Quyết định 249/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2017
Số hiệu: 249/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Đinh Khắc Đính
Ngày ban hành: 08/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 249/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 06/TTr-STP ngày 19 tháng 01 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình công tác của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- BTV Tỉnh y, TT HĐND tnh;
- Ch tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC, KNPL.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đinh Khắc Đính

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC NĂM 2017 CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tnh)

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của y ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, y ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình công tác của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp, trong đó tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; bo đảm gắn kết công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, giao dịch bo đảm. Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa và bảo đảm chất lượng việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp.

2. Tăng cường sự phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương trong triển khai, thực hiện chương trình, nhiệm vụ công tác tư pháp; thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều hành theo pháp luật các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2017

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, pháp chế

- Tập trung triển khai hiệu quả việc thi hành Luật ban hành văn bản QPPL 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP ngày 11/11/2016 của Ban Cán sự đảng Chính phủ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2021.

- Phối hợp vi các Sở, ngành liên quan triển khai hoàn thành các nhiệm vụ đề ra tại các Kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản; Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch triển khai công tác pháp chế, Kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện có chất lượng công tác xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, công tác theo dõi, đôn đốc xây dựng văn bản tại địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp. Đảm bảo tiến độ, chất lượng trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh đến hết ngày 31/12/2016 trình UBND tỉnh công bố theo quy định, rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực theo yêu cầu của cấp trên.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc xây dựng Chương trình “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020”. Xây dựng thực hiện kế hoạch hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.

2. Công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ s

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2017, chun tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở, Đề án 452 và phối hợp với các Sở, ngành địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua năm 2016 và năm 2017; hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh; an toàn vệ sinh thực phm, bảo vệ môi trường và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. ng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phbiến, giáo dục pháp luật.

- Tiếp tục triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn để kịp thời tham mưu tháo gỡ vướng mắc, bất cập; củng cố, kiện toàn mạng lưới Thòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên.

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mi giai đoạn 2016 - 2020.

- Cải tiến nội dung, hình thức các tin, bài, bám sát các sự kiện chính trị - pháp lý của tỉnh, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành; phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

3. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thưng nhà nước

- Hộ tịch: Báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết về lệ phí hộ tịch. Triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch và chứng thực cho cấp huyện, xã; tăng cường kim tra và phi hợp thanh tra về nghiệp vụ hộ tịch đối với cấp huyện, cấp xã. Thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của Việt Nam giai đoạn 2016-2024. Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sdữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Quốc tịch: Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 2423/QĐ-CTN ngày 14/11/2016 của Chủ tịch nước về việc gia hạn hiệu lực của thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú tại địa phương. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh v Kế hoạch trin khai thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh.

- Chứng thực: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 20/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.

- Nuôi con nuôi: Triển khai có hiệu quả Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tnước ngoài.

- Lý lịch tư pháp: Đẩy mạnh công tác phi hp cung cấp thông tin giữa các cơ quan liên quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan Công an, Cơ quan thi hành án dân sự; phối hp với các cơ quan này tiến hành sơ kết 03 năm thực hiện Quy chế liên ngành s1069/QCPHLN-STP-TAND-VKSND-CA-CATHA ngày 08 tháng 10 năm 2014 giữa Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin lý lịch tư pháp đy đủ, thường xuyên, không đxảy ra tình trạng tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp. Trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 - 2020” tại địa bàn tỉnh. Tổng kết Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và đề xuất giải pháp cho thời gian đến.

- Giao dịch bảo đảm: Báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết về Phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm tại địa bàn tỉnh.

- Bồi thường nhà nước: Triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật hướng dn liên quan đến Luật Trách nhiệm bi thường nhà nước; chú trọng triển khai kịp thời Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua.

4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định sửa đổi Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính sau khi được Chính phủ ban hành.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trong đó xác định một shoạt động trọng tâm cn theo dõi.

- Chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan, tchức, cá nhân phản ảnh về những vụ việc cụ thtrong quá trình thực hiện pháp luật, đtừ đó gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác kiểm tra văn bản QPPL, kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương chính sách một cách hiệu quả; tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

- Tăng cường tập huấn, tuyên truyền phổ biến các văn bản QPPL liên quan đến ngành cho các đối tượng là cán bộ của Sở, ban, ngành, công chức cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp, tchức, nhân dân có liên quan. Kim tra, giám sát, theo dõi tình hình tuân thủ pháp luật; tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC)

- Tchức triển khai thực hiện các Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính, kế hoạch kiểm tra thủ tục hành chính năm 2017. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố bổ sung, sửa đổi TTHC của các Sở, ngành, cấp huyện, cấp xã phù hợp với quy định hiện hành.

- Duy trì việc cập nhật thủ tục hành chính mới bổ sung, sửa đổi lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; duy trì thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh kiến nghị của cá nhân tổ chức về quy định hành chính. Tham gia ý kiến về thủ tục hành chính đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh.

- Triển khai hệ thống đánh giá công tác kiểm soát TTHC, hệ thng tiếp nhận - xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại địa bàn tỉnh.

6. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Đề án phát triển đội ngũ luật sư tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2020; Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020; Kế hoạch nâng cao năng lực đội ngũ đu giá viên; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình. Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, Câu lạc bộ TGPL; giám sát chất lượng vụ việc TGPL; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Phối hợp với Học viện Tư pháp mở lớp đào tạo nghề công chứng tại địa bàn tỉnh; báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, UBND tỉnh những khó khăn trong việc xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, đề xuất lộ trình chuyển đổi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Tổ chức triển khai thi hành có hiệu quả Luật đấu giá tài sản.

- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định chế độ, chính sách thu hút nhân lực cho các tổ chức giám định tư pháp công lập và các chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật của trung ương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động bổ trợ tư pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai thực hiện tại địa phương. Trong đó, cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Đồng thi hướng dẫn, định hướng thực hiện đúng quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động btrợ tư pháp.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác bổ trợ tư pháp theo hướng chuyên nghiệp hóa. Đội ngũ này không những là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, mà còn phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, giàu kinh nghiệm, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

7. Công tác xây dựng ngành; đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chc thực hiện Đề án tinh giản biên chế năm 2016 - 2021, Đề án vị trí việc làm tại cơ quan Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khi được phê duyệt, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, phát huy năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tại Sở và các đơn vị sự nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tiếp tục rà soát vị trí công tác và thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức theo quy định của Nghị định 158/2007/NĐ-CP và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và các chức danh tư pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu công tác cải cách tư pháp.

8. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chng tham nhũng

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, bảo đảm thời gian thực hiện các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và kiểm tra sau thanh tra công tác tư pháp theo kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên và định kỳ của Lãnh đạo Sở; tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tham mưu giải quyết vụ việc theo thẩm quyền (nếu có) đảm bảo thời gian, đúng quy định pháp luật.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng theo chỉ đạo của UBND và Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra tỉnh.

9. Công tác chỉ đạo, điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, ISO, thi đua khen thưởng

- Hoạt động chỉ đạo, điều hành các mặt công tác tư pháp, tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, gắn với đề cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo Sở, của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị, tạo cơ chế phối hợp hiệu quả và đánh giá chính xác kết quả công việc của từng tập th, từng cá nhân tạo chuyển biến ngay từ cơ sở.

- Tiếp tục thực hiện quy trình thủ tục thụ lý, giải quyết hồ sơ hộ tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mô hình “Một cửa”, “Một cửa liên thông” theo quy định tại Quyết định s09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2008 trong việc tiếp nhận, giải quyết và hoàn trả kết quả các thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp.

- Thực hiện tốt phong trào thi đua thường xuyên, tập trung thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của Ngành, gắn kết với các phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”, “Cán bộ Tư pháp đy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2020. Tổ chức có hiệu quả, thiết thực các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề khác do Bộ Tư pháp, UBND tỉnh phát động.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở các nội dung của Chương trình công tác tư pháp năm 2017 được phê duyệt kèm theo Quyết định này Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Tư pháp có trách nhiệm trin khai, thực hiện; định kỳ tchức kim tra việc thực hiện Chương trình công tác này, tổng hợp, báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các giải pháp công tác tư pháp đđảm bảo chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.





Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 Ban hành: 04/08/2016 | Cập nhật: 25/11/2016