Quyết định 2223/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 2223/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cao Bằng | Người ký: | Nguyễn Hoàng Anh |
Ngày ban hành: | 30/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2223/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, phê duyệt chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê chuẩn Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2099/TTr-STNMT ngày 29 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng lập quy hoạch: Các hệ sinh thái (HST) tự nhiên, các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn, các nguồn gen và hành lang đa dạng sinh học (ĐDSH).
4. Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Chiến lược quốc gia về ĐDSH; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến 2025...;
- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH; duy trì và phát triển các dịch vụ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH;
- Duy trì có tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn, rừng đặc dụng, vùng nước nội địa;
- Bảo đảm an toàn ĐDSH, giảm mức độ suy thoái cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn ĐDSH, bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan;
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước, các Quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm thu hút, huy động nguồn lực, kinh nghiệm... để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH.
5. Mục tiêu, chỉ tiêu của quy hoạch.
5.1. Mục tiêu chung.
Bảo vệ và phát triển bền vững các HST tự nhiên, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp quý hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh Cao Bằng, sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH; duy trì và phát triển dịch vụ HST nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh.
5.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH;
- Thành lập hệ thống khu bảo tồn, bao gồm 01 vườn Quốc gia; mở rộng diện tích 01 khu bảo tồn loài sinh cảnh; thành lập 01 khu bảo vệ cảnh quan;
- Bảo vệ và phát triển bền vững các HST, bao gồm HST rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao; HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp ở độ cao dưới 600m; HST rừng tre nứa; HST rừng trên núi đá vôi; HST trảng cỏ cây bụi, với tổng diện tích 444.080,11 ha (chiếm 66,25% DTTN). Đẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán trên diện tích hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi để đưa độ che phủ rừng đạt trên 51% vào năm 2015 và 55% vào năm 2020;
- Ưu tiên bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm, các loài cây trồng vật nuôi đặc sản của tỉnh, mở rộng dần tăng quy mô thông qua các dự án, các mô hình xã hội hóa bảo tồn ĐDSH học của cộng đồng;
- Bảo vệ và phát triển HST đất ngập nước; bảo vệ, phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn ĐDSH các vùng nước nội địa;
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn cây thuốc, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;
- Kiểm soát chặt chẽ, giảm tối đa nạn buôn bán và tiêu thụ các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn ĐDSH phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH và các chiến lược Quốc gia.
5.3. Tầm nhìn đến năm 2030.
- Đến năm 2030, hạn chế tối đa về suy giảm ĐDSH; bảo vệ và phát triển các HST tự nhiên, quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; xây dựng và thực hiện chiến lược phòng ngừa các sự cố do chúng gây ra;
- Thành lập mới 04 khu bảo tồn loài - sinh cảnh; 04 khu bảo tồn cảnh quan; 01 khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa;
- Thành lập 02 hành lang ĐDSH;
- Giải quyết từng bước sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm tại các khu bảo tồn thông qua các mô hình, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH;
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn;
- Kết hợp giữa bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn ĐDSH;
- Xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao;
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về ĐDSH cho các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về ĐDSH.
6. Nội dung quy hoạch.
6.1. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và các nguồn gen.
6.1.1. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.
a) Chuyển hạng 01 khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Chuyển hạng khu dự trữ thiên nhiên Phia Oắc thành Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm (gồm 47 loài thực vật và 66 loài động vật); cảnh quan thiên nhiên, diện tích tự nhiên 11.960ha, thuộc huyện Nguyên Bình, trên địa phận của các xã Ca Thành, Mai Long, Phan Thanh, Quang Thành, Thành Công và một phần nhỏ của thị trấn Tĩnh Túc và xã Vũ Nông.
b) Điều chỉnh và mở rộng 01 khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Điều chỉnh và mở rộng Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh thành khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp Quốc gia Vượn Cao Vít Trùng Khánh, nhằm bảo tồn và phát triển quần thể Vượn Cao Vít, bảo vệ môi trường sống của chúng là HST rừng trên núi đá vôi và các HST rừng tự nhiên, diện tích tự nhiên 6.046,0ha, nằm trong phạm vi các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Nậm, Ngọc Chung, Khâm Thành và một phần nhỏ phía Bắc xã Lăng Yên, huyện Trùng Khánh.
c) Thành lập mới 01 khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Khu bảo vệ cảnh quan rừng Trần Hưng Đạo, diện tích tự nhiên khoảng 1.143,00ha, nằm trong địa bàn xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Mục đích bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m và HST rừng tre nứa. Bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; nhằm tôn tạo giá trị lịch sử và cảnh quan của di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo để phục vụ mục đích giáo dục, tham quan du lịch.
d) Phát triển và nâng cấp 03 cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp vườn cây ăn quả tại khu di tích Pác Bó thành vườn thực vật Pác Bó, diện tích khoảng 0,1 ha, tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng;
- Kế thừa và củng cố vườn thuốc Phia Đén, diện tích khoảng 4,0 ha, tại xã Thành Công và xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình;
- Kế thừa và củng cố vườn thuốc Giảo cổ lam, diện tích 13,0ha, tại xóm Bản Pát 2, xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh.
e) Thành lập mới các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thành lập các vườn thực vật trong các khu bảo tồn;
- Thành lập Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Nguyên Bình, diện tích khoảng 19,00ha, tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình;
- Thành lập Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Trùng Khánh, diện tích khoảng 9,5ha, nằm tại xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh.
f) Bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các nguồn gen quý hiếm, gen đặc sản.
Phát triển và bảo tồn tại chỗ theo Quyết định 1113/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, bảo tồn 12 nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc sản, đặc hữu, quý hiếm của tỉnh, đồng thời tiếp tục đầu tư bằng các chương trình, dự án để bảo tồn tại chỗ 24 cây trồng đặc sản trên đồng ruộng như lúa nếp hương vì pất, bí thơm, đậu nho nhe, mận máu Bảo Lạc, lê Trà Lĩnh, quýt Hà Trì, cam Trưng Vương, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ Trùng Khánh, trúc sào, mác rạc, cây mác mật, chè đắng, chè Phia Đén... và 10 nguồn gen vật nuôi như bò H'Mông, lợn đen, gà xương đen (gà H’Mông), ngựa Nước Hai, chó lùn Bảo Lạc...
Phối hợp và duy trì 01 cơ sở bảo tồn chuyển chỗ vật nuôi là trại lợn giống cấp I Đức Chính, diện tích 1,44ha, tại xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng để phát triển và bảo tồn chuyển chỗ 2 nguồn gen lợn Táp Ná và lợn Móng Cái.
6.1.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Thành lập mới 9 khu bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh.
a) Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Trà Lĩnh - Thang Hen, diện tích tự nhiên khoảng 5.164,0 ha, nằm trên địa bàn các xã Quang Vinh, Lưu Ngọc, Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh; các xã Hạ Thôn, Mã Ba, huyện Hà Quảng; các xã Đức Xuân, Ngũ Lão, huyện Hòa An. Nhằm bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, đặc biệt là HST rừng trên núi đá vôi; bảo tồn những giá trị ĐDSH quan trọng của khu bảo tồn, gồm 21 loài thực vật quý hiếm và 29 loài động vật quý hiếm; bảo vệ và tôn tạo hồ Thang Hen và cảnh quan xung quanh phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch;
b) Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Hạ Lang, diện tích tự nhiên khoảng 7.343,0 ha trên cơ sở khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi của huyện Hạ Lang, nằm trên địa bàn các xã Đồng Loan, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan, An Lạc, Quang Long. Nhằm bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, chủ yếu là HST rừng trên núi đá vôi; giữ gìn, tôn tạo môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm; bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên. Bảo tồn những loài động, thực vật quý hiếm; chú trọng các loài rất nguy cấp, nguy cấp; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu, tham quan, du lịch;
c) Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Bảo Lạc, diện tích tự nhiên khoảng 3.996,0 ha, trên cơ sở khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và rừng tự nhiên trên núi trung bình trên địa bàn các xã Khánh Xuân, Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Nhằm bảo vệ và phát triển HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình ở độ cao 600 - 1.600m; bảo vệ môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm; Bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên; bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chú trọng các loài rất nguy cấp và nguy cấp; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu, và tham quan, du lịch;
d) Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Bảo Lâm, diện tích tự nhiên khoảng 4.569,0 ha, trên cơ sở khu rừng nguyên sinh của huyện Bảo Lâm trong địa bàn xã Vĩnh Phong và một phần nhỏ xã Mông Ân. Nhằm bảo vệ và phát triển HST rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình ở độ cao 600 - 1.600m và HST rừng trên núi đá vôi; bảo vệ môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm; bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chú trọng các loài rất nguy cấp và nguy cấp; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu, và tham quan, du lịch;
đ) Khu bảo vệ cảnh quan Pác Bó, diện tích tự nhiên là 6.354,0 ha, nằm trên địa bàn các xã Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Nội Thôn, Thượng Thôn, huyện Hà Quảng. Mục đích bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng trên núi đá vôi; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m và HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m; bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó phục vụ mục đích giáo dục, tham quan du lịch;
e) Khu bảo vệ cảnh quan Thạch An, diện tích tự nhiên là 3.997,00ha, nằm trên địa bàn các xã Đức Long, Danh Sĩ, Lê Lợi, huyện Thạch An; xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa. Mục đích bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m; bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; bảo vệ và tôn tạo các Di tích lịch sử đồn Đà Lạn và đài quan sát bộ chỉ huy chiến dịch biên giới năm 1950 phục vụ mục đích giáo dục, tham quan du lịch;
f) Khu bảo vệ cảnh quan Bản Giốc, diện tích tự nhiên là 566,00ha, nằm trong địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Mục đích bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, chủ yếu là HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m. Bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của thác Bản Giốc; bảo vệ và phát triển giá trị du lịch, nghệ thuật và tiềm năng thủy điện của khu bảo vệ cảnh quan Bản Giốc phục vụ mục đích tham quan du lịch, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội.
g) Khu bảo vệ cảnh quan Lam Sơn, diện tích tự nhiên là 75ha, nằm trong địa bàn các xã Hồng Việt, Hoàng Tung, huyện Hòa An. Mục đích bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m. Bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; bảo vệ và tôn tạo giá trị lịch sử và cảnh quan của các di tích trong khu vực; bảo vệ và phát triển giá trị du lịch, lịch sử của khu bảo vệ cảnh quan Lam Sơn phục vụ mục đích tham quan du lịch, giáo dục;
h) Khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Bằng, diện tích tự nhiên là 575,8ha, nằm trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Hòa An, Phục Hòa và thành phố Cao Bằng. Mục đích bảo vệ nơi cư trú của cá trầm hương, anh vũ và nhiều loài thân mềm quý hiếm như trai cóc bàn chân, trai cóc vuông.
6.2. Quy hoạch hành lang ĐDSH.
Thành lập 02 hành lang đa dạng sinh học.
a) Hành lang ĐDSH xuyên biên giới kết nối khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn cao vít Trùng Khánh, Cao Bằng (Việt Nam) với Quảng Tây (Trung Quốc) nằm sát biên giới. Khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn cao vít Trùng Khánh có chiều dài 21,7 km. Chức năng là hợp tác quốc tế về bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái rừng. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, hợp tác nghiên cứu hữu hiệu mang lại lợi ích kinh tế cho Quốc gia và địa phương, bảo đảm việc kiểm soát xuyên biên giới về phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh, săn bắn trộm và buôn lậu, đồng thời đảm bảo việc giao lưu, di chuyển, mở rộng đàn và loài vượn cao
b) Hành lang ĐDSH nội tỉnh kết nối khu bảo tồn loài - sinh cảnh Hạ Lang với khu bảo tồn loài - sinh cảnh Trùng Khánh đi qua xã Kim Loan, huyện Hạ Lang và các xã Cao Thắng, Đức Hồng, Thông Huề, huyện Trùng Khánh với diện tích khoảng 4.175,0 ha. Chức năng hỗ trợ việc giao lưu, di chuyển, mở rộng đàn của các loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn, đặc biệt là loài vượn cao vít.
6.3. Quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên.
6.3.1. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1600m)
Diện tích 146,34 ha (chiếm 0,02% DTTN), phân bố ở vùng đỉnh núi Phia Ya, thuộc khu vực ranh giới của xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm và xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc. Mục đích bảo tồn là bảo vệ và phát triển HST rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao ở độ cao trên 1.600m đặc trưng của vùng núi cao Đông Bắc, nơi chịu ảnh hưởng mạnh và sớm của gió mùa Đông Bắc; bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, bao gồm 50 loài động thực vật quý hiếm.
6.3.2. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao 600 - 1.600m).
Diện tích 84.511,15 ha (chiếm 12,61% DTTN), phân bố chủ yếu tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, đặc biệt phân bố thành dải phía Bắc tỉnh Cao Bằng, tập trung ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, phía Tây và Bắc huyện Quảng Uyên và vùng nhỏ tại xã Quang Trung và Trưng Vương, huyện Hòa An; một phần diện tích lớn phân bố tại biên giới giữa huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang. Mục đích bảo tồn là bảo vệ và phát triển HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao 600 - 1.600m) đặc trưng của vùng núi trung bình Đông Bắc; bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa.
6.3.3. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, ở độ cao dưới 600m.
Diện tích 114.089,31 ha (chiếm 17,02% DTTN), phân bố rải rác toàn bộ huyện Bảo Lâm, phía Tây huyện Bảo Lạc, một diện tích nhỏ tại xã Sơn Lập và xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc; dải từ phía Đông huyện Thông Nông sang phía Tây huyện Hà Quảng, kéo dài qua huyện Hòa An, phía Đông và Nam huyện Nguyên Bình, nằm ở hầu hết các xã của huyện Thạch An, Quảng Uyên, Hạ Lang và nằm rải rác ở huyện Trùng Khánh với diện tích nhỏ. Mục đích bảo tồn là bảo vệ và phát triển HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp (độ cao dưới 600m) đặc trưng của vùng núi thấp Đông Bắc; bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa bị tuyệt chủng.
6.3.4. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.
Diện tích 125.838,19 ha (chiếm 18,77% DTTN), phân bố diện tích nhỏ tại các xã Đức Hạnh, Lý Bôn, Thạch Lâm, Quảng Lâm, Tân Việt, Nam Quang, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm; phía Bắc và Đông huyện Bảo Lạc; phía Bắc và Tây huyện Nguyên Bình; nằm rải rác hầu hết các xã thuộc huyện Thông Nông; và phân bố thành dải tập trung ở huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên và Phục Hòa. Mục đích bảo tồn là bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; bảo vệ các nguồn gen quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa.
6.3.5. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tre nứa.
Diện tích 3.526,74 ha (chiếm 0,53% DTTN), phân bố nhỏ lẻ tại các xã Kim Cúc, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Huy Giáp, huyện Bảo Lạc; các xã Dân chủ, Đức Long, Trương Lương, Bạch Đằng, Lê Chung, huyện Hòa An và xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình. Mục đích bảo tồn là trồng và phát triển, duy trì và nâng cao tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có chức năng quan trọng về bảo vệ đất, dần thiết lập các vành đai xanh, xóa thế cô lập cho các khu bảo tồn.
6.3.6. Phát triển hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi.
Bảo vệ một phần diện tích của hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi 115.968,38ha (chiếm 17,30% DTTN) phân bố rải rác ở tất cả các huyện của tỉnh để phục hồi tăng độ che phủ rừng.
6.3.7. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước.
Bảo vệ diện tích hệ sinh thái đất ngập nước 3.597,73 ha (chiếm 0,54% DTTN) phân bố rải rác trong toàn tỉnh với các hệ thống sông suối lớn như sông Bằng, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn... nhằm giữ gìn nguồn nước trong sạch phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn ĐDSH; bảo vệ và phát triển các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo đảm cân bằng sinh thái.
7. Chương trình dự án ưu tiên.
Tổ chức triển khai theo phân kỳ đầu tư 08 nhóm chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
8. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
8.1. Giải pháp tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn ĐDSH đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH trên địa bàn.
8.2. Giải pháp về vốn: Huy động các nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình dự án bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng, bao gồm ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Kinh phí ngân sách để thực hiện các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 20,5 tỷ đồng, định hướng thực hiện quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 52 tỷ VNĐ.
8.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn ĐDSH từ các cấp, các ngành của địa phương.
8.4. Giải pháp về khoa học công nghệ: Tăng cường công tác nghiên cứu; đẩy mạnh việc đưa khoa học công nghệ vào quản lý, bảo tồn ĐDSH trong các khu bảo tồn.
8.5. Giải pháp về cơ chế chính sách: Nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn ĐDSH; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH; xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn; hoàn thiện, củng cố tổ chức, cơ chế quản lý đối với Ban quản lý các khu bảo tồn.
8.6. Giải pháp về hợp tác bảo tồn: Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước; tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong công tác bảo tồn nguồn gen, xây dựng hành lang ĐDSH xuyên biên giới...
8.7. Giải pháp sinh kế bền vững cho người dân sinh sống trong các khu bảo tồn:
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH đối với cán bộ quản lý và người dân trong các khu bảo tồn; xây dựng, lưu giữ và phổ biến một số tập quán có tác dụng giảm quá trình tàn phá rừng, tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH như: Rừng thiêng, rừng ma, lùm cây thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước của thôn bản, rừng của dòng họ...; hỗ trợ vốn cho dân cư sống trong vùng đệm phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống, bao gồm huy động các nguồn vốn, đề xuất các nguồn vốn sinh kế (vốn con người, tài chính, xã hội, tự nhiên và vật chất) ưu tiên để cải thiện; triển khai thực hiện tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những giải pháp quan trọng để người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH; triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân: như mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình du lịch cộng đồng, mô hình nuôi ong, nuôi dê, trồng cây thuốc, bếp đun tiết kiệm củi, mô hình trồng cây trám đen...; tổ chức tham quan, học tập các mô hình áp dụng thành công đặc biệt là các mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng nghiến ở Hạ Lang hoặc cộng đồng tham gia phục hồi và phát triển rừng nghiến ở xã Phúc Sen...
Điều 2. Giao cho các ngành, đơn vị.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Tổ chức công bố Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo quy định;
- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, theo dõi, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch;
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch theo các nhiệm vụ được giao;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai lập dự án các khu bảo tồn;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ về sự chênh lệch diện tích đất của một số khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn, hành lang ĐDSH của quy hoạch này so với Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình dự án ưu tiên được phân công.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch theo các nhiệm vụ được giao;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý của Sở;
- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
- Thực hiện lồng ghép các nội dung quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản...
3. Sở Xây dựng.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nghiên cứu, đề xuất lồng ghép với việc thực hiện quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa thích hợp tại các trung tâm thị trấn.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Bố trí vốn đầu tư cho các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch;
- Huy động nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để thực hiện quy hoạch.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở các nội dung quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cân đối, bố trí kịp thời vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
6. Các sở, ngành có liên quan.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp của quy hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quy hoạch tại địa phương và theo nhiệm vụ được giao;
- Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn;
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc bảo tồn ĐDSH.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
A. Danh mục các dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
Số TT |
Tên chương trình, dự án ưu tiên |
Mục tiêu |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Tổng kinh phí (tỷ đồng) |
I |
TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
5,0 |
|||
I.1 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng |
Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư về bảo tồn ĐDSH |
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy |
- Sở TN&MT; các phòng TN&MT và các cơ quan, đơn vị KHCN liên quan; - Tổ chức quốc tế, các cơ quan báo chí và các địa phương liên quan |
5,0 |
II |
QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN MỚI THEO LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC |
3,5 |
|||
II. 1 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén |
Điều tra, khảo sát, đánh giá chi tiết điều kiện tự nhiên và ĐDSH để thành lập khu bảo tồn theo Luật Đa dạng sinh học |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
1,0 |
II.2 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài-sinh cảnh Trùng Khánh |
Điều tra, khảo sát, đánh giá chi tiết điều kiện tự nhiên và ĐDSH để thành lập khu bảo tồn theo Luật Đa dạng sinh học |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
II.3 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết khu bảo vệ cảnh quan Trần Hưng Đạo |
Điều tra, khảo sát, đánh giá chi tiết điều kiện tự nhiên và ĐDSH để thành lập khu bảo tồn theo Luật Đa dạng sinh học |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
0,5 |
III |
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
2,0 |
|||
III.1 |
Xây dựng các cơ sở bảo tồn ĐDSH (02 vườn thực vật, 02 vườn cây thuốc, 01 trạm cứu hộ động vật hoang dã và 01 cơ sở khác) |
Thành lập các cơ sở bảo tồn ĐDSH nhằm bảo tồn chuyển chỗ các nguồn gen quý hiếm và đặc hữu của tỉnh |
Các địa phương liên quan, Ban QL các khu bảo tồn |
- Sở TN&MT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN; - Tổ chức quốc tế. |
2,0 |
IV |
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
4,0 |
|||
IV.1 |
Điều tra, khảo sát, rà soát và xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển diện tích các HST rừng tự nhiên tỉnh Cao Bằng |
Xác định hiện trạng các HST rừng tự nhiên nhằm bảo vệ và phát triển toàn bộ diện tích các HST rừng tự nhiên nằm ngoài các khu bảo tồn đã được quy hoạch |
Sở NN & PTNT |
Sở TN&MT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ |
2,0 |
IV.2 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các khu bảo tồn tỉnh Cao Bằng |
Tăng cường năng lực giám sát, sử dụng và kết nối thông tin về đa dạng sinh học của các khu bảo tồn giữa các đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh Cao Bằng |
Sở TN&MT |
Các ban quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ |
2,0 |
V |
ĐÀO TẠO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
2,0 |
|||
V.1 |
Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý các cấp |
Tăng cường năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT; Ban quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH, hành lang ĐDSH |
2,0 |
VI |
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
2,0 |
|||
VI.1 |
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng |
Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về bảo tồn ĐDSH phù hợp với điều kiện địa phương |
Sở TN&MT |
Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN &PTNT và các sở, ban, ngành khác |
2,0 |
VII |
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM CÁC MÔ HÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
2,0 |
|||
VII.1 |
Củng cố, phát triển và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng |
Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm tỉnh Cao Bằng, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế |
Sở TN & MT, Sở NN & PTNT, Sở KH& CN |
Ban quản lý các khu bảo tồn; các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ |
2,0 |
Tổng cộng |
20,5 |
Số TT |
Tên chương trình, dự án ưu tiên |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Kinh phí dự kiến (tỷ đồng) |
I |
TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐDSH |
|
|
10,0 |
1.1 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng |
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy |
- Sở TN&MT; các phòng TN&MT và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN; - Tổ chức quốc tế, đài báo và các cơ quan Trung ương |
10,0 |
II |
QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN MỚI THEO LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
12,0 |
II.1 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn loài-sinh cảnh Hạ Lang, Trà Lĩnh-Thang Hen, Bảo Lâm, Bảo Lạc |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
6,0 |
II.2 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết khu bảo vệ cảnh quan Pác Bó, Thạch An, Bản Giốc, Lam Sơn |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
4,5 |
II.3 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết và thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Bằng |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
1,5 |
III |
QUY HOACH CHI TIẾT CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
2,0 |
III.1 |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết các hành lang đa dạng sinh học |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
IV |
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
4,0 |
IV.1 |
Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng vật nuôi và đề xuất giải pháp bảo tồn tỉnh Cao Bằng |
Sở NN & PTNT |
Sở TN&MT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
4,0 |
V |
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
10,0 |
V.1 |
Điều tra, khảo sát, rà soát và xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển diện tích các HST rừng tự nhiên của tỉnh Cao Bằng |
Sở NN & PTNT |
Sở TN&MT, các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
V.2 |
Điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ Đa dạng sinh học (hệ sinh thái, loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng) tại các khu bảo tồn tỉnh Cao Bằng |
Sở NN & PTNT |
Các ban quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
6,0 |
V.3 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các khu bảo tồn tỉnh Cao Bằng |
Sở NN & PTNT |
Các Ban quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
VI |
ĐÀO TẠO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
2,0 |
VI.1 |
Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý về bảo tồn ĐDSH cho cán bộ quản lý các cấp tỉnh Cao Bằng |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, Ban quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH, hành lang ĐDSH |
2,0 |
VII |
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
2,0 |
VII.1 |
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng |
Sở TN&MT |
Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN &PTNT và các sở, ban, ngành khác |
2,0 |
VIII |
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM CÁC MÔ HÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH |
|
|
10,0 |
VIII.1 |
Củng cố, phát triển và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng |
Sở TN& MT, Sở NN& PTNT, Sở KH&CN |
Ban quản lý các khu bảo tồn; các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
4,0 |
VIII.2 |
Xây dựng 02 mô hình trồng dược liệu cho dân cư vùng đệm khu bảo tồn Hạ Lang và Trùng Khánh. |
Sở TN& MT, Sở NN & PTNT, Sở KH&CN |
Ban quản lý các khu bảo tồn; các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
VIII.3 |
Nhân rộng các mô hình trồng cây lấy củi cho dân cư vùng đệm các khu bảo tồn nhằm giảm thiểu sự tác động vào rừng tự nhiên và ĐDSH. |
Sở TN & MT, Sở NN & PTNT, Sở KH&CN |
Ban quản lý các khu bảo tồn và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
VIII.4 |
Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bền vững cho dân cư vùng đệm các khu bảo tồn |
Sở TN & MT, Sở NN &PTNT |
Ban quản lý các khu bảo tồn và các cơ quan tổ chức, các đơn vị KHCN |
2,0 |
Tổng cộng |
|
|
52,0 |
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2020 thông qua danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh thuộc đối tượng đầu tư trực tiếp, cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 10/12/2020 | Cập nhật: 27/01/2021
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2020 về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Ban hành: 09/12/2020 | Cập nhật: 15/01/2021
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2020 về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 23/11/2020 | Cập nhật: 03/02/2021
Nghị quyết 32/NQ-HĐND về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công Nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 tỉnh Hà Giang tại Nghị quyết 39/NQ-HĐND Ban hành: 25/08/2020 | Cập nhật: 18/09/2020
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 10/01/2020 | Cập nhật: 13/01/2020
Nghị quyết 32/NQ-HĐND về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019, giải pháp năm 2020 Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 21/03/2020
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2019 về tổ chức các kỳ họp trong năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 Ban hành: 07/12/2019 | Cập nhật: 16/04/2020
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2019 về Danh mục dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất phải chuyển mục đích dưới 10 héc ta đất trồng lúa trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 15/07/2020
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2019 bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 13/03/2020
Nghị quyết 32/NQ-HĐND bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất và danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 01/08/2019 | Cập nhật: 10/09/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng cuối năm 2019 Ban hành: 13/07/2019 | Cập nhật: 18/10/2019
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2019 về "cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2019-2021 Ban hành: 09/01/2019 | Cập nhật: 16/01/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 về dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 Ban hành: 18/12/2018 | Cập nhật: 02/01/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 về thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 08/01/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 về kế hoạch tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2019 Ban hành: 08/12/2018 | Cập nhật: 18/01/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất và dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (dưới 10ha) trong năm 2019 Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 01/04/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2018 về danh mục dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong năm 2019 Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 25/01/2019
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về Kế hoạch đầu tư công tỉnh Thái Nguyên năm 2018 Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 19/07/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 11/12/2017 | Cập nhật: 13/04/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 12/12/2017 | Cập nhật: 19/01/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương năm 2018 Ban hành: 09/12/2017 | Cập nhật: 25/01/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh và thông qua Danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 07/12/2017 | Cập nhật: 09/01/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu năm 2018 Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 01/03/2018
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận năm 2018 Ban hành: 17/07/2017 | Cập nhật: 18/09/2017
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định 27/QĐ-TTg) Ban hành: 12/01/2017 | Cập nhật: 13/01/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 quyết định dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2017 Ban hành: 14/12/2016 | Cập nhật: 27/07/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La do Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Ban hành: 14/12/2016 | Cập nhật: 14/04/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 06/12/2016 | Cập nhật: 24/05/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách tỉnh Hà Nam năm 2015 Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 22/03/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 phê chuẩn định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 28/03/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 về giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa IX Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 19/01/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 22/NQ-HĐND về phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2016 (nguồn vốn đầu tư tập trung và vốn thu từ xổ số kiến thiết) Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 28/04/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 24/03/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021 Ban hành: 04/12/2016 | Cập nhật: 18/03/2017
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 14/10/2016 | Cập nhật: 29/11/2016
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2016 về đặt tên phố trên địa bàn thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Ban hành: 15/07/2016 | Cập nhật: 20/09/2016
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết lưới điện trung và hạ áp sau các trạm biến áp 110kV thuộc đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 Ban hành: 11/12/2015 | Cập nhật: 19/01/2016
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2015 về đặt tên, điều chỉnh tên đường, phố (đợt 6) trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Ban hành: 10/12/2015 | Cập nhật: 02/02/2016
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2015 về chia tách, thành lập tổ dân phố Ban hành: 16/12/2015 | Cập nhật: 03/02/2016
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2014 về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 19/03/2015
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 08/01/2014 | Cập nhật: 14/01/2014
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2013 về Chương trình giám sát năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 07/05/2014
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2013 về thành lập thôn Phố Tân An, xã Tân An, huyện Yên Dũng Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 29/11/2014
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2013 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 28/02/2015
Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 31/07/2013 | Cập nhật: 01/08/2013
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2012 phê duyệt Đề án 26/ĐA-UBND sửa đổi Đề án 12/ĐA-UBND về khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông, giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 20/12/2012 | Cập nhật: 22/04/2014
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2012 phê chuẩn Đề án Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -2015 Ban hành: 19/09/2012 | Cập nhật: 25/01/2014
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 16/01/2012
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2011 sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư năm 2010 Ban hành: 19/12/2011 | Cập nhật: 30/06/2014
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2011 gia hạn khoản vay từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh cho Chi ngánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bình Ban hành: 14/12/2011 | Cập nhật: 09/03/2013
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2011 thông qua Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 03/11/2015
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2011 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoài Nhơn để thành lập Thị xã Bồng Sơn trực thuộc tỉnh Bình Định Ban hành: 18/08/2011 | Cập nhật: 20/05/2013
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 Ban hành: 07/01/2011 | Cập nhật: 11/01/2011
Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 17/06/2010
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2010 sửa đổi Điều 1 Quyết định 246/QĐ-TTg quy định cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La Ban hành: 11/01/2010 | Cập nhật: 14/01/2010
Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải Ban hành: 12/09/2008 | Cập nhật: 17/09/2008
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 cá nhân của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam Ban hành: 10/01/2008 | Cập nhật: 14/01/2008
Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt Kế hoạch Phát triển Mỏ Trân Châu, Lô 01&02 Ban hành: 18/09/2007 | Cập nhật: 20/09/2007
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2007 hủy bỏ 07 văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Ban hành: 12/12/2006 | Cập nhật: 12/08/2014
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2002 về việc chuyển Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp thành Công ty cổ phần Ban hành: 10/01/2002 | Cập nhật: 04/09/2007
Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 1993 về chương trình hành động vì trẻ em đến năm 1995 Ban hành: 13/01/1993 | Cập nhật: 17/07/2014