanh nghiệp định hướng đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ, duy trì kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào; phối hợp với các cơ quan chức năng trong kiểm soát lâm sản, lưu thông lâm sản trên địa bàn, đảm bảo lâm sản đưa vào chế biến, lưu thông phải có nguồn gốc hợp pháp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan lập kế hoạch ngân sách trung hạn, dài hạn cho các dự án ưu tiên sử dụng vốn đầu tư phát triển, kêu gọi thu hút các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài, thu hút các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ trong quá trình hoạt động phát triển.
- Kiểm tra, rà soát, thực hiện đầy đủ các thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; không cấp phép mới đối với các dự án đầu tư chế biến dăm gỗ xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách vốn sự nghiệp để thực hiện quy hoạch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển chế biến lâm sản.
4. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia thẩm định chủ trương đầu tư các dự án, nhà máy sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch, triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, dự báo thị trường trong và ngoài nước; hướng dẫn, khuyến cáo các cơ sở về sản phẩm hàng hóa trên thị trường; giới thiệu quảng bá sản phẩm, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển Quy hoạch chế biến gỗ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá tác động môi trường, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp chế biến gỗ; phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương và các địa phương liên quan chuẩn bị quỹ đất cho việc di dời các cơ sở chế biến gỗ hiện trong các khu dân cư, thực hiện nội dung quy hoạch.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan đánh giá thực trạng công nghệ máy móc, thiết bị các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.
- Hướng dẫn các cơ sở chế biến gỗ nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ mới; ưu tiên phân bổ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ động phối hợp với sở, ngành có liên quan, UBND các địa phương xây dựng đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các cơ sở chế biến gỗ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các doanh nghiệp chế biến gỗ.
8. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan trong việc tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư về chế biến gỗ trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, đảm bảo phù hợp với vừng nguyên liệu và Quy hoạch chế biến gỗ.
9. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức thực hiện quy hoạch chặt chẽ, đúng quy định.
- Quản lý các cơ sở chế biến gỗ ở địa phương; xây dựng và triển khai các chương trình, dự án thuộc quy hoạch.
- Phối hợp các sở, ngành chức năng thực hiện các nội dung quy hoạch. Phối hợp với Sở Tài chính hàng năm cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ theo cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển các dự án, chương trình phát triển ngành chế biến gỗ của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 01
MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 485/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Bảng 01a: Mạng lưới các cơ sở sản xuất gỗ xẻ
TT |
Huyện/TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
||||
1 |
Bình Sơn |
2 |
300 |
2 |
1.000 |
2 |
2.000 |
2 |
Trà Bồng |
0 |
0 |
1 |
1.000 |
1 |
2.000 |
3 |
Tây Trà |
0 |
0 |
1 |
1.000 |
1 |
2.000 |
4 |
TP. Q ngãi |
12 |
2.000 |
8 |
3.000 |
8 |
5.000 |
5 |
Sơn Tịnh |
2 |
1.210 |
2 |
1.000 |
2 |
2.000 |
6 |
Sơn Hà |
3 |
1.070 |
2 |
1.000 |
2 |
2.000 |
7 |
Sơn Tây |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2.000 |
8 |
Tư Nghĩa |
12 |
6.697 |
10 |
7.000 |
10 |
8.000 |
9 |
Nghĩa Hành |
5 |
11.100 |
3 |
5.000 |
3 |
6.000 |
10 |
Mộ Đức |
5 |
110 |
1 |
1.000 |
1 |
1.000 |
11 |
Đức Phổ |
7 |
2.850 |
5 |
6.000 |
5 |
8.000 |
12 |
Ba Tơ |
3 |
250 |
5 |
7.000 |
6 |
12.000 |
|
Cộng |
51 |
25.587 |
40 |
34.000 |
42 |
52.000 |
Bảng 01b: Mạng lưới các cơ sở sản xuất ván ghép thanh
TT |
Huyện/TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
||||
1 |
Bình Sơn |
1 |
2.400 |
2 |
10.000 |
2 |
20.000 |
2 |
Trà Bồng |
|
|
1 |
4.000 |
2 |
8.000 |
3 |
Tây Trà |
0 |
0 |
1 |
1.000 |
1 |
2.000 |
4 |
TP. Q ngãi |
|
|
1 |
5.000 |
2 |
15.000 |
5 |
Sơn Hà |
|
|
1 |
25.000 |
1 |
35.000 |
6 |
Sơn Tịnh |
1 |
3.216 |
1 |
5.000 |
1 |
10.000 |
7 |
Sơn Tây |
|
|
1 |
5.000 |
1 |
10.000 |
8 |
Tư Nghĩa |
|
|
1 |
5.000 |
1 |
10.000 |
9 |
Nghĩa Hành |
|
|
1 |
5.000 |
1 |
15.000 |
10 |
Mộ Đức |
2 |
2.500 |
2 |
10.000 |
2 |
15.000 |
11 |
Đức Phổ |
|
|
1 |
5.000 |
1 |
15.000 |
12 |
Ba Tơ |
1 |
Chưa HĐ |
1 |
25.000 |
2 |
45.000 |
|
Cộng |
5 |
8.116 |
14 |
105.000 |
17 |
200.000 |
Bảng 01c: Mạng lưới các cơ sở sản xuất ván dán
TT |
Huyện/ TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
||||
1 |
Minh Long |
|
|
|
|
1 |
5.000 |
2 |
Mộ Đức |
1 |
|
|
|
1 |
10.000 |
3 |
Ba Tơ |
1 |
|
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
|
Cộng |
2 |
|
1 |
10.000 |
3 |
25.000 |
Bảng 01d: Mạng lưới các cơ sở sản xuất dăm gỗ
TT |
Huyện/TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Bình Sơn |
15 |
707.032 |
9 |
500.000 |
4 |
400.000 |
2 |
Trà Bồng |
1 |
100.000 |
1 |
100.000 |
1 |
150.000 |
3 |
TP. Q ngãi |
2 |
179.500 |
2 |
150.000 |
1 |
150.000 |
4 |
Sơn Hà |
1 |
221.000 |
1 |
200.000 |
1 |
200.000 |
5 |
Nghĩa Hành |
1 |
94.994 |
1 |
100.000 |
1 |
150.000 |
6 |
Minh Long |
1 |
22.000 |
1 |
50.000 |
1 |
50.000 |
7 |
Mộ Đức |
1 |
160.028 |
1 |
150.000 |
1 |
200.000 |
8 |
Đức Phổ |
1 |
40.000 |
1 |
100.000 |
1 |
100.000 |
9 |
Ba Tơ |
3 |
316.000 |
3 |
450.000 |
3 |
600.000 |
|
Cộng |
26 |
1.840.554 |
20 |
1.800.000 |
14 |
2.000.000 |
Bảng 01e: Mạng lưới các cơ sở sản xuất ván sợi (MDF)
TT |
Huyện/ TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
||||
1 |
Bình Sơn |
0 |
|
1 |
60.000 |
2 |
120.000 |
2 |
Đức Phổ |
0 |
|
|
|
1 |
60.000 |
|
Cộng |
0 |
0 |
1 |
60.000 |
3 |
180.000 |
Bảng 01g: Mạng lưới các cơ sở sản xuất bột giấy
TT |
Huyện/ TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (tấn SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Bình Sơn |
0 |
|
1 |
350.000 |
1 |
350.000 |
|
Cộng |
0 |
0 |
1 |
350.000 |
1 |
350.000 |
Bảng 01h: Mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc
TT |
Huyện/TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
Số lượng DN |
Tổng công suất (m3SP/năm) |
||||
1 |
Bình Sơn |
2 |
61.300 |
2 |
60.000 |
2 |
80.000 |
2 |
Trà Bồng |
|
|
1 |
|
2 |
10.000 |
3 |
Tây Trà |
|
|
|
|
1 |
10.000 |
4 |
TP. Q ngãi |
3 |
1.350 |
3 |
15.000 |
3 |
30000 |
5 |
Sơn Tịnh |
1 |
2.000 |
2 |
5.000 |
2 |
10.000 |
6 |
Sơn Hà |
|
|
|
|
1 |
5.000 |
7 |
Sơn Tây |
1 |
36 |
|
|
1 |
5.000 |
8 |
Tư Nghĩa |
2 |
1.500 |
2 |
5.000 |
1 |
5.000 |
9 |
Nghĩa Hành |
1 |
100 |
2 |
5.000 |
2 |
10 000 |
10 |
Mộ Đức |
1 |
501 |
2 |
5.000 |
2 |
5.000 |
11 |
Đức Phổ |
|
|
2 |
10.000 |
2 |
20.000 |
12 |
Ba Tơ |
1 |
|
2 |
5.000 |
2 |
5 000 |
|
Cộng |
12 |
66.787 |
18 |
115.000 |
21 |
195.000 |
Bảng 01i: Mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất viên nén
TT |
Huyện/ TP |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Sản lượng sản xuất năm điều tra |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Bình Sơn |
2 |
86.400 |
2 |
200.000 |
2 |
200.000 |
2 |
Sơn Hà |
2 |
|
1 |
175.000 |
1 |
175.000 |
3 |
Đức Phổ |
2 |
16.500 |
1 |
200.000 |
1 |
200.000 |
4 |
Tư nghĩa |
1 |
14.000 |
1 |
20.000 |
1 |
20000 |
5 |
Ba Tơ |
1 |
|
1 |
5.000 |
1 |
100.000 |
|
Cộng |
8 |
116.900 |
6 |
600.000 |
6 |
695.000 |
PHỤ LỤC 02
MẠNG LƯỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ THEO KHU VỰC ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 485/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Bảng 02a: Khu vực (Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà)
(Xác định diện tích vùng nguyên liệu khu vực: 51.623,3 ha)
TT |
Loại hình sản phẩm |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Tổng công suất |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Cơ sở sơ chế Gỗ xẻ |
2 |
1.200 |
4 |
3.000 |
4 |
6.000 |
2 |
Cơ sở SX Ván ghép thanh |
1 |
4.800 |
3 |
15.000 |
4 |
30.000 |
3 |
Cơ sở sản xuất Dăm gỗ |
16 |
1.592.100 |
10 |
600.000 |
5 |
550.000 |
4 |
Cơ sở sản xuất Bột giấy |
0 |
0 |
1 |
350.000 |
1 |
350.000 |
5 |
Cơ sở sản xuất Ván sợi |
0 |
0 |
1 |
60.000 |
2 |
120.000 |
6 |
Sản xuất Đồ mộc |
2 |
76.625 |
3 |
65.000 |
5 |
100.000 |
7 |
Cơ sở sản xuất Viên nén |
2 |
300.000 |
2 |
200.000 |
2 |
200.000 |
|
Cộng |
23 |
1.974.725 |
24 |
1.293.000 |
23 |
1.356.000 |
Bảng 02b: Khu vực II (Sơn Tịnh, Sơn Hà, Sơn Tây và TP. Quảng Ngãi)
(Xác định diện tích vùng nguyên liệu khu vực: 67.297,9 ha)
TT |
Loại hình sản phẩm |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Tổng công suất |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Cơ sở sơ chế Gỗ xẻ |
17 |
6.805 |
12 |
5.000 |
13 |
11.000 |
2 |
Cơ sở SX Ván ghép thanh |
1 |
4.800 |
4 |
40.000 |
5 |
70.000 |
3 |
Cơ sở sản xuất Dăm gỗ |
3 |
176.000 |
3 |
350.000 |
2 |
350.000 |
4 |
Sản xuất Đồ mộc |
5 |
11.460 |
5 |
20.000 |
7 |
50.000 |
5 |
Cơ sở sản xuất Viên nén |
2 |
195.000 |
1 |
175.000 |
1 |
175.000 |
|
Cộng |
28 |
394.065 |
25 |
590.000 |
28 |
656.000 |
Bảng 02c: Khu vực III (Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long)
(Xác định diện tích vùng nguyên liệu khu vực: 27.024,3 ha)
TT |
Loại hình sản phẩm |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Tổng công suất (m3, tấn SP/năm) |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Cơ sở sơ chế Gỗ xẻ |
17 |
31.240 |
13 |
12.000 |
13 |
14.000 |
2 |
Cơ sở SX Ván ghép thanh |
0 |
0 |
2 |
10.000 |
2 |
25.000 |
3 |
Cơ sở sản xuất Ván dán |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
5.000 |
4 |
Cơ sở sản xuất Dăm gỗ |
2 |
165.650 |
2 |
150.000 |
2 |
200.000 |
5 |
Sản xuất Đồ mộc |
3 |
4.140 |
4 |
10.000 |
3 |
15.000 |
6 |
Cơ sở sản xuất Viên nén |
1 |
18.000 |
1 |
20.000 |
1 |
20.000 |
|
Cộng |
23 |
219.030 |
22 |
202.000 |
22 |
279.000 |
Bảng 02d: Khu vực IV (Đức Phổ, Mộ Đức, Ba Tơ)
(Xác định diện tích vùng nguyên liệu khu vực: 81.332,7 ha)
TT |
Loại hình sản phẩm |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
||||
Số lượng DN hiện có |
Tổng công suất |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
||||
Số lượng DN |
Tổng công suất |
Số lượng DN |
Tổng công suất |
||||
1 |
Cơ sở sơ chế Gỗ xẻ |
15 |
15.200 |
11 |
14.000 |
12 |
21.000 |
2 |
Cơ sở SX Ván ghép thanh |
3 |
30.475 |
4 |
40.000 |
5 |
75.000 |
3 |
Cơ sở sản xuất Ván dán |
2 |
0 |
1 |
10.000 |
2 |
20.000 |
4 |
Cơ sở sản xuất Dăm gỗ |
5 |
1.032.000 |
5 |
700.000 |
5 |
900.000 |
5 |
Cơ sở sản xuất Ván sợi |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
60.000 |
6 |
Sản xuất Đồ mộc |
2 |
500 |
6 |
20.000 |
6 |
30.000 |
7 |
Cơ sở sản xuất Viên nén |
3 |
245.000 |
2 |
205.000 |
2 |
300.000 |
|
Cộng |
30 |
1.323.175 |
29 |
989.000 |
33 |
1.406.000 |
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Thanh tra áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 03/03/2020 | Cập nhật: 07/07/2020
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 10/01/2020 | Cập nhật: 28/04/2020
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 14/01/2020 | Cập nhật: 11/05/2020
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình một cửa liên thông giữa Cơ quan nhà nước và Điện lực trong giải quyết thủ tục cấp điện qua lưới trung áp trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 18/02/2019 | Cập nhật: 04/06/2019
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông Ban hành: 25/01/2018 | Cập nhật: 29/10/2018
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 17/01/2017 | Cập nhật: 17/04/2017
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 1.0 Ban hành: 17/01/2017 | Cập nhật: 11/11/2017
Quyết định 129/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2017 Ban hành: 18/01/2017 | Cập nhật: 02/03/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017 Ban hành: 20/12/2016 | Cập nhật: 29/03/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 28/12/2016 | Cập nhật: 17/01/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 22/12/2016 | Cập nhật: 15/03/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế Quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 22/12/2016 | Cập nhật: 13/01/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành Ban hành: 20/12/2016 | Cập nhật: 23/06/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 01/12/2016 | Cập nhật: 08/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 24/2014/QĐ-UBND Quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 15/12/2016 | Cập nhật: 27/03/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 01/12/2016 | Cập nhật: 24/01/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 15/12/2016 | Cập nhật: 08/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 24/11/2016 | Cập nhật: 13/07/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 02/11/2016 | Cập nhật: 22/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND sửa đổi, bãi bỏ một số Quy định kèm theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND quy định hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực ngành y tế giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 30/11/2016 | Cập nhật: 20/07/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định về phí, lệ phí Ban hành: 23/11/2016 | Cập nhật: 02/01/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 08/11/2016 | Cập nhật: 13/12/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại, công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước tại địa phương Ban hành: 26/10/2016 | Cập nhật: 25/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc và Trưởng, Phó phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố tỉnh Sơn La Ban hành: 03/11/2016 | Cập nhật: 14/03/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 18/11/2016 | Cập nhật: 08/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 28/09/2016 | Cập nhật: 19/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí xác định khu vực, vị trí và nội dung định giá đất cụ thể, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 23/09/2016 | Cập nhật: 10/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025 Ban hành: 23/09/2016 | Cập nhật: 21/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về Quy định phối hợp Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 08/09/2016 | Cập nhật: 19/09/2016
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp Ban hành: 14/09/2016 | Cập nhật: 16/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND điều chỉnh, địa điểm xây dựng chợ và nhà phố chợ vào Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 07/10/2016 | Cập nhật: 18/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 31/08/2016 | Cập nhật: 07/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Ban hành: 08/09/2016 | Cập nhật: 19/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Xây dựng Bình Thuận Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 10/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 05/09/2016 | Cập nhật: 18/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 43/2014/QĐ-UBND quy định giá tài nguyên để tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 10/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 24/08/2016 | Cập nhật: 27/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, xe máy, xe máy điện, tàu thủy, thuyền mới (100%) trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 02/08/2016 | Cập nhật: 15/08/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 26/08/2016 | Cập nhật: 13/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 10/08/2016 | Cập nhật: 22/12/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và lộ trình tăng giá từ năm 2017 đến năm 2030 Ban hành: 19/08/2016 | Cập nhật: 27/02/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 17/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên Ban hành: 01/08/2016 | Cập nhật: 10/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế đặt hàng và giao kế hoạch cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích ngành tài nguyên và môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 12/10/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 06/07/2016 | Cập nhật: 08/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước Ban hành: 31/08/2016 | Cập nhật: 30/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 08/07/2016 | Cập nhật: 15/07/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 29/11/2018
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 28/2008/QĐ-UBND; 22/2010/QĐ-UBND; 23/2011/QĐ-UBND Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 09/12/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 18/01/2017
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 14/07/2016 | Cập nhật: 22/07/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống Văn phòng điện tử liên thông trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 08/07/2016 | Cập nhật: 03/08/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 29/07/2016 | Cập nhật: 21/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 15/06/2016 | Cập nhật: 27/06/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định định mức hoạt động, nội dung chi và mức chi đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động, Đội văn nghệ quần chúng tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 18/11/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 17/06/2016 | Cập nhật: 23/06/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND quy định tổ chức, quản lý phạm vi và thời gian hoạt động đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 30/05/2016 | Cập nhật: 09/06/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, xe máy, xe máy điện và tàu, thuyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 11/05/2016 | Cập nhật: 18/05/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 13/06/2016 | Cập nhật: 26/09/2016
Quyết định 36/2016/QĐ-UBND về quy định tạm thời phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất và phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 03/08/2016
Quyết định 129/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 15/03/2016 | Cập nhật: 07/04/2016
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 21/01/2016 | Cập nhật: 29/11/2016
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 21/01/2016 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần năm 2014 Ban hành: 27/01/2015 | Cập nhật: 09/02/2015
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 20/01/2015 | Cập nhật: 14/07/2015
Quyết định 129/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 Ban hành: 31/01/2015 | Cập nhật: 26/11/2016
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ tỉnh Cà Mau đến năm 2020 Ban hành: 24/01/2014 | Cập nhật: 23/06/2014
Quyết định 129/QĐ-UBND công bố công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2014 Ban hành: 16/01/2014 | Cập nhật: 27/06/2014
Quyết định 129/QĐ-UBND giao kế hoạch chi tiết vốn Chương trình bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn nước ngoài (ODA) năm 2014 Ban hành: 16/01/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định 165/QĐ-UBND Ban hành: 15/07/2013 | Cập nhật: 08/03/2014
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2012 về bộ định mức và đơn giá dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 18/01/2012 | Cập nhật: 14/08/2019
Quyết định 129/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2011 do tỉnh Thanh Hoá ban hành Ban hành: 14/01/2011 | Cập nhật: 20/06/2013
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 28/04/2010 | Cập nhật: 12/06/2010
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huê đến năm 2015 Ban hành: 15/01/2009 | Cập nhật: 06/11/2014
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006