Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: 205/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 01/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 205/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẢO LÂM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 phải phù hợp với quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch tổng thể vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Lâm đồng đến năm 2020.

2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung phát triển công nghiệp và chế biến khoáng sản, chế biến bảo quản nông lâm sản, điện năng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ phụ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các loại hình doanh nghiệp phát triển.

3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực tại chỗ kết hợp với thu hút lao động từ bên ngoài. Phát triển sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống để sớm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và chủ động trong mọi tình huống.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng huyện Bảo Lâm trở thành một trong bốn địa bàn trọng đim của tỉnh, liên kết với thành phố Bảo Lộc, nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đk R’Lấp, tỉnh Đk Nông) hình thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh và khu vực Tây Nguyên; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng các đô thị Lộc Thắng và Lộc An là đô thị vệ tinh của Thành phố Bảo Lộc; phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đi khí hậu.

2. Mc tiêu cthể

a) Về phát triển kinh tế

- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 15.323 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 6.173 tỷ đng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 5.473 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 3.677 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,74%; năm 2025 đạt 25.306 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 8.077 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9.384 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 7.845 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,55%.

- Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) năm 2020 đạt 21.535 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 8.679 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9.579 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 3.277 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,49%; năm 2025 đạt 36.795 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 11.278 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 17.735 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 7.782 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2021-2025 đạt 11,31%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.

- Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân năm từ 11,5 - 12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân năm tăng từ 12,5 - 13%. Giai đoạn 2020 - 2025, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân năm từ 12 - 13%; trong đó, thu thuế, phí bình quân năm tăng từ 13 - 13,5%.

- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt trên 46.000 tỷ đồng; trong đó, thời kỳ 2015 - 2020 khoảng 18.000 tỷ đồng, thời kỳ 2020 - 2025 đạt trên 28.000 tỷ đồng.

b) Về phát triển xã hội

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,25%, tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,45% (tăng cơ học 0,2%) vào năm 2020, quy mô dân số đến năm 2020 đạt 127.080 người. Năm 2025, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%, tăng dân số trung bình là 1,25% (tăng cơ học 0,23%), quy mô dân số là 135.890 người.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 58,4%, lao động phi nông nghiệp là 41,6%; đến năm 2025, lao động nông nghiệp chiếm 42%, phi nông nghiệp là 58%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 65 - 70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và năm 2025 đạt 70% trở lên. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 1.500 - 2.000 lao động.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5 - 1%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; trong đó, hộ nghèo dân tộc thiu số còn dưới 6%, riêng với các xã có tỷ lệ hộ nghèo lớn sẽ giảm 1 - 2%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

- Đến năm 2020, có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 5 bác sỹ/vạn dân (hiện tại có 3 bác sỹ/vạn dân), 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ hoạt động, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 12,5%, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 75% trở lên. Đến năm 2025, duy trì 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia vy tế; có 7 bác sỹ/vạn dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui suy dinh dưỡng giảm còn dưới 7%.

- Đến năm 2020, có 50% trường mầm non (9 trường đạt mức độ 2), 70% trường tiểu học (4 trường đạt chuẩn mức độ 2); 40% trường trung học cơ sở và 60% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2025, có 100% trường mầm non, 100% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở và 90% trường trung học phổ thông đạt chuẩn.

- Đến năm 2020, có 84% (11/13 xã) xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, có 96% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 98% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa; 90% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa; thị trấn Lộc Thắng đạt chuẩn văn minh đô thị. Đến năm 2025, có 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; các đô thị (Lộc Thắng, Lộc An) đạt chuẩn văn minh đô thị; 95% gia đình đạt gia đình văn hóa và 100% cơ quan đạt chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa.

c) Về bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế theo mô hình xanh - sạch và bền vững. Phòng ngừa có hiệu quả khả năng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, có giải pháp phù hợp trong việc đảm bảo môi trường trong khu vực nhà máy Alumin và khu khai thác quặng Bauxit.

- Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 96% dân cư nông thôn, trên 70% dân số đô thị sử dụng nước sạch vào năm 2020 và đến năm 2025, 100% dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% dân số đô thị sử dụng nước sạch.

- Đến năm 2020, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung; 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được xử lý; 100% số hộ dân ở nông thôn có công trình phhợp vệ sinh và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn huyện.

- Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 55%. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

d) Phấn đấu đến năm 2017, Bảo Lâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới và ít nhất có 10/13 xã đạt 19/19 tiêu chí; đến năm 2020, có 100% xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mi

Đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng công nghệ cao và áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) vào sản xuất, gắn sản xuất nông nghiệp với sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm. Phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

a) Trồng trọt: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 55.000 - 56.000 ha; giữ vững quy hoạch các cây trồng chính (chè, cà phê, cao su, dâu tằm) và một số cây ăn quả. Đến năm 2025, diện tích cây chè khoảng 13.300 - 13.500 ha; cà phê khoảng 27.500 ha (trong đó, cà phê ghép đạt 70% diện tích); cao su khoảng 3.083 ha (trong đó, cao su tiu điền 1.000 ha); cây dâu khoảng 950 - 1.000 ha; cây ăn quả khoảng 3.000 - 4.000 ha. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch; xây dựng và hình thành chuỗi giá trị cho các sản phm chủ lực (cà phê và chè).

- Cây cà phê: Ổn định và phát triển bền vững 27.500 ha. Tập trung thâm canh, chuyển đổi giống có năng suất cao và các giống cà phê vối vô tính có khả năng kháng bệnh, cho kích cỡ nhân lớn và đồng đều như: TS1, TS2, TS4, TR4, TR5...Phấn đấu đến năm 2020, chuyển đổi khoảng 8.500 ha, nâng diện tích được chuyển đổi khoảng 23.300 ha, đạt 85% tổng diện tích cà phê cần chuyển đổi. Đến năm 2025, cơ bản diện tích cà phê trên địa bàn đưc chuyển đổi giống. Gắn sản xuất với công nghệ chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm. Năng suất bình quân đạt khoảng 30 - 35 tạ/ha, sản lượng đạt trên 89.000 tấn. Xây dựng Bảo Lâm thành vùng sản xuất cà phê theo hướng ứng dụng công nghệ cao và có chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn 4C và UTZ.

- Cây chè: Chuyển đổi các vườn chè già cỗi, năng suất thấp sang trồng các giống chè mới có chất lượng cao và trồng thêm khoảng 1.200 - 1.500 ha chè cao sản. Xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung; áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp theo hướng sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP...). Đến năm 2020, ổn định diện tích chè ở mức khoảng 13.300 - 13.500 ha, đạt sản lượng 182.250 tấn chè búp tươi; trong đó, chè cao sản chiếm 60 - 65% và trên 40% diện tích chè chất lượng cao.

- Cây cao su: Duy trì diện tích hiện có 3.083 ha (trong đó, cao su tiểu điền 1.000 ha), đầu tư chăm sóc vườn cây để tăng năng suất và chất lượng mủ.

- Cây dâu: Mở rộng diện tích trồng dâu theo quy hoạch tại những nơi phù hợp; đồng thời, chuyn đổi giống đnâng cao năng suất và chất lượng; đưa diện tích trồng dâu trên địa bàn huyện đạt trên 500 ha vào năm 2020 với trên 44% trồng giống mới, sản lượng lá dâu đạt 6.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt 350 tấn/năm; trong đó, 50 - 60% kén chất lượng cao. Đến năm 2025, diện tích cây dâu đạt 1.000 ha, trên 100% trồng giống mới, sản lượng lá dâu đạt 13.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt 870 tấn/năm; trong đó, từ 70 - 80% kén chất lượng cao.

- Cây ăn quả: Phát triển cây ăn quả trên cơ sở chuyển đổi vườn tạp, trồng xen trong các vườn cà phê và thực hiện nông lâm kết hợp đtận dụng diện tích, với các loại cây ăn quả chính như: bơ, sầu riêng, mít nghệ, bưởi, chuối...Dự kiến quy mô diện tích đến năm 2020 khoảng 3.000 ha, sản lượng 37.500 tấn và phấn đấu đến năm 2025 đạt 4.000 ha, sản lượng 56.000 tấn.

b) Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung bán công nghiệp và công nghiệp, nâng cao chất lượng đàn gia súc gia cầm; quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh liên kết phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Gắn các cơ sở chăn nuôi tập trung với cơ sở giết mổ và chế biến, đầu tư xây dựng 2 khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch tại khu vực Nao Deur (tiu khu 441, 446 - thị trấn Lộc Thng) và Nao Quan (tiểu khu 443 - xã Lộc Phú); tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dự án chăn nuôi bò Kobe thực hiện được mục tiêu, quy mô đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp lên 15% vào năm 2020 và 20% vào năm 2025 trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Trâu, bò: Đến năm 2020, đạt 7.000 con và năm 2025, đạt trên 9.000 con (trong đó, đàn bò khoảng 8.700 con, với 80% là ging bò lai Sind); tốc độ tăng đàn bình quân 6,21%/năm.

- Heo: Đến năm 2020, đạt gần 53.000 con và năm 2025, đạt 73.000 con, tốc độ tăng đàn bình quân 6,64%/năm.

- Gia cầm: Đến năm 2020, đạt 670 nghìn con và năm 2025, đạt khoảng 1,2 triệu con, tốc độ tăng đàn bình quân 11,2%.

c) Thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng đến năm 2020 là 210 ha, sản lượng 1.035 tấn và năm 2025 là 370 ha, sản lượng 1.719 tấn (chưa kể diện tích nuôi lồng bè trong các hồ thủy lợi: Lộc Thng, Đăk Ka - Lộc Bắc, Đăk Long Thượng, Đồng Nai 3, Tân Rai,... khoảng 99 ha cá tm).

d) Lâm nghiệp: Ổn định lâm phần theo quy hoạch, diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 đạt 79.010 ha, bao gồm: 63.797 ha rừng sản xuất, 9.867 ha rừng phòng hộ và 5.346 ha rừng đặc dụng. Tập trung bảo vệ rừng và khắc phục tình trạng suy thoái rừng. Cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 trồng mới trên 2.000 ha rừng. Thực hiện giao khoán quản lý 100% diện tích đất lâm nghiệp cho các tổ chức và các hộ gia đình. Nâng độ che phủ của rừng đạt 53 - 55% vào năm 2020.

đ) Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

- Phát triển dịch vụ và ngành nghề nông thôn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tích cực hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, thủy lợi nhỏ và ao hồ, giao thông nông thôn,...phấn đấu đến năm 2020, các thôn, buôn đều có đường ô tô; điện và nước sạch sinh hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư trên địa bàn.

- Trin khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, định canh định cư, văn hóa - thông tin..., đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh và sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Phấn đấu đến năm 2017, huyện Bảo Lâm được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và đến năm 2020, có 100% số xã trên địa bàn huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.

2. Công nghiệp

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; xây dựng các nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, có thương hiệu tham gia vào chuỗi xuất khẩu trọng điểm của tỉnh và cả nước.

- Vận hành có hiệu quả dự án Tổ hợp Bauxit Tân Rai giai đoạn 1, tiếp tục thực hiện đầu tư giai đoạn 2 để kết hợp với Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ k Nông) trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

- Tiếp tục đầu tư và hoàn thành các nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5, Đạm B’ri, Đại Nga để hòa lưới điện cuối năm 2015; đồng thời, vận hành ổn định các nhà máy thủy điện hiện có trên địa bàn như: Hàm Thuận - Đa My, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

- Tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô các ngành công nghiệp - tiu thủ công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm lợi thế của địa phương, như: công nghiệp chế biến chè, cà phê...đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất viên gỗ nén vừa tận dụng phế phm vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn; tăng cường kêu gọi, thu hút vốn đầu tư; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy khoảng 50% đối với Cụm công nghiệp Lộc Thắng vào năm 2020 và phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy từ 90 - 100% đối với Cụm công nghiệp Lộc Thắng và 30% đối với Cụm công nghiệp Lộc An.

3. Thương mại, du lịch và dịch vụ

a) Thương mại: Đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng hoạt động thương mại nội địa theo hướng hiện đại, văn minh; quan tâm phát triển ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiu số nhằm đảm bảo tiêu thụ nông sản, cung ứng đầy đủ và kịp thời hàng hóa cho dân cư và phục vụ sản xuất. Hướng phát triển theo trục dọc là Quốc lộ 20, Tỉnh lộ 725 và các tuyến trục ngang, như: Quốc lộ 55, đường nối với thành phố Bảo Lộc...; trong đó, hình thành nên các trung tâm thương mại phát triển tại thị trấn Lộc Thắng gồm 4 khu tập trung là: khu vực chợ Lộc Thắng hiện hữu, khu vực dọc tuyến đường Lạc Long Quân, khu phía Tây hồ Tân Rai (dọc đường vành đai và trục cảnh quan đô thị) và khu phía Bắc dọc tuyến tỉnh lộ 725; khu đô thị Lộc An với trung tâm là chợ Lộc An; khu vực dọc Quốc lộ 20 và hệ thống các chợ nông thôn.

b) Du lịch: Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.... Liên kết với thành phố Bảo Lộc và các huyện lân cận để xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm khai thác tiềm năng du lịch của huyện. Thu hút đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch: Khu du lịch Thác Tà Ngào, quy mô diện tích khoảng 200 ha, loại hình du lịch sinh thái, tham quan, vui chơi giải trí; Khu du lịch Hồ Lộc Thắng, quy mô diện tích khoảng 200 ha, loại hình du lịch sinh thái hồ, tham quan, vui chơi giải trí; Khu di tích lịch sử cách mạng Lộc Bắc - Lộc Bảo; Hồ Đăk Long Thượng; Hồ Tân Rai; Đồi cù Lộc Tân; Khu du lịch sinh thái rừng Lộc Lâm; Thác 3 cầu, khu vườn hộ Lộc Phú; Du lịch tham quan thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Hàm Thuận - Đa My, làng nghề dệt thổ cm Lộc Tân...

c) Dịch vụ: Phát triển các loại hình dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân cư, như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

4. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Dân số và lao động

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức để thực hiện kế hoạch hóa gia đình, các kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường; đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tăng tự nhiên 0,02-0,04%/năm, quy mô dân số toàn huyện đến năm 2020 khoảng 127.080 người và năm 2025 là 135.890 người. Nâng cao thể lực toàn diện cho người lao động mà trước hết là cải thiện dinh dưỡng (đạt tiêu chuẩn 2.700 Kcal/ngày/người năm 2015).

- Tổng số lao động đến năm 2020 khoảng 74.748 người và năm 2025 khoảng 81.317 người. Thực hiện chuyn dịch cơ cấu kinh tế đ chuyn dịch cơ cấu lao động phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của từng ngành, lĩnh vực đnâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập. Cơ cấu lao động đến năm 2020 lần lượt là: nông nghiệp chiếm 55,8%; công nghiệp chiếm 13,3% và dịch vụ chiếm 28,3%. Đến năm 2025, lao động nông nghiệp chiếm 42%; công nghiệp chiếm 21% và dịch vụ chiếm 37%. Cải thiện chất lượng lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào đến năm 2020 đạt 60-70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và trên 70% (trong đó, đào tạo nghề 60%) vào năm 2025. Phát triển thị trường lao động, thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.500-2.000 lao động.

b) Giáo dục và đào tạo

- Phát triển giáo dục toàn diện, bảo đảm cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; huy động tất cả trẻ em trong độ tui đi học đến trường học. Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiu học đúng độ tui và phcập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tui; thực hiện phcập giáo dục trung học ở những vùng có điều kiện. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giảm chênh lệch về giáo dục giữa các vùng trong huyện. Tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở các cấp học; mẫu giáo đạt 90 - 95%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 95% trở lên, trung học phổ thông đạt 70% trở lên.

- Nâng cấp và xây dựng mới các trường đạt chuẩn quốc gia:

+ Bậc mầm non: Đến năm 2020, có 50% trường đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2025, có 100% trường đt chuẩn.

+ Bậc tiểu học: Đến năm 2020, có 70% (17/24 trường) trường tiểu học đạt chun quốc gia (trong đó, có 04 trường đạt chuẩn mức độ 2) và đến năm 2025, có 100% trường đạt chun quốc gia (trong đó, có 10 trường đạt chun mức độ 2).

+ Bậc trung học cơ sở: Đến năm 2020, toàn huyện có 40% trường đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2025, có 70% trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Bậc THPT: Đến năm 2020, toàn huyện có 60% (3/5 trường) trường đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2025, có trên 90% trường đạt chun quốc gia.

- Đa dạng các hình thức đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Phát triển đồng bộ mạng lưới y tế trên địa bàn huyện; thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; xã hội hóa y tế, mở rộng hình thức bảo hiểm y tế. Tăng cường các hoạt động y tế dự phòng, giám sát, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng và phòng chống suy dinh dưỡng. Đến năm 2020, có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia vy tế, có 05 bác sỹ/vạn dân (hiện tại 03 bác sỹ/vạn dân), 100% số trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ hoạt động, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 12,5%, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 75% trở lên. Đến năm 2025, duy trì 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 07 bác sỹ/vạn dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui suy dinh dưỡng giảm còn dưới 7%.

- Xây dựng và nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Lộc An, Lộc Thành, Lộc Bắc; xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện; xây dựng và nâng cấp trạm y tế các xã và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần giúp phát hiện sớm một số bệnh nguy hiểm ở tuyến cơ sở.

d) Văn hóa thể thao

- Tiếp tục triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng và các làng nghề truyền thống. Đến năm 2020, có 77% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; có 97% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa; 90% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa; thị trấn Lộc Thắng đạt chuẩn văn minh đô thị. Đến năm 2025, có 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; các khu đô thị (Lộc Thng, Lộc An) đạt chuẩn văn minh đô thị; 95% gia đình đạt gia đình văn hóa và duy trì 100% cơ quan đạt chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa.

- Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt trong trường học; thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn, thi đấu, hội thao.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin từ cấp huyện đến cấp xã, thôn; hình thành các trung tâm văn hóa - thể thao tại trung tâm huyện và trung tâm xã. Đến năm 2020, có 100% số xã có nhà văn hóa; trong đó, có 50% trở lên nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 100% số thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Đến năm 2025, có 80% nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định.

5. Quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

a) Giao thông vận tải

- Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, mở rộng giao thông đối ngoại, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, đảm bảo giao thông thông suốt đến trung tâm các xã, các khu dân cư tập trung; xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Phối hợp và tạo điều kiện để triển khai xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt (đoạn qua huyện dài 8,9 km); nâng cấp Quốc lộ 20 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; Quốc lộ 55 đạt tiêu chuẩn đường cp II, 2 làn xe; nâng cấp đường ĐT 725 đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi toàn tuyến; xây dựng tuyến đường tránh phía tây thành phố Bảo Lộc phục vụ khai thác và vận chuyển Bauxit nhôm từ mỏ Tân Rai - huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20 đạt chuẩn đường cp III miền núi.

- Nâng cấp và đầu tư xây dựng các tuyến đường đô thị thị trấn Lộc Thắng, đô thị Lộc An, trong đó ưu tiên nâng cấp đường bao quanh hồ Lộc Thắng và xây dựng vòng xoay ngã 5. Quy hoạch các tuyến đường huyện đạt tiêu chí đường cấp IV miền núi, trong đó ưu tiên nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 20 vào trung tâm xã Lộc Thành. Xây dựng bến xe trung tâm huyện, bến xe của xã Lộc Bắc - Lộc Bảo, Lộc Lâm - Lộc Phú, Lộc Thành, Lộc Tân, Lộc Nam, Tân Lạc. Phát triển các trạm dừng chân, kết hợp với kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Lộc An (dọc Quốc lộ 20). Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

b) Thủy lợi

Đầu tư các công trình thủy lợi (kể cả ao hồ nhỏ trong dân cư) để cung cấp nước tưới và tích nước cho mùa khô. Phát triển hệ thống công trình thủy lợi trên cơ sở quy hoạch tại Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 04/3/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án soát quy hoạch thủy lợi vừa và nhỏ vùng dân tộc thiu số, vùng sâu vùng xã tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020; trong đó trọng tâm là nâng cấp Hồ Lộc Thắng, Tân Rai; xây dựng hồ Đạ Giang, Bờ Đơ, Khánh Thương...nâng diện tích tưới lên khoảng 3.000 ha.

c) Hệ thống điện

Cải tạo, xây dựng mạng lưới điện; kết nối và tăng công suất các trạm đầu mối để ổn định nguồn điện; kêu gọi đầu tư thủy điện tích năng, điện gió ở những nơi có điu kiện và phù hợp với quy hoạch. Phát triển hệ thống phân phối điện đến tất cả các cụm công nghiệp, khu du lịch, các đim dân cư, các vùng sản xuất tập trung. Từng bước hiện đại và ngầm hóa hệ thống lưới điện đô thị. Chú trọng phát triển mạng lưới điện nông thôn, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100% vào năm 2020.

d) Nước sinh hoạt

Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại khu vực thị trấn Lộc Thắng theo quy hoạch chung thị trấn Lộc Thắng đến năm 2025 với tổng công suất dự kiến 8.640 m3/ngày đêm với 12 trạm cấp nước (6 trạm hiện có), cấp nước cho thị trấn Lộc Thắng và vùng phụ cận. Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị Lộc An công suất 2.500 m3 ngày đêm (theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Lộc An). Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho trung tâm các xã; tiếp tục thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vận động nhân dân khoan, đào giếng, xử lý nước hợp vệ sinh tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% và 100% vào năm 2025.

đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường

- Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào hệ thống chung; nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tại khu dân cư nông thôn được xử lý tại các bể biogas và ao sinh học gia đình trước khi thải ra sông, suối.

- Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và các khu du lịch...theo quy trình, đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ sinh học, quy mô diện tích 10 ha tại tiểu khu 438A, thôn 4, xã Lộc Phú công suất thu gom, xử lý 56 tấn/ngày; khuyến khích thu hồi, tái sử dụng chất thải rắn khu vực nông thôn có các thành phần hữu cơ dễ phân hủy ngay tại hộ gia đình bằng công nghệ vi sinh. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đến năm 2020 tất cả hộ gia đình có công trình phhợp vệ sinh, 100% rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý.

e) Bưu chính viễn thông

Hiện đại hóa mạng bưu chính viễn thông, ngầm hóa mạng ngoại vi, xây dựng các trạm thu phát sóng di động nhằm phủ sóng điện thoại di động toàn huyện. Thực hiện mục tiêu 100% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng và kế hoạch phát triển viễn thông công ích của tỉnh đã xác định theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại 6 xã: Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Bắc, B'Lá và Tân Lạc.

6. Phát triển khoa học công nghệ

- Tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả; nghiên cứu, chuyn giao trong lĩnh vực công nghệ sinh học; xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phm cà phê, chè; hoàn thiện và áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), xây dựng các chứng nhận về an toàn cho nông sản theo các chuẩn GlobalGAP, EuroGAP, VietGAP; đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ trong phát triển ngành nghề nông thôn.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, lựa chọn những thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến khi cho ra sản phẩm vào sản xuất ở một số lĩnh vực như: khai thác, chế biến khoáng sản (sản xuất nhôm, chế biến sắt, gạch từ bùn đỏ); công nghiệp thủy điện, chế biến nông sản (chế biến cà phê công nghệ ướt, chế biến chè chất lượng cao...).

7. Bảo vệ môi trường

- Sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường, khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ; áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đặc biệt là khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên (Lộc Bắc, Lộc Bảo); trồng cây xanh đô thị, duy trì, phấn đấu duy trì độ che phủ rừng đạt 53-55% và nâng cao chất lượng rừng.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản; đảm bảo môi trường và an toàn hồ chứa bùn đỏ của dự án Bauxit - Alumin Tân Rai. Xây dựng đô thị theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường. Đánh giá tác động môi trường chiến lược khi thực hiện các công trình, dự án theo quy định.

8. Kết hợp kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; củng cố lực lượng vũ trang cơ sở chính quy, tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Tăng cường công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông. Đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy hoạch.

- Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp có năng lực quản lý điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố Mặt trận và các đoàn thchính trị - xã hội các cấp vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo đồng thuận trong xã hội. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Định hướng sử dụng đất

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Quan tâm cải tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất. Đến năm 2020, diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 55.000 - 55.500 ha, chiếm 37 - 38% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất lâm nghiệp trên 79.000 ha, chiếm gần 54%; đất phi nông nghiệp 11.100 - 11.200 ha, chiếm 7,6 - 7,7% (trong đó, đất phát triển hạ tầng 6.837 ha).

2. Định hướng phát triển các tiểu vùng

a) Tiểu vùng 1: Gồm thị trấn Lộc Thắng và 3 xã: B’Lá, Lộc Quảng, Lộc Ngãi; lấy thị trấn Lộc Thắng làm trung tâm, với tng diện tích tự nhiên: 28.788,42 ha, dân số: 39.115 người. Định hướng phát triển là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên xây dựng khu công nghiệp Tổ hợp Bauxít - Alumin; dịch vụ phụ trợ cho công nghiệp (tài chính, thông tin, dịch vụ vận tải, kcả dịch vụ logistic khi có điều kiện); phát triển đô thị; cụm công nghiệp của huyện; trung tâm giáo dục đào tạo của huyện; phát triển khu du lịch và nhà ở công nhân; phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, với các sản phẩm chính là chè, cà phê.

b) Tiểu vùng 2: Gồm xã Lộc Đức, thị trấn Lộc An và xã Tân Lạc, với tổng diện tích tự nhiên: 11.418,3 ha, dân số: 31.131 người, trong đó đô thị Lộc An là trung tâm. Định hướng phát triển là dịch vụ, công nghiệp chế biến và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển hạ tầng đô thị.

c) Tiểu vùng 3: Gồm 2 xã là Lộc Thành và Lộc Nam với tổng diện tích tự nhiên: 15.190,68 ha, dân số: 28.004 người. Định hướng phát triển là tập trung thâm canh cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, trồng và bảo vệ rừng để sử dụng đất bền vững; phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, Đại Bình...); phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ việc làm (đưa lao động ra ngoài vùng: đến các khu công nghiệp, xuất khu lao động).

d) Tiểu vùng 4: Tổng diện tích tự nhiên: 26.107,84 ha, dân số: 4.563 người, gồm 2 xã là Lộc Lâm, Lộc Phú. Định hướng phát triển là công nghiệp năng lượng (thủy điện Đồng Nai 3, 4, Đạ Sua, Đạ RNga), chế biến nông, lâm sản. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến cà phê, chè chất lượng cao, phát triển chăn nuôi trang trại, quản lý và bảo vệ rừng; đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc; khu kinh tế quốc phòng ATK (CT 229).

e) Tiểu vùng 5: Gồm 2 xã Lộc Bắc và Lộc Bảo với tổng diện tích tự nhiên: 51.143,13 ha, dân số: 7.007 người. Định hướng phát triển là hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cây chủ lực là chè, cao su gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản; phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp vườn đồi, vườn rừng; chăn nuôi trang trại, dưới tán rừng; khai thác những vùng có điều kiện để phát triển nuôi cá nước lạnh; phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển rừng; thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn, vùng ATK (CT 229).

f) Tiểu vùng 6: Khu vực xã Lộc Tân, diện tích tự nhiên: 13.702,98 ha, dân số: 6.646 người. Định hướng phát triển chè chất lượng cao, chăn nuôi bò, kết hp bảo vệ với kinh doanh nghề rừng, phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với ngành nghề truyền thống và vùng nguyên liệu tại chỗ như mây, tre, đan, dệt thổ cẩm,..., hình thành làng nghề theo quy hoạch.

3. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

Xây dựng thị trấn Lộc Thắng đạt tiêu chí đô thị loại IV, với diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.375 ha, quy mô dân số tương đương 65.000 dân làm tiền đề để phát triển thành thị xã trong tương lai. Nâng cấp xã Lộc An lên thị trấn và đạt tiêu chuẩn đô thị loại V với diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 500 ha, quy mô dân số tương đương 29.411 dân.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Theo phụ lục đính kèm)

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

a) Nhu cầu đầu tư

Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ước tính nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2025 khoảng 46.000 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 18.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 28.000 tỷ đồng.

b) Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư

- Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nêu trên, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn vn ODA), vốn tín dụng nhà nước,….huyện cần có giải pháp huy động vốn tích cực, như: huy động bằng nội lực từ nguồn vốn đầu tư khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa nhằm nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe và tay nghề cho người lao động. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt là đào tạo lao động là đồng bào dân tộc thiểu s. Tổ chức thực hiện tốt việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế nông thôn; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ các cấp. Thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng lao động tại chỗ còn thiếu.

- Thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ sử dụng, gắn với quy hoạch, tuyn dụng, sử dụng, bnhiệm và luân chuyn cán bộ. Thực hiện tuyn dụng, điều động, luân chuyn công chức, viên chức đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, chọn được người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực vào bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp công lập; có tỷ lệ nữ, người dân tộc thiu số phù hợp trong các ngành, lĩnh vực.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có giá trị xuất khu cao, khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện phát triển và ứng dụng sáng tạo khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Chủ động khảo sát nhu cầu của địa phương và đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, thiết thực và phù hợp với nhu cầu và điều kiện của địa phương.

- Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyn giao khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; nghiên cứu tham mưu và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Mở rộng các hình thức hợp tác phát triển khoa học công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, ứng dụng, đổi mới công nghệ.

4. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư về việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải ở các khu dân cư.

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khâu chế biến nông, lâm, thủy sản; xử lý ô nhiễm môi trường và nước sạch cho vùng nông thôn. Xử lý kịp thời kiên quyết các hành vi vi phạm lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, lĩnh vực khoáng sản; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh. Thường xuyên rà soát và tổ chức kim soát có hiệu quả các thủ tục hành chính; xây dựng quy trình, thời gian giải quyết và công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp.

- Thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn.

- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; đy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện liên thông giữa các cơ quan trong cùng cấp và giữa các cấp hành chính; thực hiện công khai, minh bạch và giải quyết tốt các nội dung đề nghị của nhân dân và doanh nghiệp.

- Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan có đủ năng lực, trình độ, phm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

6. Giải pháp về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thông qua sự liên kết để phát triển một số sản phẩm đặc thù có giá trị cao. Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ đặc biệt là chè, cà phê, sản phm chăn nuôi, thủy sản. Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả hơn. Chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, rau quả và các sản phẩm có giá trị cao khác...

- Tổ chức quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu một số sản phẩm chủ lực như cà phê, chè... thông qua các kênh thông tin (thông tin đại chúng, mạng internet, các hội nghị xúc tiến đầu tư, hội chợ thương mại, trung tâm giới thiệu sản phm...). Xây dựng các chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP...để tiếp cận với thị trường xuất khẩu, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm đặc thù của huyện, đặc biệt là chè và cà phê nhằm nâng cao tính cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Trên cơ sở chính sách của Trung ương, của tỉnh, cần nghiên cứu và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp phù hợp thực tiễn của tỉnh và mang tính khả thi cao. Đồng thời, dành nguồn ngân sách cho đầu tư, hỗ trợ để phục vụ tái cơ cấu, xây dựng các liên kết trong nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nhất là giao thông và thủy lợi.

VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Lâm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 được phê duyệt, UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy và Thường trực HĐND huyện để tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân của huyện. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện đạt kết quả.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thm quyền điều chỉnh, bsung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Nghiên cứu, trin khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết, xây dựng các kế hoạch để thực hiện quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kim tra, giám sát trong việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Bảo Lâm.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong Quy hoạch, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp xã.

2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện và luật pháp của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Điều 4. Giao các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm nghiên cứu lập các quy hoạch cụ thể; trong trường hợp cần thiết, nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nêu trong Quy hoạch.

2. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được dự kiến nêu trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; hỗ trợ huyện Bảo Lâm trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tnh;
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
- HĐND huyện Bảo Lâm;
- Như Điều 5;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
-
Lưu: VT, TH2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2025 HUYỆN BẢO LÂM
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

I

Các dự án do Trung ương và tỉnh đầu tư

1

Dự án Bauxit - Alumin

2

Thủy điện Đồng Nai 5

3

Xây dựng tuyến đường tránh phía tây thành phố Bảo Lộc phục vụ khai thác và vận chuyển Bauxit nhôm từ mỏ Tân Rai - huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20

4

Đường Cao tc Du Giây - Đà Lạt (đoạn đi qua địa phận huyện Bảo Lâm)

II

Các dự án do huyện quản lý, đầu tư

1

Đường từ Quốc lộ 20 vào trung tâm xã Lộc Thành

2

Đường quanh hồ Lộc Thắng

3

Vòng xoay ngã 5 Lộc Thắng

4

Sửa chữa hồ Tân Rai

5

Nâng cấp hồ Lộc Thắng

6

Xây dựng hồ Đạ Giang

7

Xây dựng hồ thôn Khánh Thượng

8

Xây dựng hồ Bờ Đơ thôn B'Đơ

9

Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt khu vực thị trấn Lộc Thắng và vùng phụ cận.

10

Xây dựng bãi rác và nhà máy xử lý rác.

11

Hạ tầng đô thị Lộc Thắng.

12

Đim công nghiệp Lộc Thắng.

13

Chuyển đổi giống cà phê, tái canh và xây dựng thương hiệu cà phê Bảo Lâm.

14

Nâng cấp CSHT vùng sản xuất chè an toàn xã B'Lá.

15

Chăn nuôi trang tại tập trung Nao Deur (tiểu khu 441, 446) và Nao Quan (tiểu khu 443).

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích, tng mức đu tư và ngun vn đu tư của từng dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập, trình duyệt dự án đầu tư và tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể./.