Quyết định 35/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: 35/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Nguyễn Thành Long
Ngày ban hành: 22/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2017/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 22 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cNghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 142/2015/TT-BTC ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tui;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 3669/TTr-STC ngày 19 tháng 10 năm 2017 về việc ban hành Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2017.

2. Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành Quy định về công tác quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Website Chính phủ;
- TTr.T
U, TTr.HĐND tỉnh (để b/c);
- CT và Các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội T
nh;
-
Ủy ban MTTQVN Tnh;
- Các Đoàn thể cấp Tỉnh;
- Sở Tư pháp (KTVB);
- Đài P.thanh-Truyền hình T
nh;
- Báo BR - VT;
- Trung tâm Công báo- Tin học tỉnh;
- Như Điều 2;
- Sở Tài chính;
- Lưu: VT, STC(2).H(60).TH4.
(24/10/2017)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
K
T CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Long

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dữ liệu về giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện bình ổn giá

1. Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý.

Khi giá cả thị trường các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá tăng hoặc giảm quá 10%, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện:

a) Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố theo thẩm quyền các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá (gọt tắt là Nghị định số 177/2013/NĐ-CP);

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo phân cấp quản lý;

c) Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường và Chính phủ đã có quyết định biện pháp bình ổn giá, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì cùng các cơ quan liên quan thực hiện:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa theo phân cấp quản lý;

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn của các Bộ.

Điều 4. Thực hiện đăng ký giá để bình ổn giá

1. Trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với mặt hàng cụ thể thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá bắt đầu từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đăng ký giá có hiệu lực và trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc lập Biểu mẫu đăng ký giá theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (gọt tắt là Nghị định số 149/2016/NĐ-CP), Điều 5 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (gọi tắt là Thông tư số 56/2014/TT-BTC), Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 08/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi (gọi tắt là Thông tư số 08/2017/TT-BCT) và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác có liên quan gửi Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Phân công thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá:

a) Sở Tài chính tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ;

b) Sở Công Thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá các mặt hàng quy định tại điểm 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ;

c) Sở Y tế tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá các mặt hàng quy định tại điểm 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ;

d) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá các mặt hàng quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i và điểm k Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ;

3. Sở Tài chính, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá theo quy trình quy định tại Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BTC và Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT-BCT. Sở Y tế tiếp nhận và rà soát Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký giá trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Phân công trách nhiệm cơ quan xây dựng phương án giá, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính

1. Giá dịch vụ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh (học phí): Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh (trừ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế): Sở Y tế.

Điều 6. Phân công trách nhiệm cơ quan xây dựng phương án giá, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính

1. Giá các loại đất: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai

2. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án giá hoặc có ý kiến về phương án giá do các đơn vị xây dựng phương án giá đối với những hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

b) Giá dịch vụ sử dụng cảng cá được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý.

c) Giá cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý: căn cứ mức giá tối đa theo quy định tại Thông tư số 280/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các quy định khác có liên quan, các đơn vị cung ứng dịch vụ lập hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét. Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính thẩm định. Căn cứ ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá cụ thể nhưng không được cao hơn mức giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ Tài chính quy định.

4. Sở Xây dựng xây dựng phương án giá hoặc có ý kiến về phương án giá do các đơn vị xây dựng phương án giá đối với những dịch vụ sau:

a) Giá cho thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở: Chủ đầu tư xây dựng phương án giá gửi Sở Xây dựng xem xét, kiểm tra. Sau khi xem xét, Sở Xây dựng gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính có ý kiến thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá theo quy định.

b) Giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.

c) Giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

d) Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập phương án giá tối đa gửi Sở Xây dựng xem xét. Sau khi rà soát phương án giá, Sở Xây dựng gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Xây dựng hoàn thiện phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án giá cụ thể đối với dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc cho phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

6. Sở Công Thương xây dựng phương án giá hoặc có ý kiến về phương án giá do các đơn vị xây dựng phương án giá đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ như sau:

a) Giá cụ thể đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hành tại chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Ban Quản lý dự án hoặc Tổ quản lý chợ xây dựng phương án giá gửi Sở Công Thương xem xét đề xuất mức giá cụ thể. Sau khi rà soát phương án giá, Sở Công Thương gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án giá cụ thể theo quy định.

b) Giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư xây dựng phương án giá gửi Sở Công Thương đề xuất mức giá tối đa. Sau khi rà soát phương án giá, Sở Công Thương gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá tối đa theo quy định.

7. Giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây đường bộ để kinh doanh:

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp: đơn vị đầu tư xây đường bộ để kinh doanh lập phương án giá theo hình thức giá tối đa gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau đó, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá tối đa theo quy định.

b) Trường hợp Sở Giao thông vận tải không quản lý trực tiếp:

Đơn vị đầu tư xây đường bộ để kinh doanh lập phương án giá theo hình thức giá tối đa gửi về cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, kiểm tra và gửi Sở, ngành liên quan đóng góp ý kiến. Sau đó, cơ quan quản lý trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá tối đa theo quy định.

8. Khung giá đối với dịch vụ sử dụng đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý:

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau khi xem xét, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

b) Trường hợp Sở Giao thông vận tải không quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi về cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, kiểm tra và gửi Sở, ngành liên quan đóng góp ý kiến. Sau đó, cơ quan quản lý trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

9. Giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý:

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức giá tối đa gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau khi xem xét, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá tối đa theo quy định.

b) Trường hợp Sở Giao thông vận tải không quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức giá tối đa gửi về cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, kiểm tra và gửi Sở, ngành liên quan đóng góp ý kiến. Sau đó, cơ quan quản lý trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá tối đa theo quy định.

10. Khung giá đối với dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga: (bao gồm dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container, dịch vụ lai dắt thuộc khu vực cảng biển) do địa phương quản lý:

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau khi xem xét, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

b) Trường hợp Sở Giao thông vận tải không quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi về cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, kiểm tra và gửi Sở, ngành liên quan đóng góp ý kiến. Sau đó, cơ quan quản lý trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

11. Khung giá đối với dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga (bao gồm cảng, bến thủy nội địa) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý:

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau đó, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

b) Trường hợp Sở Giao thông vận tải không quản lý trực tiếp:

Đơn vị kinh doanh lập phương án giá theo hình thức khung giá gửi về cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, kiểm tra và gửi Sở, ngành liên quan đóng góp ý kiến. Sau khi xem xét, cơ quan quản lý trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá theo quy định.

12. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ xây dựng phương án giá gửi Sở quản lý ngành xem xét, sau đó Sở quản lý ngành gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính có ý kiến thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở quản lý ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá theo quy định.

13. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ xây dựng phương án giá gửi Sở quản lý ngành xem xét, sau đó Sở quản lý ngành gửi hồ sơ phương án giá về Sở Tài chính có ý kiến thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở quản lý ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức trợ giá, trợ cước theo quy định.

14. Giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành.

Điều 7. Phân công trách nhiệm cơ quan xây dựng phương án giá và lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

1. Giá nước sạch sinh hoạt: đơn vị cấp nước sạch căn cứ khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính quy định; quy chế tính giá; nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch do Nhà nước ban hành đxây dựng phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô

a) Trường hợp Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý trực tiếp: đơn vị kinh doanh vận tải lập phương án giá gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, kiểm tra. Sau đó, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Trường hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố là đơn vị quản lý trực tiếp: các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng phương án giá gửi về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét, kiểm tra. Sau đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố gửi Sở Giao thông vận tải có ý kiến, Sở Giao thông vận tải xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và hoàn chỉnh hồ sơ phương án giá gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

3. Giá dịch vụ trông giữ xe:

a) Giá cụ thể đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập phương án giá đề xuất mức giá cụ thể gửi về Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức giá cụ thể áp dụng chung trên địa bàn tỉnh.

b) Giá tối đa đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư lập phương án giá gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét, đề xuất mức giá tối đa gửi về Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức giá tối đa áp dụng chung trên địa bàn tỉnh.

4. Giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành.

Điều 8. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá

1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì cơ quan được phân công xây dựng phương án giá tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định này có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh giá.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Văn bản kiến nghị điều chỉnh giá của các tổ chức, cá nhân phải nêu rõ lý do, cơ sở xác định mức giá và gửi về cơ quan được phân công xây dựng phương án giá tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định này để được xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh hoặc trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bằng văn bản nếu kiến nghị điều chỉnh giá không hợp lý.

Điều 9. Quy trình phối hợp

1. Trường hợp Sở Tài chính có ý kiến thẩm định bằng văn bản để Sở quản lý ngành hoàn chỉnh phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

a) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được phân công xây dựng phương án giá theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định này có trách nhiệm lập Hồ sơ phương án giá theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC và các quy định khác có liên quan, gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh phương án giá gửi về Sở Tài chính đề nghị thẩm định;

b) Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá, Sở Tài chính phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá;

c) Cơ quan được phân công xây dựng phương án giá tổng hợp ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị quyết định giá;

d) Trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giá.

2. Trường hợp Sở quản lý ngành hoàn chỉnh phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

a) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được phân công xây dựng phương án giá theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định này có trách nhiệm lập Hồ sơ phương án giá theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC và các quy định khác có liên quan, gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh phương án giá gửi về Sở Tài chính đề nghị thẩm định;

b) Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án giá;

c) Trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án giá của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giá.

Điều 10. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá và phân công thẩm quyền tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá

1. Hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá. Các cơ quan được phân công tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy định này.

b) Sở Tài chính tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ: Xi măng, thép xây dựng; dịch vụ tại cảng biển; sách giáo khoa; Etanol nhiên liệu không biến tính; khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG); Ô tô nhập khẩu, sản xuất trong nước dưới 15 chỗ ngồi; xe gắn máy nhập khẩu, sản xuất trong nước.

c) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với: Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi.

d) Sở Công Thương tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

đ) Sở Y tế tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ: Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giá dịch vụ lưu trú cho thuê phòng nghỉ, khách sạn; giá dịch vụ du lịch tại bãi biển (cho thuê phao, dù, lều bạt, ghế bố, tắm nước ngọt, kính lặn); giá vé tham quan tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

g) Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo thực hiện tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá đối với một số dịch vụ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này và các dịch vụ khác trên địa bàn huyện như sau:

a) Giá dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, tàu thủy, ca nô, dịch vụ bơi lặn;

b) Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi;

c) Dịch vụ ăn uống;

d) Dịch vụ du lịch sinh thái được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thu giá dịch vụ tại Vườn quốc gia Côn Đảo.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện:

a) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương tại từng thời điểm để trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá cho phù hợp;

b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh mục các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai giá.

4. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải:

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, trong trường hợp cần thiết, Sở Giao thông vận tải có ý kiến đề xuất gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải (kinh doanh vận tải bằng hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô) và danh mục dịch vụ hỗ trợ vận tải vào danh mục dịch vụ phải thực hiện kê khai giá. Danh mục dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (gọi tắt là Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT).

5. Trách nhiệm của các cơ quan tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá:

a) Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 16 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP , khoản 10 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP , khoản 2, khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 233/2016TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác có liên quan.

b) Sở Công Thương: Tổ chức tiếp nhận và soát văn bản kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP , khoản 10 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP , Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác có liên quan.

c) Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo tổ chức tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 16 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP , khoản 10 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP , quy định tại Điều 3 Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác có liên quan.

d) Sở Y tế tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 11. Phân công trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc kiểm tra thực hiện niêm yết giá

1. Sở Tài chính hướng dẫn và phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các quy định về việc niêm yết giá.

2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan:

a) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh;

b) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành giá quy định của Nhà nước đối với một số mặt hàng thiết yếu: xăng, dầu, sắt thép, xi măng, phân bón vô cơ, khí hoá lỏng, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, rau củ quả;

c) Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh, khan hiếm hàng hóa, sự biến động của thị trường để tăng giá, ép giá bất hợp lý.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tổ chức kiểm tra niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: Phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi gia súc.

4. Sở Giao thông vận tải: tổ chức kiểm tra niêm yết giá cước vận tải hành khách bằng ôtô, tàu cánh ngầm.

5. Sở Du lịch: tổ chức kiểm tra niêm yết giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực du lịch.

6. Sở Y tế: tổ chức kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá các mặt hàng: thuốc khám, chữa bệnh cho người.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

Điều 12. Cơ sở dữ liệu về giá

1. Đối tượng xây dựng cơ sở dữ liệu về giá

Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

2. Nội dung cơ sở dữ liệu về giá

a) Giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

b) Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá;

c) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

đ) Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

e) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ cần thiết khác phục vụ công tác dự báo và quản lý nhà nước về giá;

g) Giá trị tài sản được thẩm định giá (đất đai, nhà, công trình xây dựng, máy, tài sản khác) theo quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá;

h) Các thông tin khác phục vụ công tác quản lý giá theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm:

a) Các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành: các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật liên quan; các quyết định, văn bản điều hành, tài liệu, hồ sơ về giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố, ban hành.

b) Thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về giá tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập và do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;

c) Thông tin do các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá, cung cấp thông tin giá cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã được phép công khai thông tin.

d) Thông tin, tài liệu về tài sản được thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá cung cấp; thông tin, tài liệu do các doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp theo quy định của pháp luật và các trường hợp cần thiết khác phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước.

đ) Thông tin do các cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu giá chia sẻ, kết nối, báo cáo theo chế độ quy định.

e) Thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về giá chuyên ngành chia sẻ, báo cáo, mua từ các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin.

g) Các nguồn thông tin khác, bao gồm: Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu, phân phối; nguồn thông tin từ các bản tin về giá được phép lưu hành; nguồn thông tin từ các tổ chức hội, hiệp hội ngành hàng; nguồn thông tin khai thác từ mạng internet, tạp chí, sách báo và phương tiện truyền thông khác.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan;

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của pháp luật về giá;

c) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về quản lý giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quy định này;

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Tham gia phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của pháp luật về giá;

b) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về quản lý giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định này; triển khai và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, biện pháp, quyết định về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngành và địa bàn quản lý;

c) Định kỳ vào ngày 01/12 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo tình hình thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đồng gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan:

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giá;

b) Mọi công dân đều có quyền và trách nhiệm giám sát, phản ánh việc tuân thủ quy định pháp luật về giá của các cơ quan quản lý Nhà nước; các tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

c) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo rộng rãi Quy định này để mọi tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh gửi về Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.





Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá Ban hành: 14/11/2013 | Cập nhật: 20/11/2013