Quyết định 2660/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo áp dụng tại cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 2660/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 10/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2660/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo áp dụng tại cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2660/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
I |
Giáo dục mầm non |
1 |
Cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập) |
2 |
Cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập) |
3 |
Sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập) |
4 |
Giải thể nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập) |
5 |
Chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non |
II |
Giáo dục tiểu học |
1 |
Cho phép thành lập trường tiểu học tư thục |
2 |
Cho phép hoạt động đối với trường tiểu học tư thục |
3 |
Sáp nhập, chia tách trường tiểu học tư thục |
4 |
Giải thể trường tiểu học tư thục |
5 |
Chuyển trường đối với học sinh tiểu học |
III |
Giáo dục trung học |
1 |
Cho phép thành lập trường THCS tư thục |
2 |
Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường THCS tư thục |
3 |
Sáp nhập, chia tách trường THCS tư thục |
4 |
Giải thể trường THCS tư thục |
5 |
Chỉnh sửa nội dung trên bằng tốt nghiệp THCS |
6 |
Cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc |
7 |
Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc chương trình THCS |
8 |
Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước (cấp trung học cơ sở) |
9 |
Tiếp nhận học sinh người nước ngoài (cấp trung học cơ sở) |
IV |
Giáo dục thường xuyên |
1 |
Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
I. Giáo dục Mầm non
1. Cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập)
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập lập hồ sơ theo quy định và nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập theo nội dung quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập; nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức, cá nhân xin thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập. Thông báo cần nêu rõ lý do và hướng giải quyết (nếu có).
Bước 4: Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập của tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường. Tờ trình nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập;
- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định rõ chủ quyền đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; các nguồn lực, tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn. Đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập trong từng giai đoạn;
- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Có văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất hay hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ.
1.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định hành chính
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không
1.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện:
a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
c) Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn bản hợp nhất số: 05/VBHN-BGDĐT , ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non);
- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Mầm non dân lập;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (tư thục, dân lập)
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép hoạt động giáo dục lập hồ sơ theo quy định và nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục của tổ chức, cá nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo để nhà trường, nhà trẻ bổ sung và hoàn thiện. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế cho nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
Bước 3: Nếu nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập đáp ứng các điều kiện quy định thì Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập chưa đáp ứng được các điều kiện quy định thì Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và hướng giải quyết (nếu có).
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép hoạt động giáo dục nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Phòng Giáo dục và Đào tạo
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bản sao Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập;
- Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập hoạt động giáo dục;
- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: Tài chính, điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
- Danh sách kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, chủ đầu tư và người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn, hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập với từng cán bộ quản lý; danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo đảm an toàn cho trẻ em, hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;
- Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập; bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non tư thục hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non Dân lập;
- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập được tuyển sinh;
- Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
2.5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.7. Kết quả thực hiện: Quyết định hành chính
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không
2.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện:
a) Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non tư thục và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non Dân lập;
c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;
d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
đ) Có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn, đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non tư thục hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non Dân lập; tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ Trường mầm non;
g) Có Quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
h) Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ khi có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn bản hợp nhất số: 05/VBHN-BGDĐT , ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non);
- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Mầm non dân lập;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
3. Sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập có đủ hồ sơ theo quy định, nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập theo nội dung quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ mới, nếu không đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập, thông báo cần nêu rõ lý do và hướng giải quyết (nếu có).
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép sáp nhập, chia tách để thành lập nhà trường, nhà trẻ mới. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết phải sáp nhập, chia tách; tên nhà trường, nhà trẻ mới; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;
- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ mới gồm các nội dung: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn. Đề án nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 03 (ba) năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập trong từng giai đoạn;
- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ mới. Có văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 (năm) năm;
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đồ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ mới hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
- Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn bản hợp nhất số: 05/VBHN-BGDĐT , ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non);
- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Mầm non dân lập;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
4. Giải thể nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân)
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập có nhu cầu giải thể, lập hồ sơ theo quy định và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập.
- Phương án giải thể nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập phải trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn bản hợp nhất số: 05/VBHN-BGDĐT , ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non);
- Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Mầm non dân lập;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
5. Chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 (năm) tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đầu năm học, cơ sở giáo dục mầm non (bao gồm công lập và ngoài công lập) tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người giám hộ, người nhận nuôi (sau đây gọi là cha mẹ) trẻ 5 tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1).
Cha mẹ trẻ 5 tuổi khi đến nộp đơn tại cơ sở giáo dục mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hồ sơ xét cấp. Người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ.
Bước 2: Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 9 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng đối tượng (biểu mẫu theo Phụ lục 2) gửi UBND cấp xã nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng, kèm theo hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa.
Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ký tên đóng dấu xác nhận danh sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách và gửi lại cho cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi danh sách, phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị loại khỏi danh sách.
Bước 4: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được xác nhận của UBND cấp xã, cơ sở giáo dục mầm non làm công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của UBND cấp xã gửi về phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện để tổng hợp, xét duyệt.
Bước 5. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xét duyệt danh sách và thông báo lại cho cơ sở giáo dục mầm non, đồng thời tổng hợp (biểu mẫu Phụ lục 3) gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình UBND cấp huyện xét duyệt, làm cơ sở lập dự toán kinh phí; đồng thời gửi báo cáo sở tài chính, sở giáo dục và đào tạo.
Bước 6: Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ báo cáo của UBND cấp huyện, sở tài chính chủ trì phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tổng hợp toàn tỉnh để lập dự toán ngân sách, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 7: Phương thức chi hỗ trợ:
Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được cấp tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Phương thức chi hỗ trợ đối với các loại hình trường như sau:
- Đối với cơ sở mầm non công lập: Cơ sở giáo dục mầm non là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tùy vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với Ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ trẻ hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).
- Đối với cơ sở mầm non ngoài công lập: Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tùy vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, phòng giáo dục và đào tạo thống nhất với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ trẻ hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền), hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao).
- Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định của UBND cấp xã nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức làm người giám hộ cho trẻ;
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú;
+ Biên bản xác nhận của UBND cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ;
+ Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có xác nhận của UBND cấp xã nơi trẻ cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi của UBND cấp xã.
- Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú (bản sao).
- Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước (không thuộc các xã núi cao, các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo do UBND cấp xã cấp (bản sao).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: Quy định chi tiết tại mục Trình tự thực hiện (ở trên).
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục mầm non, UBND cấp xã, Phòng giáo dục và đào tạo, UBND cấp huyện.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt, cấp kinh phí, chi trả tiền hỗ trợ ăn trưa.
5.8. Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu kèm)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí hỗ trợ, hướng dẫn quản lý và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện. Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm tại địa phương, dự toán phải ghi rõ kinh phí thực hiện chính sách cấp hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi và số lượng đối tượng được hưởng.
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ năm tuổi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Việc thực hiện chính sách phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ và lồng ghép với các chính sách khác có cùng nội dung, mục tiêu đang thực hiện trên địa bàn. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định của Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách cùng tính chất thì chỉ được hưởng chính sách có chế độ ưu đãi cao nhất.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
Ghi chú: Các xã núi cao, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Lâm Đồng được hướng dẫn tại Thông tư 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC.
Phụ lục 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA
(Dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mầm non)
Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non)
Họ và tên (1):
Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi) của em (2):
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Thuộc đối tượng (3):
Có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới
Có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao
Có cha mẹ thường trú tại các xã hải đảo
Có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa
Bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế
Cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
Căn cứ vào Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ ăn trưa cho em:………………(2) theo quy định và chế độ hiện hành.
|
………., ngày .... tháng .... năm….. |
_________________________________________
(1) Ghi họ, tên cha mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi trẻ đối với trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi chưa có người giám hộ) của trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non.
(2) Ghi tên trẻ em năm tuổi đang học mẫu giáo.
(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ em đánh dấu vào ô tương ứng.
Phụ lục 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
Trường: ………………………………….
DANH SÁCH TRẺ EM 5 TUỔI ĐƯỢC HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA
Đối tượng: ……………………………………………………..
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số tiền được hỗ trợ/tháng |
Số tháng |
Kinh phí |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Phụ lục 3
UBND cấp huyện
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA CHO TRẺ EM 5 TUỔI
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT |
Tên cơ sở giáo dục mầm non |
Thuộc xã |
Số lượng |
Kinh phí hỗ trợ |
Ghi chú |
||
Công lập |
Ngoài công lập |
Công lập |
Ngoài công lập |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
II. Giáo dục tiểu học
1. Cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường tiểu học tư thục lập hồ sơ theo quy định và nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập trường. Trường hợp chưa cho phép thành lập trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề án thành lập trường;
- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo: 20 ngày
b) UBND cấp huyện: 20 ngày
1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.
1.9. Phí, lệ phí: Không
1.10. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học tư thục
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường lập hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, tiến hành kiểm tra thẩm định các điều kiện hoạt động đối với trường. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục thì phải có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
- Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có quyết định cho phép thành lập trường;
b) Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
c) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
d) Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học;
e) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
i) Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ khi có quyết định cho phép thành lập trường.
2.9. Phí, lệ phí: Không
2.10. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
3. Sáp nhập, chia tách trường tiểu học tư thục
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách trường tiểu học tư thục (để thành lập trường tiểu học tư thục mới) lập hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia tách trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép sáp nhập, chia tách. Trường hợp chưa cho phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề án sáp nhập, chia tách thành lập trường tiểu học mới;
- Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia tách thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập, chia tách;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện.
3.6. Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
3.7. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo: 20 ngày
b) UBND cấp huyện: 20 ngày
3.8. Lệ phí: Không có
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu: Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo:
- Vì quyền lợi học tập của học sinh;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.
b) Điều kiện:
- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
4. Giải thể trường tiểu học tư thục (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân)
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường tiểu học tư thục lập hồ sơ xin giải thể trường quy định, nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Ủy ban nhân cấp huyện ra quyết định giải thể.
Ủy ban nhân cấp huyện căn cứ đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp chưa cho phép giải thể trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Quyết định giải thể trường tiểu học phải được công bố công khai.
Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập trường.
- Phương án giải thể trường phải trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
5. Chuyển trường đối với học sinh tiểu học
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh (sau đây gọi tắt là cha mẹ học sinh) gửi đơn xin học chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ học sinh.
Bước 2: Cha mẹ học sinh gửi đơn (đã được hiệu trưởng trường nơi chuyển đến đồng ý) cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh.
Bước 3: Cha mẹ học sinh nộp toàn bộ hồ sơ cho nhà trường nơi chuyển đến. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trường.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ học sinh;
- Học bạ;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ đăng ký tạm trú của học sinh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc. Chi tiết theo quy định tại mục 1 (nêu trên)
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trường Tiểu học nơi chuyển đi và trường Tiểu học nơi chuyển đến.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tiếp nhận
5.8. Lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Học sinh trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu học chuyển trường, được chuyển đến trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường nơi đến đồng ý.
b) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
c) Học sinh lang thang cơ nhỡ học ở lớp ngoài nhà trường dành cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn nếu có nguyện vọng chuyển đến học tại lớp trong trường tiểu học thì được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, được sửa đổi bổ sung tại thông tư 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
III. Giáo dục trung học
1. Cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường THCS tư thục lập hồ sơ theo quy định và nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.
Bước 3: UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập trường. Trường hợp chưa cho phép thành lập trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường nộp lai phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề án thành lập trường;
- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc cho phép thành lập trường;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc
1.5. Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND cấp huyện.
1.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
1.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở tư thục
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường THCS tư thục lập hồ sơ theo quy định và nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét, thẩm định, đối chiếu với quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép hoạt động giáo dục nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
+ Quyết định cho phép thành lập trường;
+ Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại phần yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc
2.5. Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo
2.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
2.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có quyết định cho phép thành lập trường;
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
3. Sáp nhập, chia tách trường trung học cơ sở tư thục
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập trường THCS tư thục lập hồ sơ theo quy định và nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét điều kiện sáp nhập, chia tách trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép sáp nhập, chia tách để thành lập trường mới đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia tách trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép sáp nhập, chia tách và thành lập trường mới. Trường hợp chưa cho phép sáp nhập, chia tách, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách nộp lại phiếu hẹn và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề án sáp nhập, chia tách trường;
- Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia tách trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập, chia tách trường;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc
3.5. Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện
3.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
3.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
4. Giải thể trường trung học cơ sở tư thục (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân)
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập trường THCS tư thục lập hồ sơ đề nghị giải thể trường theo quy định và nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân, báo cáo bằng văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể trường.
Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nhân viên và học sinh. Quyết định giải thể nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập trường. Tờ trình phải nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ; phương án giải quyết tài sản của trường và các vấn đề liên quan.
b) Số lượng: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc
4.5. Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện
4.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
4.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
4.8. Phí, lệ phí: Không
4.9. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập trường.
- Phương án giải thể trường phải trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
5. Chỉnh sửa nội dung trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người yêu cầu chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp trung học cơ sở lập hồ sơ theo quy định và gửi cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra, thẩm định, đối chiếu hồ sơ với hồ sơ gốc, tiến hành chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Bước 3: Đến hẹn, người yêu cầu chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi trả kết quả nếu hồ sơ đề nghị chỉnh sửa gửi qua đường bưu điện).
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;
- Bản chính bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đề nghị chỉnh sửa;
- Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
- Giấy khai sinh hợp lệ đối với trường hợp chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn.
- Các tài liệu chứng minh bằng tốt nghiệp trung học cơ sở bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đối với trường hợp chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có thể là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
Nếu tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì phải có kèm bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
5.8. Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo Phụ lục 1 đính kèm.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.
+ Người học đã ký nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Nộp đủ cước phí bưu điện cho Phòng Giáo dục và Đào tạo để gửi trả bằng tốt nghiệp đã chỉnh, sửa cho người yêu cầu chỉnh sửa (nếu gửi hồ sơ qua bưu điện)
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phụ lục 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
PHIẾU YÊU CẦU CHỈNH SỬA NỘI DUNG BẰNG TỐT NGHIỆP THCS
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo …………..
Tôi tên là (chữ in hoa): ……………………………… Điện thoại: ....................................
Ngày sinh: …….................. Nơi sinh: ..……..………… Giới tính: .................................
Dân tộc: ……… Số CMND: ………… Cấp ngày: …………Nơi cấp: .............................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Học sinh trường (Trung tâm): .......................................................................................
Đã tốt nghiệp THCS khóa ngày: ………………. Tại Hội đồng thi: .................................
Xếp loại: ........................................................................................................................
Được Phòng Giáo dục và Đào tạo………...............cấp bằng TN THCS:
Số hiệu:…………… Ngày ký:……………. Người ký: .....................................................
Số vào sổ: ……………………..……. Ngày vào sổ: ........................................................
Nay tôi xin đề nghị chỉnh sửa nội dung trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đã được cấp như sau:
Nội dung cần chỉnh sửa: ................................................................................................
Từ: ……………………………………….. Thành: ............................................................
Lý do: .............................................................................................................................
Và xin cấp bản sao của bằng tốt nghiệp trung học cơ sở sau khi được chỉnh sửa với số lượng: ………… bản (bằng chữ: …………. bản).
Hồ sơ kèm theo: |
………., ngày …. tháng …. năm 20…. |
Ngày nhận hồ sơ: ……………………… Ngày trả kết quả: ………………………. GBN số: …………………………………. |
Phần ghi của người kiểm tra thông tin: Đã đối chiếu bản chính ký ngày: ………………. với: - Số hiệu: …………………………………………….. - Số vào sổ: ………………………………………….. - Người ký: …………………………………………….. |
6. Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ sổ gốc
6.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ sổ gốc lập hồ sơ theo quy định và gửi cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi quản lý sổ gốc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của người được cấp bản chính. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, xem xét, kiểm tra tính hợp pháp, thành phần của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung.
Trường hợp không cấp bản sao từ sổ gốc cho người yêu cầu thì Phòng Giáo dục và Đào tạo phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Người xin cấp bản sao nộp lệ phí và nhận kết quả.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc qua đường bưu điện.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ sổ gốc (theo mẫu).
- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
- Các giấy tờ liên quan khác (đảm bảo tính pháp lý) nói tại mục yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
* Trường hợp yêu cầu qua đường bưu điện thì hồ sơ gồm:
- Phiếu đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc (theo mẫu)
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị.
- Các giấy tờ liên quan khác (đảm bảo tính pháp lý, quy định tại mục yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
- Lệ phí theo quy định.
- 01 phong bì có dán tem ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
6.4. Thời hạn giải quyết.
- Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận sau 15 giờ.
- Trường hợp người yêu cầu cấp bản từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc.
6.8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp bản sao 2.000 đồng/01 bản sao.
- Tiền mua phôi bản sao: theo giá bán phôi hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo Phụ lục 1 đính kèm
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
- Là người có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc, gồm:
+ Người được cấp bản chính;
+ Người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người được cấp bản chính;
+ Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp THCS đã chết.
* Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc là: Người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người được cấp bản chính; cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người được cấp bản chính đã chết, phải có các giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS từ sổ gốc.
- Nộp lệ phí cấp bản sao theo quy định.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghị quyết số 123/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng v/v quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 80/2009/QĐ-UBND ngày 01/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phụ lục 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
PHIẾU YÊU CẦU
CẤP BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP THCS TỪ SỔ GỐC
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo …………..
Tôi tên là (chữ in hoa): …………………………… Điện thoại: ...........................................
Ngày sinh: ……................ Nơi sinh: (tên tỉnh/TP trực thuộc trung ương): .......................
Giới tính: …………….……… Dân tộc: .............................................................................
Số CMND: ……………… Cấp ngày: …………… Nơi cấp: ...............................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Học sinh trường (Trung tâm): ...........................................................................................
Đã đỗ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp THCS:
Khóa thi ngày:…./…../……. Tại Hội đồng thi: ...................................................................
Xếp loại tốt nghiệp: …………… Hình thức đào tạo: .........................................................
Nay tôi xin đề nghị được cấp bản sao văn bằng nêu trên với số lượng: ………. bản
(bằng chữ: ………………. bản)
Hồ sơ kèm theo: Giấy CMND (bản photo). |
………., ngày …. tháng …. năm 20…. |
Ngày nhận hồ sơ: ……………………… Ngày trả kết quả: ………………………. GBN số: …………………………………. |
Phần ghi của người in bản sao: - Số hiệu: ………………………………………….. - Số vào sổ: ……………………………………….. - SBD: ..……………..… Phòng thi: …..……….. |
7. Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc chương trình trung học cơ sở
7.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và cấp phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.
Bước 3: Đến hẹn, tổ chức cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
+ Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
+ Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu theo quy định;
+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
- Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
+ Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm;
+ Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
+ Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm;
+ Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
+ Giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm; nội dung dạy thêm, thời khóa biểu lớp học thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu tiền học thêm; phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
7.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
7.5. Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
7.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
7.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
7.8. Phí, lệ phí: Không
7.9. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
a) Đối với người học thêm:
Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường. Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
b) Đối với người dạy thêm:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên cấp THCS. Cụ thể có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (trở lên) hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng (trở lên) và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có đủ sức khỏe.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác;
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc (thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận).
- Được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cho phép dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà bản thân đang dạy chính khóa (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập nếu dạy thêm ngoài nhà trường).
c) Đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên cấp THCS. Cụ thể: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (trở lên) hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng (trở lên) và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có đủ sức khỏe.
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
d) Về cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:
- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn.
- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.
- Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.
- Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định việc dạy thêm học thêm;
- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ sinh trường học;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh;
- Quyết định 45/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 63/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
8. Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước (cấp trung học cơ sở)
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh lập hồ sơ theo quy định và nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét hồ sơ, điều kiện nếu đáp ứng theo quy định thì cấp giấy giới thiệu học sinh về trường THCS.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Hồ sơ học tập gồm:
+ Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
+ Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
+ Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.
+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
8.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.
8.5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
8.6. Cơ quan thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
8.7. Kết quả thực hiện: Giấy giới thiệu chuyển trường
8.8. Phí, lệ phí: Không
8.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không
8.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện:
a) Điều kiện về đối tượng:
- Học sinh học ở nước ngoài diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
- Học sinh học ở nước ngoài theo diện du học tự túc hoặc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ làm việc ở nước ngoài, học sinh Việt Nam định cư ở nước ngoài.
b) Điều kiện văn bằng
- Học sinh vào học tại trường THCS phải có học bạ của các lớp học trước đó cùng với xác nhận của nhà trường về việc chuyển lên lớp học trên.
- Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.
c) Điều kiện về tuổi và chương trình học tập
- Về tuổi: Học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 1 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.
- Về chương trình học tập:
+ Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.
+ Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THCS Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó. Với những môn học không có theo chương trình giáo dục của Việt Nam, yêu cầu học sinh phải hoàn thành nội dung của môn học đó và có kiểm tra sau khóa học.
+ Học sinh muốn vào học trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo Quy chế của trường chuyên biệt đó.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
9. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài (cấp trung học cơ sở)
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh lập hồ sơ theo quy định và nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét hồ sơ, điều kiện nếu đáp ứng theo quy định thì cấp giấy giới thiệu học sinh về trường THCS.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Học sinh phải có đầy đủ hồ sơ bằng tiếng Việt, gồm:
- Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Bản tóm tắt lý lịch.
- Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp tiểu học của Việt Nam (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).
- Học bạ.
- Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).
- Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
9.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.
9.5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
9.6. Cơ quan thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
9.7. Kết quả thực hiện: Giấy giới thiệu chuyển trường
9.8. Phí, lệ phí: Không
9.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
a) Điều kiện về đối tượng học sinh người nước ngoài
Học sinh người nước ngoài được xem xét, tiếp nhận vào học tại trường THCS Việt Nam gồm:
- Học sinh diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
- Học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
b) Điều kiện văn bằng
Học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường THCS phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp tiểu học của Việt Nam.
c) Điều kiện sức khỏe và tuổi
- Điều kiện sức khỏe
+ Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học.
+ Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước.
+ Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 3 tháng, nếu không đủ sức khỏe cũng được trả về nước.
- Điều kiện tuổi
Học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm một tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
IV. Giáo dục thường xuyên
1. Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Vào tháng 12 hằng năm, Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.
Bước 2: Căn cứ kết quả tự kiểm tra, Hội Khuyến học cấp xã lập hồ sơ; gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Bước 4: Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và công bố công khai.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”, gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Báo cáo (kèm các minh chứng phù hợp với các tiêu chí theo mẫu hướng dẫn) đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của cấp xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã;
- Số lượng: 01 bộ.
b) Hồ sơ của Hội Khuyến học cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã, gồm:
- Tờ trình của Hội Khuyến học cấp huyện;
- Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, trong đó:
- Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Hội Khuyến học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã: 10 ngày;
- Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và công bố công khai: 05 ngày.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các xã, phường, thị trấn
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Hội Khuyến học cấp huyện và các đơn vị liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” đối với cấp xã.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã phải căn cứ vào kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí được quy định cụ thể tại Phụ lục Hướng dẫn đánh giá, cho điểm “Cộng đồng học tập” cấp xã (kèm theo Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã) và Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã./.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2019 hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 05/06/2019 | Cập nhật: 05/07/2019
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Quyết định quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 08/06/2018 | Cập nhật: 23/06/2018
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2017 công nhận thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2016 Ban hành: 17/02/2017 | Cập nhật: 21/02/2017
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Thông tư về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 24/12/2015 | Cập nhật: 03/02/2016
Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 30/06/2015 | Cập nhật: 07/07/2015
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 16/02/2015 | Cập nhật: 03/03/2015
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2015 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang Ban hành: 15/02/2015 | Cập nhật: 25/02/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 31/01/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 17/12/2014 | Cập nhật: 09/03/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2015 - tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 12/06/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 15/12/2014 | Cập nhật: 23/12/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 27/04/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 16/12/2014 | Cập nhật: 05/03/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 27/11/2014
Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại "Cộng đồng học tập" cấp xã do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 12/12/2014 | Cập nhật: 12/12/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về Quy trình bán, cho thuê nhà ở cũ và bàn giao, tiếp nhận quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 18/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 Quy định về tổ chức, chế độ chính sách và trang bị đối với lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 07/2012/QĐ-UBND Ban hành: 21/11/2014 | Cập nhật: 31/12/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, bản tin đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai Ban hành: 11/11/2014 | Cập nhật: 21/01/2015
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND Quy chế công tác Thi đua, Khen thưởng trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Công tác quốc phòng quân sự địa phương và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh biên giới Quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 22/09/2014 | Cập nhật: 11/10/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 18/09/2014 | Cập nhật: 25/09/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ khi đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 22/09/2014 | Cập nhật: 25/09/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 Ban hành: 19/08/2014 | Cập nhật: 23/10/2014
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 25/08/2014
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Quyết định về Điều lệ Trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 13/02/2014 | Cập nhật: 28/03/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2013 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) Ban hành: 28/01/2013 | Cập nhật: 31/01/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND sửa đổi việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 22/12/2012 | Cập nhật: 26/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 28/12/2012 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND quy định về mức trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh Gia Lai Ban hành: 26/12/2012 | Cập nhật: 26/07/2019
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND quy định bảng giá đất trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 27/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 02/01/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND Quy định hệ số điều chỉnh giá đất sát giá thị trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 21/01/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 16/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 07/12/2012 | Cập nhật: 07/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về bãi bỏ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 12/12/2012 | Cập nhật: 04/05/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm đóng góp, chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và chữa trị, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 11/12/2012 | Cập nhật: 20/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 11/12/2012 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/11/2012 | Cập nhật: 01/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 26/11/2012 | Cập nhật: 12/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thư viện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 29/10/2012 | Cập nhật: 19/11/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất và tài sản trên đất do hạn chế khả năng sử dụng thuộc hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 29/10/2012 | Cập nhật: 19/11/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 06/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 -2016 Ban hành: 16/10/2012 | Cập nhật: 22/10/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời tiêu chuẩn chức danh và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 06/11/2012 | Cập nhật: 19/11/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 Quyết định 82/2009/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 04/10/2012 | Cập nhật: 09/10/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND bổ sung khoản 1, Điều 2 Quyết định 53/2011/QĐ-UBND và điều chỉnh Phụ lục I Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe ô tô, gắn máy, mô tô ba bánh kèm theo Quyết định 53/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 15/10/2012 | Cập nhật: 10/12/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ công, viên chức công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 21/09/2012 | Cập nhật: 09/10/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 17/08/2012 | Cập nhật: 15/09/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 10/09/2012 | Cập nhật: 13/09/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định cơ chế đầu tư lại từ nguồn vốn vượt thu tiền sử dụng đất cho huyện trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 04/10/2012
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng “Doanh nghiệp Hà Tĩnh tiêu biểu” và “Doanh nhân Hà Tĩnh tiêu biểu” Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 20/04/2015
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND bổ sung chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã phụ trách Địa chính - Xây dựng và Phó Trưởng ấp (khu phố) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 05/06/2013
Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Nghệ An Ban hành: 11/07/2012 | Cập nhật: 12/06/2013
Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 15/06/2012 | Cập nhật: 18/06/2012
Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 20/06/2012 | Cập nhật: 04/07/2012
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 16/05/2012 | Cập nhật: 21/05/2012
Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế ban hành Ban hành: 16/06/2011 | Cập nhật: 25/06/2011
Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính ban hành Ban hành: 15/07/2011 | Cập nhật: 04/08/2011
Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 29/03/2011
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 29/03/2011
Thông tư 05/2011/TT-BGDÐT sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT và đã được sửa đổi tại Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 10/02/2011 | Cập nhật: 11/02/2011
Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 03/03/2011
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 31/12/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 Ban hành: 09/02/2010 | Cập nhật: 22/02/2010
Nghị quyết 123/2009/NQ-HĐND quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 05/01/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Long An, thợ giỏi tỉnh Long An, người có công đưa nghề về Long An trong ngành thủ công mỹ nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 18/12/2009 | Cập nhật: 06/01/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND sửa đổi mức chi, việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 16/05/2014
Nghị quyết 123/2009/NQ-HĐND điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa các huyện và thành phố Tân An đến năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VII, kỳ họp thứ 22 ban hành Ban hành: 07/12/2009 | Cập nhật: 13/03/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND về chính sách đặc thù cho ngành y tế, giáo dục trên địa bàn huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 19/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2010 Ban hành: 16/12/2009 | Cập nhật: 20/06/2013
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Quản lý đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 05/11/2009 | Cập nhật: 05/02/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 01/10/2009 | Cập nhật: 10/12/2009
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 14/10/2009 | Cập nhật: 13/01/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ thị xã Thái Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 03/09/2009 | Cập nhật: 06/02/2010
Nghị quyết 123/2009/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII, kỳ họp thứ 14 ban hành Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 16/12/2009
Nghị quyết 123/2009/NQ-HĐND bổ sung chức danh và điều chỉnh mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và thôn, khu dân cư do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV, kỳ họp thứ 15 ban hành Ban hành: 09/07/2009 | Cập nhật: 21/01/2010
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND Quy định việc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 16/06/2009 | Cập nhật: 18/06/2009
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông; đun đốt gạch ngói thủ công trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 02/06/2009 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 80/2009/QĐ-UBND về thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch về bất động sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Ban hành: 13/01/2009 | Cập nhật: 18/11/2009
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2009 về việc hoãn thu hồi vốn ngân sách ứng trước phải thu trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 Ban hành: 20/02/2009 | Cập nhật: 10/03/2009
Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 07/04/2008 | Cập nhật: 12/04/2008
Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan Ban hành: 26/02/2008 | Cập nhật: 29/02/2008
Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT về quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành Ban hành: 20/06/2007 | Cập nhật: 26/07/2007
Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT ban hành Quy định về vệ sinh trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành: 18/04/2000 | Cập nhật: 31/03/2007