Quyết định 23/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: 23/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lê Dũng
Ngày ban hành: 31/08/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2015/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 31 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TÀU TÌM KIẾM CỨU HỘ, CỨU NẠN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 01/5/2014;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển;

Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;

Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;

Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 91/TTr-SNN ngày 17/7/2015 và Báo cáo thẩm định số 203/BC-STP ngày 08/7/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của Ủy ban nhân .dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- UBQG TKCN; BCĐ PCLBTW;
- Thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Tư pháp;
- Báo, Đài, Cổng TTĐT tỉnh (đăng, phát nội dung);
- Trung tâm CB-TH;
- PVP Nguyễn Văn Quân;
- Phòng NN-NĐ (L, T);
- Lưu: VT. Tr 80/8.

TM. ỦY BAN NHÂN ĐÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TICH




Lê Dũng

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TÀU TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau.

2. Quy chế này áp dụng đối với Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau và các tàu của ngư dân hoạt động khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá trong tỉnh Cà Mau; các tổ chức, cơ quan có liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Điều 2. Quy định về cách nhận biết tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tần số thông tin liên lạc

1. Cách nhận biết tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn

Tàu có gắn bảng hiệu trước cabin với hàng chữ màu đỏ “TÀU CỨU HỘ”, nền màu vàng, kích thước bảng rộng 50 cm x dài 80 cm.

2. Tần số thông tin liên lạc cứu nạn, cứu hộ

a) Tần số các Đài trực canh liên lạc khi có sự cố:

Đơn vị

Tên Đài

Sóng liên lạc (KHz) (USB)

Giờ liên lạc

Chính

Phụ

Bình thường

Có ATNĐ, bão

 

 

Sáng

Chiều

Thanh tra sở NN&PTNT (Icom)

Kiểm ngư

7.500

7.500

9h - 9h30

16h-16h30

Trực 24/24

Đồn Biên phòng Rạch Gốc (Icom)

Rạch Gốc-02

7.350

7.450

9h - 9h30

16h - 16h30

Trực 24/24

Đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm (Icom)

Cái Đôi-03

7.350

7.450

9h - 9h30

16h - 16h30

Trực 24/24

Đồn Biên phòng Sông Đốc (Icom)

Sông Đốc-04

7.350

7.450

9h - 9h30

16h-16h30

Trực 24/24

Đồn Biên phòng Tân Tiến (Icom)

Tân Tiến-05

7.350

7.450

9h - 9h30

16h - 16h30

Trực 24/24

Vùng V Hải quân

Kiên Giang

13098

70933

24/24

24/24

Trực 24/24

Vùng Cảnh sát biển IV

Song Hương 77

7325

7325

24/24

24/24

Trực 24/24

b) Tần số Đài Thông tin Duyên hải Cà Mau:

Tên Đài thông Duyên hải

Tần số cấp cứu khẩn cấp, an toàn

Tần số trực ban 24/24

Tần số thu, phát MF/HF (KHz)

Tần số thu, phát MF/HF (KHz)

Tần số thu, phát VHF (156.800 MHz)

Tần số thu MF/HF (KHz)

Tần số phát MF/HF (KHz)

Cà Mau Radio

7903

7906

CH 16

7969

7969

c) Thông tin cấp cứu - khẩn cấp gọi trên tần số 7903 KHz khi báo bão và dự báo thời tiết trên biển, chuyển về tần số an toàn (MSI) 7.906 KHz.

d) Tần số sử dụng liên lạc với Đài Thông tin Duyên hải:

- Khi khoảng cách tàu ở xa các Đài Thông tin Duyên hải từ 20 hải lý đến dưới 200 hải lý sử dụng các tần số 6215 KHz, 6530 KHz, 6513 KHz, 8158 KHz.

- Khi khoảng cách tàu ở xa các Đài Thông tin Duyên hải từ 200 hải lý trở lên sử dụng các tần số: 12290 KHz, 12359 KHz.

Điều 3. Về thông tin liên lạc trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn

1. Việc thông tin liên lạc trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

2. Hô hiệu Đài Chỉ huy: “Cứu hộ Cà Mau”.

3. Hô hiệu từng tàu cứu hộ là: “Cứu hộ 1 (2,3...)”.

Điều 4. Chế độ trực ban và tiếp nhận thông tin tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn

1. Ban Chỉ huy Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn phân công trực ban 24/24 giờ trong các trường hợp sau:

a) Kể từ khi nhận được Công điện của UBND tỉnh về tin báo áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai khác có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển tỉnh Cà Mau; trong thời gian tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sau thiên tai.

b) Khi xảy ra tai nạn, rủi ro, sự cố trên biển: Trực ban theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Cà Mau.

2. Nơi tiếp nhận thông tin tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau (số 03 - đường Bông Văn Dĩa - Khóm 4 - Phường 5 - Thành phố Cà Mau; số điện thoại: 07803 830 800 - Fax: 07803 837 103).

- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hiển (số điện thoại: 07803 719 013 - Fax: 07803 719 013).

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Trần Văn Thời (số điện thoại: 07803 896 138 - Fax: 07803 896 628).

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện U Minh (số điện thoại: 07803 863 017 - Fax: 07803 863 526).

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đầm Dơi (số điện thoại: 07803 858 164 - Fax: 07803 858 650).

- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Tân (số điện thoại: 07803 889 879 - Fax: 07803 889 902).

Điều 5. Chế độ báo cáo

1. Ban Chỉ huy Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau trước, trong và sau mỗi cơn bão, áp thấp nhiệt đới; các tai nạn, rủi ro, sự cố xảy ra trên biển và biện pháp khắc phục; báo cáo định kỳ 06 tháng (vào ngày 25/6), báo cáo năm (vào ngày 15/12).

2. Các thành viên của Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn có trách nhiệm báo cáo Đội trưởng về tình hình chuẩn bị công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực, phạm vi đã được phân công. Báo cáo công tác khắc phục hậu quả sau mỗi cơn bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai khác hoặc tai nạn, rủi ro, sự cố trên biển trên phạm vi địa bàn được phân công phụ trách.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI TÀU TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN

Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn

Cơ cấu tổ chức của Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn bao gồm Ban Chỉ huy và Đội tàu.

1. Ban Chỉ huy Đội tàu bao gồm:

a) Đội trưởng là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Đội phó là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

c) Các thành viên bao gồm: Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Chủ tịch UBND các huyện ven biển; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đồn trưởng các Đồn Biên phòng ven biển; Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện ven biển.

d) Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ huy Đội tàu do Đội trưởng phân công.

2. Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn bao gồm:

a) Các tàu công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và PTNT.

b) Các tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân các địa phương trong tỉnh.

c) Danh sách các tàu của ngư dân thuộc Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển do Ban Chỉ huy Đội tàu đề xuất UBND tỉnh quyết định. Hàng năm căn cứ yêu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện trong cứu hộ, cứu nạn của các tàu, Ban Chỉ huy Đội tàu đề xuất điều chỉnh số lượng và Danh mục Đội tàu trình UBND tỉnh quyết định.

Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

1. Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức để người dân nắm được các quy định của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

2. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt mọi diễn biến về thời tiết, tình hình hoạt động khai thác của ngư dân trên các vùng biển của tỉnh Cà Mau.

3. Điều động, sắp xếp vị trí neo đậu an toàn cho các phương tiện vào nơi tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới.

4. Đảm bảo sẵn sàng lực lượng và phương tiện để làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

5. Hàng năm, kiểm tra tình trạng hoạt động và trang thiết bị của các tàu tham gia Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau,

6. Định kỳ hàng năm, Thường trực Ban Chỉ huy Đội tàu ký hợp đồng trách nhiệm với từng thành viên của Đội tàu.

7. Trong trường hợp khẩn cấp, Ban Chỉ huy Đội tàu có quyền:

a) Huy động các phương tiện, người điều khiển phương tiện và điều kiện vật chất cần thiết của các tổ chức, cá nhân trong khu vực để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền để lập thủ tục thanh toán chi phí hoặc hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

b) Cưỡng chế người và tất cả các phương tiện hoạt động trên vùng biển Cà Mau để thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết xấu xảy ra.

c) Tổ chức ứng cứu người và phương tiện bị nạn trước, trong và sau bão, áp thấp nhiệt đới hoặc trong các tình huống cấp thiết khác. Trong ứng cứu, thực hiện nguyên tắc cứu người trước, tài sản sau.

d) Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tai nạn, rủi ro, sự cố trên biển, thông báo cho các tàu đang hoạt động trên biển biết theo chế độ thông tin quy định ở Điều 4 của Quy chế này.

8. Xác định vùng, vị trí đã xảy ra tai nạn, sự cố trên biển. Bố trí lực lượng để hạn chế tàu thuyền không có nhiệm vụ tiếp cận khu vực này (nếu cần thiết).

9. Phối hợp với các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn của các tỉnh trong khu vực tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Điều 8. Nhiệm vụ của Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

1. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

2. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng cứu người và phương tiện bị nạn trước, trong và sau bão, áp thấp nhiệt đới hoặc trong các tình huống cấp thiết khác theo lệnh của Ban Chỉ huy Đội tàu.

3. Tham gia đầy đủ các cuộc diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức.

Chương III

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điều 9. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển được phân bổ hàng năm từ nguồn ngân sách Nhà nước và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng quy định cho các tổ chức, cá nhân tham gia tìm kiếm cứu nạn, nhằm khắc phục thiệt hại về người, phương tiện và các tài sản khác.

2. Hàng năm, Ban Chỉ huy Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh lập dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm hộ, cứu nạn trên biển, gửi Sở Tài chính có ý kiến, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Khi được điều động tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, các tổ chức, cá nhân được thanh toán các khoản chi phí thực tế và các khoản hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển; Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa; Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.

4. Ban Chỉ huy Đội tàu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tổng hợp các khoản chi phí thực tế theo quy định của các tổ chức, cá nhân tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn báo cáo Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính xem xét, tổng hợp các khoản chi phí thực tế của các tổ chức, cá nhân liên quan, trình UBND tỉnh quyết định. Trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ.

Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo phân bổ mức chi cho các cơ quan, đơn vị và lực lượng liên quan trong tỉnh.

Điều 10. Chế độ, chính sách đối với Đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

1. Được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu trên biển.

2. Được trang bị đầy đủ phao cứu sinh, bảng hiệu, cờ hiệu cứu hộ, loa cầm tay và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

3. Được hỗ trợ các khoản chi phí có liên quan đến công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển theo quy định hiện hành.

4. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu tài sản bị hư hỏng thì được hỗ trợ 100% chi phí sửa chữa, bị thiệt hại hoàn toàn thì được hỗ trợ theo quy định hiện hành; bị ảnh hưởng về sức khỏe, thiệt hại về người sẽ được chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Khen thưởng, kỷ luật

1. Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Những tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức triển khai, phổ biến và thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung. Nếu các quy định của cấp có thẩm quyền được viện dẫn trong Quy chế này thay đổi thì thực hiện theo quy định thay đổi./.