Quyết định 318/2014/QĐ-UBND về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: 318/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
Ngày ban hành: 08/07/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/2014/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 08 tháng 7 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết số 128/2014/NQ-HĐND17 ngày 24/4/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVII về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2014.

Đối với một số nội dung công việc đã triển khai dở dang, tiếp tục được thực hiện theo quyết định 30/2012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 đến hết tháng 12 năm 2014.

Quyết định này thay thế các Quyết định của UBND tỉnh: số 30/1012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 về ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; số 39/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 về việc điều chỉnh mức phụ cấp đối với nhân viên thú y cấp xã và quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với cộng tác viên thú y thôn, khu phố; số 53/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về ban hành quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ TP, NN&PTNT (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCTUBND tỉnh;
- MTTQ và các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- Các ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Trung tâm Công báo tỉnh và Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NN.TN, KTTH, PVPTN, CVP.

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Nhường

 

QUY ĐỊNH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 318 /2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã, thuộc các lĩnh vực: Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; giao thông nông thôn; trường học (trường THCS công lập, tiểu học công lập, mầm non công lập); trụ sở xã; nhà văn hóa thôn; trạm y tế; kiên cố hóa kênh mương; chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, có tham gia các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. UBND các xã có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng.

1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo các mức hỗ trợ tại quyết định này phần còn lại sử dụng từ ngân sách huyện, xã và nguồn khác.

2. Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.

3. Đối với Máy móc thiết bị được hỗ trợ phải là máy mới, các Dự án, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật chỉ được hỗ trợ một lần.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Điều 4. Hỗ trợ sản xuất trồng trọt

1. Hỗ trợ sản xuất giống

Hỗ trợ 70% giá giống đối với giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất lúa nguyên chủng hoặc đối với giống rau, màu để sản xuất giống rau màu các loại (danh mục giống, rau, màu do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định hàng năm).

2. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất lúa hàng hóa

2.1. Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm cho toàn bộ diện tích trồng 2 vụ lúa.

2.2. Hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha/vụ cho toàn bộ diện tích sản xuất cây vụ đông, rau màu vụ xuân và vụ mùa.

2.3. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha/vụ cho vùng sản xuất lúa tập trung có quy mô từ 3ha trở lên được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

3. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn

3.1. Hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 0,5 ha rau chuyên canh trở lên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được cấp thẩm quyền cấp.

3.2. Hỗ trợ 100.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu, cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 0,5 ha rau chuyên canh trở lên được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Điều 5. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi

Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP , ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của tỉnh như sau:

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô từ 500 con trở lên, gia cầm( gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng) có quy mô từ 5000 con đối với gia cầm nuôi sinh sản và 10.000 con đối với gia cầm nuôi lấy thịt được hỗ trợ như Khoản 1, Điều 11 của Nghị định trên.

- Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm (cơ sở cụ thể do UBND tỉnh quyết định) được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do nhà nước quy định.

- Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong 01 năm đầu và 50% cho 01 năm tiếp theo (đơn giá thuê mặt bằng do Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công bố hàng năm).

- Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 2 đợt chính/ năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng (cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò), bệnh tai xanh, bệnh dịch tả (cho lợn nái, lợn đực giống), bệnh dại (cho đàn chó, mèo), bệnh cúm gia cầm (cho đàn gà, vịt, ngan).

Điều 6. Hỗ trợ phát triển thủy sản

1. H tr ln đu 15.000.000 đng/ha đ mua máy qut nưc, máy bơm, a cht, chế phm sinh hc đ x lý môi trưng cho các h, các cơ s ni cá thâm canh nm trong vùng tp trung có quy mô t 10 ha tr lên, theo đ án đưc UBND tỉnh phê duyệt.

2. H tr 2.000.000 đồng/ha/năm trong 2 năm đu đ mua cá giống cho c t chc cá nhân tiếp nhn k thut nuôi cá thâm canh đưc UBND tỉnh phê duyt (đi tưng cá ging do Sở NN & PTNT xác đnh hàng năm).

3. H tr 15.000.000 đng/lồng kinh phí mua vt tư đ lp đt lồng ni cá trên sông kích tc ti thiu là 6m x 6m x 3m = 108m3.

Điều 7. Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm.

1. Hỗ trợ lần đầu 30% kinh phí mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp nhưng không quá 180.000.000 đồng/máy, máy phun thuốc trừ sâu không quá 7.000.000 đồng/máy để phục vụ sản xuất, nếu cam kết phục vụ trên địa bàn ít nhất 3 năm, giao cho UBND xã theo dõi giám sát các máy được hỗ trợ.

2. Hỗ trợ 100% kinh phí mua thiết bị lạnh để xây dựng kho lạnh, để bảo quản giống, nông sản, thực phẩm nhưng không quá 150.000.000 đồng/kho (150m3 trở lên)

3. Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng chuyên dùng cho siêu thị bán sản phẩm nông sản thực phẩm điểm (cơ sở cụ thể do UBND tỉnh quyết định), không quá 500.000.000 đồng/1 siêu thị/huyện (Giao sở Tài chính và Sở Nông nghiệp & PTNT xác định danh mục và giá các loại thiết bị trên).

4. Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng bán sản phẩm nông sản, thực phẩm cho cửa hàng có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không quá 25.000.000 đồng/1 cửa hàng 20m2 trở lên.(Giao sở Tài chính và Sở Nông nghiệp & PTNT xác định danh mục và giá các loại thiết bị trên)

Điều 8. Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ

1. Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập huấn:

- Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến văn bản pháp luật cho nông dân trong các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp và người trực tiếp tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Hỗ trợ sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Hỗ trợ 30% vật tư, thiết bị của dự án nhưng không quá 10 tỷ đồng/ dự án cho tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, (cơ quan chuyển giao công nghệ cao được Bộ chuyên ngành cấp phép).

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình, đề án: Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư, nguyên nhiên vật liệu để xây dựng mô hình, đề án sản xuất, trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp (Danh mục hỗ trợ giao Sở Nông nghiệp và PTNT quy định cụ thể cho từng mô hình, các đề án phải được UBND tỉnh phê duyệt).

Điều 9. Chính sách ưu đãi khuyến khích sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm

Các tổ chức kinh tế và cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng và đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ như sau:

1. Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng.

2. Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản thực phẩm an toàn, kinh phí chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.

Điều 10. Hỗ trợ nhân viên thú y cấp xã, phường cộng tác viên thú y thôn, khu phố và cộng tác viên kiểm lâm cụ thể như sau:

1. Mức phụ cấp hàng tháng của nhân viên thú y cấp xã, phường:

- Người có trình độ đại học: Được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,0 hệ số lương cơ bản;

- Người có trình độ cao đẳng, trung cấp: Được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 0,8 hệ số lương cơ bản;

2. Đối với cộng tác viên thú y thôn, khu phố: Được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 0,3 hệ số lương cơ bản.

3. Hỗ trợ cho lực lượng cộng tác viên kiểm lâm ở các thôn, xã, phường có rừng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, với mức phụ cấp hàng tháng bằng 0,3 hệ số lương cơ bản, lực lượng công tác viên không quá 28 người.

Mục 2. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN

Điều 11. Hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

1.Công trình xử lý nước thải bằng bể Bioga: Ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.200.000 đồng/1 bể.

2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch

a. Đối với các dự án Nhà nước trực tiếp đầu tư.

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% tổng dự toán được phê duyệt, bao gồm: Khu đầu mối và hệ thống đường ống cấp nước (hệ thống đường ống chính và đường ống nhánh). Nhân dân đóng góp để đấu nối với hệ thống đường ống nhánh, bao gồm: Đồng hồ đo nước, đường ống dẫn nước từ đồng hồ vào đến hộ gia đình.

b. Đối với các dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư.

- Dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư 40% tổng dự toán được phê duyệt: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 60% tổng dự toán được phê duyệt và được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho phần vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (40% tổng dự toán được phê duyệt), trong thời gian 5 năm, kể từ ngày khởi công công trình.

- Dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư 100% tổng dự toán được phê duyệt để đầu tư xây dựng khu đầu mối và hệ thống đường ống (hệ thống đường ống chính và đường ống nhánh): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho phần vốn đầu tư trong thời gian 10 năm, kể từ ngày khởi công công trình.

c. Đối với các dự án nối mạng cấp nước sạch từ công trình cấp nước của khu công nghiệp hoặc đô thị đến các xã, thị trấn liền kề, nhà nước hỗ trợ 100% tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho chủ đầu tư để lắp đặt đường ống chính và đường ống nhánh.

Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có phương án tổ chức kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, có năng lực quản lý, khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy mô công trình: Thực hiện chủ yếu theo cụm xã, gồm: Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và nối mạng các xã, thị trấn gần khu công nghiệp hoặc đô thị.

Quản lý, vận hành trước, sau đầu tư và các nội dung khác, thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, thời gian khai thác, sử dụng tối thiểu 30 năm,

Điều 12. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu và đường giao thông nông thôn

1. Hỗ trợ xây dựng đường trục xã (gồm cầu và đường) bằng 2 tỷ đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp A trong Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao Thông Vận tải).

2. Đường giao thông liên thôn, thôn, xóm, (bao gồm cầu và đường) hỗ trợ bằng 1,5 tỷ đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp B trong Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao Thông Vận tải).

Điều 13. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh mương.

Dự án đầu tư kiên cố hóa kênh loại 3 có nguồn nước từ trạm bơm cục bộ đến khu sản xuất tập trung, nằm trong vùng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, ngân sách tỉnh hỗ trợ 250.000.000 đồng/1km.

Điều 14. Hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trụ sở UBND cấp xã và nhà văn hóa thôn.

1- Hỗ trợ Xây dựng mới trụ sở UBND cấp xã bằng 5.200.000 đồng/m2 xây dựng. Nâng cấp cải tạo, trụ sở UBND cấp xã không quá 3.200.000 đồng/m2 xây dựng, nhưng không quá 825m2 (theo Thiết kế mẫu do sở xây dựng công bố).

2- Hỗ trợ Xây dựng mới nhà văn hóa thôn bằng 5.200.000 đồng/m2 xây dựng. Nâng cấp cải tạo nhà văn hóa thôn không quá 3.200.000 đồng/m2, nhưng không quá 561m2 đối với thôn loại 1 và loại 2 và 313,5m2 đối với thôn loại 3 (theo Thiết kế mẫu do Sở Xây dựng công bố).

Điều 15. Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp Trường học

Hỗ trợ Xây dựng mới Trường học bằng 5.200.000 đồng/m2 xây dựng( không quá 370.000.000 đồng/phòng đối với phòng 72 m2 và 598.000.000 đồng/phòng đối với phòng 115 m2. Nâng cấp cải tạo Trường học không quá 3.200.000 đồng/m2.

Điều 16. Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp Trạm y tế

1- Các công trình đầu tư mới: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 7.000.000 đồng/m2 nhưng không quá 4,4 tỷ đồng/trạm.

2- Các công trình cải tạo, sửa chữa phòng chức năng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 3.200.000 đồng/m2 và không quá 124.000.000 đồng/phòng.

3- Các công trình cải tạo sửa chữa có xây mới bổ sung phòng chức năng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 4.900.000 đồng/m2 và không quá 190.000.000 đồng/phòng.

Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp Chợ nông thôn

Hỗ trợ Xây dựng mới Chợ nông thôn bằng 1 tỷ đồng/chợ. Nâng cấp cải tạo Chợ nông thôn không quá 500.000.000 đồng/chợ, cho các hạng mục: Cổng, tường bao, đường nội bộ, khu vệ sinh, san nền, hệ thống cấp thoát nước.

Điều 18: Chính sách ưu tiên các xã khó khăn

Đối với hỗ trợ hạ tầng nông thôn các xã khó khăn được hỗ trợ bằng 100% giá trị quyết toán được phê duyệt theo thiết kế mẫu cho các danh mục hạ tầng đã quy định trong quyết định này.

Danh sách các xã khó khăn do Sở Nội vụ phối hợp với các ngành liên quan xác định và công bố theo từng giai đoạn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm các sở, ban, ngành thuộc tỉnh

1. Sở Tài chính

- Hàng năm cân đối ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị, làm căn cứ cho các đơn vị, ngành hàng cung ứng.

- Quản lý, cấp phát nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố và các đơn vị dự toán cấp tỉnh. Đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ, đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở chuyên ngành thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư; đảm bảo tất cả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn theo quyết định này, có quy trình thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

 - Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công trình hoàn thành của các xã.

3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn liên ngành để thực hiện quyết định này.

- Công bố danh mục giống cây, con, vật tư được hỗ trợ theo quy định. hướng dẫn các Huyện, các đơn vị xây dựng kế hoạch và rà soát kế hoạch hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tổng hợp, thẩm định gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư để bố trí kinh phí, đồng thời phối hợp thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ hàng năm.

- Chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế, dự toán các hạng mục, dự án đầu tư hạ tầng thuộc chuyên ngành quản lý.

- Quản lý, theo dõi kinh phí cấp cho các đơn vị dự toán thuộc ngành các nội dung: Kinh phí chuyển giao khoa học công nghệ, phòng dịch, hỗ trợ nuôi cá lồng, hỗ trợ cho nhân viên thú y xã và thôn, cộng tác viên kiểm lâm, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, chế biến, nông sản thực phẩm an toàn, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, xử lý nước thải bằng biôga, các dự án nước sạch và một số kinh phí có nội dung liên quan khác.

- Theo dõi tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.

4. Các Sở, ngành khác liên quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện các nội dung tại quy định này.

Điều 20. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn (gọi chung là huyện và xã)

1. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm huy động các nguồn lực hợp pháp khác cùng với ngân sách tỉnh hỗ trợ các xã thực hiện tốt chính sách này; Tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn và trực tiếp quản lý tốt các nguồn kinh phí.

Chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng, Chủ tịch UBND cấp xã và các đơn vị, xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí hỗ trợ đảm bảo trong khả năng ngân sách của tỉnh và địa phương, tổng hợp quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện phù hợp với quyết định giao dự toán đầu năm, hoàn thiện các chứng từ pháp lý theo quy định, tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích kinh phí hỗ trợ trên địa bàn.

Tổ chức kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Đối với những vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài Chính và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Sở chuyên ngành.

2. Ủy ban nhân dân các xã xây dựng dự án, kế hoạch, huy động nguồn lực của địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ và quản lý kinh phí hỗ trợ của chính sách này đúng theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh.

Người đứng đầu UBND cấp xã và các thôn có tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn: Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích tiết kiệm và hiệu quả kinh phí hỗ trợ trên địa bàn. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện theo quy định.

Điều 21. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các Tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư thực hiện giám sát cộng đồng trong thực hiện chính sách hỗ trợ tại xã theo quy định hiện hành; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.

Các cơ quan thông tin truyền thông từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền thường xuyên để nhân dân biết và thực hiện quy định này

Điều 22. Chế tài thực hiện.

Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố có trách nhiệm:

- Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến quyết định này và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ đến các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, các đối tượng liên quan hoặc thụ hưởng chính sách theo quyết định.

- Xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ phù hợp với nguồn lực của tỉnh; hàng năm ngân sách tỉnh công khai mức hỗ trợ đối với từng lĩnh vực tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh và tổ chức thực hiện hỗ trợ theo kế hoạch; khắc phục tình trạng đầu tư hạ tầng nông thôn tự phát, không tuân thủ quy định, quy trình hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Chỉ đạo hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng được hỗ trợ, nghiêm cấm qua khâu trung gian.

- Người đứng đầu của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, phải trực tiếp chỉ đạo các đơn vị cá nhân dưới quyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, nếu thực hiện tốt sẽ được khen thưởng và để xảy ra vi phạm hoặc có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, gây lãng phí, thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới, tùy theo mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

- Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.

1. Bổ sung một số nội dung vào điều 4
...
* Bổ sung điểm 4 và 5 vào Điều 4 các nội dung:

4. Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mô từ 5 ha trở lên (Danh mục giống lúa được hỗ trợ do Sở nông nghiệp xác định hàng năm).

5. Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho BQL HTX dịch vụ nông nghiệp hoặc thôn với mức bằng 0,03 mức lương tối thiểu/ha/vụ.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:

1. Bổ sung một số nội dung tại Điều 4:
...
* Bổ sung khoản 4 và 5 vào Điều 4 các nội dung:

4. Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên (danh mục giống lúa được hỗ trợ do Sở Nông nghiệp và PTNT xác định hàng năm).

5. Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp với mức bằng 0,03 mức lương tối thiểu/ha/vụ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:

1. Bổ sung một số nội dung tại Điều 4:

* Bổ sung vào khoản 1, Điều 4 nội dung:

- Hỗ trợ 100% giá giống cây ăn quả có chất lượng cao (Danh mục giống do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định).

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.

1. Bổ sung một số nội dung vào điều 4

* Bổ sung vào điểm 2 nội dung:

- Hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu cho diện tích chuyển đổi từ sản xuất lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả (theo quy hoạch của địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:

1. Bổ sung một số nội dung tại Điều 4:
...
* Bổ sung điểm 2.4 và 2.5 vào khoản 2, Điều 4:

2.4. Hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu cho diện tích chuyển đổi từ sản xuất lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả (theo quy hoạch của địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

2.5. Hỗ trợ 150.000.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất cây ăn quả chuyên canh từ 0,5 ha trở lên được cấp chứng nhận VietGap.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.

1. Bổ sung một số nội dung vào điều 4
...
Bổ sung vào điểm 3 nội dung:

- Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm cây ăn quả nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.

- Hỗ trợ 100% giá giống cây ăn quả có chất lượng cao (Danh mục giống cây được hỗ trợ do Sở nông nghiệp quy định ).

- Hỗ trợ 150.000.000 đ/ha/năm trong 3 năm đầu cho tổ chức cá nhân sản xuất cây ăn quả chuyên canh từ 0,5ha trở lên được cấp giấy chứng nhận VietGap.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:

1. Bổ sung một số nội dung tại Điều 4:
...
* Bổ sung điểm 3.3 vào khoản 3, Điều 4:

3.3. Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm cây ăn quả nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.
...
2. Bổ sung, làm rõ và sắp xếp lại các nội dung trong điều 5

5. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi.

5.1 Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

5.1.1.Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung:

Chủ đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 500 con lợn nái, hoặc từ 1.000 con lợn thịt, hoặc từ 500 con trâu, bò (thịt, sữa, sinh sản), hoặc từ 10.000 con gà, vịt, ngan trở lên; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ:

a) 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a mục này còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

c) Ngoài hỗ trợ theo điểm a, b nêu trên, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi được hỗ trợ 30% chi phí nhập giống gốc (danh mục giống gốc cao sản vật nuôi do Bộ NN và PTNT quy định).

5.1.2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập:

Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp có công suất giết mổ một ngày đêm đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ:

a) 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.

b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a mục này còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

c) Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm (cơ sở cụ thể do UBND tỉnh quyết định) thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b mục này còn được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do nhà nước quy định.

5.1.3. Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong 01 năm đầu và 50% cho 01 năm tiếp theo (đơn giá thuê mặt bằng do Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và PTNT thẩm định và công bố hàng năm).

5.1.4. Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 2 đợt chính/ năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò; bệnh tai xanh và bệnh dịch tả cho lợn nái, lợn đực giống; bệnh dại cho đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan, chim cút.

5.1.5. Riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên các vùng đất bãi ven sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài việc hỗ trợ theo điểm a, c khoản 5.1.1 Điều này còn được hỗ trợ:

- 100% kinh phí xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước ngoài hàng rào dự án (trường hợp dự án chưa có các hạng mục trên đến hàng rào dự án);

- 60% lãi suất vốn vay ngân hàng 5 năm đầu, tiền lãi vay được hỗ trợ theo hóa đơn thực tế của các hợp đồng vay vốn ngân hàng, lãi suất để tính hỗ trợ tối đa không quá 12%/ năm.

5.2 Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ:

5.2.1. Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, bò.

a) Hộ chăn nuôi dưới hoặc 10 con lợn nái, có nhu cầu phối giống nhân tạo lợn, làm đơn đăng ký và được UBND xã xác nhận, được hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh lợn thông qua cơ sở sản xuất tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh để thực hiện phối giống cho lợn nái (cơ sở cụ thể do Sở nông nghiệp và PTNT chỉ định, đặt hàng). Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm (loại tinh, đơn giá hỗ trợ do Sở nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính thẩm định, công bố hàng năm);

b) Hộ chăn nuôi dưới hoặc 10 con bò sinh sản, có nhu cầu phối giống nhân tạo bò, làm đơn đăng ký và được UBND xã xác nhận, được hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo: tinh đông lạnh (gồm cả tinh phân biệt giới tính), Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho bò. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa/năm. Kinh phí hỗ trợ cấp thông qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh để thực hiện.

5.2.2. Hỗ trợ mua gà, vịt giống bố mẹ.

Hộ chăn nuôi gà, vịt giống bố mẹ gắn với ấp nở cung cấp con giống, có nhu cầu mua giống, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có xác nhận của UBND xã được hỗ trợ một lần 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân không quá 50.000đ/1 con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

5.2.3. Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi với quy mô thường xuyên từ 05 con lợn nái, hoặc từ 10 con lợn thịt, hoặc từ 500 con gia cầm trở lên (trừ các hộ chăn nuôi quy mô trang trại hoặc chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp) được hỗ trợ một lần:

a) 50% giá trị xây dựng công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ.

b) 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 hộ.

Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ một lần kinh phí để xây dựng và được lựa chọn công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.

5.2.4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo gia súc:

Hỗ trợ một lần 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 6.000. 000 đồng (sáu triệu đồng)/1 người.

Điều kiện hỗ trợ: Người được hỗ trợ phải dưới 40 tuổi, đã hoàn thành chương trình đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc do cơ sở đào tạo cấp, làm đơn và được UBND xã xác nhận.

5.2.5. Hỗ trợ mua bình chứa Nittơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo trâu, bò:

Hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/ 1 người.

Điều kiện hỗ trợ: Người được hỗ trợ phải có chứng chỉ phối tinh nhân tạo trâu, bò; có đơn đề nghị có xác nhận của UBND xã; có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian từ 05 năm trở lên.

5.2.6. Hỗ trợ lần đầu cho các cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung 100% kinh phí chứng nhận chăn nuôi VietGAP (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/01 trang trại.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung, làm rõ và sắp xếp lại các nội dung trong Điều 5:

“Điều 5. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi”

1. Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi

1.1. Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung

Chủ đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 500 con lợn nái hoặc từ 1.000 con lợn thịt hoặc từ 500 con trâu, bò (thịt, sữa, sinh sản) hoặc từ 10.000 con gà, vịt, ngan trở lên; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ như sau:

a) 03 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của ý a, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên (giao cho UBND xã, phường, thị trấn lập dự án đầu tư và thực hiện dự án).

c) Ngoài hỗ trợ theo ý a, b nêu trên, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi được hỗ trợ 30% chi phí nhập giống gốc (danh mục giống gốc cao sản vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định).

d) Riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên các vùng đất bãi ven sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài việc hỗ trợ theo ý a, c, điểm 1.1, khoản 1, Điều này còn được hỗ trợ:

- 100% kinh phí xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước ngoài hàng rào dự án (trường hợp dự án chưa có các hạng mục trên đến hàng rào dự án, giao cho UBND xã, phường, thị trấn lập dự án đầu tư và thực hiện dự án);

- 60% lãi suất vốn vay ngân hàng 5 năm đầu, tiền lãi vay được hỗ trợ theo hóa đơn thực tế của các hợp đồng vay vốn ngân hàng (lãi xuất vốn vay được tính bằng mức lãi xuất chung do ngân hàng nhà nước công bố).

1.2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp có công suất giết mổ một ngày đêm đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ như sau:

a) 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.

b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của ý a điểm này, còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên (giao cho UBND xã, phường, thị trấn lập dự án đầu tư và thực hiện dự án).

c) Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm (cơ sở cụ thể do UBND tỉnh quyết định) thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại ý a, b điểm này còn được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do Nhà nước quy định.

1.3. Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong năm đầu và 50% cho 01 năm tiếp theo (đơn giá thuê mặt bằng do Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công bố hàng năm).

1.4. Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 02 lần/năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò; bệnh tai xanh và bệnh dịch tả cho lợn nái, lợn đực giống; bệnh dại cho đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan, chim cút.

1.5. Hỗ trợ lần đầu cho các cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung 100% kinh phí chứng nhận chăn nuôi VietGAP trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/trang trại.

2. Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

2.1. Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, bò

a) Hộ chăn nuôi dưới hoặc 10 con lợn nái, có nhu cầu phối giống nhân tạo lợn, làm đơn đăng ký và được UBND xã xác nhận, được hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh lợn thông qua cơ sở sản xuất tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh để thực hiện phối giống cho lợn nái (cơ sở cụ thể do Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ định, đặt hàng). Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm (loại tinh, đơn giá hỗ trợ do Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính thẩm định, công bố hàng năm);

b) Hộ chăn nuôi dưới hoặc 10 con bò sinh sản, có nhu cầu phối giống nhân tạo bò, làm đơn đăng ký và được UBND xã xác nhận, được hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo: tinh đông lạnh (gồm cả tinh phân biệt giới tính), Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho bò. Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa/năm. Kinh phí hỗ trợ cấp thông qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh để thực hiện.

2.2. Hỗ trợ mua gà, vịt giống bố mẹ.

Hộ chăn nuôi gà, vịt giống bố mẹ gắn với ấp nở cung cấp con giống, có nhu cầu mua giống, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có xác nhận của UBND xã được hỗ trợ một lần 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (trên 08 tuần tuổi). Mức hỗ trợ bình quân không quá 50.000 đồng/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

2.3. Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải.

Các hộ chăn nuôi với quy mô thường xuyên từ 05 con lợn nái, hoặc từ 10 con lợn thịt, hoặc từ 500 con gia cầm trở lên (trừ các hộ chăn nuôi quy mô trang trại hoặc chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp) được hỗ trợ một lần như sau:

a) 50% giá trị xây dựng công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi (bể Biogas): Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/công trình/hộ (kể cả bể Biogas bằng chất liệu Composite).

b) 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi: Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/hộ.

Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ một lần kinh phí để xây dựng và được lựa chọn công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.

2.4. Hỗ trợ 01 lần đến 100% giá trị mua bình chứa nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo trâu, bò:

- Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/bình/người.

- Điều kiện hỗ trợ: Người được hỗ trợ phải có chứng chỉ phối tinh nhân tạo trâu, bò; có đơn đề nghị có xác nhận của UBND xã; có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian từ 05 năm trở lên.”

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.
...
3 - Bổ sung điểm 4và 5 vào Điều 6:

4 - Hỗ trợ 50% kinh phí mở rộng, thay thế đàn cá bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống cá trong tỉnh (cơ sở cụ thể và chủng loại cá bố mẹ được hỗ trợ do Sở nông nghiệp & PTNT xác định hàng năm).

5 - Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm thủy sản nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
3. Bổ sung khoản 4, khoản 5 vào Điều 6 nội dung:

4. Hỗ trợ 50% kinh phí mở rộng, thay thế đàn cá bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống cá trong tỉnh (cơ sở cụ thể và chủng loại cá bố mẹ được hỗ trợ do Sở Nông nghiệp và PTNT xác định hàng năm).

5. Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm thủy sản nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.
...
4. Bổ sung vào điểm 1 điều 7 nội dung dung:

- Máy cấy và khay cấy nhưng không quá 50 triệu đồng/1 máy

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
4. Bổ sung vào khoản 1, Điều 7 nội dung:

- Máy cấy và khay cấy nhưng không quá 50 triệu đồng/máy.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
5. Tại Điều 9: Đổi toàn bộ nội dung của Điều 9 trong Quyết định 318/2014/QĐ-UBND thành khoản 1;...

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
5. Tại Điều 9:...bổ sung thêm khoản 2 và 3 như sau:

2. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng để đầu tư phát triển trang trại trong 03 năm đầu với mức tiền vay để tính lãi suất hỗ trợ không quá 500 triệu đồng (theo dự án, phương án sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lãi suất vốn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố).

3. Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuê ruộng để thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm quy mô từ 03 ha trở lên (đối với vùng chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh và sản xuất rau), 10 ha trở lên (đối với vùng sản xuất lúa) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/năm trong 05 năm đầu.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.
...
5. Tại điều 9 Đổi điểm thứ nhất thành 9.1 và bổ sung điểm 9.2 và 9.3 nội

9.2. Các cá nhân, hộ gia đình cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khác thuê ruộng để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm từ 3ha trở lên, được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 5 năm đầu.

9.3. Hỗ trợ đầu ra trong 3 năm đầu với mức 200 đồng/1kg thóc và 500 đồng/1kg rau đạt tiêu chuẩn Viet GAP cho nông dân khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 07/09/2015)

Điều 1. Bổ sung một số nội dung vào Quyết định 318/QĐ-UBND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau.
...
6. Bổ sung điểm 3 vào Điều 12:

3 - Làm mới đường trục chính nội đồng (bao gồm cầu và đường) hỗ trợ 750 triệu đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp C trong Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải, chi tiết từng tuyến đường nội đồng giao sở nông nghiệp và PTNT xác định).

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Quyết định 31/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
...
6. Bổ sung vào Điều 12 nội dung:

3. Làm mới đường trục chính nội đồng (bao gồm cầu và đường) hỗ trợ 750 triệu đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp C trong Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông - Vận tải, chi tiết từng tuyến đường nội đồng giao Sở Nông nghiệp và PTNT xác định).

Xem nội dung VB