Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025
Số hiệu: 248/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Văn Thông
Ngày ban hành: 16/02/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 248/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 16 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2111/QĐ-TTG ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ văn bản số 11523/BCT-CNĐP ngày 12/12/2011 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 965/TTr-SCT ngày 22 tháng 12 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, định hướng phát triển:

- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tnh, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh và quy hoạch các ngành;

- Quy hoạch Phát triển cụm công nghiệp nhằm tăng cường tính liên kết ngang giữa các cụm công nghiệp và liên kết dọc giữa các khu công nghiệp và cụm công nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng chuyên môn hóa trong sản phẩm nhằm phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp bền vững; phát triển cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đã có quy hoạch và gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đảm bảo phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện về việc làm, nâng cao đời sống vật chất và trình độ dân trí của dân cư, rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; đảm bảo vệ sinh môi trường và sử dụng hợp lý các công trình kỹ thuật xử lý phế thải công nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng sự thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật.

II. Mục tiêu phát triển:

1. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát trin kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa; góp phần đưa Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020;

2. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng đim vào các khu vực có tiềm năng nhằm mục đích đưa các cơ sở sản xuất rời lẻ hiện có vào các cụm công nghiệp để quản lý và đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất cũng như di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhim môi trường ra khỏi khu dân cư, phát triển những ngành mà tỉnh có lợi thế so sánh vlao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phương.

III. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp đến năm 2020:

1. Phương án phát triển:

Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, căn cứ vào yêu cầu phát triển bền vững có tính đến các yếu tố đã và đang thay đi, tổng nhu cầu đất cn điều chỉnh, bsung dành cho công nghiệp tập trung của tỉnh:

- Giai đoạn đến năm 2015 là 1.178,9 ha (kể cả phần diện tích đã có quyết định từ trước).

- Giai đoạn 2016-2020: Căn cứ quy hoạch sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình thực tế của địa phương cũng như khả năng lp đầy dự án của các cụm công nghiệp, tỉnh sẽ điều chỉnh, mở rộng các cụm công nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế tại thời điểm.

2. Phương án quy hoạch cụ thể: (tổng hợp hiện trạng, quy hoạch và định hướng ngành nghề trong cụm công nghiệp đến năm 2020).

2.1. Giai đon đến năm 2015:

- Chuyển đổi tên các khu-cụm công nghiệp làng ngh đã có quyết định thành lập thành tên gọi chung là cụm công nghiệp, gồm:

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm

Quyết định

Diện tích (ha)

Hiện Trạng

Huyện Phù Cừ

1

Khu công nghiệp làng nghề Đình Cao

Xã Đình Cao

QĐ số 1484/QĐ-UB ngày 6/8/2003

2,5

Lấp đy 100%

Huyện Khoái Châu

2

Khu công nghip làng ngh Liên Khê

Xã Liên Khê

QĐ s 1895/QĐ-UB ngày 2/4/2004

1,45

Lấp đầy 100%

Huyện Yên Mỹ

3

Khu công nghiệp làng nghề Liêu Xá

Xã Liêu Xá

QĐ số 1360/QĐ-UB ngày 22/7/2003

4,11

Đề nghị mở rộng diện tích

Huyện Văn Giang

4

Khu công nghiệp làng nghề Xuân Quan

Xã Xuân Quan

QĐ số 1881/QĐ-UB ngày 24/9/2003

8,2

Đnghị mrộng diện tích

5

Cụm công nghiệp sạch Văn Giang

Xã Tân Tiến

QĐ số 555/QĐ-UBND ngày 7/3/2008

54,12

Lấp đầy 100%

6

Cụm công nghiệp Tân Tiến

Xã Tân Tiến

QĐ s 1282/QĐ-UBND ngày 7/7/2008

50

Lấp đầy 100%

Huyện Văn Lâm

7

Khu công nghiệp làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Minh Khai-Như Quỳnh

QĐ số 3282/QĐ-UB ngày 27/12/2002

11,27

Lấp đầy 100%

8

Cụm công nghiệp Tân Quang

Xã Tân Quang

QĐ s2794/QĐ-UBND ngày 29/12/2009

241,02

Lấp đầy 100%

9

Cụm công nghiệp làng nghề Chỉ Đạo

Xã Chỉ Đạo

QĐ s 491/QĐ-UBND ngày 27/02/2010

21,88

Chưa triển khai

Tng quỹ đất đã quy hoạch

394,55

 

- Xây dựng mới 17 cụm công nghiệp và mở rộng 05 cụm công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm 784,31 ha. Dự kiến lấp đầy 60-65% diện tích đất công nghiệp, gồm:

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm

Diện tích (ha)

Định hưng ngành nghề

Thành ph Hưng Yên

1

Cụm công nghiệp Bảo Khê

Thôn Tiền Thắng và Đoàn Thượng, xã Bo Khê

50

Chế biến nông sản, dịch vụ công nghiệp...

2

Cụm công nghiệp thôn Cao Thôn

Thôn Cao Thôn, xã Bảo Khê

10

Sản xuất các sản phẩm và hương liệu hương thơm

Huyện Tiên Lữ

3

Cụm công nghiệp Ngô Quyền

Xã Hưng Đạo và xã Ngô Quyền

30

Chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp khác

4

Cụm công nghiệp Thiện Phiến

Xã Thiện Phiến

30

Chiến biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp khác

Huyện Phù Cừ

5

Cụm công nghiệp Trần Cao-Quang Hưng

Thị trấn Trần Cao và xã Quang Hưng

21,49

Chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, may mặc....

6

Cụm công nghiệp Quán Đỏ

Xã Đoàn Đào

30

Chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản khác, dịch vụ công nghiệp...

Huyện Kim Động

7

Cụm công nghiệp Lương Hằng, Hiệp Cường

Thị trấn Lương Bằng và xã Hiệp Cường

50

Công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản, thức ăn chăn nuôi.

8

Cụm công nghiệp Phú Thịnh

Xã Phú Thịnh

25

Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, mây tre đan...

Huyện Ân Thi

9

Cụm công nghiệp Phù Ủng

Xã Phù Ủng

40

Thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống, dịch vụ công nghiệp...

10

Cụm công nghiệp Vân Du, Quang Vinh

2 xã vân Du và Quang Vinh

30

Cơ khí, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp khác

Huyện Khoái Châu

11

Cụm công nghiệp Khoái Châu

Xã Bình Kiều, thị trấn Khoái Châu

30

Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp khác

12

Cụm công nghiệp Đông Khoái Châu

Xã Việt Hoà

30

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghiệp.

Huyện Yên Mỹ

13

Cụm công nghiệp Liêu Xá (mở rộng)

Xã Liêu Xá

5,89

Thuộc da, mây tre đan, tiểu thủ công nghiệp khác...

14

Cụm công nghiệp Minh Châu-Việt Cường- Thanh Long

3 xã Minh Châu, Việt Cường, Thanh Long

50

Sản xuất nhựa, mộc dân dụng, đóng thùng bệ ô tô, tiểu thủ công nghiệp khác.

15

Cụm công nghiệp Yên Phú

Xã Yên Phú

50

Chế biến nông sn, lương thực- thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp khác.

Huyện Văn Giang

16

Cụm công nghiệp Xuân Quan (mở rộng)

Xã Xuân Quan

9,8

Chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng....

17

Cụm công nghiệp sạch Văn Giang (mrộng)

Xã Tân Tiến

20

Công nghiệp điện-điện t, lắp ráp cơ khí, chế biến, sản xut hàng tiêu dùng, dược phẩm

18

Cụm công nghiệp Tân Tiến (mrộng)

Xã Tân Tiến

20

Công nghiệp nhẹ.

Huyện Văn Lâm

19

Cụm công nghiệp Minh Khai (mở rộng)

Thị trấn Như Quỳnh

18,73

Tái chế nhựa.

20

Cụm công nghiệp Đại Đồng

Xã Đại Đồng

36,4

Tiểu thủ công nghiệp đa ngành.

Huyện Mỹ Hào

21

Cụm công nghiệp Dị Sử

Xã Dị Sử

27

Cơ khí, tái chế nhựa...

22

Cụm công nghiệp Hoà Phong

Xã Hoà Phong

50

Chế biến lương thực, thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp khác.

Tổng diện tích quy hoạch và mở rộng tăng thêm

664,31

 

Ghi chú: Trong giai đoạn 2011-2015 quy hoạch xây dựng mới 17 cụm công nghiệp, 05 cụm công nghiệp đã thành lập được mở rộng.

2.2 Giai đoạn 2016-2020:

Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của tỉnh Hưng Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình thực tế trong việc lấp đầy của các cụm công nghiệp, tỉnh tiếp tục xem xét điều chỉnh bổ sung và mở rộng các cụm công nghiệp đảm bảo các quy định hiện hành; dự kiến lấp đầy khoảng 70-80% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, gồm:

STT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm

Diện tích
(ha)

Định hướng ngành nghề

 

Huyện Tiên Lữ

 

 

 

1

CCN Dị Chế

Xã Dị Chế

25

Chế biến nông sản, dịch vụ công nghiệp, TTCN khác.

 

Huyện Phù Cừ

 

 

 

2

CCN Đình Cao (mrộng)

Xã Đình Cao

17,5

CB nông sản, đồ hộp xuất khẩu, hàng thcông mỹ nghệ xuất khẩu,..

 

Huyện Kim Động

 

 

 

3

CCN Lương Bằng - Hiệp Cường (mở rộng)

TT Lương Bằng và xã Hiệp Cường

25

CN nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản, thức ăn chăn nuôi.

4

CCN Hùng An

Xã Hùng An

20

Chế biến nông sản, TTCN khác

 

Huyện Ân Thi

 

 

 

5

CCN Hoàng Hoa Thám - Vặn Nhuệ

2 xã H.H.Thám-Văn Nhuệ

30

Chế biến nông sản, LT-TP, TTCN khác.

6

CCN Quảng Lãng - Đặng Lễ

2 xã Q.Lãng-Đặng Lễ

30

Cơ khí, CN phụ trợ, kho bãi, dịch vụ CN.

 

Huyện Khoái Châu

 

 

 

7

CCN Nam Khoái Châu

2 xã Thành Công - Thuần Hưng

30

CB nông sản, LT-TP, CN nhẹ TTCN khác.

8

CCN Tây Khoái Châu

3 xã Đông Kết - Tân Châu-Tứ Dân

30

Chế biến nông sản, dược liệu, TTCN khác.

 

Huyện Yên Mỹ

 

 

 

9

CCN Yên Phú (mở rộng)

Xã Yên Phú

15

CB nông sản, lương thực - thụ phẩm, TTCN khác

 

Huyện Văn Lâm

 

 

 

10

CCN Minh Hải

Xã Minh Hải

48

SX hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị phụ trợ phục vụ các ngành (nông nghiệp, hàng tiêu dùng xuất khẩu

11

CCN Lạc Đạo

Xã Lạc Đạo

20

CB nông sản, TTCN khác

 

Huyện Mỹ Hào

 

 

 

12

CCN Phùng Chí Kiên

Xã Phùng Chí Kiên

50

CN phụ trợ, kho bãi, dịch vụ công nghiệp, TTCN khác

Ghi chú: Trong giai đoạn 2016-2020, các cụm công nghiệp quy hoạch xây dạng mới và mở rộng được cứ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của tnh Hưng Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tnh tiếp tục điều chỉnh bổ sung, mở rộng các cụm công nghiệp hợp với nhu cầu của địa phương.

3. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp:

- Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác, dự kiến như sau:

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến 2015 là: 1.799 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn (ước tính) đầu tư giai đoạn 2016-2020: 1.450 tỷ đồng.

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

4.1 Giải pháp về đầu tư phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư:

- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt là căn cứ để xem xét, quyết định thành lập cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, lập kế hoạch di di các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gây ô nhim hoặc có nguy cơ gây ô nhim ra khỏi làng nghề, khu dân cư; vận động, thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Thực hiện việc chuyển đổi theo đúng quy định của Quy chế quản lý cụm công nghiệp tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy các cụm công nghiệp đã được hình thành. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình triển khai thực tế, đề xuất phương án xử lý đối với các cụm công nghiệp.

- Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải gắn liền và tính đến khả năng đu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thng giao thông, cp điện, cấp nước, thông tin liên lạc trong thời điểm hin tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần có cơ chế, chính sách thu hút vốn của các dự án và các nguồn vốn khác tham gia đầu tư xây dựng;

- Lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia và địa phương với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào cụm công nghiệp, các dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung ở các địa bàn khó khăn về kinh tế-xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả các cụm công nghiệp của tỉnh;

- Lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý hạ tầng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp;

- Đphát triển các cụm công nghiệp, ngoài sự hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần phải huy động các nguồn vốn khác từ các đơn vị kinh doanh cấp điện, nước, thông tin liên lạc cùng tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh các dịch vụ này.

- Tích cực vận động thu hút đu tư vào cụm công nghiệp bằng những cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư hấp dẫn; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính.

4.2. Giải pháp về nguồn vốn

Tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn khuyến công ca Trung ương và dành một phần nguồn vốn khuyến công của địa phương, nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, tập trung vào các hạng mục: san lấp mặt bng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xlý nước thải. Đng thời, công khai minh bạch chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu hạ tầng cụm công nghiệp.

4.3. Giải pháp về bồi thường, giải phóng mặt bằng:

- Tăng cường các biện pháp trong việc thực thi pháp luật về đất đai; thực hiện chính sách đn bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước và của tỉnh.

- Công khai hóa dự án, phương án tổng thể xây dựng cụm công nghiệp và phương án bồi thường, hỗ trợ, giải quyết hài hòa quyền lợi của người bị thu hi đất. Đảm bảo được sự đồng bộ về cơ chế, chính sách sát với thực tiễn.

4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

- Khuyến khích các tổ chức, đơn vị đào tạo nghề mở các lớp trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, tạo việc làm cho người dân địa phương ổn định đời sống.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về ngành nghề, số lượng, chất lượng.

- Tăng cường dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực nhm khơi thông thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng được tiếp cận với nhau khi có nhu cầu.

4.5. Giải pháp về bảo vệ và xử lý môi trường:

- Đối với cụm công nghiệp thành lập mới, việc quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường phải được thực hiện ngay từ khi lập dự án. Trong quy hoạch chi tiết, ngoài việc bố trí mặt bằng cho các nhà máy, nhất thiết phải đề cập đến phương án bảo vệ môi trường;

- Thực hiện việc lựa chọn, chấp thuận các dự án thuộc lĩnh vực ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhm phát triển bền vững các cụm công nghiệp;

- Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải hợp lý, tăng cường khả năng tái sử dụng nước; thu, gom xử lý toàn bộ nước thải sản xuất, nước thải sinh hot và có bin pháp xử lý nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như trong suốt quá trình hoạt động của cụm công nghiệp đảm bảo các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và vận hành cụm công nghiệp phải đảm bảo các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường liên quan đến chất lượng không khí;

- Thu, gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như trong quá trình vận hành cụm công nghiệp, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, lưu giữ và xử lý các chất thải nguy hại theo quy định.

4.6. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp:

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp hiệu quả theo các quy mô, các loại sở hữu đối với cụm công nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, các quy định hiện hành và nội dung quy hoạch này;

- Thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Ban quản lý các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Điều 2. Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch

1. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức công bố, hướng dẫn, tuyên truyền và kiểm tra thực hiện quy hoạch; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền; đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển cụm công nghiệp; tham mưu xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và cân đối nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm, dài hạn.

3. Các Sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Bưu chính Viễn thông, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ theo chức năng nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ được giao phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai các công việc liên quan để thực hiện quy hoạch.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph:

- Lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được phê duyệt;

- Sau khi quy hoạch chi tiết được duyệt; trước mắt, mỗi cụm công nghiệp triển khai làm đường cấp phối trục chính; huy động sự tham gia đóng góp của các dự án vào đầu tư để hoàn thiện phần rải nhựa và đường vào nhà máy;

- Chỉ đạo Phòng Công Thương (Kinh tế) trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về cụm công nghiệp;

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư...để triển khai thực hiện xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn;

- Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, TH
D.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thông

 





Quyết định 555/QĐ-UBND kế hoạch công tác tư pháp năm 2016 Ban hành: 04/02/2016 | Cập nhật: 22/11/2016