Quyết định số 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 3891/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Mạnh Hà |
Ngày ban hành: | 17/07/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/08/2013 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3891/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 ngày 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-BNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề;
Căn cứ Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề;
Căn cứ Quyết định số 2988/QĐ-UB ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về đề án phát triển 4 làng nghề nông thôn;
Căn cứ Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 9 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015;
Xét Tờ trình số 1221/TTr-SNN-PTNT ngày 03 tháng 7 năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020” (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Căn cứ nội dung Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt, các Sở, ngành, các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, quận liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đề án trên địa bàn thành phố.
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành và quận-huyện liên quan cân đối, trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển làng nghề.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các Sở ngành liên quan, cơ quan đoàn thể thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TÌNH HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
1. Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề
a) Lĩnh vực hoạt động của ngành nghề nông thôn, làng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, khu vực thành thị có 31 ngành nghề, khu vực nông thôn có 34 ngành nghề. Hoạt động ngành nghề nông thôn tại Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các loại hình theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện có 5 nhóm ngành chính: nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xây dựng, dịch vụ; nhóm công nghiệp; nhóm gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
Tính đến tháng 4 năm 2013, thành phố hiện có 19 làng nghề hoạt động và phát triển tại 7 quận - huyện (phụ lục 1). Có 4/19 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập: làng nghề đan đát Thái Mỹ, huyện Củ Chi; làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn; làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; làng nghề muối Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
Hiện có 4 làng nghề, làng nghề truyền thống đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai: làng nghề hoa kiểng Xuân - An - Lộc, quận 12; làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Các làng nghề này đều có ngành nghề hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố. Để phát triển ổn định, bền vững các làng nghề này cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển trong thời gian tới (phụ lục 2).
b) Số lượng hộ/cơ sở, lao động tham gia sản xuất tại làng nghề
Tính đến tháng 4 năm 2013, khu vực ngoại thành thành phố có khoảng 4.747 hộ/cơ sở, với 14.241 lao động tham gia phát triển sản xuất tại 19 làng nghề thuộc 7 quận - huyện.
c) Thu nhập của hộ, cơ sở tham gia sản xuất - kinh doanh tại làng nghề
Theo kết quả điều tra của Chi cục Phát triển nông thôn năm 2012, thu nhập bình quân của hộ dân làng nghề đạt 112,7 triệu đồng/hộ/năm (bình quân 36,94 triệu đồng/lao động/năm). Trong đó, hộ dân thuộc làng nghề hoa cây kiểng có thu nhập cao nhất là 134 triệu đồng/hộ/năm; hộ dân thuộc làng nghề muối có thu nhập thấp nhất là 43,6 triệu đồng/hộ/năm (phụ lục 3).
2. Đánh giá những thành tựu - tồn tại của ngành nghề nông thôn, làng nghề trong thời gian vừa qua
a) Thành tựu
- Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng được hoàn thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn nhằm thống nhất hành động của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với hoạt động hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
- Mức tăng trưởng bình quân 15%/năm, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên 118 triệu USD vào năm 2010. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như nghề mây tre đan, gỗ, gốm sứ,... Một số nghề mới như chế biến nông sản, thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh đã được mở mang. Nhiều sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu đến thị trường các nước như bánh tráng, sản phẩm chế biến từ da cá sấu, sản phẩm đan đát từ mây tre,...Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm.
- Việc phát triển ngành nghề và các làng nghề có thể thực hiện ở cả những vùng sâu thuộc thành phố (như các xã ở huyện Cần Giờ, Bình Chánh). Các cơ sở sản xuất tại làng nghề có thể phát triển ở nhiều loại hình từ hộ sản xuất gia đình đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã; có thể làm vệ tinh cho những đơn vị kinh tế lớn, có khả năng linh hoạt giải quyết những đơn đặt hàng dài.
- 65 ngành nghề thủ công truyền thống đã thu hút hơn 70.000 lao động. Những sản phẩm tranh gỗ, tượng gỗ, hàng sơn mài, đồ gỗ gia dụng chiếm tỷ trọng lớn (20%) trong giá trị xuất khẩu gỗ thời gian qua, cùng với tay nghề cao, giàu tâm huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ.
- Một số làng nghề thu hút đến trên 60% tổng số lao động của địa phương như làng nghề muối, làng nghề bánh tráng. Ngoài lao động thường xuyên, các hộ, cơ sở ngành nghề còn thu hút rất nhiều lao động thời vụ các công việc như đan đát, may gia công, đan giỏ xách…Trung bình mỗi hộ thu hút thêm từ 2-3 lao động, mỗi cơ sở thu hút 8 - 10 lao động thời vụ.
- Trở thành thành viên chính thức WTO, thị trường mở cửa nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện các cơ sở ngành nghề tại làng nghề tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành và mở rộng thị trường xuất khẩu.
b) Khó khăn
- Về công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống
Tính đến tháng 4/2013, trên địa bàn thành phố vẫn chưa có ngành nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nào được công nhận theo quy định của Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên nhân do chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất phát triển ngành nghề nông thôn chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Ngoài ra, theo quy định của Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đạt tiêu chí đầu tiên là rất khó thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, vì các hộ, cơ sở ngành nghề của thành phố sản xuất phân tán, không tập trung trên cùng một địa bàn.
- Về cơ chế, chính sách
Hệ thống quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, làng nghề chưa thống nhất; còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, một số địa phương. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gặp khó khăn về thực hiện chính sách về mặt bằng sản xuất, nguồn vốn tín dụng (thủ tục, hạn mức cho vay thấp, yêu cầu phải có tài sản thế chấp,...). Phát triển làng nghề vẫn mang tính tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu và thiết bị máy móc chậm đổi mới. Trên 80% các cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Trên 95% các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn đều sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Còn tồn tại nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Đó là sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực. Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong các hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, thời gian giao hàng hiện đang là khó khăn đối với các doanh nghiệp, cơ sở tham gia sản xuất-kinh doanh tại làng nghề, sản xuất thiếu ổn định do thiếu nguyên liệu. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường nên việc mở rộng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn phát triển chậm, mặc dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này hiện rất cao.
- Hệ thống mẫu mã, kiểu dáng và bao bì sản phẩm của làng nghề chưa đổi mới
Đa số sản phẩm của làng nghề là sản phẩm truyền thống, vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Một số làng nghề chỉ chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng có sẵn của khách hàng (như làng nghề đan đát Thái Mỹ). Việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ.
- Trình độ quản lý của hộ, cơ sở ngành nghề tại làng nghề chưa cao
Có 69,4% chủ hộ sản xuất tại làng nghề chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kiến thức quản lý, trong đó có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ 2,6%. Công tác đào tạo hướng dẫn, truyền nghề chưa được chú trọng đúng mức.
- Hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ và dịch vụ chưa phát triển
Làng nghề với các đặc trưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, thì cần có hệ thống hỗ trợ và dịch vụ đồng bộ hơn. Trong khi đó, hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ, nhất là trong các khâu sản xuất, khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác làng nghề
Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2013, toàn thành phố có 56 hợp tác xã nông nghiệp - ngành nghề nông thôn, có 10/56 hợp tác xã sản xuất - kinh doanh liên quan đến lĩnh vực ngành nghề nông thôn (trong đó có 7 hợp tác xã chuyên doanh) nhưng chỉ có 2 hợp tác xã được đánh giá hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra đối với xã viên, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất của hộ dân làng nghề (phụ lục 4). Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua đã góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân làng nghề (đặc biệt trong việc tìm kiếm đầu ra và nguồn nguyên liệu đầu vào) nhưng hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động tại làng nghề thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về vốn, về trang thiết bị, nhà xưởng,... cần được các cấp, các ngành có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Ô nhiễm môi trường làng nghề
Hiện nay chưa có làng nghề nào có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả.
1. Quan điểm
- Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hoà giữa sản xuất hàng hoá với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
- Hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề cần được xã hội hoá với sự hỗ trợ của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề phải gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát huy lợi thế so sánh của thành phố Hồ Chí Minh. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề phải được gắn kết với hoạt động du lịch hiện có tại thành phố, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá tại chỗ, tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm mới tại làng nghề.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Bảo tồn và phát triển làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống, là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Đây là các làng nghề đã được hình thành từ lâu đời.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững. Đây là các làng nghề có thể phát triển lan tỏa; làng nghề có thể gắn với hoạt động du lịch hoặc là những làng nghề được hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu.
- Xây dựng thí điểm một làng nghề tập trung có gắn kết với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố.
b) Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2013 - 2015
Bảo tồn và phát triển các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống, các làng nghề có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai. Đồng thời xây dựng thí điểm một mô hình làng nghề tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tổng số làng nghề cần bảo tồn và phát triển trong giai đoạn 2013 - 2015 là 9 làng nghề, trong đó:
- Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, bao gồm:
+ Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi)
+ Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn)
+ Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)
+ Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ): bảo tồn và phát triển làng nghề này theo hướng kết hợp du lịch sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm muối đã qua chế biến.
- Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững, bao gồm cả những làng nghề có thể phát triển lan tỏa, làng nghề gắn với du lịch hoặc những làng nghề hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu:
+ Làng nghề hoa, cây kiểng Xuân - An - Lộc (quận 12)
+ Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức)
+ Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi)
+ Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi)
- Xây dựng thí điểm 1 làng nghề tập trung, với quy mô 10-15ha tại Vườn Thực vật Củ Chi và dọc theo tuyến kênh Đông (mô hình làng nghề nuôi cá kiểng,…) có gắn kết với hoạt động du lịch tại thành phố.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đã thực hiện giai đoạn 2013 - 2015
Thực hiện “sản xuất tại làng nghề thân thiện với môi trường”; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm của làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch hiện có tại thành phố.
1. Giải pháp thực hiện
a) Về quy hoạch
- Từng quận huyện liên quan lập quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương theo hướng phát triển các làng nghề tại chỗ mang đậm nét văn hóa truyền thống và các làng nghề có khả năng phát triển độc lập, bền vững.
- Việc quy hoạch phát triển các làng nghề phải gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất của làng nghề, đồng thời gắn kết với hoạt động du lịch, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
- Phát triển làng nghề phải gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; ưu tiên phát triển các làng nghề có lợi thế về vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, lao động, công nghệ sản xuất như: sản xuất và chế biến da cá sấu, bánh tráng, đan đát,….
- Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở sản xuất làng nghề phải trên cơ sở có đầy đủ cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) để đảm bảo môi trường sinh thái.
b) Về chính sách đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề
- Về chính sách đất đai:
Áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, cụ thể như sau:
+ Các cơ sở, hộ ngành nghề nông thôn đang sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
+ Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.
+ Các cơ sở ngành nghề nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, gây trồng vùng nguyên liệu thì được ưu tiên cho thuê đất cùng với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển.
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề
+ Đối với các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề.
+ Đối với mô hình thí điểm làng nghề tập trung: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề.
c) Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề.
- Vận dụng, triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề (ngành nghề nông thôn) cho lao động nông thôn theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Nghiên cứu tổ chức các Hội thi, hàng năm tổ chức trao giải: “Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề, ngành nghề nông thôn”; đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân.
d) Về khoa học, công nghệ và môi trường
- Áp dụng các chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ và môi trường làng nghề theo quy định tại Điều 10, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, cụ thể như sau:
+ Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.
+ Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn thì được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.
+ Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, góp phần định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ Làng nghề xây dựng và áp dụng quản lý sản phẩm theo ISO, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HACCP).
- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường làng nghề. Áp dụng các loại phí, lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường làng nghề nói riêng và ngành nghề nông thôn nói chung.
đ) Về phát triển kinh tế tập thể
- Các làng nghề đã có hợp tác xã tiếp tục hỗ trợ kết nối thêm các đầu mối kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến đầu tư và đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ. Các làng nghề còn lại tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động thực sự có hiệu quả tiến đến thành lập ở mỗi làng nghề một hợp tác xã làng nghề thu hút số đông các hộ dân hoạt động trong làng nghề tham gia làm đầu mối kết nối với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, hợp tác xã, tổ hợp tác làng nghề này sẽ là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến từng hộ xã viên và hộ dân làng nghề.
- Vận dụng, triển khai Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt ”Đề án xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hỗ trợ hợp tác xã làng nghề phát triển, tập trung thực hiện các giải pháp: giải pháp về tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về đất đai, nhà xưởng; giải pháp về hỗ trợ tín dụng cho HTX.
- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới theo Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: mỗi hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới được hỗ trợ một phần kinh phí (nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng cho một hợp tác xã) để mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ thông tin liên lạc, hoạt động của bộ máy quản lý điều hành tại văn phòng giao dịch.
e) Về đầu tư, tín dụng
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là đầu tư thực hiện các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề.
- Đẩy mạnh công tác triển khai giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, tổ ngành nghề, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố tiếp cận được nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015:
+ Đối với các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề và được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định hiện hành.
+ Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề. Các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề; các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.
+ Đối với mô hình thí điểm làng nghề tập trung, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề. Các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông, nhằm hỗ trợ, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất của một số cơ sở, tổ ngành nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Nghiên cứu, áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.
g) Về xúc tiến thương mại
- Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm được Thành phố xác định là sản phẩm chủ lực của Làng nghề thành phố.
- Các cơ sở ngành nghề nông thôn được thành phố hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố và các quy định có liên quan khác.
- Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, doanh nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho các hợp tác xã làng nghề. Xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.
- Trung tâm xúc tiến Thương mại-Đầu tư, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố hỗ trợ các Làng nghề đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, như: nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa của các sản phẩm Làng nghề đang có nhu cầu lớn;...
- Hàng năm, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho Làng nghề. Đối tượng tham gia là các hộ, cơ sở, doanh nghiệp hợp tác xã; các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
h) 9 dự án ưu tiên trong giai đoạn 2013-2020:
1- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
2- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
3- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
4- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ):
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
5- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề hoa, cây kiểng Xuân-An-Lộc (quận 12):
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận 12
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
6- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
7- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
8- Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi)
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
9- Dự án xây dựng thí điểm làng nghề tập trung tại Vườn thực vật huyện Củ Chi
+ Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn)
+ Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
* Để phục vụ các dự án Làng nghề tập trung, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hồi lại vốn đầu tư tại các làng nghề với thời gian thực hiện trong 2 năm: 2013 - 2014.
i) Kinh phí thực hiện
Căn cứ các dự án ưu tiên thuộc đề án ”Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020”, các Sở ngành và Ủy ban nhân dân quận huyện có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện đối với từng dự án bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương, gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, định kỳ hàng năm trong giai đoạn 2013 - 2020 các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác bảo tồn và phát triển làng nghề, gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xem xét, thẩm định để bố trí kinh phí thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các Sở ngành có liên quan, các quận, huyện có làng nghề nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Tổ chức các Hội thi, tổ chức trao giải: “Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề, ngành nghề nông thôn”.
- Lập Dự án xây dựng thí điểm làng nghề tập trung tại Vườn thực vật huyện Củ Chi; xây dựng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hồi lại vốn đầu tư tại các làng nghề.
- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tiến độ thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện có liên quan: cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt, đảm bảo nhiệm vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các chương trình, dự án.
c) Sở Tài chính
- Bố trí ngân sách cho các đơn vị triển khai thực hiện đề án theo quyết định phê duyệt chương trình và kế hoạch thực hiện hằng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, quận huyện liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính và kiểm tra, quyết toán kinh phí thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, quận huyện liên quan nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở ngành, đoàn thể liên quan đề xuất các chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, mặt bằng sản xuất đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất phát triển làng nghề. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân làng nghề thực hiện các biện pháp xử lý chất thải có hiệu quả, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
đ) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; tăng cường nguồn nhân lực và tạo việc làm cho các làng nghề.
- Lồng ghép các chương trình, dự án đang thực hiện thuộc chức năng liên quan đến lao động, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm, giảm nghèo,... tại các làng nghề.
e) Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, quận huyện liên quan triển khai thực hiện công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ làng nghề quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ các làng nghề thực hiện công tác xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, triển lãm,...).
g) Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống tại thành phố; đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề.
i) Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền về Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
k) Hội Nông dân thành phố chỉ đạo các cấp hội cơ sở tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp và địa phương tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh tham gia thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020.
l) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận huyện
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương. Tăng cường chỉ đạo và khuyến khích liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện đề án.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương.
- Thực hiện hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các hợp tác xã thành lập mới theo đúng quy tŕnh của Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố./.
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2020 công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 18/08/2020 | Cập nhật: 21/09/2020
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính không liên thông trong lĩnh vực: Lâm nghiệp, Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 27/05/2020 | Cập nhật: 17/11/2020
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Phú Yên Ban hành: 12/12/2019 | Cập nhật: 06/02/2020
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế Phối hợp trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 29/11/2018 | Cập nhật: 17/01/2019
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu số 28 và 29 dự án Khu dân cư khu phố A&E, phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Ban hành: 19/07/2017 | Cập nhật: 26/07/2017
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm trong và ngoài tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2021” Ban hành: 07/06/2017 | Cập nhật: 24/08/2017
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 31/03/2017 | Cập nhật: 12/04/2017
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 15/09/2016 | Cập nhật: 29/09/2016
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2017 Ban hành: 12/09/2016 | Cập nhật: 07/03/2017
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình xây dựng và vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 17/10/2013 | Cập nhật: 14/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai, ba bánh, gắn máy, chở hàng bốn bánh có gắn động cơ một xy lanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 09/10/2013 | Cập nhật: 24/10/2013
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Hạt kiểm lâm huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Ban hành: 13/09/2013 | Cập nhật: 30/09/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí thư viện tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 26/08/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về việc tổ chức thực hiện Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Thái Bình Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 14/12/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương tỉnh Ninh Bình quản lý Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 20/08/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 20/07/2013 | Cập nhật: 31/01/2015
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, tiêu thụ, lưu thông khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 20/08/2013 | Cập nhật: 09/09/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước và chế độ đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài Ban hành: 29/07/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân được giao đất sản xuất nông nghiệp sử dụng ổn định sau khi chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 25/2011/QĐ-UBND Ban hành: 31/07/2013 | Cập nhật: 06/08/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp hàng tháng cho Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 07/08/2013 | Cập nhật: 02/10/2014
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 16/07/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 04/07/2013 | Cập nhật: 19/09/2013
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Đồng Nai Ban hành: 01/07/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam Ban hành: 14/06/2013 | Cập nhật: 07/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về quy mô công trình và thời hạn cấp giấy phép xây dựng tạm Ban hành: 03/07/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 10/06/2013 | Cập nhật: 31/10/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 04/06/2013 | Cập nhật: 13/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 28/12/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý, xây dựng và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 18/06/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định mức thu thuỷ lợi phí, phí dịch vụ lấy nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 13/06/2013 | Cập nhật: 17/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 25/06/2013 | Cập nhật: 11/12/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND bổ sung giá đất ở đô thị kèm theo Quyết định 58/2012/QĐ-UBND Quy định về giá đất, phân loại đất, phân khu vực đất và phân loại đường phố, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2013 Ban hành: 23/05/2013 | Cập nhật: 14/03/2014
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND điều chỉnh hệ số giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở đã quy định tại Quyết định 51/2011/QĐ-UBND Ban hành: 20/06/2013 | Cập nhật: 23/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc xây dựng và kiểm tra thực hiện đề án Ban hành: 20/06/2013 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 20/06/2013 | Cập nhật: 23/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 31/05/2013 | Cập nhật: 31/05/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 13/05/2013 | Cập nhật: 21/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND ban hành quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 05/06/2013 | Cập nhật: 07/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 11/04/2013 | Cập nhật: 18/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 24/04/2013 | Cập nhật: 26/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 20/03/2013 | Cập nhật: 22/03/2013
Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND về ban hành Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 26/03/2013 | Cập nhật: 19/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 03/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định 33/2011/QĐ-UBND Ban hành: 13/05/2013 | Cập nhật: 18/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý đoàn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 18/04/2013 | Cập nhật: 26/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 02/05/2013 | Cập nhật: 15/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm, học thêm đối với Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 16/05/2013 | Cập nhật: 02/05/2014
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô Ban hành: 09/04/2013 | Cập nhật: 10/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về phân bổ bổ sung kinh phí năm 2013 thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 28/03/2013 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, tuyển dụng, quản lý và nhiệm vụ của công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 20/05/2013 | Cập nhật: 30/01/2015
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng Ban hành: 16/05/2013 | Cập nhật: 21/06/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định giá tính thuế mặt hàng hải sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 09/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 16/04/2013 | Cập nhật: 21/05/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 06/03/2013 | Cập nhật: 09/03/2013
Quyết định 2041/QĐ-UBND điều chỉnh rút vốn, bổ sung kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2013 Ban hành: 11/10/2013 | Cập nhật: 20/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 21/03/2013 | Cập nhật: 02/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển kinh tế, xã hội thành phố Vũng Tàu đến năm 2015, có tính đến năm 2020 Ban hành: 20/02/2013 | Cập nhật: 29/03/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND Quy định Giải thưởng môi trường cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 19/10/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tỉnh Hà Nam Ban hành: 25/02/2013 | Cập nhật: 05/03/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 15/04/2013 | Cập nhật: 25/11/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 04/03/2013 | Cập nhật: 05/04/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 05/02/2013 | Cập nhật: 25/02/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2013 trên địa bàn huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 22/02/2013 | Cập nhật: 28/02/2013
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND sửa đổi Điều 7 quy định tổ chức và hoạt động của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 67/2008/QĐ-UBND Ban hành: 07/02/2013 | Cập nhật: 22/04/2013
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng thành tích công tác năm học 2011 - 2012 thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 05/11/2012 | Cập nhật: 09/11/2012
Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 18/04/2012 | Cập nhật: 18/05/2012
Quyết định 2636/QĐ-BNN-CB năm 2011 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Ban hành: 31/10/2011 | Cập nhật: 05/12/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2010/QĐ-UBND Quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 05/10/2011 | Cập nhật: 24/10/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND ban hành quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2011 – 2016 Ban hành: 30/08/2011 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Ninh Bình Ban hành: 12/09/2011 | Cập nhật: 28/02/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 23/09/2011 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 28, 30 và đơn giá bồi thường vật kiến trúc của bản quy định kèm theo Quyết định 1467/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Ban hành: 17/08/2011 | Cập nhật: 07/09/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về kiện toàn cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Ban hành: 05/09/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định đơn giá thuê đất sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Ban hành: 22/09/2011 | Cập nhật: 05/10/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão của tàu cá ở Cửa Gianh, tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 16/09/2011 | Cập nhật: 26/09/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 16/09/2011 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 04/08/2011 | Cập nhật: 06/09/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 15/08/2011 | Cập nhật: 22/05/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ tàu thuyền, xe ô tô, gắn máy trên địa bàn tỉnh Nam Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 29/06/2011 | Cập nhật: 22/11/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 23/06/2011 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND bãi bỏ việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 25/05/2011 | Cập nhật: 22/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Đu Đủ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 08/07/2011 | Cập nhật: 26/08/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 15/06/2011 | Cập nhật: 13/08/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 25/05/2011 | Cập nhật: 10/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 07/06/2011 | Cập nhật: 05/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 45/2006/QĐ-UBND quy định chi trả chế độ hỗ trợ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương Ban hành: 04/07/2011 | Cập nhật: 02/03/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 15/06/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy định tạm thời về tuyển dụng và nâng ngạch công chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 21/06/2011 | Cập nhật: 05/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy định chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/06/2011 | Cập nhật: 06/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định đơn giá thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 13/06/2011 | Cập nhật: 28/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bến Tre với các hội thành viên, các sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 20/06/2011 | Cập nhật: 27/02/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 17/06/2011 | Cập nhật: 19/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về điều chỉnh mức thu phí vệ sinh đối với các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 30/05/2011 | Cập nhật: 10/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định thu phí qua Phà Sa Đéc - Bình Thạnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 09/06/2011 | Cập nhật: 10/09/2012
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 16/05/2011 | Cập nhật: 06/10/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về “Quy định chế độ hỗ trợ đối với người áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội tỉnh” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 20/05/2011 | Cập nhật: 01/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung điều 25 của Quyết định số 2430/2005/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương Ban hành: 06/05/2011 | Cập nhật: 12/03/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định về số lượng, chính sách hỗ trợ, chức năng, nhiện vụ và tiêu chuẩn của khuyến nông viên cấp xã và cộng tác viên khuyến nông thôn, bản trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 20/05/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về tổ chức, cán bộ và hoạt động của thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 12/05/2011 | Cập nhật: 20/05/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 21/04/2011 | Cập nhật: 04/05/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về ban hành quy định đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng – huyện Bảo Lâm do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 04/04/2011 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 29/03/2011 | Cập nhật: 31/03/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ Ban hành: 07/04/2011 | Cập nhật: 28/02/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Bác Ái kèm theo quyết định 467/2009/QĐ-UBND Ban hành: 14/04/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về kiện toàn mạng lưới nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và thú y thôn bản trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 22/04/2011 | Cập nhật: 11/08/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND công bố bộ thủ tục hành chính Cấp tỉnh thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 24/02/2011 | Cập nhật: 28/03/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công và quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 19/04/2011 | Cập nhật: 19/07/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 09/03/2011 | Cập nhật: 23/03/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND thay thế phụ lục 3 theo Quyết định 10/2011/QĐ-UBND Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 26/02/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về xử lý vướng mắc khi áp dụng chế độ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi (kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2010 đến ngày 12 tháng 11 năm 2010) lớn hơn diện tích lô tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 02/03/2011 | Cập nhật: 13/05/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 07/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 09/04/2011 | Cập nhật: 15/04/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 28/04/2011 | Cập nhật: 11/08/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định về trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 28/04/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND bổ sung chỉ tiêu đào tạo cho trường trung học văn hoá Nghệ thuật tỉnh đã giao tại Quyết định 41/2010/QĐ-UBND Ban hành: 09/04/2011 | Cập nhật: 04/07/2013
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND áp dụng thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 30/01/2011 | Cập nhật: 09/03/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường, hỗ trợ tài sản khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 14/02/2011 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy hoạch hoạt động karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 17/03/2011 | Cập nhật: 07/05/2011
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 28/01/2011 | Cập nhật: 27/02/2013
Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông Ban hành: 15/11/2010 | Cập nhật: 25/11/2010
Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông Ban hành: 08/01/2010 | Cập nhật: 14/01/2010
Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 18/12/2006 | Cập nhật: 23/12/2006
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2006 bổ sung số lượng cán bộ không chuyên trách để bố trí tăng biên chế cho Công an xã Ban hành: 31/12/2006 | Cập nhật: 20/11/2014
Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2006 điều chỉnh giá đất ở khu vực thuộc thị xã Cẩm Phả tại Quyết định 4915/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Ban hành: 18/07/2006 | Cập nhật: 30/05/2012
Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 07/07/2006 | Cập nhật: 13/07/2006
Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 24/11/2000 | Cập nhật: 24/11/2010