Quyết định 29/2011/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 29/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Lê Tiến Phương |
Ngày ban hành: | 18/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2011/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 18 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 47/2005/QH11 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư số 02/2011 /TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1675/TTr-SNV ngày 30/8/2011 về việc ban hành Quy chế Thi đua, Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế Thi đua, khen thưởng và Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thi đua, khen thưởng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh, các tổ chức hội, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29 /2011/QĐ -UBND ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng; quy định thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng, tổ chức trao thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua và được khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; việc xử lý các hành vi vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, người nước ngoài và các tổ chức người nước ngoài tham gia phong trào thi đua của tỉnh, có thành tích tiêu biểu xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng và căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua: Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. Kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Mỗi hình thức khen thưởng có thể được tặng thưởng nhiều lần cho một đối tượng.
3. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng.
a) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét công nhận các danh hiệu thi đua;
b) Khen thưởng phải đảm bảo đạt thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng
1. Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan tư vấn giúp cho Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua do tỉnh phát động. Phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
3. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh về nội dung và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của Pháp luật; báo cáo sơ kết, tổng kết, đề xuất đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Thẩm định, lập thủ tục các hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng và cấp trên khen thưởng.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh (gọi chung là các cơ quan, ban ngành thuộc tỉnh); Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch UBND các cấp); các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong phạm vi cơ quan, ngành, địa phương mình quản lý; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình trong hoạt động thực tiễn.
5. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động triển khai các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định của Chính phủ và của Quy chế này.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng
Các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phát hiện, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân trong năm để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đối tượng của thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương; giữa các thành viên trong các cụm, khối thi đua.
2. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn và công khai khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
1. Đối với cá nhân có các danh hiệu sau:
a) Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
b) Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
c) Chiến sĩ thi đua cơ sở;
d) Lao động tiên tiến; Chiến sĩ tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân).
2. Đối với tập thể có các danh hiệu sau:
a) Cờ thi đua của Chính phủ;
b) Cờ thi đua của UBND tỉnh;
c) Tập thể lao động xuất sắc; Đơn vị quyết thắng (đối với lực lượng vũ trang nhân dân);
d) Tập thể lao động tiên tiến; Đơn vị tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân);
đ) Thôn, khu phố văn hóa;
g) Gia đình văn hóa.
Điều 9. Danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; tinh thần đoàn kết, tương trợ; tích cực tham gia các phong trào thi đua, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức lối sống lành mạnh, được mọi người tín nhiệm.
2. Người lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy đơn vị, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội và lao động có năng suất cao thì đơn vị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến.
3. Một số điều kiện xét danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến.
a) Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến;
b) Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác;
c) Các trường hợp chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với các trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên);
d) Trường hợp đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của nhà nước và người có hành động dũng cảm cứu người, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.
4. Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến cho các trường hợp: không đăng ký thi đua, mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; bị xử phạt hành chính; bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
Điều 10. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở
1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
a) Là cá nhân tiêu biểu được lựa chọn trong số Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến;
b) Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, có các giải pháp công tác để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc được Hội đồng xét sáng kiến cấp cơ sở xét đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận. Hội đồng xét sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở quyết định thành lập.
2. Việc bình chọn, suy tôn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở phải đảm bảo tính điển hình tiên tiến, tránh tràn lan; căn cứ tình hình thực tiễn hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thị xã, thành phố quy định tỷ lệ % danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp mình để xét tặng nhưng không quá 30% trên tổng số người đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hàng năm.
Điều 11. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận hàng năm cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc lựa chọn trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở;
2. Đối với các trường hợp đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh phải có số phiếu của các thành viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp trình bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu) và có ý kiến của cấp ủy cấp trình.
Điều 12. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc lựa chọn trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó trong thời gian 6 năm (tính đến năm xét khen) có phạm vi ảnh hưởng đối với toàn quốc.
3. Các trường hợp đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc phải có số phiếu của các thành viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bổ sung bằng phiếu bầu) và có ý kiến của cấp ủy cấp trình.
1. Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
3. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được xét tặng hàng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc hình thức “chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn thời hạn tối đa 6 tháng” trở lên (nếu là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động);
đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Điều 14. Đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng
1. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc xét tặng những đối tượng sau:
a) Đối với cấp tỉnh: Xét tặng đối với các phòng, ban và đơn vị tương đương trực thuộc sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương;
b) Đối với cấp huyện: Xét tặng đối với các phòng, ban và tương đương; các đơn vị trực thuộc cấp huyện, ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
c) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh và các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, phân xưởng;
d) Đối với đơn vị sự nghiệp xét tặng đối với các đơn vị: Trường học, bệnh viện và tương đương; các đơn vị trực thuộc như khoa, phòng.
2. Mỗi ngành, địa phương, đơn vị, trường học khi xem xét danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc đối với các đơn vị trực thuộc cần lựa chọn không quá 30% trong số các tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.
Điều 15. Danh hiệu Gia đình văn hóa được xét tặng hàng năm cho gia đình đạt các tiêu chuẩn sau
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có tinh thần tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao;
4. Đạt các tiêu chí theo quy định của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Đời sống kinh tế nhân dân ổn định và từng bước phát triển, trong năm giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo, cuối năm không có hộ đói hoặc nhận trợ cấp cứu đói của cấp trên (trừ trường hợp thiên tai, dịch họa);
2. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp;
3. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Trong năm không có người bị pháp luật truy tố, không có người nghiện ma túy, mại dâm sống trong cộng đồng;
4. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước;
5. Có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng;
6. Có tỷ lệ 80% hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.
Điều 17. Cờ thi đua của UBND tỉnh
1. Cờ thi đua của UBND tỉnh được xét hàng năm để tặng thưởng:
a) Đơn vị dẫn đầu các cụm, khối thi đua thuộc tỉnh;
b) Đơn vị dẫn đầu khối thi đua các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thành phố, thị xã;
c) Đơn vị dẫn đầu cụm các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố, thị xã;
đ) Đơn vị dẫn đầu khối các trường học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
a) Hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của tỉnh;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong tỉnh học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
Điều 18. Cờ thi đua của Chính phủ
1. Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng hàng năm cho những tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
2. Cờ thi đua của Chính phủ tặng cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua của tỉnh; dẫn đầu các cụm, khối thi đua. Hàng năm số lượng đề nghị Cờ thi đua của Chính phủ không quá 20% tổng số những tập thể đã được xét tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh.
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 19. Hình thức khen thưởng
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước: Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động. Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân;
4. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
5. Kỷ niệm chương và Huy hiệu;
6. Bằng khen, Giấy khen.
Điều 20. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng
1. Các đối tượng đề nghị tặng thưởng Huân, Huy chương các hạng, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định theo Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày15/4/2010 của Chính phủ.
2. Những tập thể như các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể thuộc tỉnh, các huyện, thị xã thành phố không thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc hàng năm, khi xem xét đề nghị tặng thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại, quy định tại khoản 2 Điều 71; điểm a khoản 3 Điều 42, 45, khoản 2 các Điều 43, 44, 46, 47 Luật Thi đua, Khen thưởng thì được căn cứ vào thành tích của các đơn vị trực thuộc trực tiếp, để xem xét khen thưởng, hàng năm phải có từ 2/3 số đơn vị trực thuộc trực tiếp trở lên đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, có ít nhất 01 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và tập thể đó phải đạt các hình thức khen thưởng theo quy định.
3. Các đối tượng đề nghị tặng Kỷ niệm chương và Huy hiệu thuộc bộ, ngành Trung ương quy định.
4. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng cho cá nhân (thành tích tổng kết năm) đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;
b) Có ít nhất 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
5. Đối với cá nhân là lãnh đạo các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và tương đương, các địa phương thuộc tỉnh, số lượng khen thưởng hàng năm không quá 50% trên tổng số cán bộ lãnh đạo của từng đơn vị, địa phương.
6. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng cho tập thể (thành tích tổng kết năm) đạt các tiêu chuẩn sau:
b) Có 2 lần liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc hoặc Đơn vị quyết thắng.
a) Tập thể, cá nhân tham gia thực hiện và đạt các thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng chuyên đề hoặc cuộc vận động do UBND tỉnh, Uỷ ban Mặt trận TQVN tỉnh phát động hoặc các chuyên đề có tính đặc thù của các sở, ngành, địa phương được UBND tỉnh ủy quyền phát động.
c) Khen thưởng Hội cha mẹ học sinh phải gắn với thành tích đạt được của nhà trường: tổng kết năm học, đơn vị nhà trường được Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua hoặc Bằng khen (đơn vị dẫn nhất hoặc dẫn nhì khối thi đua);
9. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân và của nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch, công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận).
10. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho cá nhân, tổ chức ngoài tỉnh và nước ngoài có công lao đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
11. Khen thưởng đối với các cá nhân đạt Cúp doanh nhân tiêu biểu hàng năm, các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công phục hồi nghề và người đưa nghề mới về địa phương (có quy chế riêng).
12. Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các sở, ban, ngành và cơ quan tương đương thuộc tỉnh; chủ tịch Hội đồng quản trị và giám đốc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; chủ nhiệm hợp tác xã; hiệu trưởng các trường trong hệ thống giáo dục Quốc gia.
13. Giấy khen tặng cho cá nhân (thành tích tổng kết năm) đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
14. Giấy khen tặng cho tập thể (thành tích tổng kết năm) đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua;
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;
d) Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
15. Giấy khen tặng cho tập thể, cá nhân (theo đợt, hơặc chuyên đề) đạt thành tích, tiêu biểu trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu, các phong trào, cuộc vận động, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của cấp ủy, do các cấp, các ngành tổ chức, phát động. Khen thưởng các đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các cụm, khối thi đua; Hội Cha mẹ học sinh; các tập thể, cá nhân đạt giải trong các hội thi, hội diễn; gương người tốt, việc tốt.
16. Giấy khen tặng cho các tập thể, cá nhân ngoài đơn vị, địa phương có nhiều đóng góp cho đơn vị, địa phương.
17. Giấy khen tặng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân và của nhà nước; dũng cảm đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO THƯỞNG, HỒ SƠ THỦ TỤC, THỜI GIAN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ và đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng Huân chương, Huy chương các hạng, danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Trong một năm, không đề nghị hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ các trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất. Các hình thức khen thưởng cấp nhà nước bao gồm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và các danh hiệu anh hùng. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, thì sau 2 năm được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ mới đề nghị xét tặng Huân chương.
3. Thẩm quyền quyết định khen thưởng, đề nghị khen thưởng các danh hiệu và các hình thức khen thưởng khác thực hiện theo Điều 80 của Luật Thi đua, khen thưởng cụ thể như sau:
b) Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định tặng thưởng Giấy khen, công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa. Đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến, các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp trên cho cán bộ công chức cấp xã và những người làm việc trong các hợp tác xã, những người lao động tự do trong các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại (do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý);
c) Đối với người lao động, tập thể người lao động làm việc tại các cơ sở hợp tác xã và trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại, đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng trên xét, quyết định tặng danh hiệu Lao động tiên tiến và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố xét, tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Tập thể lao động tiên tiến;
d) Đối với các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài hoạt động độc lập, do giám đốc doanh nghiệp xét, tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở làm việc xét tặng hoặc ủy quyền cho giám đốc doanh nghiệp xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
4. Đối với các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp mới thành lập phải có thời gian hoạt động từ 01 năm (12 tháng) trở lên mới bình xét danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng.
Điều 22. Thẩm quyền xét duyệt hồ sơ khen thưởng
1. Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động các hạng (khen thưởng cho cán bộ có quá trình cống hiến) do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét đề nghị; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, hoặc Công an tỉnh xem xét đề nghị. Các trường hợp đề nghị trên phải có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Đề nghị danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động phải có số phiếu của các thành viên Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).
3. Khen thưởng Huân chương Lao động, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét đề nghị trước khi Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Khen thưởng đối với Cờ thi đua UBND tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh do Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh.
6. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, các địa phương chịu trách nhiệm thẩm tra xét duyệt hồ sơ thuộc thẩm quyền giúp Chủ tịch UBND các địa phương và thủ trưởng các sở, ban, ngành quyết định khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước pháp luật về tính chính xác về thành tích các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do cấp mình đề nghị.
7. Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng hồ sơ do Sở Lao động, Thương binh & xã hội thẩm định; Sở Nội vụ (Ban Thi đua-Khen thưởng) chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh & xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh xem xét trình UBND tỉnh.
8. Đề nghị khen thưởng các danh hiệu vinh dự Nhà nước như: Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân,Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương do Chính phủ quy định.
1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng
a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị khen thưởng, biên bản họp Hội đồng Thi đua khen thưởng của cơ quan trình gửi UBND tỉnh; Báo cáo thành tích (theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ) và báo cáo tóm tắt của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng;
b) Các thủ tục hồ sơ tương ứng với từng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định tại các Điều từ Điều 54 đến Điều 65 của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;
c) Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị và thủ trưởng đơn vị thực hiện theo quy định tại khoản 16, Điều 53 của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;
d) Số lượng hồ sơ (bản chính): Ngoài số lượng từng loại văn bản, giấy tờ được quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ; cơ quan trình còn phải nộp 01 bộ bản chính các văn bản, giấy tờ của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
2. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng tổng kết năm hoặc khen thưởng chuyên đề hồ sơ gồm:
a) Tờ trình kèm biên bản họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của cơ quan trình gửi UBND tỉnh;
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ);
c) Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi trình khen thưởng tổng kết năm cho đơn vị và thủ trưởng đơn vị trong báo cáo thành tích phải thể hiện rõ các nội dung: Số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn.
3. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng đột xuất:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng
b) Bản tóm tắt thành tích các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng của đơn vị cấp trình (theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ);
4. Số lượng hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng: 01 bộ bản chính.
Điều 24. Quy định chung về tuyến trình khen thưởng
1. Khen thưởng thường xuyên: Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng cho đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý.
a) Đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cấp nào quyết định cổ phần hóa, quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức đó thì cấp đó trình khen thưởng;
b) Đối với các công ty nhà nước (đã cổ phần hóa) thuộc sở, ngành, địa phương nào quản lý về mặt nhà nước do sở, ngành, địa phương đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
c) Đối với đơn vị tổ chức ngoài công lập như bệnh viện, trường học thì cấp trên quản lý về chuyên môn xét khen thưởng thường xuyên hoặc trình cấp trên khen thưởng;
d) Khen thưởng Đại biểu Quốc hội chuyên trách, hồ sơ đề nghị từ Bằng khen trở lên phải có ý kiến của Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội. Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân là đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, lãnh đạo các ban của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, hồ sơ đề nghị phải có ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh. Thủ tục đề nghị do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng;
đ) Đối với các tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, mặt trận, đoàn thể thuộc tỉnh có đủ tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định thì cơ quan đảng (các ban đảng, cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy), mặt trận, đoàn thể trực tiếp quản lý xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với tập thể và cá nhân là cán bộ là lãnh đạo (cấp trưởng) chuyên trách công tác đảng, đoàn thể phải có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.
3. Các trường hợp tổ chức, cá nhân ngoài ngành, ngoài địa phương, ngoài tỉnh có thành tích hoặc có nhiều đóng góp cho ngành, địa phương do thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các địa phương thuộc tỉnh quyết định khen thưởng. Trường hợp tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân là người nước ngoài) có thành tích xuất sắc hoặc đóng góp có ý nghĩa cho ngành, địa phương mới lập thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.
4. Đối với khen thưởng theo chuyên đề: Các đơn vị, sở, ban, ngành, địa phương nào được UBND tỉnh giao chủ trì phát động thi đua theo chuyên đề thì đơn vị sở, ban, ngành, địa phương đó (hoặc Ban Chỉ đạo) phải xây dựng nội dung tiêu chí thi đua cụ thể, tổ chức phát động phong trào thi đua, tiến hành sơ kết, tổng kết và xem xét khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Điều 25. Thời gian trình và xử lý hồ sơ
1. Thời gian trình hồ sơ:
b) Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng Cờ thi đua, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Bằng khen và Huân chương lao động (khen thường xuyên) hàng năm gửi về UBND tỉnh qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất ngày 30 tháng 3 năm sau. Riêng hệ thống giáo dục quốc dân chậm nhất ngày 15 tháng 9 hàng năm.
2. Thời gian xử lý hồ sơ:
a) Đối với hồ sơ khen thưởng phải trình ra Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (nếu có): Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chậm nhất trong 10 ngày làm việc, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) thẩm định hồ sơ lập thủ tục báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (gửi qua Văn phòng UBND tỉnh) để trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (nếu có); khi đã có ý kiến của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh hoặc thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (nếu có), trong 05 ngày làm việc Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) phải hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng;
b) Trong 05 ngày làm việc khi nhận hồ sơ trình của Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh phải rà soát, thông qua hồ sơ để báo cáo đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh về thời gian họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng hoặc có văn bản trình cấp trên khen thưởng.
c) Đối với hồ sơ khen thưởng không phải thông qua Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh: Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chậm nhất trong 10 ngày làm việc, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) thẩm định hồ sơ, lập thủ tục báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (gửi qua Văn phòng UBND tỉnh) để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng;
d) Trong 05 ngày làm việc, khi nhận được hồ sơ trình của Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh phải rà soát, thông qua hồ sơ để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng hoặc có văn bản trình cấp trên khen thưởng.
đ) Trường hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng không hợp lệ trả lại, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) phải có văn bản thông báo cho đơn vị trình khen thưởng biết trong thời gian 03 ngày làm việc.
Điều 26. Nghi lễ tổ chức trao tặng và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao.
Nếu có nhiều trường hợp được tặng thưởng trong cùng một khoảng thời gian thì tổ chức trao tặng và đón nhận chung trong một buổi lễ, nếu trong khoảng thời gian đó có ngày kỷ niệm của địa phương, đơn vị, ngày lễ lớn của đất nước thì tổ chức trao tặng kết hợp trong buổi lễ kỷ niệm. Các trường hợp khen thưởng đột xuất do đơn vị đề nghị khen thưởng tổ chức trao tặng kịp thời.
QUYỀN LỢI CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
Điều 28. Cá nhân, tập thể được công nhận các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, khung, bằng, cờ, hiện vật, tiền thưởng hoặc vật phẩm lưu niệm kèm theo.
NGUỒN, MỨC TRÍCH, NỘI DUNG CHI VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 29. Nguồn và mức trích Quỹ Thi đua, khen thưởng
Nguồn và mức trích quỹ thi đua khen thưởng được thực hiện theo Thông tư 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính. Hàng năm giao cho Sở Tài chính tham mưu cho UBNDtỉnh và có hướng dẫn cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 30. Nội dung chi và mức chi thi đua, khen thưởng
1. Nội dung chi thi đua, khen thưởng
a) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các vật lưu niệm, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen, giấy khen.
Đối với kinh phí để in ấn giấy chứng nhận, bằng khen, làm các vật lưu niệm, cờ thi đua, khung bằng khen, thuộc các hình thức khen thưởng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng được chi từ quỹ khen thưởng của tỉnh do Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ quản lý.
b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể, bao gồm các quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh, các danh hiệu, hình thức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng;
c) Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua. Mức trích không quá 20% trong tổng lập Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho các nhiệm vụ: Chi tổ chức các cuộc họp của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; chi xây dựng, tổ chức và triển khai các phong trào thi đua; chi tập huấn nghiệp vụ thi đua khen thưởng; chi tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; chi phát động các phong trào thi đua, khen thưởng theo đợt, chuyên đề, thường xuyên, cao điểm trong ngành, lĩnh vực, trong phạm vi cơ quan, tổ chức, sở, ngành, địa phương, các hoạt động thi đua, khen thưởng cụm, khối; chi kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng; một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức, chỉ đạo, phong trào thi đua.
2. Mức chi:
a) Mức chi tiền thưởng: Thực hiện theo quy định tại Điều 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
b) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các vật lưu niệm, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen, giấy khen, hộp đựng huy hiệu, theo hợp đồng với đơn vị sản xuất.
c) Chi cho cán bộ đi công tác để thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng; chi tổ chức các hội nghị ký kết giao ước thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, các cuộc họp của hội đồng thi đua thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 31. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi thi đua, khen thưởng
1. Việc lập dự toán, cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí chi thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có liên quan.
2. Việc trích từ dự toán ngân sách để lập Quỹ thi đua, khen thưởng năm nào được quyết toán vào niên độ ngân sách năm đó.
3. Cuối năm Quỹ thi đua, khen thưởng còn dư không sử dụng hết được chuyển năm sau để tiếp tục sử dụng cho công tác thi đua, khen thưởng.
4. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng và tổng hợp trong báo cáo quyết toán năm của cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành.
Điều 32. Nguyên tắc chi tiền thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh do Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ quản lý; Quỹ thi đua, khen thưởng của các ngành, địa phương, đơn vị do thủ trưởng đơn vị, địa phương quản lý;
2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.
3. Tiền thưởng kèm theo các quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước do UBND tỉnh trình khen được chi từ quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh.
4. Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, cùng một đối tượng khen thưởng, nếu được công nhận các danh hiệu và hình thức khen thưởng khác nhau thì chỉ nhận được tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mỗi danh hiệu và hình thức khen thưởng có mức thưởng cao nhất. Nếu đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng có thời gian để đạt được thành tích và danh hiệu khác nhau thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và cả hình thức khen thưởng.
5. Cá nhân, tổ chức có thành tích đóng góp ủng hộ các quỹ xã hội dưới hình thức tự nguyện; người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài và tập thể người nước ngoài được khen thưởng, kèm theo tặng phẩm lưu niệm.
6. Khen thưởng các chương trình mục tiêu, hội thi, hội diễn có nguồn kinh phí hoạt động riêng thì sử dụng nguồn kinh phí đó để chi thưởng theo quy định.
Điều 33. Mức chi tiền thưởng của tỉnh
Mức chi tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của UBND các cấp; các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, các đơn vị trong tỉnh cho mỗi trường hợp được tính như sau:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
a) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được tặng giấy chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được tặng giấy chứng nhận và tiền thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến được thưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
b) Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến được tặng giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;
d) Danh hiệu Gia đình văn hóa được cấp giấy chứng nhận (trường hợp tiêu biểu được kèm theo tiền thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung);
đ) Danh hiệu Thôn văn hoá, Khu phố văn hoá được tặng giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
3. Bằng khen, Giấy khen:
a) Cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 74 Luật Thi đua, Khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn được kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương tối thiểu chung;
d) Tập thể được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và được thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này;
đ) Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được kèm theo tiền thưởng gấp 2 lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm b, c khoản 3 Điều này.
4. Các trường hợp khen thưởng đột xuất, gương người tốt, việc tốt, hành động dũng cảm, đạt giải trong các hội thi, hội diễn tùy theo thành tích và phạm vi tác dụng nêu gương và khả năng quỹ khen thưởng để khen thưởng động viên, khuyến khích cho từng trường hợp nhưng không quá hai lần mức thưởng quy định. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 34. Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được UBND tỉnh tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân trước (thời điểm chưa ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng) được tính vào thành tích liên tục của tập thể và cá nhân theo quy định tại Quy chế này.
Điều 35. Danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác do Bộ, ngành Trung ương quy định đối với các cơ quan, đơn vị như: Ủy ban Mặt trận TQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị Lực lượng vũ trang, các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, căn cứ Quy chế và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương thống nhất với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) để cùng phối hợp thực hiện.
Điều 36. Ngoài các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định trong Quy chế này, các đơn vị, địa phương có thể có các hình thức động viên khác nhưng không trái với Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của trung ương và của tỉnh.
Điều 37. Trường hợp gian dối trong tổ chức phong trào thi đua và kê khai, xác nhận thành tích để được khen thưởng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 80 và 81 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Điều 38. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện Quy chế này.
Điều 39. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Quy chế này trong cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng lớp nhân dân./.
Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng Ban hành: 24/05/2011 | Cập nhật: 30/05/2011
Thông tư 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi Ban hành: 24/01/2011 | Cập nhật: 14/02/2011
Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 06/07/2010 | Cập nhật: 13/07/2010
Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng Ban hành: 15/04/2010 | Cập nhật: 22/04/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND Quy định một số nội dung cụ thể về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 30/12/2009 | Cập nhật: 28/03/2015
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 31/12/2009 | Cập nhật: 02/03/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 20/12/2009 | Cập nhật: 09/03/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 10/05/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 30/12/2009 | Cập nhật: 05/01/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La Ban hành: 28/10/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện chế độ, chính sách luân chuyển cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 30/11/2009 | Cập nhật: 17/06/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 14/07/2015
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND bổ sung bảng phân loại đường phố, khu vực, vị trí đất ở tại xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 10/05/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bình Định Ban hành: 13/10/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 28/08/2009 | Cập nhật: 26/05/2011
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác Mơ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 28/08/2009 | Cập nhật: 13/01/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về việc chuyển đổi các trường bán công sang loại hình trường công lập do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 06/08/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về việc tổ chức an táng tại nghĩa trang cán bộ và người có công tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 23/06/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu phí chợ; phí qua phà, qua đò; phí trông giữ xe; phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước; phí vệ sinh và phí xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 05/08/2009 | Cập nhật: 03/11/2009
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 04/08/2009 | Cập nhật: 16/10/2009
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 09/06/2009 | Cập nhật: 05/10/2009
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND quy định về xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Bình Dương Ban hành: 15/06/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 13/06/2009 | Cập nhật: 19/06/2009
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND sửa đổi Điều 17, 20, 21, 24 Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng kèm theo Quyết định 42/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 19/01/2011
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 09/06/2009 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá chất lượng thực hiện cơ chế một cửa của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 02/04/2009 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu học phí và các khoản thu khác đối với học sinh nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 15/01/2009 | Cập nhật: 04/02/2009
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND quy định bổ sung mức thu phí, lệ phí; tỷ lệ điều tiết ngân sách trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 19/12/2008 | Cập nhật: 28/07/2012
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 30/12/2008 | Cập nhật: 15/02/2011
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND quy định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 14/11/2008 | Cập nhật: 04/06/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 19/03/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế Tổ chức hoạt động của thôn làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 18/12/2008 | Cập nhật: 06/04/2015
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 23/10/2008 | Cập nhật: 30/10/2008
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 17/11/2008 | Cập nhật: 06/12/2008
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh, thuế và dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 24/11/2008 | Cập nhật: 19/10/2011
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND cấm tụ tập đông người, ghi âm, hình, chụp ảnh trên đường, đoạn đường để đảm bảo trật tự công cộng địa bàn thị xã Tân An, tỉnh Long An Ban hành: 13/10/2008 | Cập nhật: 10/11/2012
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND quy định khu vực phải xin phép và thẩm quyền cấp phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 18/09/2008 | Cập nhật: 14/06/2012
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về quy chế cung cấp thông tin cho báo chí Ban hành: 18/09/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy định cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 27/10/2008 | Cập nhật: 17/09/2011
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 29/08/2008 | Cập nhật: 19/07/2012
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và miễn lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 03/10/2008 | Cập nhật: 27/08/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về phụ lục địa điểm, khu vực, tuyến đường quảng cáo và tuyên truyền cổ động trực quan tỉnh Bình Dương đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 18/08/2008 | Cập nhật: 26/01/2011
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 20/03/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 10/09/2008 | Cập nhật: 01/09/2014
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về mức doanh thu tối thiểu áp dụng tính thuế đối với dịch vụ cho thuê nhà, kiốt, mặt bằng và nhà xưởng để sản xuất, kinh doanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 05/08/2008 | Cập nhật: 07/01/2009
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 16/07/2015
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1, điều 4 Quyết định 215/2004/QĐ-UB về quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 12/09/2008 | Cập nhật: 30/12/2009
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy định tổ chức Khối thi đua và thực hiện chấm điểm xếp loại khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 15/07/2008 | Cập nhật: 28/07/2012
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND ban hành quy định về cấp, hạng, giá nhà, giá vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Ban hành: 22/07/2008 | Cập nhật: 26/07/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về mức thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về tôn vinh doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 03/07/2008 | Cập nhật: 08/07/2008
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về chuyển giao chức năng, tổ chức của phòng Tôn giáo Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Ban hành: 26/06/2008 | Cập nhật: 15/04/2015
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về việc chấm dứt thực hiện Đề án thí điểm thành lập Tổ nghiệp vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân quận 11 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 26/05/2008 | Cập nhật: 20/06/2008
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy chế thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 13/05/2008 | Cập nhật: 20/01/2011
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND thành lập cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 22/01/2013
Quyết định 42/2008/QĐ-UBND quy định cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 31/03/2008 | Cập nhật: 09/07/2015
Nghị định 154/2004/NĐ-CP về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 09/08/2004 | Cập nhật: 10/12/2009