Quyết định 22/2011/QĐ-UBND về đơn giá cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư vào đất còn lại, phương tiện sinh hoạt và mồ mả trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: 22/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Long An Người ký: Nguyễn Thanh Nguyên
Ngày ban hành: 20/07/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2011/QĐ-UBND

Long An, ngày 20 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐƠN GIÁ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT CÒN LẠI, PHƯƠNG TIỆN SINH HOẠT VÀ MỒ MẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số 1492/TTr-STC ngày 28/6/2011 và công văn số 1679/BC-STC ngày 15/7/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bảng đơn giá cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư vào đất còn lại, phương tiện sinh hoạt và mồ mả để áp dụng trong việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất hoặc áp dụng trong các trường hợp khác có sử dụng đơn giá này trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Tài chính tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2011 và thay thế Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 18/02/2008 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành đơn giá cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư vào đất còn lại, phương tiện sinh hoạt và mồ mả trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 2417/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND tỉnh phê duyệt hệ số trượt giá đối với bảng đơn giá mồ mả.

Các phương án giá cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư vào đất còn lại, phương tiện sinh hoạt và mồ mả đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã được công bố trước ngày quyết định này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo văn bản đã phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư pháp- Cục Kiểm tra văn bản;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử của tỉnh;
- Phòng NC-TH, NC-KT;
- Lưu: VT, STC, Nh. DON GIA CAY TRONG

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

ĐƠN GIÁ

CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT CÒN LẠI, PHƯƠNG TIỆN SINH HOẠT VÀ MỒ MẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Long An)

I. CÂY TRỒNG:

1. Cây ăn trái: (Đơn vị tính: đồng/cây)

STT

Loại cây

A

B

C

D

E

Số lượng tối đa đối với các loại cây

1

Dừa.

600.000

450.000

225.000

90.000

20.000

300 cây/ha (khoảng 1cây/33m2)

2

Xoài.

600.000

400.000

240.000

100.000

20.000

900 cây/ha (khoảng 1cây/10m2)

3

Sầu riêng, măng cụt, nhãn.

450.000

300.000

180.000

60.000

20.000

900 cây/ha (khoảng 1cây/10m2)

4

Thanh long.

400.000

200.000

90.000

40.000

10.000

1.000 cây/ha (khoảng 1cây/10m2)

5

Me.

330.000

225.000

135.000

67.000

15.000

900 cây/ha (khoảng 1cây/10m2)

6

Sabôchê, cam, quýt, bưởi, cau, cà phê.

250.000

180.000

100.000

50.000

10.000

500 cây/ha (khoảng 1cây/20m2)

7

Vú sữa, mít.

240.000

160.000

90.000

40.000

10.000

500 cây/ha (khoảng 1cây/20m2)

8

Mãng cầu

160.000

110.000

60.000

30.000

5.000

1.000 cây/ha (khoảng 1cây/10m2)

9

Táo, điều, lêkima, ổi, ô môi, chùm ruột, mận, cóc, khế, bơ, sơ ri, lý, chanh, tắc, lựu, càri, sakê, chôm chôm, thanh trà, hồng quân, dâu.

120.000

90.000

70.000

40.000

10.000

Cây điều: 200 cây/ha (khoảng 1cây/50m2), các cây còn lại 600 cây/ha (khoảng 1cây/17m2)

10

Đu đủ.

60.000

38.000

21.000

4.000

 

 

11

Quách, đào tiên, nhào

60.000

38.000

21.000

8.000

3.000

600 cây/ha (khoảng 1cây/17m2)

12

Các loại cây ăn trái còn lại

40.000

20.000

10.000

6.000

2.000

500 cây/ha (khoảng 1cây/20m2)

Ghi chú:

+ Cây loại A: Cây tốt, nhiều trái, tán lớn.

+ Cây loại B: Cây có trái ít, tán nhỏ.

+ Cây loại C: Cây sắp có trái.

+ Cây loại D: Cây lão ít trái; cây mới trồng trên 01 năm.

+ Loại E: Cây con (chiết ghép), cây mới trồng dưới 01 năm.

13

Chuối:

- Loại A (có buồng, chưa ăn được): 40.000.

- Loại B (sắp có buồng): 20.000.

- Loại C (còn nhỏ trồng được trên 2 tháng): 2.000.

14

Nho, dây đùi tây (chanh dây), dây gấc:

- Đã có trái: 60.000.

- Chưa có trái: 20.000.

2. Cây kiểng: (Đơn vị tính: đồng/cây)

Cây trồng dưới đất được bồi thường chi phí di dời theo đơn giá như sau: (cây trên chậu không bồi thường).

STT

Loại cây

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

Số lượng tối đa đối với các loại cây

1

Mai vàng, mai tứ quí

200.000

100.000

50.000

20.000

8.000

20.000 cây/ha (2cây/1m2)

2

Kim quít, thiên tuế

200.000

100.000

50.000

20.000

 

 

3

Mai chiếu thủy

120.000

60.000

30.000

10.000

5.000

20.000 cây/ha (2cây/1m2)

4

Cau kiểng, trúc đào, hoa anh đào, bông giấy, dừa kiểng, dương kiểng, gừa kiểng, cơm nguội, mẫu đơn, cần thăng, tùng, hoàng hậu…

60.000

30.000

15.000

6.000

 

 

5

Hàng rào bằng cây trồng các loại:

+ Không cắt tỉa: 20.000 đ/m dài.

+ Có cắt tỉa: 30.000 đ/m dài.

6

Các loại bông trồng tập trung (Huệ, Vạn thọ, Cúc…): 5.000 đ/m2.

7

Thiên lý:

- Đã có bông: 60.000 đ/dây.

- Chưa có bông: 20.000 đ/dây.

Ghi chú:

+ Loại A: Đường kính gốc từ 6cm trở lên.

+ Loại B: Đường kính gốc từ 4cm đến dưới 6cm.

+ Loại C: Đường kính gốc từ 3cm đến dưới 4cm.

+ Loại D: Đường kính gốc từ 1cm đến dưới 3cm.

+ Loại E: Đường kính gốc dưới 1cm.

3. Cây lấy gỗ, lá:

a) Trồng tập trung: Chưa kể chi phí đào mương lên líp.

STT

Loại cây

Đơn giá (đồng/m2)

Số lượng cây tối thiểu

 

Bạch đàn, keo lá tràm (tràm vàng, keo tai tượng, tràm cừ:

 

- Bạch đàn, keo lá tràm (tràm vàng), keo tai tượng: 2.000 cây/ha (1cây/5m2).

- Tràm cừ: 22.000 cây/ha (2cây/1m2).

1

Dưới 01 mùa (01 năm)

1.000

2

01 mùa (01 năm)

2.000

3

02 mùa (02 năm)

2.400

4

03 mùa (03 năm)

3.000

5

04 mùa (04 năm)

5.000

6

05 mùa (05 năm)

3.000

7

06 mùa (06 năm)

2.400

8

07 mùa (07 năm) trở lên

2.000

b) Trồng phân tán: (Đơn vị tính: đồng/cây)

STT

Loại cây

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

Số lượng tối đa đối với các loại cây

1

Sao, Dầu, Gõ, Xà cừ, Cẩm lai, Liêm, Dênh dênh, Chò, giáng hương, quỳnh đường, trai, ôsaka.

400.000

200.000

80.000

40.000

10.000

400 cây/ha (1cây/25m2)

2

Bạch đàn, keo lá tràm (tràm vàng), keo tai tượng, vông, gừa, sung, xoan, điệp, bàng, gòn, tràm cừ, sầu đâu, bồ đề, mù u, cao su, đước.

40.000

10.000

4.000

2.000

1.000

- Bạch đàn, keo lá tràm (tràm vàng), keo tai tượng: 4.000 cây/ha (1cây/2,5m2)

- Tràm cừ: 30.000 cây/ha (3cây/1m2)

- Đước: 10.000 cây/ha (1cây/1m2)

- Các cây còn lại: 2.000 cây/ha (1cây/5m2)

3

Mũ trôm, gió bầu

400.000

200.000

80.000

40.000

10.000

400 cây/ha (1cây/25m2)

4

Các loại cây lấy gỗ còn lại

20.000

5.000

2.000

1.000

500

1.000 cây/ha (1cây/10m2)

Ghi chú:

+ Loại A: Đường kính gốc từ 20 cm trở lên.

+ Loại B: Đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm.

+ Loại C: Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm.

+ Loại D: Đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 10 cm.

+ Loại E: Đường kính gốc dưới 2 cm.

 

STT

Loại cây

Đơn vị tính

Đơn giá

5

Tre Điềm trúc (tre lấy măng):

 

 

 

- Mới trồng < 1 năm

đ/bụi

15.000

 

- Trồng được 1 năm

đ/bụi

120.000

 

- Trồng được 2 năm

đ/bụi

240.000

 

- Trồng được 3 năm

đ/bụi

390.000

6

Tre, trải, tầm vong, trúc, trúc lục bình:

 

 

 

- Từ 3 cây – dưới 10 cây/bụi

đ/bụi

30.000

 

- Từ 10 cây – dưới 30 cây/bụi

đ/bụi

60.000

 

- Từ 30 cây/bụi – dưới 50 cây/bụi

đ/bụi

75.000

 

- Từ 50 cây/bụi trở lên

đ/bụi

120.000

7

Lá dừa nước.

đ/m2

3.000

8

Bàng, cỏ voi (cỏ trồng)

đ/m2

1.500

9

Lác (cói)

đ/m2

4.500

10

Cỏ mật (cỏ trồng)

đ/m2

500

4. Cây công nghiệp, lương thực và rau màu:

STT

Loại cây

Đơn vị tính

Đơn giá

1

Lúa

đ/m2

1.500

2

Bắp, khoai mì, khoai lang, khoai mỡ, khoai từ, khoai môn.

đ/m2

1.500

3

Đậu phộng

đ/m2

2.500

4

Mía, khóm

đ/m2

3.000

5

Rau:

- Dưa hấu

- Rau nhút

- Sen

- Các loại rau màu còn lại.

 

đ/m2

đ/m2

đ/m2

đ/m2

 

4.500

7.200

4.800

3.800

6

Thuốc lá

đ/m2

3.600

7

Tiêu, trầu

đ/nọc

45.000

II. VẬT NUÔI:

1. Đối với nuôi trồng thủy sản

a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường.

b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Hội đồng bồi thường (HĐBT) các huyện, thành phố khảo sát báo cáo UBND các huyện, thành phố đề nghị mức thiệt hại (thực hiện đồng thời với thời điểm đề nghị giá bồi thường thiệt hại về đất) gởi Sở Tài chính để tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt áp dụng cụ thể cho từng dự án.

2. Đối với các trường hợp không thuộc nuôi trồng thủy sản:

HĐBT các huyện, thành phố khảo sát báo cáo UBND các huyện, thành phố (thực hiện đồng thời với thời điểm đề nghị giá bồi thường thiệt hại về đất) đề xuất hướng xử lý gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định cụ thể cho từng dự án.

III. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT CÒN LẠI:

1. Nội dung các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:

Chi phí đào mương để trồng cây; Chi phí làm dàn lưới trồng hoa màu (bí, mướp, dưa leo…); Chi phí đào ao nuôi trồng thủy sản; Chi phí tôn nền.

2. HĐBT các huyện, thành phố khảo sát báo cáo UBND các huyện, thành phố đề nghị mức chi phí bồi thường, hỗ trợ (thực hiện đồng thời với thời điểm đề nghị giá bồi thường thiệt hại về đất) gởi Sở Tài chính để tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt áp dụng cụ thể cho từng dự án.

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ SINH HOẠT:

1. Đơn giá tối thiểu để di dời đồng hồ điện sinh hoạt:

STT

Nội dung

Đơn giá tối thiểu
(đồng/đồng hồ)

Ghi chú

Di dời toàn bộ nhà

Di dời 1 phần nhà chính

a

Trường hợp di dời đồng hồ chính

1.600.000

600.000

Áp dụng đối với trường hợp nhà cách đường dây hạ thế ≤ 30 mét

b

Trường hợp di dời đồng hồ nhánh của đồng hồ chính

800.000

 

2. Đơn giá tối thiểu để di dời đồng hồ nước sinh hoạt:

STT

Nội dung

Đơn giá tối thiểu
(đồng/đồng hồ)

Ghi chú

Di dời toàn bộ nhà

Di dời 1 phần nhà chính

a

Trường hợp di dời đồng hồ chính

1.600.000

1.000.000

Áp dụng đối với trường hợp nhà cách đường ống chính ≤ 30 mét

b

Trường hợp di dời đồng hồ nhánh của đồng hồ chính

800.000

 

3. Đơn giá để di dời điện thoại cố định có dây:

Áp dụng đối với trường hợp di dời toàn bộ nhà: 400.000 đồng/máy

4. Áp dụng cụ thể:

a) Trường hợp tại thời điểm bồi thường đơn giá quy định tại điểm 1, 2 và 3 mục IV không còn phù hợp thì HĐBT các huyện, thành phố khảo sát, liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ có ý kiến cụ thể, sau đó trình Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem xét quyết định.

b) Đối với các trường hợp di dời đồng hộ điện sinh hoạt > 30 mét; đồng hồ nước sinh hoạt > 3 mét. HĐBT các huyện, thành phố khảo sát, liên hệ với Điện lực và đơn vị cấp nước có ý kiến cụ thể và trình Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem xét quyết định.

c) Các trường hợp di dời điện sản xuất, nước sản xuất, truyền hình cáp, internet,… được xem xét để bồi thường theo thực tế. Người bị ảnh hưởng có trách nhiệm cung cấp hợp đồng, hóa đơn và các hồ sơ có liên quan để HĐBT các huyện, thành phố kiểm tra và liên hệ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ nêu trên có ý kiến cụ thể và trình UBND các huyện, thành phố xem xét quyết định.

d) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các trường hợp quy định tại các khoản a, b, c điểm 4 mục IV. Các trường hợp thuộc quy định tại khoản a, b, c điểm 4 mục IV nhưng phạm vi giải phóng mặt bằng có liên quan từ 02 huyện trở lên thì UBND các huyện, thành phố có liên quan phải phối hợp đề xuất giá bồi thường gởi về Sở Tài chính để tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định (thực hiện đồng thời với thời điểm đề nghị giá bồi thường thiệt hại về đất).

V. MỒ MẢ: Đã bao gồm chi phí mua đất để cải táng.

STT

Chủng loại

Đơn giá (đồng/cái)

1

Mả đất.

6.000.000

2

Mả đất có kim tỉnh.

8.700.000

3

Mả đá ông.

8.700.000

4

Mả xi măng; mả nắp trấp không mái che.

10.400.000

5

Mả xi măng có rào lan can trụ bê tông.

 

 

+ Gạch men, đá mài hoặc đá chẻ

13.900.000

 

+ Đá rửa

12.200.000

6

Mả nắp trấp có mái che; mả nắp trấp không mái che có đá rửa

11.300.000

7

Mả trường trụ

 

 

+ Đá xanh

20.800.000

 

+ Xi măng

15.600.000

 

+ Đá ông

12.200.000

8

Kim tỉnh xi măng chưa chôn

7.800.000

9

Mả không thân nhân (giao các đơn vị có chức năng hỏa táng hoặc cải táng)

3.500.000

10

Mả có nhà bao che sẽ được kê biên áp giá thêm phần bao che.

 

11

Mả có tường rào bao quanh nếu có số liệu đo đạc kê biên cụ thể sẽ được tính thêm theo đơn giá tường rào.