Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu: 22/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 20/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2016/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 20 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2016 và thay thế Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo quyết định 22/2016/QĐ-UBND Ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định cụ thể về phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đối với các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành, bảo trì công trình, không phân biệt nguồn vốn đầu tư, hình thức sở hữu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Điều 3. Giao trách nhiệm các cơ quan chuyên môn về xây dựng quản lý về chất lượng công trình xây dựng

1. Sở Xây dựng: Quản lý các công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị.

2. Sở Giao thông Vận tải: Quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát trin nông thôn.

4. Sở Công thương: Quản lý chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.

Chương II

PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc ban hành các văn bản về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn.

4. Kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh từ công trình cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1 Điều 3 của văn bản này.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.

6. Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

7. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ (viết tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

Riêng các công trình dân dụng cấp III, IV do cấp huyện quyết định đầu tư hoặc được giao làm chủ đầu tư thuộc thẩm quyền kiểm tra của Sở thì ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra nghiệm thu.

Trường hp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau trong đó có công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án thuộc trách nhiệm Sở Xây dựng quản lý thì Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu tất cả các công trình, hạng mục xây dựng thuộc đối tượng kiểm tra và mời các cơ quan chuyên môn về xây dựng chuyên ngành có liên quan tham gia trong quá trình kiểm tra.

8. Giúp y ban nhân dân tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II, cấp III theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình sự cố công trình trên địa bàn.

9. Hướng dẫn, tiếp nhận, đăng tải thông tin của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng có địa chỉ trụ sở chính tại địa phương và cá nhân do Sở cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý theo quy định (trừ tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, công trình cấp I trở lên; tổ chức có 100% vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước),

10. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

11. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Trách nhiệm của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành gồm Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.

2. Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

3. Kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh từ công trình cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 của văn bản này.

4. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành do sở quản lý.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau trong đó có công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án thuộc trách nhiệm Sở quản lý công trình chuyên ngành thì Sở quản lý công trình chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu tất cả các công trình, hạng mục xây dựng thuộc đối tượng kiểm tra và mời các cơ quan chuyên môn về xây dựng chuyên ngành có liên quan tham gia trong quá trình kiểm tra.

Riêng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp IV do cấp huyện quyết định đầu tư (trừ các công trình do cấp tỉnh quản lý theo quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Ủy ban nhân dân tỉnh) thuộc thẩm quyền kiếm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra nghiệm thu.

5. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định sự cố cấp II, cấp III (công trình xây dựng chuyên ngành) khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II, cấp III đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

6. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn do mình quản lý.

Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư hoặc làm Chủ đầu tư:

- Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư hoặc làm Chủ đầu tư.

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định hiện hành kể cả các công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép trên địa bàn.

- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với công trình được ủy quyền theo quy định tại Khoản 7, Điều 4 và Khoản 4, Điều 5 của quy định này.

2. Đối với dự án không thuộc trường hợp Khoản 1 Điều này:

- Có trách nhiệm phối hợp cùng với các Sở chuyên ngành quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do cấp mình quản lý.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiếm tra việc đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng trên địa bàn khi được yêu cầu.

3. Thực hiện các nội dung:

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn quản lý thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng các công trình xây dựng.

“Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định tại Điều 47, Điều 48 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở xây dựng và các Sở chuyên ngành định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn quản lý.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng do mình quyết định đầu tư hoặc là chủ đầu tư theo quy định. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về sự cố công trình trên địa bàn quản lý.

2. Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho nhân dân trên địa bàn.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng theo thẩm quyền.

4. Quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; xử lý vi phạm hành chính hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong xây dựng.

5. Tổ chức phổ biến cho nhân dân về trách nhiệm giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

Điều 8. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật hiện hành, qua công tác kiểm tra hoặc do tổ chức cá nhân phản ánh, Sở Xây dụng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kịp thời yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục, đồng thời đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Các tổ chức, cá nhân có vi phạm ngoài việc chấp hành các yêu cầu khắc phục và chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật còn bị công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức này trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu, có nguy cơ gây sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công không đảm bảo an toàn thì Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền tạm dừng thi công công trình và chỉ cho phép thi công sau khi Chủ đầu tư và các nhà thầu khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Xử lý chuyển tiếp

Công trình khởi công xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công trình xây dựng khởi công từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến ngày văn bản này có hiệu lực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015. Công trình khởi công sau ngày văn bản này có hiệu lực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại văn bản này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định nêu trên đối với công trình quy định tại Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

Điều 10. Tổ chức thực hiện

Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, có khó khăn vướng mắc, các ngành, các cấp phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 5 của Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

“4. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau trong đó có công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án thuộc trách nhiệm Sở quản lý công trình chuyên ngành thì Sở quản lý công trình chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu tất cả các công trình, hạng mục xây dựng thuộc đối tượng kiểm tra và mời các cơ quan chuyên môn về xây dựng chuyên ngành có liên quan tham gia trong quá trình kiểm tra.

Riêng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp IV (trừ các công trình do cấp tỉnh quản lý theo quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Ủy ban nhân dân tỉnh) thuộc thẩm quyền kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công trình giao thông cấp IV do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư thuộc thẩm quyền kiểm tra Sở Giao thông vận tải thì ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra nghiệm thu theo quy định.

Xem nội dung VB