Quyết định 2714/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Kỹ thuật, An toàn và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: 2714/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Nguyễn Xuân Quang
Ngày ban hành: 03/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2714/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 715/TTr-SCT ngày 19 tháng 9 năm 2014 và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực Kỹ thuật, An toàn và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm soát TTHC - Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Quang

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

STT

Tên thủ tục hành chính

Trang

1

Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương

3-10

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Trang

1

T-QBI-242179-TT

Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

+ Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

11-17

2

T-QBI-242352-TT

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

+ Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

+ Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài Chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

18-24

3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính

1

T-QBI-242358-TT

Thủ tục Thẩm định xác nhận máy chính dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu

+ Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Phần II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG.

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

1. Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình.

Địa chỉ: Số 11 đường Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Sở Công Thương lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian, địa điểm tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân.

Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kề từ ngày tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu (đã trả lời đúng trên 80% câu hỏi ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành trong bài kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm).

* Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

b) Bản sao Giấy Chứng minh thư nhân dân;

c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

d) Danh sách đề nghị kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01b tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

e) Bản sao (có đóng dấu xác nhận của tổ chức xin cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm): Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

*Ghi chú: (Mục d và e áp dụng cho các tập thể, không áp dụng cho cá nhân)

* Thời hạn giải quyết:

- Tiếp nhận, thông báo hồ sơ hợp lệ và thời gian kiểm tra kiến thức: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ);

- Cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tổ chức kiểm tra kiến thức đối với những người đã đạt trên 80% số câu trả lời đúng)

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Phụ lục 1 (Mẫu 02a và 02b): Áp dụng cho các tập thể;

- Phụ lục 1 (Mẫu 02c): Áp dụng cho cá nhân.

* Lệ phí: 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng chẵn)/người (theo quy định tại Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phụ lục 1 (Mẫu 01a): Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Phụ lục 1 (Mẫu 01b): Danh sách các tập thể /cá nhân xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều 11, 12 Chương IV, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm chỉ cấp cho những người đã trả lời đúng từ 80% tổng số câu hỏi (gồm các câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành) trở lên.

- Nội dung kiến thức về an toàn thực phẩm bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm, trong đó:

· Kiến thức chung về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm; phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hành tốt an toàn thực phẩm.

· Kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm.

* Ghi chú: Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm

 

Mẫu số 01a

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Kính gửi:..... (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân.......................................................................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số........................, cấp ngày........... tháng.......... năm........., nơi cấp...........................

Địa chỉ:................................................, Số điện thoại................................

Số Fax.................................E-mail.............................................................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do.......................................................... (1) ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/Tôi theo nội dung của tài liệu của......................................................(2) ban hành.

 (Danh sách (3) gửi kèm theo - Mẫu số 01b).

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........
Đại diện Tổ chức/cá nhân
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

* Ghi chú:

- (1) và (2): Ghi tên cơ quan ban hành (1 trong 3 Bộ: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế);

- (3): Áp dụng cho các tập thể, không áp dụng cho cá nhân

 

Mẫu số 01b

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của......(tên tổ chức)

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........
Đại diện Tổ chức đề nghị xác nhận
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 02a - Mẫu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Số:............. /20... /XNTH - ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và nội dung, tài liệu kiến thức về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.

..........(tên cơ quan xác nhận) xác nhận các Ông/bà thuộc tổ chức:

Tên tổ chức/ Cá nhân:.................................................................................,

Địa chỉ:..............................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện/CMTND số................, cấp ngày..../....../...... nơi cấp:.....................

Điện thoại:........................................................Fax:.....................................

(có tên trong danh sách kèm theo Giấy này) có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

Giấy này có giá trị hết ngày..... tháng.... năm........

 

 

............, ngày......tháng.......năm………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN XÁC NHẬN
(ký tên, đóng dấu)

* Ghi chú: Mẫu số 02a và 02b, áp dụng cho các tập thể

 

Mẫu số 02b

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

DANH SÁCH ĐƯỢC XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

(Kèm theo Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm Số:.............. /20....... /XNTH - ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận)

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày/tháng/ năm cấp CM

Nơi cấp CMTND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 02c - Mẫu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Số:............. /20... /XNTH - ký hiệu viết tắt của cơ quan xác nhận

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và nội dung, tài liệu kiến thức về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.

..........(tên cơ quan xác nhận) xác nhận:

Ông/ bà:.................................................................................,

Địa chỉ:................................................................................................................

Giấy CMTND số................, cấp ngày......./......./......., nơi cấp:....................

Điện thoại:........................................................Fax:....................................

Có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

Giấy này có giá trị hết ngày..... tháng.... năm........

 

 

............, ngày......tháng.......năm………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN XÁC NHẬN
(ký tên, đóng dấu)

* Ghi chú: Mẫu số 02c áp dụng cho cá nhân

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Sở Công thương.

Địa chỉ: Số 11 đường Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công thương tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các cơ sở, trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sơ không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.

- Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc Sở Công Thương thành lập đoàn thẩm định hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt”, trường hợp không đạt: Phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là 3 tháng), sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định được ghi tại Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Công Thương để tổ chức thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

- Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “đạt yêu cầu”, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho cơ sở.

Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đến tại Sở Công thương nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Công Thương.

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: sản xuất, chế biến thực phẩm;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được huấn luyện kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, chế biến do cơ sở có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc danh sách cán bộ của cơ sở đã được chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương (Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường).

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương).

- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm (Phụ lục 2 - Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương).

* Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/lần.

- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100.000 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100.000 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.

(Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài Chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều 7, Chương 2, Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương.

Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương có công suất thiết kế:

- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Bia: từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Nước giải khát: từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Sữa chế biến: từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Dầu thực vật: từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bánh kẹo: 20.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bột và tinh bột: từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm;

- Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài Chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

* Ghi chú: - “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.”

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……, ngày……tháng… năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: Sở Công Thương Quảng Bình

Cơ sở: …………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: …………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………………….

Giấy phép kinh doanh số: ……………ngày cấp: ………….Đơn vị cấp: …………

…………………………………………………………………………………….

Ngành nghề sản xuất/kinh doanh: ………………………………………………..

Số lượng công nhân viên: ……………….(trực tiếp………..; gián tiếp…………)

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Ghi cụ thể loại hình sản xuất, kinh doanh)……………………………………………

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở……………………….. và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật

Trân trọng cảm ơn.

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:

- Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh (xác nhận của cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất;

- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng;

- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe;

- Bản sao Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiểm thức về VSATTP (có xác nhận của cơ sở).

CHỦ CƠ SỞ
(ký và ghi rõ họ tên)



 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

- Cơ sở: ....................................................................................................................

- Đại diện cơ sở: .......................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ..................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: ...........................................................................

- Địa chỉ kho: .............................................................................................................

- Điện thoại…………………………………………… Fax............................................

- Giấy phép kinh doanh số: ………………Ngày cấp……………………..Nơi cấp.......

- Mặt hàng sản xuất, chế biến: ..................................................................................

- Công suất thiết kế: ..................................................................................................

- Tổng số cán bộ, nhân viên, công nhân

- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất /kinh doanh

- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

II.1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng sản xuất ……..m2, Trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất ………..m2;

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất (Kho nguyên liệu, khu vực sản xuất, chế biến, hoàn thiện sản phẩm; kho thành phần; khu vực vệ sinh;...)

- Kết cấu nhà xưởng

- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL

- Nguồn điện cung cấp và hệ thống đèn chiếu sáng

- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng (hệ thống thoát nước thải và khu vệ sinh cá nhân.)

- Hệ thống xử lý môi trường

- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến

TT

Tên trang, thiết bị
(ghi theo thứ tự quy trình công nghệ)

Số lượng

Xuất xứ

Thực trạng hoạt động của trang, thiết bị

Ghi chú

Tốt

Trung bình

kém

I

Trang, thiết bị, dụng cụ hiện có

1

Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến

 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Thiết bị bảo quản thực phẩm

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị khử trùng, thanh trùng

 

 

 

 

 

 

6

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

 

 

 

 

 

 

7

Thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

 

8

Phương tiện rửa và khử trùng tay

 

 

 

 

 

 

9

Dụng cụ lưu phụ lục và bảo quản phụ lục

 

 

 

 

 

 

10

Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

11

Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm

 

 

 

 

 

 

12

Hệ thống cung cấp khí nén

 

 

 

 

 

 

13

Hệ thống cung cấp hơi nước

 

 

 

 

 

 

14

Hệ thống thông gió

 

 

 

 

 

 

II

Trang, thiết bị dự kiến bổ sung

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định chưa?

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).

Cam kết của cơ sở:

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.

 

 

………., ngày …. tháng … năm 20….
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Sở Công thương.

Địa chỉ: Số 11 đường Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công thương tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trong thời gian 05 (năm) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các cơ sở, trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sơ không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.

- Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc Sở Công Thương thành lập đoàn thẩm định hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt”, trường hợp không đạt: Phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là 3 tháng), sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định được ghi tại Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Công Thương để tổ chức thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

- Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “đạt yêu cầu”, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho cơ sở.

Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đến tại Sở Công thương nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Công Thương.

* Thành phần hồ sơ:

a. Trường hợp Giấy chứng bị mất, bị thất lạc hoặc bị hỏng.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

b. Trường hợp giấy chứng nhận được cấp đã hết hiệu thi hành, trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn) cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: sản xuất, chế biến thực phẩm;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được huấn luyện kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, chế biến do cơ sở có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến hoặc danh sách cán bộ của cơ sở đã được chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định.

 * Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

 * Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 * Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương (Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường).

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 9- Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương).

- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm (Phụ lục 2- Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương).

* Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/lần.

- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100.000 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100.000 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.

(Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài Chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều 7, Chương 2, Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương.

Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương, có công suất thiết kế:

- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Bia: từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Nước giải khát: từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Sữa chế biến: từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở xuống

- Dầu thực vật: từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bánh kẹo: 20.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bột và tinh bột: từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở xuống

- Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm;

- Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài Chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

* Ghi chú: - “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.”

 - Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm.

 

PHỤ LỤC 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…….., ngày ……… tháng ………. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: Sở Công Thương Quảng Bình

Đơn vị chúng tôi (tên cơ sở) …………………………………… đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm), cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số…………. ngày cấp…………………………

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận: ……………………………………………...

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….
- Lưu …..

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

- Cơ sở: ...................................................................................................................

- Đại diện cơ sở: .....................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: .........................................................................

- Địa chỉ kho: ...........................................................................................................

- Điện thoại…………………………………………… Fax..........................................

- Giấy phép kinh doanh số: ………………Ngày cấp……………………..Nơi cấp......

- Mặt hàng sản xuất, chế biến: .................................................................................

- Công suất thiết kế: .................................................................................................

- Tổng số cán bộ, nhân viên, công nhân

- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất /kinh doanh

- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

II.1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng sản xuất ……..m2, Trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất ………..m2;

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất (Kho nguyên liệu, khu vực sản xuất, chế biến, hoàn thiện sản phẩm; kho thành phần; khu vực vệ sinh;...)

- Kết cấu nhà xưởng

- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL

- Nguồn điện cung cấp và hệ thống đèn chiếu sáng

- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng (hệ thống thoát nước thải và khu vệ sinh cá nhân.)

- Hệ thống xử lý môi trường

- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến

TT

Tên trang, thiết bị
(ghi theo thứ tự quy trình công nghệ)

Số lượng

Xuất xứ

Thực trạng hoạt động của trang, thiết bị

Ghi chú

Tốt

Trung bình

kém

I

Trang, thiết bị, dụng cụ hiện có

1

Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến

 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Thiết bị bảo quản thực phẩm

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị khử trùng, thanh trùng

 

 

 

 

 

 

6

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

 

 

 

 

 

 

7

Thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

 

8

Phương tiện rửa và khử trùng tay

 

 

 

 

 

 

9

Dụng cụ lưu phụ lục và bảo quản phụ lục

 

 

 

 

 

 

10

Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

11

Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm

 

 

 

 

 

 

12

Hệ thống cung cấp khí nén

 

 

 

 

 

 

13

Hệ thống cung cấp hơi nước

 

 

 

 

 

 

14

Hệ thống thông gió

 

 

 

 

 

 

II

Trang, thiết bị dự kiến bổ sung

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định chưa?

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).

Cam kết của cơ sở:

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.

 

 

………., ngày …. tháng … năm 20….
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)



 

 





Quyết định 09/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 86/2005/QĐ-UB Ban hành: 22/01/2014 | Cập nhật: 26/03/2014

Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 25/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2012

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010