Quyết định 32/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: 32/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 30/07/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2013/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 30 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ sửa đổi bsung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 28/TTr-SLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công thương, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT. Tnh ủy;
- TT. HĐNĐ tnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tnh;
- Sở Tư pháp;

- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận;
- Báo Bình Thuận;

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Như Điều 3;
- Chánh, PVP.UBND tỉnh;

- Lưu: VT, VXDL BVy.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quy
ết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 07 năm 2013 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý lao động người nước ngoài và trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sdụng lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Tư pháp, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh (sau đây gọi chung là các cơ quan phối hợp) và UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện);

2. Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) có sử dụng lao đng người nước ngoài, bao gồm:

a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;

b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tchức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế;

d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tchức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ;

đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

e) Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, ththao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập;

g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;

h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

i) Các tchức hành nghluật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

m) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Đm bảo thống nhất công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tnh, đng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2. Công tác phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức đã được pháp luật quy định.

Điều 4. Nội dung phối hợp

1. Xây dựng kế hoạch, chương trình và tchức tuyên truyền, tập hun hưng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

2. Phối hợp trong việc hướng dẫn trình tự thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động, thẻ thường trú, tạm trú, lý lịch tư pháp và những nội dung công việc khác có liên quan đến quản lý và sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

3. Phi hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tnh.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chtrì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Ban quản lý các khu công nghiệp, các cơ quan có liên quan trong việc quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và phổ biến các quy định ca pháp luật lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

3. Tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động, danh sách trích ngang và các giấy tờ của người nước ngoài vào làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài (trừ các khu vực đã ủy quyền) theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài (trừ các khu vực đã ủy quyền) theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi danh sách lao động người nước ngoài đã được cp, gia hạn, cấp lại giy phép lao động cho Công an tỉnh đ thc hiện việc cấp thị thực, thẻ tạm trú cho lao động người nước ngoài.

6. Xây dựng kế hoạch và chủ trì việc phối hp tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

7. Định kỳ hàng quý phối hợp với Công an tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp và các ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tnh.

8. Theo dõi, kiểm tra việc cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động, qun lý hsơ lao động người nước ngoài của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh (tại các khu vực đã ủy quyn).

Điều 6. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

1. Phi hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp.

2. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đnghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động, danh sách trích ngang và các giấy tờ của người nước ngoài vào làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các khu vực được ủy quyền theo văn bản ủy quyền của SLao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận.

3. Thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho nguời nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực được ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Định kỳ trước ngày 28 hàng tháng, Ban Quản lý các khu công nghiệp báo cáo danh sách lao động người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp đã được cấp, gia hạn và cấp lại giấy phép lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp danh sách gửi Công an tỉnh thực hiện việc cấp thị thực, thẻ tạm trú cho lao động người nước ngoài.

5. Xây dựng kế hoạch phối hợp kim tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu vực được y quyền.

6. Định kỳ hàng quý, phối hợp với SLao động - Thương binh và Xã hội, Công an tnh và các ngành có liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các qui định của pháp luật Việt Nam đối với lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài.

7. Theo dõi, tng hợp tình hình lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, định kỳ sáu tháng trước ngày 10 tháng 7 và hàng năm trước ngày 10 tháng 1 năm sau gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo y ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài về những quy định pháp luật liên quan đến lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài. Hướng dẫn trình tự, thủ tục và thực hiện cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, gia hạn tạm trú xác nhận tạm trú, hướng dẫn khai báo tạm trú qua mạng internet cho lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

3. Cung cấp cho Sở Tư pháp các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài.

4. Định kỳ hàng tháng trao đổi thông tin với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh về số lượng lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tnh.

2. Tiếp nhận, cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tnh theo quy định của pháp luật.

3. Phi hợp kim tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh được sử dụng lao động người nước ngoài theo quy định.

2. Cung cấp các thông tin có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đu tư, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài trên đa bàn tỉnh Bình Thuận cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi có yêu cầu.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Chỉ đạo các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài tchức khám sức khỏe cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế và yêu cầu của lao động người nước ngoài.

2. Công bố cụ thể những bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho lao động người nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế.

3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra những đối tượng là người nước ngoài đăng ký hành nghề Y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Công thương

1. Phối hợp vi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh xác minh đối tượng là ngưi nước ngoài di chuyn nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Công thương.

2. Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện, chi nhánh Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Cấp, cp lại, sửa đi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp với các Sở, ban, ngành tchức tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn.

2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chặt chsố lao động người nước ngoài đangm việc sinh sng tại địa phương.

3. Định kỳ sáu tháng trước ngày 10 tháng 7 và hàng năm trước ngày 10 tháng 01 năm sau báo cáo tình hình lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 13. Trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài

1. Thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển chọn, quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam; Nghđịnh số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyn dụng và qun lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kim tra, quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài tại cơ quan, đơn vị mình.

3. Định kỳ sáu tháng trước ngày 05 tháng 7 và hàng năm trước ngày 05 tháng 1 năm sau, báo cáo tình hình sử dụng lao động người nước ngoài vSở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp (khu vực được ủy quyền). Đng thời thực hiện chế độ báo cáo đột xuất theo yêu cu của cơ quan quản lý nhà nước về tình hình tuyển, sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại đơn vị mình.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Triển khai thực hiện Quy chế

1. Các cơ quan phối hợp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tchức thực hiện nghiêm Quy chế này. Các cơ quan phi hợp cử cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở kế hoạch đã thng nhất giữa các ngành. Trường hợp cần thông tin, tài liệu cung cấp cho công tác quản lý, cơ quan phối hợp có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan đề nghị.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế này, định kỳ sáu tháng trước ngày 10 tháng 7 và hàng năm trước ngày 10 tháng 01 năm sau báo cáo tình hình lao động người nước ngoài về Ủy ban nhân dân tnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài nếu làm tốt công tác tuyn dụng, quản lý và sdụng lao động người nước ngoài sẽ được khen thưng theo quy định hiện hành. Trường hp vi phạm pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.