Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huê đến năm 2015
Số hiệu: 129/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày ban hành: 15/01/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/QĐ-UBND

Huế, ngày 15 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩn khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm ximăng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-BCT ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 11h/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp thứ 11 về thông qua Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

a) Phát triển khai thác và chế biến, sử dụng khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Việc thăm dò, khai thác và chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế. Kết hợp việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản.

b) Khai thác và chế biến khoáng sản một cách đồng bộ, chế biến sâu thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu; giảm dần và dừng xuất khẩu quặng tinh vào thời gian thích hợp gần nhất.

c) Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, kết hợp nội lực và hợp tác đầu tư trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến.

2. Mục tiêu

a) Đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường và nguyên liệu quặng cho các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Có một phần quặng tinh xuất khẩu hợp lý để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

b) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác trước năm 2015.

c) Xác định các mỏ thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp, các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để bảo đảm cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Nội dung quy hoạch

Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 gồm các điểm mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản của Uỷ ban Nhân dân tỉnh:

- Định hướng Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản sắt gồm các điểm mỏ thuộc khu vực huyện: Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc, Nam Đông tổ chức thăm dò trước năm 2010 và khai thác, chế biến trước 2015;

- Định hướng Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản quặng Titan gồm các điểm mỏ thuộc khu vực xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; các xã: Vinh Phú, Phú Xuân, huyện Phú Vang; các xã: Điền Hải, Phong Hải, Điền Hoà, huyện Phong Điền thăm dò trước năm 2010 và khai thác, chế biến trước 2015; xã Quảng Công, huyện Quảng Điền; các xã: Vinh Thanh, Vinh An, huyện Phú Vang; các xã: Lộc Vĩnh, Lộc Thuỷ huyện Phú Lộc tổ chức khai thác, chế biến trước 2010. Các điểm mỏ khác có triển vọng thăm dò, khai thác, chế biến trước 2015;

- Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản Vàng gồm các điểm mỏ thuộc khu vực các huyện: A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà, Hương Thuỷ tổ chức thăm dò trước năm 2010 và khai thác, chế biến trước 2015. Các điểm mỏ vàng gốc và sa khoáng trong các dự án lòng hồ thuỷ điện A Lưới, Hương Điền, Tả Trạch và các dự án phát triển kinh tế khác nếu phát hiện có triển vọng cho phép khai thác, chế biến trước khi thực hiện dự án.

- Quy hoạch phân vùng phát triển thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản than bùn gồm các điểm mỏ thuộc khu vực dải than Đức Tích - Triều Dương , xã Phong Hòa và Phong Hiền, huyện Phong Điền tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến trước 2010 (trừ điểm mỏ đã cấp cho Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp trước đây ở Trầm Côi); các dải than bùn khác thuộc khu vực Trầm Bàu, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền và xã Phú Xuân, huyện Phú Vang tổ chức thăm dò khai thác, chế biến sau 2015.

- Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2015, gồm các điểm mỏ:

+ Huyện Phong Điền: tổ chức thăm dò, khai thác chế biến trước năm 2015 các điểm mỏ đá đá sét thuộc các xã: Phong Mỹ, Phong Xuân và điểm mỏ sét thuộc các xã: Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Thu, Phong Sơn, thị trấn Phong Điền, Phong An.

+ Huyện Hương Trà: tổ chức thăm dò, khai thác chế biến trước năm 2015 các điểm mỏ đá xây dựng thông thường thuộc các xã: Hương Thọ, Bình Điền, Hương Bình, Bình Thành, Hương Vân, Hương Hồ và các điểm mỏ sét thuộc các xã: Hương An, Hương Chữ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vinh, Hương Hồ.

+ Huyện Hương Thuỷ: tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến sét trước năm 2015 các điểm mỏ Phú Bài, Phú Sơn, Thuỷ Phù, Thuỷ Bằng.

+ Huyện Phú Vang: tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến trước 2015 điểm mỏ sét Mỹ An.

+ Thành phố Huế: tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến trước 2015 điểm mỏ sét Thủy Biều.

+ Huyện Phú Lộc: tổ chức thăm dò, khai thác chế biến trước năm 2015 các điểm mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc các xã: Lộc Vĩnh, Lộc Điền, Lộc Hoà, Lộc Tiến, Lộc Thuỷ và các điểm mỏ sét thuộc các xã: Lộc Thuỷ, Lộc Điền, Lộc Hoà, Lộc Bổn, Lộc Trì, Lộc An.

+ Huyện Nam Đông: tổ chức thăm dò, khai thác chế biến trước năm 2015 các điểm mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc các xã Hương Sơn, Hương Hữu, Hương Phú và các điểm mỏ sét thuộc các xã: Hương Sơn, Hương Giang, Hương Hoà, Thượng Long, Thượng Quảng.

+ Huyện A Lưới: tổ chức thăm dò, khai thác chế biến trước năm 2015 các điểm mỏ đá xây dựng thuộc các xã: Hương Phong, Sơn Thuỷ, Hồng Vân và các điểm mỏ sét thuộc các xã: Sơn Thuỷ, Hồng Nam, Hồng Vân, Phú Vinh, Hương Phong, Hương Lâm, A Đớt, A Ngo.

Tổng hợp: Dự báo tài nguyên khoáng sản; các khu vực và thời gian thăm dò, khai thác, chế biến của Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 được thể hiện Bảng Phụ lục đính kèm.

4. Các giải pháp tổ chức thực hiện

a) Công tác quản lý Nhà nước

- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và cả nước và quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên.

- Nâng cao công tác quản lý tài nguyên khoáng sản cấp sở, huyện, xã; có biện pháp và chế tài xử lý mạnh đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường. Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.

b) Huy động các nguồn vốn đầu tư

Huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản tạo ra sản phẩm có giá trị lớn.

c) Tìm kiếm và mở rộng thị trường

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở văn phòng đại diện, các đại lý bán hàng, … trong nước và nước ngoài; chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, quan tâm đến thị trường nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng cao.

d) Giải pháp về bảo vệ môi trường

Khai thác gắn liền với chế biến, cải tạo môi trường; trong quá trình khai thác phải chú ý áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi triệt để tài nguyên đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường. Sau khi khai thác xong, hoàn thổ, san ủi trả lại mặt bằng và trồng cây phục hồi môi trường kịp thời những khu vực đã khai thác. Các chất thải trong khai thác, chế biến phải được gom nhặt, xử lý chôn lấp hoặc đốt theo đúng quy định.

đ) Áp dụng công nghệ tiên tiến

- Áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo quy định;

- Sử dụng công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến theo hướng kết hợp công nghệ trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

e) Tăng cường điều tra cơ bản phục vụ phát triển thăm dò, khai thác, chế biến: tăng cường khảo sát bổ sung các điểm mỏ khoáng sản mới, xác định trữ lượng các mỏ nguyên liệu, đánh giá chính xác nguồn khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn.

g) Các giải pháp khác

Có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư triển khai nhanh chóng việc thỏa thuận địa điểm, đền bù giải tỏa, cấp phép xây dựng, … triển khai xây dựng các tuyến giao thông, phục vụ cho khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức lập và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thỏa thuận, phê duyệt khu vực cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm quản lý về công nghiệp, khai thác chế biến các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất ximăng nêu trong quy hoạch.

3. Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý về công nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất ximăng nêu trong quy hoạch.

4. UBND các huyện, thành phố Huế căn cứ quy hoạch tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn khi mỏ chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, thăm dò, khai thác theo quy định; phát hiện và ngăn ngừa tình trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép; tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thuận lợi; tổng hợp những tồn tại, vướng mắc về hoạt động khoáng sản trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh giải quyết.

5. UBND các xã, phường thị trấn có mỏ, điểm mỏ khoáng sản có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại khu vực mỏ khoáng sản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Bộ: TN&MT,XD,CT (b/c);
- TVTU; TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban KT&NS - HĐND tỉnh;
- VP: PCVP: Mai Hùng Tuân;
và các CV;
- Lưu VT,NĐ.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 129 /QĐ-UBND ngày 15 /01/2009 của UBND tỉnh)

TT

Tên điểm mỏ

Tiềm năng, dự báo

Quy hoạch

Thăm dò

Khai thác

Chế biến, sử dụng

SẮT

1

Khu vực xã Phong Xuân, Phong Mỹ (huyện Phong Điền)

Tài nguyên dự báo hơn 1 triệu tấn

Trước 2010

Trước 2015

Luyện sắt + phụ gia XM

2

Sắt Đá Đen, xã Phú Sơn, Hương Thuỷ

Có triển vọng

Trước 2010

Trước 2015

Luyện sắt + phụ gia XM

3

Sắt Tuấn Lương (xã Lộc Trì, Phú Lộc)

Quy mô nhỏ

Trước 2010

Trước 2015 nếu có

Luyện sắt + phụ gia XM

4

Sắt Thượng Long –A Xiêm, Nam Đông

303,0 ngàn tấn

Trước 2010

Trước 2015

Luyện sắt + phụ gia XM

5

Các điểm quặng khác trên địa bàn tỉnh .

Quy mô nhỏ

Thăm dò sau khi đánh giá có triển vọng

Trước 2015

Luyện sắt + phụ gia XM

TITAN

1

Quảng Lợi, huyện Quảng Điền

Đã đánh giá trữ lượng cấp C2 và TNDB P1 = 183,9 ngàn tấn

 

Trước 2015

Chế biến tại KCN Phong Điền; hoặc KCN Quảng Điền

2

Vinh Phú, Phú Vang

TNDB 24,7 ngàn tấn

 

Trước 2015

Khu Công nghiệp Phú Bài

3

Phú Xuân, huyện Phú Vang

TNDB cấp P1 =

29,5 ngàn tấn

 

Trước 2015

Khu Công nghiệp Phú Bài

4

Phong Hải, Điền Hải, Điền Hoà

TNDB = 293,2 ngàn tấn

Trước 2010

Trước 2015

Chê biến tại KCN Phong Điền

5

Thành Công, xã Quảng Công, Quảng Điền

TNDB 20 ngàn tấn

 

Trước 2010

Chế biến tại xưởng ở Huế

6

Các xã Vinh Thanh, Vinh An

TNDB 19 ngàn tấn

 

Trước 2010

Trước 2010 KCN Phú Bài

7

 Lộc Vĩnh- Lộc Thuỷ, Phú Lộc

TNDB cấp P= 150,1 ngàn tấn

 

Trước 2010

Trước 2010 chế biến tại Phú Lộc

QUẶNG VÀNG

1

Vàng gốc Nhâm, A Lưới

Đánh giá

C2 – P1 =

2.500 kg

Trước 2010

Trước 2015

Chế biến thô

2

Sa khoáng Con Tom, Rào Nhỏ...

Nhỏ

không

Khai thác thu hồi trước khi thuỷ điện ngập nước

3

Một phần mỏ vàng gốc Nhâm

Hơn 700 kg

4

Các điểm quặng vàng gốc và sa khoáng khác trên địa bàn tỉnh.

 

Quy hoạch thăm dò, khai thác sau khi đánh giá có triển vọng

 

THAN BÙN

1

Dải than Đức Tích – Triều Dương, Phong Điền

TNDB C2 – P1

1.698,6 ngàn tấn

Trước 2010

Trước 2015

Phân vi sinh và NPK tại huyện Phong Điền

2

Các dải than còn lại thuộc mỏ Trầm Bàu, Phong Điền, Phú Xuân Phú Vang...

TNDB

1.811,1 ngàn tấn

(cấp P1)

Trước 2015

Trước 2015

Phân vi sinh và NPK cho các nhà máy trong tỉnh

VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG

 

ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG

 

 

 

Đá xây dựng các loại

1

Khu vực xã Hương Thọ, thuộc huyện Hương Trà

hàng trăm triệu m3

Trước 2010

Trước 2015

Đá xây dựng các loại

2

Khu vực Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình, Hương Vân, huyện Hương Trà (Khối granit Bình Điền)

hàng trăm triệu m3

Trước 2010

Trước 2015

Đá xây dựng các loại

3

Khu vực Lộc Điền, Lộc Tiến, Lộc Thuỷ, Lộc Hoà, huyện Phú Lộc (Khối granit Hải Vân)

hàng trăm triệu m3

Trước 2010

Trước 2015

 

Đá xây dựng các loại

4

Khu vực huyện Nam Đông

lớn

Trước 2010

Trước 2015

Đá xây dựng các loại

5

Khu vực Hương Phong, Sơn Thuỷ, Hồng Vân và các khu vực khác nếu có triển vọng.

hàng chục triệu m3

Trước 2010

Trước 2015

 

Đá xây dựng các loại

SÉT

 

Huyện Phong Điền

 

 

 

 

1

Xã Phong Thu: thị trấn Phong Đìiền, huyện Phong Điền

2,0 tr/tấn

Trước 2010

Trước 2010

 

 

đến năm 2015

Gạch tuy nen

2

Phong Mỹ

18,4tr/tấn

Trước 2010

Gạch thủ công, tuy nen

3

Hiền An (Phong Sơn)

10,5-

Trước 2010

4

Phong An

2,1-

Trước 2010

 

Huyện Hương Trà

 

 

 

1

Dải sét Hương An, Hương Chữ, Hương Văn, Hương Vân

4,5-

Trước 2010

Gạch tuy nen

2

Xã Hương Vinh

5,0-

Gạch thủ công, tuy nen

3

Hương Hồ

2,3-

 

TP Huế

 

 

 

1

Long Thọ

2,9

 

Trước 2015

Gạch tuy nen

 

Huyện Hương Thuỷ

 

 

 

 

1

Phú Bài

2,3

 

Trước 2010

 

Trước 2015

Gạch tuy nen

2

Thuỷ Bằng, Phú Sơn, Thuỷ Phù

4,3

 

Gạch tuy nen

 

Huyện Phú Vang

 

 

 

 

1

Mỹ An

4,0

Trước 2010

Trước 2010

Gạch thủ công

 

Huyện Phú Lộc

 

 

 

 

1

Lộc Thuỷ

2,7

Trước 2010

Trước 2010

Gạch tuy nen

2

Lộc Điền- Lộc Hoà

0,35

3

Lộc Bổn, Lộc Trì

4,0

4

Lộc An

2,1

 

Huyện A Lưới

 

 

 

 

1

Bốt Đỏ, xã Sơn Thuỷ

5,4

Trước 2010

Trước 2015

Gạch tuy nen và gạch thủ công

2

A So, xã Hương Lâm, huyện A Lưới

3,4

3

Các điểm, mỏ khác

10

Sau 2015

 

 

CÁT, SỎI

1

Sông Ô Lâu, đoạn từ Phong Thu đến Phong Mỹ

khá lớn

Trước 2010

Trước 2015

Vật liệu xây dựng thông thường (VLXD)

2

Sông Bồ đoạn từ thị trấn Tứ Hạ đến thượng nguồn xã Phong Sơn

TNDB 504.000m3

Trước 2010

Trước 2015

VLXD

3

Sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Nước Ngọt, sông  Thuỷ Bình (thượng nguồn sông Thừa Lưu) huyện Phú Lộc)

87.500m3

Trước 2010

Trước 2015

VLXD

4

Thuỷ Biều (Sông Hương) và cả hai nhánh: Tả Trạch, Hữu Trạch

TNDB 147.500 m3

Trước 2010

Trước 2015

VLXD