Quyết định 39/2014/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 39/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Đặng Viết Thuần |
Ngày ban hành: | 15/09/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2014/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 856/TTr-SXD ngày 09/9/2014 và ý kiến thẩm định văn bản của Sở Tư pháp tại Văn bản số 301/STP-XDVB ngày 09/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 28/01/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39 /2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
1. Quy định này quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quản lý an toàn lao động, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Các công trình đặc thù theo Điều 91 Luật Xây dựng và nhà ở riêng lẻ không nằm trong Phạm vi điều chỉnh này.
3. Quy định về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo Quy định khác của UBND tỉnh.
Quy định này áp dụng đối với các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã), Chủ đầu tư (Nhà đầu tư), các nhà thầu trong nước và nước ngoài, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên.
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nội dung sau:
1. Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn UBND cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
5. Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với công trình chuyên ngành do Sở quản lý bao gồm:
a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp;
d) Công trình nhà máy xi măng cấp III, cấp II.
6. Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với các sự cố cấp II, cấp III trên địa bàn tỉnh, theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn tỉnh.
7. Công bố trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
- Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
- Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính).
8. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh định kỳ, hằng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.
9. Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây dựng, có trách nhiệm tham gia công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Lãnh đạo Sở Xây dựng trong các công tác: Khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố đối với các công trình khi có sự cố; kiểm định chất lượng xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng.
Điều 4. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì kiểm tra, mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với công trình chuyên ngành, cụ thể:
a) Sở Giao thông vận tải: Công trình giao thông cầu, hầm, đường bộ cấp II, cấp III đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cấp II đối với công trình sử dụng vốn khác; Công trình đường sắt, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp (không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư);
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi cấp II, III, IV không phân biệt nguồn vốn bao gồm: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác (không do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư);
c) Sở Công Thương (các công trình không do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định đầu tư) gồm:
- Công trình cấp III, cấp II thuộc các loại: đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin;
- Công trình cấp IV, cấp III, cấp II thuộc các loại: nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, nhà kho và tuyến đường ống (dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành.
4. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ 06 tháng trước ngày 05 tháng 6 và một năm trước ngày 05 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về tình hình chất lượng.
5. Trung tâm kiểm định chất lượng và tư vấn xây dựng giao thông Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải, có trách nhiệm tham gia công tác quản lý chất lượng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên trong các công tác: Khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố đối với các công trình giao thông khi có sự cố xảy ra. Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật xây dựng đối với các công trình giao thông, thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình.
Điều 5. Ban quản lý các khu công nghiệp
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc các khu công nghiệp thực hiện các nội dung sau:
1.Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Sở quản lý chuyên ngành kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
2. Chủ trì kiểm tra và có trách nhiệm mời Sở Xây dựng kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình quy định tại Khoản 5 Điều 3 và Khoản 2 Điều 4 của Quy định này.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành.
4. Trường hợp xẩy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng: Thực hiện theo khoản 9 Điều 12 Mục 3 Của Quy định này.
5. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng định kỳ 06 tháng trước ngày 05 tháng 6 và một năm vào ngày 05 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
Điều 6. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn đối với các công trình do mình quyết định hay được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng với các nội dung sau:
1. Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng được quyền hay được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn.
3. Chủ trì kiểm tra, mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình xây dựng được quyền hay được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn bao gồm các công trình sau:
a) nhà chung cư ≤ 05 tầng;
b) công trình công cộng:
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, nhà đa năng ≤ 02 tầng;
- Trạm y tế, nhà hộ sinh có chiều cao ≤ 8m;
- Công trình chợ có số điểm kinh doanh ≤ 100;
- Nhà văn hóa, hội trường có có sức chứa phòng khán giả ≤ 150 chỗ;
- Trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức khác ≤ 02 tầng.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: các tuyến ống cấp nước, công thoát nước mưa, nước thải, cống chung có đường kính ≤ 600;
d) Công trình giao thông: Đường nông thôn cấp B và C (theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011).
4. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu.
5. Khi nhận được thông tin xảy ra sự cố UBND cấp huyện chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. Việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận;
b) Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
c) Trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra sự cố UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng, Sở có quản lý xây dựng công trình chuyên ngành để các cơ quan quản lý tổ chức xác định rõ nguyên nhân nhằm khắc phục triệt để, đảm bảo chất lượng công trình theo quy định của thiết kế. Sau khi khắc phục sự cố, công trình được thi công tiếp hoặc đưa vào sử dụng phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Đối với công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội, trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) không thuộc quyền quyết định đầu tư của huyện thì UBND cấp huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra định kỳ công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp có dự án.
7. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ 06 tháng trước ngày 05 tháng 6 và một năm trước ngày 05 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Điều 7. Ủy ban nhân dân cấp xã
UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các tổ chức và công dân trên địa bàn.
2. Tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của Điều 68 Luật Xây dựng. Kiểm tra quá trình thi công công trình theo nội dung giấy phép xây dựng, biển báo công trường, các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường như: Hàng rào thi công, màn che công trình, thoát nước thi công, giải pháp thu gom nước thải, phế thải xây dựng, nhà vệ sinh tạm thời, giấy phép sử dụng tạm thời hè, đường.
3. Tiếp nhận báo cáo sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình, đồng thời ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho UBND cấp huyện và UBND tỉnh về sự cố bao gồm các thông tin: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng; thời điểm xảy ra sự cố; Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan tham gia hoạt động xây dựng công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; thiệt hại về người (số người thiệt mạng, số người bị thương, số người mất tích); thiệt hại về công trình, thiệt hại vật chất khác có liên quan; sơ bộ xác định nguyên nhân gây ra sự cố và các nội dung cần thiết khác (nếu có).
4. Lập danh mục, theo dõi các công trình khởi công xây dựng trên địa bàn. Định kỳ báo cáo UBND cấp huyện thông qua phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố, thị xã), phòng Kinh tế hạ tầng (đối với các huyện) 06 tháng trước ngày 01 tháng 6 và một năm trước ngày 01 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.
Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 8. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát
Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát. Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai và sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát không phù hợp và các hành vi vi phạm khác do mình gây ra. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo Điều 8 Thông tư số 10/2013/TT-BXD khi có yêu cầu của chủ đầu tư, Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với quy mô công trình, loại hình khảo sát xây dựng và bước thiết kế. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập là cơ sở lập hồ sơ mời thầu khảo sát xây dựng. Trong hồ sơ dự thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 10/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát để phục vụ việc tìm kiếm địa điểm xây dựng, lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát. cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tự tổ chức kiểm soát chất lượng khảo sát xây dựng, biện pháp kiểm soát chất lượng phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
3. Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với công việc khảo sát.
4. Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát.
5. Bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
6. Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và hợp đồng. Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục, hình thức và quy cách báo cáo theo các tiêu chuẩn được áp dụng. Kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.
Nội dung thuyết minh báo cáo theo Điều 11 Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng. Phụ lục báo cáo có thể bao gồm các tài liệu: Bản đồ địa chất chung. Bản đồ thực tế đo vẽ địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. Bản đồ địa hình và vị trí khu vực khảo sát. Sơ đồ bố trí các điểm thăm dò. Các trụ hố khoan. Mặt cắt địa chất công trình. Biểu đồ và kết quả các thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm thấm, xuyên, cắt quay, cắt trượt, nén ngang, nén tải trọng tĩnh....Biểu đồ và biểu tổng hợp kết quả thí nghiệm tính chất cơ - lý - hoá mẫu đất đá và mẫu nước trong phòng thí nghiệm. Các tài liệu thăm dò địa chất thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn. Biểu đồ và mặt cắt địa vật lý. Bảng tổng hợp cao độ, toạ độ các điểm thăm dò. Album ảnh và các tài liệu khác có liên quan (nếu có)...Các sơ đồ vị trí lỗ khoan, mặt cắt địa chất phải có đủ chữ kí của chủ nhiệm, giám sát, người đại diện theo pháp luật và dấu của nhà thầu khảo sát. Biểu tổng hợp kết quả thí nghiệm mẫu đất đá, nước trong phòng thí nghiệm đủ chữ ký, họ tên của người thí nghiệm, trưởng phòng thí nghiệm, người đại diện theo pháp luật quản lý phòng thí nghiệm và dấu LAS-XD cùng với dấu của tư vấn khảo sát.
Điều 9. Trách nhiệm nhà thầu thiết kế
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát hoặc sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hư hỏng, sự cố công trình do lỗi thiết kế gây ra trong niên hạn sử dụng công trình. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế trong khảo sát xây dựng:
a) Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Kiểm tra sự phù hợp của số liệu khảo sát với yêu cầu của bước thiết kế, tham gia nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng khi được chủ đầu tư yêu cầu;
b) Kiến nghị chủ đầu tư thực hiện khảo sát xây dựng bổ sung khi phát hiện kết quả khảo sát không đáp ứng yêu cầu khi thực hiện thiết kế hoặc phát hiện những yếu tố khác thường ảnh hưởng đến thiết kế.
2. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế trong thiết kế xây dựng, bao gồm:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế. Cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế. Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
b) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình. Lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ;
c) Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng;
d) Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có);
đ) Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập;
e) Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài trong các hộp khổ A4, trên bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung trong hộp.
3. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thi công công trình:
a) Cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu có thỏa thuận riêng với chủ đầu tư trong hợp đồng;
b) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
c) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 10. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng giám sát thi công xây dựng công trình. thường thiệt hại do lỗi trong quá trình giám sát gây ra ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hư hỏng, sự cố công trình trong niên hạn sử dụng công trình. Nhà thầu giám sát có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc xây dựng, loại, cấp công trình.
2. Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của các chức danh giám sát. Lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng.
3. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương giám sát đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
4. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
Điều 11. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thi công xây dựng công trình. Bồi thường thiệt hại do lỗi trong quá trình thi công gây ra ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hư hỏng, sự cố công trình trong niên hạn sử dụng công trình. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
2. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng và phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu. Kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:
a) Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình;
b) Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;
c) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng. Quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình;
đ) Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị. Xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu. Các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu;
e) Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng;
f) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng. Hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình. các biểu mẫu kiểm tra. Quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư. Trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
3. Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
4. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
5. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
6. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện. Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình. Lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
7. Lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình: Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng, có xác nhận của chủ đầu tư. Nhà thầu thi công, người giám sát thi công của chủ đầu tư phải thực hiện thường xuyên ghi chép nhật kí thi công bao gồm các thông tin sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan), tình hình thi công, nghiệm thu các công việc xây dựng hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình;
b) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.
8. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
9. Có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
10. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
11. Thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
12. Khi xảy ra sự cố, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng và nghiệm thu, bảo hành công trình, bao gồm:
1. Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình. Chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng.
2. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có). Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình
4. Tự thực hiện (nếu đủ điều kiện) hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.
5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt Thiết kế - Dự toán, thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định của pháp luật.
6. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng.
7. Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.
a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định, thông báo khởi công công trình bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình. Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , sau khi khởi công chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp, phòng Kinh tế hạ tầng hoặc phòng Quản lý đô thị (đối với các huyện, thành phố, thị xã) các thông tin sau: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình;
c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình. Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
- Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
- Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
- Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
đ) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu;
f) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng;
g) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
h) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn;
i) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định;
j) Lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định;
k) Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc nêu tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm e, Điểm j Khoản 7 Điều này và một số công việc khác khi cần thiết. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu tư vấn giám sát theo yêu cầu của Hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng. Mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
9. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
10. Trường hợp xẩy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng:
a) Bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình;
b) Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới UBND cấp huyện, Sở Xây dựng và UBND cấp tỉnh. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra;
d) Việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận;
- Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nếu có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tùy theo mức độ vi phạm bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phải bồi thường thiệt hại.
2. Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp huyện, Ban Quản lý các khu công nghiệp theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn. Xác định các tổ chức, cá nhân nhiều lần vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình để đề nghị cấp có thẩm quyền công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân này trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
1. Thủ trưởng các Sở, Ngành: Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Nhà nước, của UBND tỉnh và những nội dung cụ thể tại Quy định này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, trường hợp cơ quan nhà nước cấp trên ban hành các văn bản có quy định khác nội dung Quy định này thì thực hiện theo văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo với UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Thông tư 09/2014/TT-BXD sửa đổi Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 10/07/2014 | Cập nhật: 22/07/2014
Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 05/05/2014 | Cập nhật: 06/05/2014
Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 25/07/2013 | Cập nhật: 06/08/2013
Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Ban hành: 06/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 23/02/2011 | Cập nhật: 21/03/2011
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 15/10/2010 | Cập nhật: 21/08/2014
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 30/07/2010 | Cập nhật: 19/08/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân quận Tân Phú ban hành Ban hành: 14/06/2010 | Cập nhật: 05/07/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 02/07/2010 | Cập nhật: 14/07/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 8 do Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành Ban hành: 24/05/2010 | Cập nhật: 08/06/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 14/05/2010 | Cập nhật: 08/06/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa đối với lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch, Kinh tế và Quản lý lao động do Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành Ban hành: 29/04/2010 | Cập nhật: 10/06/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Củ Chi do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành Ban hành: 06/05/2010 | Cập nhật: 25/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 26/04/2010 | Cập nhật: 19/12/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Ban hành: 16/04/2010 | Cập nhật: 01/06/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Gò Vấp do Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp ban hành Ban hành: 22/04/2010 | Cập nhật: 13/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tại Quận 7 Ban hành: 22/04/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã cho các tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 17/03/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Khoa học và Công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 10/03/2010 | Cập nhật: 12/12/2012
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về đơn giá và mức hỗ trợ công trình phụ đối với các hộ tái định cư tại các khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 23/10/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 03/03/2010 | Cập nhật: 05/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn quận 6 do Ủy ban nhân dân quận 6 ban hành Ban hành: 23/03/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 4 do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành Ban hành: 14/04/2010 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 08/03/2010 | Cập nhật: 22/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện năm 2010 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 25/03/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 12/03/2010 | Cập nhật: 08/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 26/02/2010 | Cập nhật: 20/05/2017
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra quận Bình Thạnh do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành Ban hành: 18/03/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 220/2008/QĐ-UBND về thu phí cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 19/01/2010 | Cập nhật: 15/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 25/01/2010 | Cập nhật: 26/02/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 12/01/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá đất ở tại đô thị (bảng 6) tại quận 4, quận 7, quận 8 và huyện Hóc Môn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 18/01/2010 | Cập nhật: 22/01/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 22/01/2010 | Cập nhật: 08/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường quận 3 do Ủy ban nhân dân quận 3 ban hành Ban hành: 01/02/2010 | Cập nhật: 01/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh và khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể cấp xã do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 12/01/2010 | Cập nhật: 03/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 5 do Ủy ban nhân dân quận 5 ban hành Ban hành: 05/02/2010 | Cập nhật: 09/02/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 11/02/2010 | Cập nhật: 15/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về quy chế quản lý và hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình Ban hành: 22/01/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại tại tỉnh Sơn La do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Ban hành: 04/02/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành bảng đơn giá xây dựng mới nhà, công trình kiến trúc trên đất để tính thu lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 21/01/2010 | Cập nhật: 05/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND phân giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 Ban hành: 11/02/2010 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 18/01/2010 | Cập nhật: 06/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 01/02/2010 | Cập nhật: 01/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định mức chi cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Quảng Nam Ban hành: 11/02/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 Ban hành: 01/02/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 18/01/2010 | Cập nhật: 09/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong đào tạo và bồi dưỡng nhân viên y tế thôn, bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 20/01/2010 | Cập nhật: 26/03/2015
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Phòng, chống tham nhũng năm 2010 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 10/02/2010 | Cập nhật: 01/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định về quản lý và điều hành dự toán Ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2010 Ban hành: 18/01/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 19/01/2010 | Cập nhật: 27/01/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ cho cán bộ tham gia vào công tác quản lý Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 15/01/2010 | Cập nhật: 07/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND Quy định tạm thời mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua cầu phao dân sinh Kim Tân – Kim Khê, huyện Kim Thành do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 29/01/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 19/01/2010 | Cập nhật: 12/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về bầu cử Trưởng khóm, ấp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 07/01/2010 | Cập nhật: 05/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 10/02/2010 | Cập nhật: 10/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 15/01/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm đóng góp chi phí chữa trị, cai nghiện và chế độ hỗ trợ tiền ăn đối với người bán dâm, người nghiện ma túy tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục lao động xã hội công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 29/01/2010 | Cập nhật: 27/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định những trường hợp không áp dụng Quyết định 44/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 19/01/2010 | Cập nhật: 29/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND thực hiện ủy nhiệm thu cho ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn và tổ chức, ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 19/01/2010 | Cập nhật: 22/01/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về hỗ trợ mai táng phí cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, Đảng, đoàn thể, cán bộ hưu trí, mất sức lao động và các đối tượng chính sách khi từ trần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 28/01/2010 | Cập nhật: 09/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Đơn giá đo đạc bản đồ và quản lý đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 13/01/2010 | Cập nhật: 03/04/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND quy định mức giá sàn xác định thuế tài nguyên đối với mặt hàng cát sông khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 28/01/2010 | Cập nhật: 08/03/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 28/01/2010 | Cập nhật: 06/05/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quy chế phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh, thuế và con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kèm theo Quyết định 25/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 27/01/2010 | Cập nhật: 31/12/2010
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 27/01/2010 | Cập nhật: 25/06/2010
Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 15/10/2009 | Cập nhật: 20/10/2009
Quyết định 03/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 26/01/2010 | Cập nhật: 08/07/2015
Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 12/02/2009 | Cập nhật: 17/02/2009