Quyết định 33/2007/QĐ-UBND quy định mức thu do các nhà đầu tư nộp ngân sách tỉnh để đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng đối với những dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
Số hiệu: 33/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Trần Văn Phu
Ngày ban hành: 24/12/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 33/2007/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 24 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU TỰ NGUYỆN DO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NỘP NGÂN SÁCH TỈNH ĐỂ ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP, TU BỔ, XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỐI VỚI NHỮNG DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Khoản 2 Điều 7; Khoản 2 Điều 19, Khoản 1, 6, 7 Điều 33, Khoản 1, 2 Điều 52 Luật Khoáng sản ban hành ngày 20/3/1996 và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2007/NQ-HĐND ngày 11/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 11 V/v ban hành Quy định mức thu do các nhà đầu tư nộp ngân sách tỉnh để đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng đối với những dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức thu do các nhà đầu tư nộp ngân sách tỉnh để đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng đối với những dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lai Châu (Có bản chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 93/2004/QĐ-UBND ngày 24/12/2004 của UBND tỉnh Lai Châu V/v Ban hành Quy định về phụ thu đối với khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Riêng vàng gốc đã cấp phép từ 01/9/2007 cho đến nay phải tính lại theo Quyết định này).

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, Công nghiệp; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các Cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp; Cục kiểm tra văn bản;
- Như điều 3
- Bộ TN&MT (Thay báo cáo);
- Bộ Tài chính (Thay báo cáo);
- Bộ Công Thương (Thay báo cáo);
- T.Trực Tỉnh ủy (Thay báo cáo);
- T.Trực HĐND Tỉnh (Phối hợp);
- Công báo Tỉnh;
- Báo Lai Châu;
- VP UBND tỉnh: LĐ, CV các khối;
- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Phu

 

QUY ĐỊNH

MỨC THU DO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỰ NGUYỆN NỘP NGÂN SÁCH TỈNH ĐỂ ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP, TU BỔ, XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỐI VỚI NHỮNG DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu dưới mọi hình thức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh có trách nhiệm đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng (trừ khai thác cát, đá, sỏi, đất làm vật liệu xây dựng thông thường) dưới hình thức tự nguyện nộp tập trung khoản chi phí này vào ngân sách tỉnh theo các nội dung được quy định tại Quyết định này.

II. NỘI DUNG VÀ MỨC THU

1. Nội dung thu (không bao gồm các khoản thu phí, lệ phí và thuế theo pháp luật):

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng khi sử dụng hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

2. Mức thu

2.1. Căn cứ xác định:

- Khối lượng:

+ Sản lượng tài nguyên khoáng sản để xác định mức thu đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng là sản lượng thương phẩm khai thác thực tế (xác định trên cơ sở sản lượng xuất bán thực tế và có hóa đơn hợp pháp theo quy định của pháp luật).

+ Diện tích khu vực được cấp phép khai thác (đối với khoáng sản là vàng).

+ Công suất khai thác ghi trong giấy phép (đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên).

- Đơn giá: Là giá bán một đơn vị sản phẩm tài nguyên khoáng sản trên thị trường theo từng dự án, từng thời điểm hoặc giá khoán trên một đơn vị diện tích (khoáng sản là vàng) hoặc thể tích (khoáng sản là chất lỏng) khoáng sản được phép khai thác.

2.2. Cách xác định:

T = A x Gt x M

T: Là tổng thu

A: là khối lượng sản phẩm khai thác được tiêu thụ hoặc diện tích được cấp phép hoặc công suất khai thác khoáng sản được xác định trong quyết định cấp phép khai thác.

Gt: Là đơn giá tại thời điểm tiêu thụ sản phẩm hoặc mức giá khoán.

M: Là tỷ lệ hoặc mức thu được xác định của từng dự án khai thác khoáng sản trước khi cấp phép.

2.3. Biểu tỷ lệ và mức thu đầu tư trở lại:

 

NHÓM, LOẠI KHOÁNG SẢN KHAI THÁC

TỶ LỆ VÀ MỨC THU ĐẦU TƯ TRỞ LẠI

 

Khoáng sản kim loại

 

1

Khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, crom, titan …)

35% - 40%

2

Khoáng sản kim loại màu:

 

 

- Vàng sa khoáng

40-50 triệu đồng/ha/năm

 

- Vàng gốc

30%-35%

 

- Đất hiếm

25%-30%

 

- Bạch kim, Thiếc, Wonfram, Bạc, Antimon …

35%-40%

 

- Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Molipden, Nhôm, Thủy ngân, Bauxit

25%-30%

 

- Các khoáng sản kim loại màu khác

25%-30%

II

Khoáng sản không kim loại

 

 

Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng cao cấp (đá phiến đen ốp lát và lợp, đá Granite …)

15%-20%

 

Khoáng sản không kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp (Barit, Fluorit, Cao lanh, Pyrit, Acsen …)

15%-20%

 

Than

5%-10%

 

Đá quý

35%-40%

 

Các loại khoáng sản khác

5%-10%

III

Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

 

1

Nước khoáng thiên nhiên

15%-20%

2

Nước nóng thiên nhiên

5%-10%

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

1. Các cơ quan quản lý nhà nước

1.1. Sở Tài nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật khoáng sản, các quy định khác của pháp luật; Đồng thời, chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với sở Tài chính, sở Công nghiệp, Cục Thuế tỉnh để xác định mức thu đối với từng dự án cụ thể trước khi quyết định cấp phép hoặc trình UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

1.2. Sở Công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật.

1.3. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xác định số tiền phải thu hàng quý và đôn đốc thu nộp số tiền các doanh nghiệp đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng vào ngân sách tỉnh.

1.4. Sở Tài chính định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp báo cáo UBND tỉnh số thu về hoạt động khai thác khoáng sản để đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng và các khoản thu khác từ hoạt động khoáng sản.

1.5. Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì phối hợp với sở Tài chính căn cứ số tiền đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng từ hoạt động khai thác khoáng sản thu được hàng năm để báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục được đầu tư bằng nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản

2.1. Hoạt động khai thác khoáng sản đúng theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

2.2. Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phải nộp đã quy định tại Khoản 1, phần II nêu trên cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động khai thác, chế biến vàng phải thực hiện nộp toàn bộ tiền đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng trước khi nhận giấy phép khai thác (theo dự án được phê duyệt).

- Đối với các hoạt động khai thác khoáng sản khác:

+ Nộp một khoản tiền ký quỹ từ 2-3% trên doanh thu (theo báo cáo nghiên cứu khả thi) vào tài khoản tạm giữ của Cục Thuế tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu trước khi nhận giấy phép. Khoản tiền ký quỹ nói trên được hoàn trả đơn vị nộp khi thực hiện dự án và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật và quy định tại quyết định này.

+ Định kỳ hàng quý phải tổng hợp báo cáo doanh thu, số tiền phải nộp về đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng với các cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp không kịp thời, Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm trích từ khoản tiền ký quỹ của các tổ chức, cá nhân để nộp vào ngân sách tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành: Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Công nghiệp, Cục thuế tỉnh, Giao thông vận tải, Công an tỉnh tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản được khai thác, chế biến phù hợp với năng lực sản xuất hiện có; đảm bảo nguồn thu để đầu tư trở lại cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư của tỉnh.

2. Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong các khu vực có khoáng sản./.