Quyết định 26/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: 26/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 14/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2015/QĐ-UBND

Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHO VIỆC XÂY DỰNG CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG KINH DOANH VÀ BẢO TỒN, TÔN TẠO PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô;

Xét đề nghị của Sở Tài chính Hà Nội tại Tờ trình số 6419/TTr-STC ngày 03/11/2014 và Tờ trình số 3325/TTr-STC ngày 03/7/2015 về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm định số 1724/STP-VBPQ ngày 23/6/2015 của Sở Tư pháp Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Thường trực Thành ủy;       
-
Chủ tịch UBND Thành phố;
-
Thường trực HĐND Thành phố;
-
Các PCT UBND Thành phố;
-
Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
-
Ban: Pháp chế, Kinh tế và Ngân sách, Văn hóa - Xã hội - HĐND Thành phố;
-
Cổng thông tin Điện tử Chính phủ;
-
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội;
-
VPUB: Các PCVP, các phòng CV,
-
Trung tâm Tin học - Công báo;
-
Lưu: VT, KTc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

QUY ĐỊNH

QUY TRÌNH TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG KINH DOANH VÀ BẢO TỒN, TÔN TẠO PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của y ban nhân dân thành phHà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận và quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí phục vụ công cộng không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị quyết s16/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

2. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tự nguyện đóng góp vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Quy định này không áp dụng đối với các khoản viện trợ, tài trợ của các Chính phủ, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quản lý theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư s225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngun thu ngân sách nhà nước.

Điều 2. Nguyên tắc huy động và quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện

1. Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước thực hiện việc đóng góp theo nguyên tc tự nguyện vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

2. Tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện không vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân hoặc có đòi hỏi nào khác về quyền lợi trái với quy định của pháp luật hiện hành.

3. Quá trình quản lý, sử dụng đóng góp phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích từ khi tiếp nhận, đầu tư xây dựng, bàn giao, sử dụng, phát huy hiệu quả vật chất, trí tuệ, đồng thời kịp thời có các hình thức ghi nhận tương xứng với đóng góp của các tchức, cá nhân.

4. Khoản huy động đóng góp chỉ được phép sử dụng khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; khoản huy động đóng góp sử dụng qua từng năm còn dư (nếu có) được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp.

5. Cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục các dự án công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và di sản văn hóa vật th, phi vật thể để kêu gọi đóng góp tự nguyện.

Nội dung thông tin công bố: Tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm, các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc, tổng vốn đầu tư, kinh phí dự kiến huy động, các nguyên vật liệu, hiện vật (nếu có), các nguồn vốn đầu tư dự kiến, tiến độ thực hiện. Trường hợp là di sản văn hóa phải có đủ thông tin về giá trị lịch sử - văn hóa, tình trạng xuống cấp, nội dung tu b, tôn tạo và phương án bảo tn.

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở hoặc ép buộc các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp.

2. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị không được tự quy định mức đóng góp tối thiểu, tối đa, bình quân.

3. Báo cáo sai sự thật, gian lận, lợi dụng hoạt động đóng góp để vụ lợi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước đóng góp.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Hình thức đóng góp tự nguyện

Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện thông qua các hình thức sau:

1. Bằng tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ hoặc các loại giấy tờ có giá trị quy đổi được ra Việt Nam đồng.

2. Các loại tài sản, hiện vật có giá trị về kinh tế, giá trị văn hóa, lịch sử hoặc phù hợp với nhu cầu sử dụng của công trình (gọi chung là tài sản, hiện vật).

3. Bằng ngày công lao động, các hình thức huy động đóng góp tự nguyện khác.

Điều 5. Tổ chức tiếp nhận

Căn cứ chủ trương và danh mục dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tổ chức tiếp nhận và quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô, được thực hiện như sau:

1. Đối với cấp Thành phố:

- Các khoản huy động đóng góp tự nguyện để thực hiện bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Giao Sở Văn hóa và Ththao chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận.

- Các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí phục vụ công cộng không có khả năng kinh doanh: Giao Sở Xây dựng chủ trì, phi hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận.

2. Đối với cấp huyện:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Giao phòng, ban chuyên môn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận.

3. Về công tác tuyên truyền:

Sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục các dự án, công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa để huy động đóng góp tự nguyện. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng căn cứ nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng đtổ chức, cá nhân biết về thời hạn, hình thức huy động đóng góp, địa đim đóng góp trong từng lần huy động.

Điều 6. Thu nộp khoản đóng góp bằng tiền

Các khoản huy động đóng góp bằng tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ hoặc các loại giấy tờ có giá trị quy đổi được ra tiền Việt Nam đồng, được thực hiện như sau:

1. Đối với khoản đóng góp thông qua Thành ph:

- Cá nhân, tổ chức đóng góp có thể thực hiện bằng hình thức nộp tiền thông qua đầu mối Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận (Sở Xây dng, Sở Văn hóa và Th thao sdụng biên lai, chứng từ thu theo quy định hiện hành; định kỳ sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận các khoản đóng góp, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm nộp vào tài khoản thu tin huy động đóng góp tự nguyện do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội; đồng thời tổng hợp gửi Sở Tài chính kèm theo chứng từ nộp tin bản photo copy để phối hợp theo dõi).

- Cá nhân, tổ chức đóng góp thực hiện bằng hình thức trực tiếp nộp tiền vào tài khoản do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, để tiếp nhận tiền đóng góp.

2. Đối với khoản đóng góp thông qua quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện):

- Cá nhân, tổ chức đóng góp có thể thực hiện bằng hình thức nộp tiền thông qua phòng, ban chuyên môn được UBND cấp huyện giao (phòng, ban được giao tiếp nhận khoản đóng góp sử dụng biên lai, chứng từ thu nộp theo quy định hiện hành; định kỳ sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận các khoản ủng hộ, đóng góp, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm nộp vào tài khoản thu tin huy động đóng góp tự nguyện do Phòng Tài chính - Kế hoạch mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; đng thời tng hợp gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch kèm theo chứng từ nộp tiền bản photo copy để phối hợp theo dõi).

- Cá nhân, tổ chức đóng góp thực hiện bằng hình thức trực tiếp nộp tiền vào tài khoản do Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện, để tiếp nhận tiền đóng góp.

Điều 7. Tiếp nhận các khoản đóng góp bằng tài sản, hiện vật, ngày công lao động và các hình thức đóng góp tự nguyện khác

1. Các khoản đóng góp bằng tài sản, hiện vật

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đóng góp cho các đối tượng cụ thể: S Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao; phòng, ban chuyên môn được UBND cấp huyện giao tiếp nhận: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đồng cấp cùng với tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đóng góp tổ chức tiếp nhận và bàn giao.

b) Trường hợp đóng góp thông qua Thành phố:

- Các khoản đóng góp để thực hiện bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Sở Văn hóa và Ththao chủ trì, phi hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận, tham mưu trình UBND Thành phố quyết định.

- Các khoản đóng góp để thực hiện xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí phục vụ công cộng không có khả năng kinh doanh: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận tham mưu, trình UBND Thành phố quyết định.

Căn cứ Quyết định của UBND Thành phố các đơn vị liên quan, UBND cấp huyện thực hiện tổ chức giao, nhận với đối tượng được hưởng.

c) Trường hp đóng góp trực tiếp cho cấp huyện: UBND cấp huyện giao cho đơn vị chủ trì tiếp nhận phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND cp huyện quyết định phân bổ và thực hiện tổ chức giao, nhận với đối tượng được thụ hưởng.

2. Các khoản đóng góp bằng ngày công lao động.

Trường hp đóng góp bằng ngày công lao động, UBND Thành phố, UBND cấp huyện giao đơn vị tiếp nhận chịu trách nhiệm thống kê xác định ngày công lao động; đồng thời chủ trì, phối hp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan (cấp Thành phố); Phòng Tài chính – Kế hoạch và đơn vị liên quan (cấp huyện) xác định giá trị quy đổi ngày công lao động thành tiền Việt Nam đồng, trình UBND cấp trên của chủ đầu tư để làm cơ sở ghi thu, ghi chi khoản kinh phí trên.

3. Các hình thức đóng góp tự nguyện khác: các Sở, ngành liên quan phối hợp, tham mưu trình UBND Thành phố.

Điều 8. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Cùng với nguồn đóng góp (tiền và hiện vật) đxây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thành ph, UBND Thành phố, UBND cấp huyện sử dụng ngân sách thực hiện công tác chun bị đu tư dự án xây dựng, dự án tu bổ tôn tạo, phương án bảo tồn di sản.

Điều 9. Lập dự toán, thanh toán, quyết toán

Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn Thủ đô được quy đổi ra đồng Việt Nam và thực hiện quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

1. Trường hợp đóng góp bằng tiền

Cơ quan Tài chính phối hợp Kho bạc Nhà nước đồng cấp, làm thủ tục chuyển toàn bộ số tiền đã huy động vào thu ngân sách cấp mình theo Mục lục ngân sách nhà nước và thực hiện cấp phát, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật

UBND Thành phố, UBND cấp huyện giao đơn vị chủ trì, phối hợp cơ quan tài chính và các đơn vị liên quan xác định giá trị hiện vật và làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách cấp mình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 10. Báo cáo kết quả sử dụng các khoản đóng góp

1. UBND cấp huyện: Báo cáo kết quả tiếp nhận, phân b, sử dụng các khoản ủng hộ, đóng góp (tiền, hiện vật) trên địa bàn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan đ tng hợp, theo dõi.

a) Báo cáo quý gửi trước ngày 15 tháng đầu quý sau.

b) Báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

c) Đối với Quyết định phân bổ chi tiết kinh phí đóng góp: chậm nht sau 5 ngày kể từ ngày ký.

2. Sở Tài chính: Báo cáo UBND Thành phố tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí đóng góp (tiền, hiện vật) trên địa bàn thành phố Hà Nội:

a) Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25 tháng đầu quý III;

b) Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

Điều 11. Công khai các khoản đóng góp tự nguyện

1. Đối với cấp Thành phố: Công khai chi tiết số tiền, hiện vật của từng tổ chức, cá nhân đã đóng góp thông qua Thành phố; số tiền, hiện vật đã phân bchuyển cho các quận, huyện, thị xã; số tiền, hiện vật còn dư tại thời đim công khai.

2. Đối với cấp huyện: Công khai chi tiết số tiền, hiện vật của từng tổ chức, cá nhân đã đóng góp trực tiếp cho cấp huyện, số tiền, hiện vật được UBND Thành phố phân bổ; số tiền, hiện vật đã phân bcho cấp xã; s tin, hiện vật còn dư tại thời điểm công khai.

3. Hình thức công khai:

a) Đối với cấp Thành phố:

- Công bố trên trang thông tin điện tử của Thành phố;

- Công bố công khai trong các cuộc hp trực tiếp với các tổ chức, cá nhân.

b) Đối với cấp huyện:

- Công bố trên trang thông tin điện tử của Thành phố và cấp huyện;

- Công bố công khai trong các cuộc họp trực tiếp với các tổ chức, cá nhân.

4. Thời điểm công khai và báo cáo tình hình thực hiện công khai các khoản đóng góp cùng với thời điểm công khai và thời điểm báo cáo tình hình thực hiện công khai số liệu dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm.

Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Khen thưởng: Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có thành tích trong việc vận động đóng góp được xét biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và Luật Thủ đô; được lưu danh tại địa phương hoặc tại công trình phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục, quy định pháp luật và Thành phố.

2. Xử lý vi phạm: Các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn huy động đóng góp sai mục đích, đối tượng, báo cáo sai sự thật hoặc gây tht thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp Thành phố: Trong phạm vi quản lý của cơ quan, chủ động phối hợp thực hiện giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định pháp luật.

2. Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch: theo dõi nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách đồng cấp; phối hợp các ngành liên quan tham mưu cho UBND cùng cấp phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng đối tượng, mục đích, quy định và thanh, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án phân bổ kinh phí đóng góp trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.

4. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng: Tiếp nhận các khoản đóng góp, sử dụng biên lai, chứng từ thu theo quy định hiện hành; phối hợp Sở Tài chính theo dõi nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách.

5. Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra cấp huyện: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thực hiện thanh tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo quy định pháp luật.

6. UBND cấp huyện: Chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiếp nhận các khoản đóng góp, sử dụng biên lai, chứng từ thu theo quy định hiện hành; quản lý, sử dụng ngun đóng góp của tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng đối tượng, mục đích; thực hiện chế độ báo cáo, công khai tình hình sử dụng nguồn đóng góp đảm bảo đúng thời gian quy định.

7. Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện được tham gia hoặc cử người đại diện tham gia giám sát (tối đa không quá 5 đại diện/công trình) quá trình đu tư, xây dựng và thanh quyết toán vn đu tư.

8. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng nguồn đóng góp: Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện phn ánh bằng văn bản gửi Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.