Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 1640/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Võ Thành Hạo
Ngày ban hành: 13/09/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1640/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 13 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ HỆ THỐNG CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC-CNCH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Căn cứ Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 58/TTr-CAT ngày 13 tháng 8 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH) tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển tổ chức, bố trí mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH hợp lý, hiệu quả; bổ sung biên chế và tăng mức đầu tư trang bị phương tiện, cải thiện một số điều kiện làm việc của lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tính vũ trang, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại của lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH ở địa phương; kiềm chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tình hình và thiệt hại do cháy, nổ gây ra; phục vụ sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực PCCC-CNCH.

2. Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, hiện đại, khả thi và sự phát triển ổn định và bền vững; kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhà, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn dân, đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác PCCC-CNCH.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH để điều hành, tổ chức thực hiện công tác PCCC-CNCH tốt hơn; nâng cao năng lực tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo triển khai lực lượng, phương tiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong các tình huống cháy, nổ, tai nạn, góp phần bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phấn đấu đến năm 2020, tại các thành phố, thị xã, huyện trọng điểm phải bố trí ít nhất 01 đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH. Đến năm 2030, bố trí mạng lưới lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH đều khắp các huyện, thành phố, thị xã; tiếp tục xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 1 (2014-2020): Cơ bản hoàn thành việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy biên chế và đầu tư phương tiện, cơ sở vật chất ở mức tối thiểu cho lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH của tỉnh. Ưu tiên đầu tư cho các địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội, cách xa lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; trong đó, phải bảo đảm phát triển thêm lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các huyện: Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

- Giai đoạn 2 (2021-2030): Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm ở giai đoạn 1, có kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH của tỉnh về mọi mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác PCCC-CNCH. Tiếp tục phát triển thêm lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các huyện: Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và các đội Cảnh sát PCCC-CNCH trên sông tại các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển tổ chức bộ máy: Từng bước củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy Cảnh sát PCCC-CNCH trên cơ sở quy định của Bộ Công an, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

a) Giai đoạn 1 (2014-2020): Xây dựng tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH gồm có Ban Chỉ huy Phòng và 9 đội nghiệp vụ, tổng quân số là 370 người.

b) Giai đoạn 2 (2021-2030): Xây dựng tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH gồm có Ban Chỉ huy Phòng và 15 đội nghiệp vụ, tổng quân số là 632 người.

2. Phát triển mạng lưới cơ sở:

a) Giai đoạn 1 (2014-2020):

- Về trụ sở làm việc: Đầu tư cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc của Đội Cảnh sát PCCC-CNCH huyện Mỏ Cày Nam (Đội cù lao Minh); đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc 04 Đội Cảnh sát PCCC-CNCH các huyện: Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

- Về phương tiện chữa cháy cơ giới: Đầu tư mua sắm phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy mô phát triển các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH.

b) Giai đoạn 2 (2021-2030):

- Về trụ sở làm việc: Đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc 03 Đội Cảnh sát PCCC-CNCH các huyện: Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và 03 Đội Cảnh sát PCCC-CNCH trên sông tại các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách.

- Về phương tiện chữa cháy cơ giới: Đầu tư mua sắm phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy mô phát triển các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về vốn: Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, tổng nhu cầu vốn là 334 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 1 (2014-2020): 184,2 tỷ đồng (55,1%);

- Giai đoạn 2 (2021-2030): 149,8 tỷ đồng (44,9%).

Nguồn vốn thực hiện từ kinh phí địa phương, kinh phí Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong đó:

+ Nguồn vốn địa phương: 90,9 tỷ đồng (27,22%) nhằm chủ yếu đầu tư cho giải phóng mặt bằng, sửa chữa nâng cấp trụ sở hiện có của lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH.

+ Nguồn vốn Trung ương và các nguồn tài trợ khác: 243,1 tỷ đồng (72,78%) nhằm chủ yếu đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc cho các đội mới thành lập, mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC-CNCH.

2. Giải pháp về đất đai: Trong quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh và của từng địa phương phải bảo đảm bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc các đơn vị PCCC-CNCH ở các khu đô thị. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh thống nhất vị trí, quy mô mặt bằng xây dựng các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH để bổ sung vào quy hoạch của địa phương. Tại mỗi huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh phải có quy hoạch bố trí diện tích đất ít nhất là 5.000m2 ở vị trí thuận tiện để xây dựng trụ sở làm việc đội Cảnh sát PCCC-CNCH. Tổng diện tích đất tối thiểu dự kiến để phát triển lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH trong toàn tỉnh khoảng 56.000m2.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của người dân trong tham gia công tác PCCC-CNCH và động viên học sinh, sinh viên đăng ký dự tuyển vào đại học chuyên ngành PCCC để tạo nguồn cán bộ.

- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC-CNCH đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút học sinh, sinh viên dự tuyển sinh vào Trường Đại học PCCC.

- Đề nghị Trường Đại học PCCC tăng cường liên kết mở các lớp đào tạo đại học, trung học tại các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC-CNCH.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Công an tỉnh:

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, các dự án được duyệt và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng các dự án thành phần của Đề án này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện. Gồm:

+ Dự án 1: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Châu Thành;

+ Dự án 2: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Ba Tri;

+ Dự án 3: Đầu tư xây dựng, mở rộng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Mỏ Cày Nam;

+ Dự án 4: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Bình Đại;

+ Dự án 5: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Thạnh Phú;

+ Dự án 6: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Chợ Lách;

+ Dự án 7: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Mỏ Cày Bắc;

+ Dự án 8: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Giồng Trôm;

+ Dự án 9: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH trên sông Châu Thành;

+ Dự án 10: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH trên sông Chợ Lách;

+ Dự án 11: Đầu tư xây dựng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH trên sông Mỏ Cày Nam.

Trong thời gian 2014-2015, tập trung đầu tư xây dựng các Đội Cảnh sát PCCC-CNCH tại các huyện: Châu Thành, Ba Tri và mở rộng Đội Cảnh sát PCCC-CNCH tại huyện Mỏ Cày Nam; từ năm 2016-2020 tiếp tục xây dựng các Đội Cảnh sát PCCC-CNCH tại các huyện: Bình Đại, Thạnh Phú. Trong giai đoạn 2021-2030, căn cứ tình hình thực tế để phân kỳ đầu tư cho phù hợp.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển của địa phương phải quan tâm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác PCCC-CNCH; bố trí địa điểm để xây dựng doanh trại cho các đơn vị Cảnh sát PCCC-CNCH mới thành lập ở địa phương mình theo hướng dẫn của ngành Công an.

- Chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng dân phòng. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 80%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% cơ sở có đội PCCC cơ sở; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% đội dân phòng vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

3. Ban Quản lý các khu công nghiệp thành lập các đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách theo quy định. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% các khu công nghiệp có đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách.

4. Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đảm bảo hệ thống giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị đáp ứng nhu cầu phục vụ chữa cháy.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ Đề án này phối hợp Công an tỉnh đề xuất kế hoạch bố trí kinh phí đầu tư cho lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH thực hiện.

Điều 2. Đề án này là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các dự án cụ thể về đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Thành Hạo

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ HỆ THỐNG CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC-CNCH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:

Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy chính thức có hiệu lực thi hành (ngày 04 tháng 10 năm 2001), công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt nhiều kết quả tích cực. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC được bảo đảm; ý thức, trách nhiệm và kiến thức PCCC của người dân không ngừng được nâng lên; lực lượng PCCC được quan tâm, đầu tư về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; phong trào toàn dân PCCC của tỉnh không ngừng phát triển, chủ động phòng ngừa và kiềm chế tình hình cháy, nổ, không để xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, bảo vệ đời sống sản xuất của nhân dân.

Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ đang có xu hướng gia tăng về số vụ, gây thiệt hại tài sản lớn. Trong 10 năm (2003-2012) toàn tỉnh đã xảy ra 405 vụ cháy, gây thiệt hại tài sản 22.595 triệu đồng. So với giai đoạn trước đó (1993-2002), tổng số vụ cháy tăng 36,82% (405/296 vụ), thiệt hại tài sản tăng 207% (22.595 triệu/7.359 triệu đồng). Mức độ thiệt hại tài sản do cháy có xu hướng tăng, năm 2003, xảy ra 45 vụ cháy gây thiệt hại tài sản 393 triệu đồng, đến năm 2012 xảy ra 32 vụ cháy gây thiệt hại tài sản 4.666 triệu đồng, tăng gấp 11,8 lần.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi phải đảm bảo đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quá trình phát triển, tất yếu sẽ làm gia tăng mạnh mẽ về quy mô, số lượng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, sự tăng trưởng các ngành sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Từ đó, đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn về bảo đảm an toàn PCCC, đặc biệt là phải bảo đảm luôn chủ động, sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có cháy, nổ xảy ra.

Việc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CS PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cấp bách và cần thiết nhằm không ngừng nâng cao năng lực, sức chiến đấu và hiện đại hoá lực lượng CS PCCC và CNCH tỉnh nhà; tăng cường hiệu quả công tác PCCC và CNCH, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Bảng 1. Tình hình cháy và thiệt hại do cháy gây ra trong 10 năm từ 2003 đến 2012

Năm

Số vụ

Thiệt hại

Người chết

(Người)

Người bị thương

(Người)

Tài sản

(Triệu đồng)

2003

45

1

0

393

2004

64

1

5

4.300

2005

49

0

1

1.407

2006

30

0

0

785

2007

31

1

0

790

2008

35

0

2

5.500

2009

36

0

1

1.159

2010

51

0

0

1.951

2011

32

0

0

1.644

2012

32

2

3

4.666

Tổng

405

6

12

22.505

2. Căn cứ xây dựng Đề án:

Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 tháng 2003 của Chính phủ;

Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định về sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân;

Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 tháng 2009 của Chính phủ;

Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;

Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 4372/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung một số chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXD 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng;

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXD 06:2010/BXD về vấn đề an toàn PCCC cho nhà và công trình;

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 về phòng, chống cháy nổ cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế.

3. Yêu cầu nhiệm vụ:

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở của lực lượng CS PCCC và CNCH trong toàn tỉnh về tổ chức, biên chế và trang bị phương tiện, điều kiện hoạt động.

Trước mắt, trong giai đoạn từ năm 2014-2020 tập trung vào các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao về cháy, nổ. Những năm tiếp theo, mở rộng mạng lưới theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; từng bước hoàn thiện và tiến tới xây dựng lực lượng CS PCCC và CNCH chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.

4. Quan điểm chỉ đạo:

- Phát triển hệ thống tổ chức, bố trí mạng lưới CS PCCC và CNCH hợp lý, hiệu quả; từng bước bổ sung biên chế và tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, cải thiện một số điều kiện làm việc của lực lượng CS PCCC và CNCH trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, tính vũ trang, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại của lực lượng CS PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; kiềm chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra; phục vụ sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực PCCC và CNCH.

- Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, hiện đại và khả thi; kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhà, tranh thủ sự hỗ trợ của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn dân, đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác PCCC và CNCH.

Phần II

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre:

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360,6km2. Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách thành phố Cần Thơ 120km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65km.

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố trực thuộc tỉnh và 8 huyện. Dân số tính đến năm 2011 khoảng 1.257.800 người, mật độ dân số trung bình 533 người/km2.

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm đến 2.300mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C-270C.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức khá cao và đều đặn. Giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng kinh tế bình quân 9,42%, riêng năm 2010 tăng trưởng đạt 10,19%. Bến Tre có nhiều lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản, với 65km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, tạo ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao; nghề hoa kiểng, trồng cây ăn trái phát triển mạnh, cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây, giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước với khoảng gần 56.000ha (năm 2011), cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 8.200 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung ở các ngành như: Thực phẩm và đồ uống chiếm 78,7%, sản phẩm từ phụ phẩm trái dừa chiếm 3,9%, thuốc lá chiếm 2,3%, kim loại và sản phẩm kim loại chiếm 2,4%, sản phẩm dệt may da chiếm 1,8%, hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất chiếm 0,8%, sản xuất và phân phối điện nước chiếm 6,3%, … Trên địa bàn tỉnh có 172 chợ, bao gồm: 168 chợ truyền thống, 02 chợ đầu mối, 02 siêu thị. Trong đó, có 03 chợ hạng 1, 13 chợ hạng 2 và 152 chợ hạng 3. Có khoảng 1.446 doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại - dịch vụ - xuất, nhập khẩu, trong đó có 03 kho xăng dầu, 326 cửa hàng xăng dầu. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có hơn 500 cơ sở giáo dục, 01 bưu cục cấp I, 07 bưu cục cấp II, 45 bưu cục cấp III, 05 bệnh viện cấp tỉnh, 07 bệnh viện huyện. Đã hình thành khu công nghiệp Giao Long với quy mô 98ha và khu công nghiệp An Hiệp 72ha được đưa vào hoạt động, thu hút nhiều dự án đầu tư.

Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho bước tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có vị trí quan trọng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền Thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86km; quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được đầu tư nâng cấp; cầu Rạch Miễu đưa vào sử dụng rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ, cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang được xây dựng khi hoàn thành sẽ gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, hệ thống sông ngòi với 4 con sông lớn chảy qua và mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau tạo thành mạng lưới giao thông và thuỷ lợi rất thuận tiện. Các con sông có vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thuỷ không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trên địa bàn tỉnh có 01 cảng sông (cảng Giao Long), 03 cảng cá và 01 cảng bốc xếp hàng hoá trên sông Hàm Luông.

2. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre:

Trong những năm tới, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khu tập trung đông dân cư phát triển với số lượng nhiều hơn và quy mô ngày càng lớn hơn kéo theo đó là lượng vật tư, hàng hoá, chất cháy với khối lượng lớn, giá trị cao. Do đó, các nguyên nhân, điều kiện gây cháy luôn tiềm ẩn thường xuyên, dễ dẫn đến cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng. Tình hình cháy trên mặt đất tại các đô thị, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu dân cư tập trung sẽ diễn biến phức tạp hơn so với giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre sẽ ổn định và bền vững với công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm vị trí trong GDP nhưng phát triển theo hướng nông nghiệp kỹ thuật cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân là 13%/năm giai đoạn 2011-2015; tăng bình quân 14,5% trong giai đoạn 2016-2020. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600USD vào năm 2015 và khoảng 3.300USD vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2015, tỷ trọng các ngành kinh tế chiếm trong GDP như sau: Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) là 30,3%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) là 27,4% và khu vực III (dịch vụ) là 42,3% và đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 19,2%, 32,6% và 48,2%.

Tính đến năm 2020, các ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh, ngành điện sẽ sản xuất và phân phối điện đạt sản lượng 3.636.793.000MWh; trong cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2020 ngành thực phẩm đồ uống chiếm 43,1%, ngành cơ khí chiếm 13,1%, ngành hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất, dược phẩm chiếm 12,0%, ngành thiết bị điện, điện tử 12,0%, ngành nhựa chiếm 8,4%, ngành vật liệu xây dựng chiếm 2,3%, ngành dệt - da - may chiếm 1,7%, ngành năng lượng chiếm 4,0%, ... Ước lượng sản phẩm từ nông nghiệp chủ yếu là 322.000 tấn gạo, 96.000 tấn trái cây sơ chế, 32.000 tấn sản phẩm từ trái cây, thuỷ sản 22.000 tấn tôm đông lạnh, 43.000 tấn thuỷ sản khác đông lạnh, 35.000 tấn đường kết tinh, 49.000 tấn cơm dừa nạo sấy, 102.000 tấn sản phẩm từ phụ phẩm trái dừa, 114.000 tấn bánh kẹo, sản phẩm công nghiệp ước đạt 520.000 tấn thức ăn gia súc và nuôi tôm, 25 triệu sản phẩm quần áo may sẵn và giày xuất khẩu, 1 triệu sản phẩm cơ khí máy móc các loại, 500.000 sản phẩm điện, điện tử các loại.

Về phát triển các khu công nghiệp, đến năm 2020 toàn tỉnh có 07 khu công nghiệp tại các huyện, cụ thể như sau: Huyện Châu Thành có 03 khu công nghiệp gồm: Giao Long quy mô 170ha, Giao Hoà quy mô 248,5ha, An Hiệp quy mô 222ha; huyện Mỏ Cày Bắc có khu công nghiệp Thanh Tân quy mô 184ha; huyện Mỏ Cày Nam có khu công nghiệp Thành Thới B quy mô 150ha; huyện Giồng Trôm có khu công nghiệp Phước Long quy mô 182,32ha; huyện Bình Đại có khu công nghiệp Phú Thuận quy mô 230ha.

Về phát triển các cụm công nghiệp, đến năm 2020 toàn tỉnh có 14 cụm công nghiệp tại các huyện, cụ thể như sau: Huyện Bình Đại có 01 cụm công nghiệp Bình Thới diện tích 17,4ha; huyện Ba Tri có 2 cụm công nghiệp: Thị trấn - An Đức diện tích 35,6ha, An Hoà Tây diện tích 50ha; huyện Giồng Trôm có 3 cụm công nghiệp: Phong Nẫm 1 diện tích 40,3ha, Phong Nẫm 2 diện tích 70ha, Thạnh Phú Đông diện tích 30ha; huyện Thạnh Phú có 2 cụm công nghiệp: Cảng An Nhơn diện tích 17ha, thị trấn Thạnh Phú diện tích 10ha; huyện Chợ Lách có 1 cụm công nghiệp Sơn Quy diện tích 40ha; huyện Mỏ Cày Nam có 1 cụm công nghiệp An Thạnh diện tích 35ha; huyện Mỏ Cày Bắc có 2 cụm công nghiệp: Khánh Thạnh Tân diện tích 70ha, Tân Thành Bình diện tích 33ha; huyện Châu Thành có 1 cụm công nghiệp An Hoá diện tích 35ha và thành phố Bến Tre có 1 cụm công nghiệp Phú Hưng diện tích 50ha.

Về phát triển đô thị: Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 01 đô thị loại 2 (thành phố Bến Tre); 03 đô thị loại 4 (Thị xã: Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Bình Đại), 23 đô thị loại 5. Tổng diện tích đất đô thị trên 16.200ha, dân số đô thị 329.000 người, mật độ 2.027 người/km2, tỷ lệ đô thị hoá 25%.

Về phát triển các trung tâm thương mại, chợ: Tại địa bàn thành phố Bến Tre phát triển 01 trung tâm hội chợ triển lãm, 01 trung tâm thương mại, 02 siêu thị tổng hợp, 03 chợ truyền thống; tại các huyện xây dựng mới 09 trung tâm thương mại, 10 siêu thị và 53 chợ truyền thống.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ dẫn đến những thay đổi về quy mô và phân bổ các ngành sản xuất; đồng thời, sự gia tăng dân số, cải thiện đời sống người dân sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện, xăng, dầu, gas… Ước tính đến năm 2020, ngành điện sẽ sản xuất và phân phối điện đạt sản lượng 3.636.793.000MWh, sản lượng xăng tiêu thụ khoảng 250.688 tấn, dầu DO khoảng 512.867 tấn.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ; lượng vật tư, hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày một nhiều hơn; việc sử dụng các nguồn nhiệt, điện phổ biến, đa dạng hơn. Từ đó dễ xảy ra những vụ cháy lớn, gây cháy lan nhiều nhà trong khu dân cư, cháy nhà cao tầng, tầng hầm, cháy với diện tích lớn hàng ngàn m2, cháy hoá chất ... Bên cạnh đó, dự báo đến năm 2020, vận tải hàng hoá đường thuỷ tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,8%/năm. Lưu lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng sông, cảng biển trên địa bàn tỉnh gia tăng mạnh mẽ, nhất là đối với các tàu chở hàng hoá, chất lỏng cháy (xăng, dầu …). Mặt khác, dọc theo các con sông lớn còn gắn với việc phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề … Do đó các vụ cháy trên sông, các khu dân cư, làng nghề ven sông sẽ xảy ra nhiều hơn và trong nhiều trường hợp, các vụ cháy này rất phức tạp, cháy lan nhanh, khó tiếp cận cứu chữa.

Mặt khác, lực lượng CS PCCC và CNCH đã được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp và các tình huống hàng ngày như: Các sự cố cháy, nổ; tai nạn trong lao động, sản xuất, sinh hoạt; tai nạn tại sông, suối, ao, hồ; các tình huống có người mắc kẹt trong nhà, công trình bị sập, đổ; người bị mắc kẹt trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt bị sự cố, tai nạn; các tình huống có người bị vùi lấp do sạt, lở đất, đá; các tình huống có người bị tai nạn do sự cố máy móc.

Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ về số lượng, chủng loại phương tiện thiết bị PCCC và CNCH trong những năm tới để đáp ứng yêu cầu công tác PCCC và CNCH, đủ sức dập tắt những đám cháy lớn, phức tạp, thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả; song song đó, phải bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng, lẫn chất lượng để không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH bảo đảm an toàn tính mạng con người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Phần III

THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG CS PCCC và CNCH HIỆN NAY

2.1. Thực trạng tổ chức, biên chế của lực lượng CS PCCC và CNCH:

2.1.1. Mô hình tổ chức:

Phòng CS PCCC và CNCH là đơn vị nghiệp vụ cấp phòng trực thuộc Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre.

Mô hình cơ cấu tổ chức của Phòng CS PCCC và CNCH hiện nay như sau:

- Ban Chỉ huy phòng, gồm: 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng;

- Đội Tham mưu, gồm: 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng và các cán bộ nghiệp vụ;

- Đội Hướng dẫn - Kiểm tra an toàn PCCC, gồm: 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng và các cán bộ nghiệp vụ;

- Đội PCCC và CNCH Trung tâm, gồm: 01 Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng, các Tiểu Đội trưởng, lái xe, cấp dưỡng và chiến sỹ phục vụ có thời hạn.

- Đội PCCC và CNCH khu vực cù lao Minh tại huyện Mỏ Cày Nam, gồm: 01 Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng, các Tiểu Đội trưởng, lái xe, cấp dưỡng và chiến sỹ phục vụ có thời hạn.

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HIỆN NAY

2.1.2. Về biên chế:

- Tổng số cán bộ chiến sỹ hiện tại: 108 người, trong đó:

+ Biên chế: 48 người;

+ Chiến sỹ phục vụ có thời hạn: 56;

+ Hợp đồng: 04.

- Lãnh đạo Phòng: 03 người;

- Đội Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC: 08 người;

- Đội Tham mưu: 05 người;

- Đội CS PCCC và CNCH Trung tâm: 69 người;

- Đội CS PCCC và CNCH khu vực cù lao Minh: 23 người.

Với số lượng cán bộ, chiến sỹ như hiện có thì chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thiếu cán bộ theo các chuyên đề nghiệp vụ, cán bộ Tiểu Đội trưởng, lái xe, lái canô, thợ máy.

2.2. Thực trạng mật độ doanh trại các đơn vị PCCC và CNCH:

- Số lượng đội chữa cháy: 02 đội. Phân tích:

+ Theo khu vực: Nội thành: 01 đội (phường Phú Tân, thành phố Bến Tre), ngoại thành: 01 đội (xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam).

+ Theo diện tích đô thị: 02 đội/diện tích đất đô thị.

Với thực trạng doanh trại các đơn vị CS PCCC và CNCH như hiện nay, thì bán kính hoạt động của các đội chữa cháy khoảng 50 đến 70km, không đảm bảo triển khai tổ chức chữa cháy một cách nhanh chóng khi có cháy xảy ra ở địa bàn các huyện.

2.3. Thực trạng phương tiện chữa cháy cơ giới:

Trong những năm gần đây, việc đầu tư trang bị phương tiện PCCC và CNCH cho lực lượng CS PCCC và CNCH đã được quan tâm nhiều hơn. Từ năm 2005 đến 2011, hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí khoảng 1 tỷ đồng để mua sắm phương tiện, trang thiết bị chữa cháy. Tuy nhiên, do mức đầu tư không nhiều nên không đủ để mua xe chữa cháy, xe thang,… chủ yếu chỉ đủ để mua sắm các loại máy bơm chữa cháy và một số xe dùng chở phương tiện chữa cháy. Ngoài ra, Bộ Công an đã cấp cho CS PCCC và CNCH một số ca nô, xe chữa cháy và phương tiện kèm theo nhưng số lượng ít và không thường xuyên. Với việc đầu tư như vừa qua chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đề ra.

Hiện nay, Phòng CS PCCC và CNCH Công an tỉnh quản lý, sử dụng 43 phương tiện chữa cháy cơ giới các loại, gồm: 12 xe chữa cháy, 02 ca nô chữa cháy, 08 xe chuyên dùng chở máy bơm chữa cháy, 21 máy bơm chữa cháy. Trong đó: 17 phương tiện chất lượng tốt, 14 phương tiện chất lượng trung bình, 12 phương tiện chất lượng kém cần được thay thế.

Phương tiện chữa cháy cơ giới còn thiếu cả về chủng loại và số lượng, trong đó nhiều phương tiện chất lượng kém cần được thay thế để bảo đảm yêu cầu chữa cháy.

Bảng 2. Thực trạng chất lượng phương tiện chữa cháy cơ giới

Phương tiện

Tổng số

Tốt

Trung bình

Kém

Số lượng

Tỷ lệ
 %

Số lượng

Tỷ lệ
 %

Số lượng

Tỷ lệ
 %

Xe chữa cháy

12

04

33,3%

02

16,7%

06

50%

Xe chở phương tiện chữa cháy

08

03

37,5%

01

12,5%

04

25%

Máy bơm chữa cháy

21

08

38,1%

11

52,4%

02

9,5%

Tàu, xuồng chữa cháy

02

00

00%

02

100%

0

0,0%

2.4. Thực trạng lực lượng PCCC cơ sở:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.888 Đội PCCC cơ sở được thành lập (đạt tỷ lệ 75,6%) với tổng số 32.096 Đội viên làm nòng cốt trong công tác PCCC tại các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp... góp phần quan trọng trong việc hạn chế số vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. So với thời điểm trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành, lực lượng PCCC cơ sở có sự phát triển mạnh về số lượng, trang bị phương tiện, chất lượng hoạt động. Tại các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài đều tổ chức được lực lượng PCCC cơ sở, thường xuyên duy trì hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức, duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở, một số nơi hiệu quả hoạt động chưa cao. Lực lượng PCCC cơ sở chủ yếu lấy từ lực lượng bảo vệ làm nòng cốt và các bộ phận, đơn vị sản xuất đều có thành viên tham gia. Số lượng đội viên thường từ 12-30 người. Hầu hết các đội PCCC cơ sở đều được trang bị phương tiện cần thiết và bảo đảm công tác huấn luyện nghiệp vụ với thời lượng và nội dung theo quy định, phương tiện chữa cháy được trang bị chủ yếu là các loại bình chữa cháy xách tay, xô, thùng, thang tre…, có 720 cơ sở được trang bị hệ thống báo cháy tự động, máy bơm chữa cháy. Công tác kiểm tra, tổ chức thực tập phương án xử lý các tình huống về cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ được các cơ sở chủ động thực hiện ngày càng thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, việc trang bị phương tiện chữa cháy tại một số cơ sở vẫn chưa đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu và việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên chưa tốt; Đội viên Đội PCCC cơ sở còn thiếu trang bị quần áo bảo hộ, dụng cụ chống khói, khí độc, nên không đảm bảo an toàn và chữa cháy kém hiệu quả; việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy định kỳ còn hạn chế, mang tính hình thức.

2.5. Thực trạng lực lượng dân phòng:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 147 xã, 10 phường, 07 thị trấn. Theo thống kê, đến nay đã thành lập 948 Đội dân phòng tại các ấp, khu phố thuộc các xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 100%) với tổng số 13.272 Đội viên. Biên chế trung bình mỗi Đội từ 10-15 người, Đội viên dân phòng đa số lấy từ lực lượng bảo vệ dân phố và thanh niên của các ấp, khu phố tham gia. Các Đội dân phòng được thành lập, quản lý và tổ chức hoạt động theo sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Công an xã, phường, thị trấn quản lý, hướng dẫn hoạt động. Các Đội dân phòng đã trang bị được 656 bình chữa cháy các loại và nhiều phương tiện chữa cháy thô sơ khác (thang tre, xô, thùng...) từ nguồn kinh phí của địa phương. Hầu hết các sự cố cháy, nổ trên địa bàn tỉnh đều có sự tham gia của lực lượng dân phòng với vai trò là lực lượng xử lý ban đầu hoặc phối hợp chữa cháy, giữ gìn trật tự.

Tuy nhiên, chế độ tập luyện của lực lượng dân phòng chưa được duy trì thường xuyên; chưa chủ động trong công tác kiểm tra, tuyên truyền về PCCC theo chức trách nhiệm vụ được giao; biên chế của lực lượng dân phòng hiện nay còn ít nên lực lượng ứng trực thường xuyên còn mỏng. Chế độ chính sách đối với lực lượng dân phòng còn bất cập, trang thiết bị bảo hộ cá nhân còn hạn chế, thô sơ, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

Phần IV

PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ HỆ THỐNG CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CS PCCC VÀ CNCH

3.1. Mục tiêu phát triển:

3.1.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung là phát triển một cách hợp lý mạng lưới các đơn vị CS PCCC và CNCH để điều hành, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH ngày càng tốt hơn; nâng cao năng lực tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo triển khai lực lượng, phương tiện một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong các tình huống cháy, nổ, tai nạn, góp phần bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phấn đấu đến năm 2020, tại các huyện, thành phố, thị xã trọng điểm phải bố trí ít nhất 01 đơn vị CS PCCC và CNCH. Đến năm 2030, bố trí mạng lưới lực lượng CS PCCC và CNCH đều khắp các huyện, thành phố, thị xã; tiếp tục xây dựng lực lượng CS PCCC và CNCH chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ Đề án này, các sở, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai các dự án; hoạch định các chính sách phù hợp cho hoạt động PCCC và CNCH từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 1, từ năm 2014 đến năm 2020: Cơ bản hoàn thành việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy biên chế và đầu tư phương tiện, cơ sở vật chất ở mức tối thiểu cho lực lượng CS PCCC và CNCH của tỉnh, ưu tiên đầu tư cho các địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội, cách xa lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Trong đó, phải bảo đảm phát triển, bố trí thêm lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các huyện: Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

- Giai đoạn 2, từ năm 2021 đến năm 2030: Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm ở giai đoạn 1, có kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng lực lượng CS PCCC và CNCH của tỉnh về mọi mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác PCCC và CNCH. Tiếp tục phát triển, bố trí thêm lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các huyện Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và các đội CS PCCC và CNCH trên sông tại các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách. Tập trung xây dựng lực lượng CS PCCC và CNCH của tỉnh chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạng lưới các đội CS PCCC và CNCH của tỉnh tại các đô thị theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

3.2. Nội dung phát triển hệ thống cơ sở của lực lượng CS PCCC và CNCH:

3.2.1. Phát triển tổ chức bộ máy:

Từng bước củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy CS PCCC và CNCH trên cơ sở quy định của Bộ Công an, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Tổ chức bộ máy của Phòng CS PCCC và CNCH gồm có Ban Chỉ huy Phòng và các đội nghiệp vụ, gồm: Đội Tham mưu, Đội Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC, Đội Hậu cần - Quản lý phương tiện PCCC, các Đội CS PCCC và CNCH.

Để đáp ứng cơ bản yêu cầu thường trực, tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ thành lập 01 Đội CS PCCC và CNCH Trung tâm (đặt tại trụ sở Phòng CS PCCC và CNCH) và các Đội CS PCCC và CNCH ở các huyện.

Việc phát triển biên chế lực lượng PCCC và CNCH dựa trên cơ sở trang bị phương tiện xe, tàu chữa cháy và xe chuyên dùng cho các Đội CS PCCC và CNCH để bố trí lực lượng cho phù hợp. Để bảo đảm thường trực 24/24 giờ và giải quyết nghỉ sau mỗi ca trực thì cứ 01 xe (tàu) chữa cháy sẽ có 02 lái xe (tàu), 02 cán bộ tiểu đội trưởng, 05 chiến sỹ chữa cháy; cứ 02 xe chuyên dùng sẽ có 03 lái xe.

Dự kiến trang bị cho Đội CS PCCC và CNCH Trung tâm gồm: 07 xe chữa cháy téc nước và 03 xe chuyên dùng, đối với các Đội CS PCCC và CNCH ở các huyện: 03 xe chữa cháy téc nước và 02 xe chuyên dùng, đối với các Đội CS PCCC và CNCH trên sông: 02 tàu chữa cháy, 01 xe chuyên dùng.

a) Giai đoạn 2014-2020:

- Tiếp tục rà soát, củng cố tổ chức bộ máy hiện có, gồm: Ban Chỉ huy Phòng; Đội Tham mưu; Đội Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC; Đội CS PCCC và CNCH Trung tâm; Đội CS PCCC và CNCH huyện Mỏ Cày Nam (Đội cù lao Minh).

- Bổ sung 05 đội nghiệp vụ gồm: Đội Hậu cần và Quản lý phương tiện PCCC và CNCH; Đội CS PCCC và CNCH các huyện: Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Tổ chức bộ máy của Phòng CS PCCC và CNCH gồm có Ban Chỉ huy Phòng và 9 đội nghiệp vụ, tổng quân số là 370 người. Biên chế cụ thể như sau:

- Ban Chỉ huy: 04 người, gồm: 01 Trưởng phòng và 03 Phó Trưởng phòng. Trong đó:

+ Trưởng phòng phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, xây dựng lực lượng;

+ 01 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC;

+ 01 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác tham mưu, hậu cần và quản lý phương tiện PCCC và CNCH;

+ 01 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Đội Tham mưu: 06 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 01 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ do Đội trưởng phân công;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trên lĩnh vực phòng cháy;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trên lĩnh vực chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và hậu cần, quản lý phương tiện;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ, pháp chế, thanh tra;

+ 01 cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, chính trị tư tưởng; công tác đảng, đoàn thể, văn thư, lưu trữ.

- Đội Hậu cần và quản lý phương tiện PCCC và CNCH: 06 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 01 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 01 cán bộ làm công tác tài vụ, quản lý phương tiện chữa cháy; theo dõi xây dựng, sửa chữa, mua sắm có liên quan đến cơ sở vật chất của đơn vị;

+ 01 cán bộ làm công tác quản lý kho vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu và bếp ăn tập thể của đơn vị;

+ 02 thợ máy để sửa chữa phương tiện chữa cháy, cứu hộ.

- Đội Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC: 15 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 03 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề tuyên truyền, xây dựng phong trào về PCCC; huấn luyện nghiệp vụ PCCC; hướng dẫn, thẩm định phương án chữa cháy cơ sở;

+ 03 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn PCCC; thẩm định cấp giấy phép về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

+ 03 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề xử lý vi phạm về PCCC; điều tra nguyên nhân, khám nghiệm hiện trường các vụ cháy, nổ;

+ 03 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề thẩm duyệt về PCCC.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ theo các chuyên đề, cán bộ, chiến sĩ Đội Hướng dẫn và Kiểm tra an toàn PCCC còn kiêm nhiệm công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC, lập hồ sơ theo dõi quản lý về PCCC các cơ sở, địa bàn trong toàn tỉnh.

- Đội CS PCCC và CNCH Trung tâm: 94 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 19 lái xe chữa cháy (14 lái xe/7 xe chữa cháy, 5 lái xe/3 xe chuyên dùng);

+ 20 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (20 người/10 tiểu đội);

+ 50 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/10 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Mỏ Cày Nam: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Ba Tri: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Bình Đại: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Châu Thành: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công.

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Thạnh Phú: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2014-2020

b) Giai đoạn 2021-2030:

- Tiếp tục rà soát, củng cố tổ chức bộ máy. Trong đó, tăng cường biên chế của: Ban Chỉ huy Phòng; Đội Tham mưu; Đội Hướng dẫn - Kiểm tra an toàn PCCC; Đội Hậu cần và quản lý phương tiện PCCC và CNCH.

- Bổ sung thêm 06 đội nghiệp vụ gồm: Các Đội CS PCCC và CNCH huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Đội CS PCCC và CNCH trên sông tại các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách.

Trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy của Phòng CS PCCC các CNCH gồm có Ban Chỉ huy Phòng và 15 đội nghiệp vụ, tổng quân số là 632 người. Biên chế cụ thể như sau:

- Ban Chỉ huy: 06 người, gồm: 01 Trưởng phòng và 05 Phó Trưởng phòng. Trong đó:

+ Trưởng phòng phụ trách chung;

+ 01 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác chính trị tư tưởng, xây dựng lực lượng, tham mưu, hậu cần và quản lý phương tiện PCCC và CNCH;

+ 01 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC, xây dựng phong trào toàn dân PCCC;

+ 03 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng; phụ trách công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Đội Tham mưu: 13 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ do Đội trưởng phân công;

+ 02 cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trên lĩnh vực phòng cháy;

+ 02 cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trên lĩnh vực chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và hậu cần, quản lý phương tiện;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ công tác pháp chế, thanh tra;

+ 01 cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, chính trị tư tưởng;

+ 01 cán bộ làm nhiệm vụ công tác đảng, đoàn thể;

+ 02 cán bộ làm nhiệm vụ công tác hồ sơ, văn thư, lưu trữ.

- Đội Hậu cần và Quản lý phương tiện PCCC và CNCH: 11 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội Trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 02 cán bộ làm công tác tài vụ, quản lý phương tiện chữa cháy, theo dõi xây dựng, sửa chữa, mua sắm có liên quan đến cơ sở vật chất của đơn vị;

+ 02 cán bộ làm công tác quản lý kho vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu và bếp ăn tập thể của đơn vị;

+ 04 thợ máy để sửa chữa phương tiện chữa cháy, cứu hộ.

- Đội Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC: 23 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 05 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề tuyên truyền, xây dựng phong trào về PCCC; huấn luyện nghiệp vụ PCCC; hướng dẫn, thẩm định phương án chữa cháy cơ sở;

+ 05 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn PCCC; thẩm định cấp giấy phép về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

+ 05 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề xử lý vi phạm về PCCC; điều tra nguyên nhân, khám nghiệm hiện trường các vụ cháy, nổ;

+ 05 cán bộ thuộc Tổ chuyên đề thẩm duyệt về PCCC.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ theo các chuyên đề, cán bộ, chiến sĩ của Đội còn kiêm nhiệm công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC, lập hồ sơ theo dõi quản lý về PCCC các địa bàn, khu tập trung đông dân cư và các cơ sở trong toàn tỉnh.

Thành lập thêm các đội CS PCCC và CNCH tại các huyện, như sau:

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Chợ Lách: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Giồng Trôm: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe);

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH huyện Mỏ Cày Bắc: 49 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 09 lái xe chữa cháy (6 lái xe/3 xe chữa cháy, 3 lái xe/2 xe chuyên dùng);

+ 10 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (10 người/5 tiểu đội);

+ 25 chiến sỹ chữa cháy (5 người/xe/5 xe).

+ 02 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH trên sông tại Mỏ Cày Nam: 31 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 04 lái tàu chữa cháy (4 lái tàu/2 tàu chữa cháy);

+ 02 lái xe (2 lái xe/1 xe chuyên dùng);

+ 06 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (06 người/3 tiểu đội);

+ 15 chiến sỹ chữa cháy (5 người/tàu, xe/3 tàu, xe);

+ 01 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH trên sông tại Châu Thành: 31 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 04 lái tàu chữa cháy (4 lái tàu/2 tàu chữa cháy);

+ 02 lái xe (2 lái xe/1 xe chuyên dùng);

+ 06 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (06 người/3 tiểu đội);

+ 15 chiến sỹ chữa cháy (5 người/tàu, xe/3 tàu, xe);

+ 01 cấp dưỡng.

- Đội CS PCCC và CNCH trên sông tại Chợ Lách: 31 người, gồm:

+ Đội trưởng phụ trách chung;

+ 02 Phó Đội trưởng giúp việc Đội trưởng; phụ trách các chuyên đề do Đội trưởng phân công;

+ 04 lái tàu chữa cháy (4 lái tàu/2 tàu chữa cháy);

+ 02 lái xe (2 lái xe/1 xe chuyên dùng);

+ 06 Tiểu đội trưởng và Tiểu đội phó (06 người/3 tiểu đội);

+ 15 chiến sỹ chữa cháy (5 người/tàu, xe/3 tàu, xe);

+ 01 cấp dưỡng.

Ngoài ra, căn cứ chủ trương của Bộ Công an và điều kiện thực tế, trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cấp Phòng CS PCCC và CNCH thành Sở CS PCCC và CNCH, các đội nghiệp vụ trực thuộc Phòng nâng lên thành các phòng nghiệp vụ trực thuộc Sở.


SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2021-2030


3.2.2 Phát triển mạng lưới cơ sở của lực lượng CS PCCC và CNCH:

a) Giai đoạn 1 (2014-2020):

- Về trụ sở làm việc: Đảm bảo trụ sở làm việc cho Phòng CS PCCC và CNCH và các đội trực thuộc, trong đó:

+ Tiếp tục cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của Phòng CS PCCC và CNCH là nơi làm việc của lãnh đạo Phòng và các Đội: Tham mưu; Hướng dẫn - Kiểm tra PCCC; Chữa cháy Trung tâm (dự án đang thực hiện).

+ Đầu tư cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc của Đội CS PCCC và CNCH huyện Mỏ Cày Nam (Đội cù lao Minh) và đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc 04 Đội CS PCCC và CNCH các huyện: Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Dự kiến tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng khoảng 62.600 triệu đồng.

SƠ ĐỒ TRỤ SỞ LÀM VIỆC GIAI ĐOẠN 2013-2020

- Về phương tiện cơ giới: Đầu tư mua sắm phương tiện chữa cháy và CNCH theo quy mô phát triển các đơn vị CS PCCC và CNCH; trong đó, đảm bảo các loại xe chữa cháy cơ bản như sau:

+ Đối với đội CS PCCC và CNCH Trung tâm:

Xe chữa cháy: 07 xe x 01 đội = 07 xe.

Xe chở phương tiện chữa cháy: 03 xe x 01 đội = 03 xe.

+ Đối với đội CS PCCC và CNCH tại các huyện:

Xe chữa cháy: 03 xe/đội x 5 đội = 15 xe.

Xe chở phương tiện chữa cháy: 01 xe x 5 đội = 05 xe.

Tổng số xe chữa cháy, xe chở phương tiện chữa cháy theo tính toán là:

- Xe chữa cháy: 22 xe.

- Xe chở phương tiện: 08 xe.

Trên cơ sở số xe hiện có của đơn vị, trong đó có một số cần phải thanh lý, thay thế, nên tổng số xe chữa cháy, xe chở phương tiện chữa cháy đầu tư mua sắm trong giai đoạn này là:

- Xe chữa cháy: 18 xe.

- Xe chở phương tiện: 05 xe.

Ngoài ra, cần phải đầu tư một số phương tiện chữa cháy, CNCH khác như:

- Xe thang (loại 32m): 01 xe.

- Xe chỉ huy chữa cháy: 06 xe.

- Xe thông tin, ánh sáng: 06 xe.

- Xe cứu hộ: 06 xe.

- Xe phá dỡ: 06 xe.

- Máy bơm chữa cháy: 06 máy.

Dự kiến kinh phí mua sắm phương tiện chữa cháy và CNCH khoảng 121.600 triệu đồng.

Tổng kinh phí giai đoạn 1: 62.600 triệu đồng + 121.600 triệu đồng = 184.200 triệu đồng (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm triệu đồng).

b) Giai đoạn 2 (2021-2030):

- Về trụ sở làm việc: Tiếp tục đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc 03 Đội CS PCCC và CNCH các huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc; 03 Đội CS PCCC và CNCH trên sông tại các huyện Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách. Dự kiến tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng trụ sở khoảng 71.200 triệu đồng.

- Về phương tiện cơ giới: Đầu tư mua sắm phương tiện chữa cháy và CNCH theo quy mô phát triển các đơn vị CS PCCC và CNCH. Trong đó, đảm bảo các loại xe chữa cháy cơ bản như sau:

+ Đối với đội CS PCCC và CNCH tại các huyện:

Xe chữa cháy: 03 xe/đội x 3 đội = 09 xe.

Xe chở phương tiện chữa cháy: 01 xe x 3 đội = 03 xe.

+ Đối với đội CS PCCC và CNCH trên sông tại các huyện:

Tàu chữa cháy: 02 tàu/đội x 3 đội = 06 tàu.

Xe chở phương tiện chữa cháy: 01 xe x 3 đội = 03 xe.

Tổng số xe, tàu chữa cháy, xe chở phương tiện chữa cháy cần đầu tư mua sắm trong giai đoạn này là:

- Xe chữa cháy: 09 xe.

- Tàu chữa cháy: 06 tàu.

- Xe chở phương tiện: 06 xe.

Ngoài ra, còn cần phải đầu tư một số phương tiện chữa cháy, CNCH khác như:

- Xe chỉ huy chữa cháy: 03 xe.

- Xe thông tin, ánh sáng: 03 xe.

- Xe cứu hộ: 03 xe.

- Xe phá dỡ: 03 xe.

- Máy bơm chữa cháy: 06 máy.

Dự kiến kinh phí mua sắm phương tiện chữa cháy và CNCH khoảng 78.600 triệu đồng.

Tổng kinh phí giai đoạn 2: 71.200 triệu đồng + 78.600 triệu đồng = 149.800 triệu đồng (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm triệu đồng).

SƠ ĐỒ TRỤ SỞ LÀM VIỆC GIAI ĐOẠN 2021-2030

3.3. Phát triển lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng:

3.3.1. Phát triển lực lượng PCCC cơ sở:

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Đội PCCC cơ sở hiện có và bảo đảm xây dựng các Đội PCCC cơ sở ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập mới và tại các khu công nghiệp. Đối với cơ sở có dưới 10 người thì tất cả những người làm việc tại cơ sở là thành viên và do những người lãnh đạo cơ sở đó làm Đội trưởng, Đội phó; đối với cơ sở có từ 10-50 người thì tối thiểu là 10 người (có 1 Đội trưởng và các Đội phó giúp việc); đối với cơ sở có trên 50-100 người thì tối thiểu là 15 người (có 1 Đội trưởng và các Đội phó giúp việc); đối với cơ sở có trên 100 người thì tối thiểu là 25 người (trong đó có 1 Đội trưởng và các Đội phó giúp việc);

Đến năm 2015 có 80% số cơ sở thành lập Đội PCCC cơ sở, 70% các khu công nghiệp có Đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách; đến năm 2020 có 100% cơ sở thành lập Đội PCCC cơ sở, 100% các khu công nghiệp có Đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách.

Tại các cơ sở phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công tác PCCC. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có diện tích dưới 150m2 tuỳ theo quy mô, tính chất hoạt động trang bị cho mỗi Đội PCCC cơ sở từ 05-10 bình chữa cháy xách tay; các cơ sở có diện tích từ 150m2 trở lên tuỳ theo quy mô, tính chất hoạt động phải trang bị cho mỗi Đội PCCC cơ sở từ 15-20 bình chữa cháy xách tay. Đối với các cơ sở có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ (theo Phụ lục 01 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ) phải trang bị máy bơm chữa cháy. Kinh phí đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và tổ chức hoạt động của các Đội PCCC cơ sở do cơ sở tự đầu tư theo quy định.

3.3.2. Phát triển lực lượng dân phòng:

Tập trung xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng bảo đảm đều khắp ở các khu phố, ấp theo quy định. Mỗi Đội dân phòng có từ 10-30 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 Đội trưởng và các Đội phó giúp việc. Đội dân phòng có thể được chia thành nhiều tổ theo cụm dân cư, khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ 5-10 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 Tổ trưởng và các Tổ phó giúp việc. Đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% đội dân phòng vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện của từng địa phương mà trang bị các phương tiện chữa cháy cho phù hợp đảm bảo khi có sự cố cháy, nổ xảy ra lực lượng dân phòng có thể sử dụng, khống chế được đám cháy ngay từ giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, mỗi đội dân phòng cần bảo đảm trang bị từ 10-15 bình chữa cháy xách tay. Từ nay đến năm 2015, Đội dân phòng tại khu phố chợ thị trấn của các huyện được trang bị máy bơm chữa cháy; đến năm 2020, 100% Đội dân phòng tại các khu phố chợ trong tỉnh được trang bị máy bơm chữa cháy. Kinh phí trang bị và hoạt động của lực lượng này được đầu tư theo hướng xã hội hoá.

Phần V

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Giải pháp về vốn:

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, tổng nhu cầu vốn dự kiến khoảng 334.000 triệu đồng, chia ra: Giai đoạn 1 (2014-2020): 184.200 triệu đồng (55,1%); giai đoạn 2 (2021-2030): 149.800 triệu đồng (44,9%). Nguồn vốn thực hiện từ kinh phí địa phương, kinh phí Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nguồn vốn địa phương: Dự kiến kinh phí khoảng 90.900 triệu đồng (27,22%). Ngân sách tỉnh đầu tư chủ yếu cho việc giải phóng mặt bằng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở hiện có của lực lượng CS PCCC và CNCH.

Nguồn vốn Trung ương và các nguồn tài trợ khác: Dự kiến kinh phí khoảng 243.100 triệu đồng (72,78%). Nguồn vốn Trung ương để xây dựng mới trụ sở làm việc cho các đội mới thành lập, mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, góp phần nâng cao năng lực PCCC và CNCH trong thời gian tới.

Ngoài ra, tranh thủ các nguồn tài trợ, viện trợ, hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để viện trợ các loại phương tiện chữa cháy cơ giới và đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội CS PCCC và CNCH ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới.

Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn và phân kỳ đầu tư

TT

Tên dự án đầu tư

Tổng vốn
(triệu đồng)

Cơ cấu vốn đầu tư (triệu đồng)

Phân kỳ
đầu tư
(năm)

Địa phương

Tỷ lệ
(%)

TW và tài trợ khác

Tỷ lệ
(%)

1

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Ba Tri

36.500

20.500

56,16

16.000

43,84

2013-2014

2

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Mỏ Cày Nam

32.600

15.100

46,32

17.500

53,68

2013-2014

3

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Châu Thành

39.500

17.500

44,30

22.000

55,70

2014-2015

4

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Bình Đại

39.500

19.500

49,37

20.000

50,63

2016-2017

5

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Thạnh Phú

36.100

20.000

55,40

16.100

44,60

2018-2019

6

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Chợ Lách

32.500

22.500

69,23

10.000

30,77

2021-2022

7

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Mỏ Cày Bắc

27.500

17.500

63,64

10.000

36,36

2022-2023

8

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH Giồng Trôm

28.500

18.500

64,91

10.000

35,09

2024-2025

9

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH trên sông Châu Thành

18.100

8.900

49,17

9.200

50,83

2025-2026

10

Xây dựng Đội CS PCCC-CNCH trên sông Chợ Lách

23.100

13.900

60,17

9.200

39,83

2027-2028

11

Xây dựng
Đội CS PCCC-CNCH
trên sông Mỏ Cày Nam

20.100

10.900

54,23

9.200

45,77

2029-2030

4.2. Giải pháp về đất đai:

Trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh nói chung, của từng địa phương nói riêng phải bảo đảm bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc các đơn vị PCCC và CNCH ở các khu đô thị. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan CS PCCC và CNCH thống nhất vị trí, quy mô mặt bằng xây dựng các đơn vị CS PCCC và CNCH để bổ sung vào quy hoạch của địa phương. Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 quy định: Vị trí đặt trạm PCCC phải đảm bảo xe, phương tiện chữa cháy ra vào trạm an toàn, nhanh chóng, đảm bảo có địa hình bằng phẳng và có đủ diện tích để xây dựng công trình, sân bãi theo quy định, liên hệ thuận tiện với các đường giao thông, không tiếp giáp với các công trình công cộng có đông người, xe cộ ra vào.

Quy mô xây dựng trụ sở Đội PCCC bao gồm các hạng mục công trình chủ yếu như: Nhà làm việc, nhà để xe chữa cháy, nhà nghĩ, nhà ăn cho cán bộ, chiến sỹ, nhà kho, bễ nước chữa cháy và sân tập kích thước tối thiểu 40mx125m. Do vậy, tại mỗi huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh phải có quy hoạch bố trí diện tích đất ít nhất là 5.000m2 ở vị trí thuận tiện để xây dựng trụ sở làm việc các Đội CS PCCC và CNCH. Tổng diện tích đất tối thiểu dự kiến để phát triển lực lượng CS PCCC và CNCH trong toàn tỉnh khoảng 56.000m2.

4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của người dân trong tham gia công tác PCCC và CNCH và động viên thế hệ trẻ đăng ký dự tuyển vào đại học chuyên ngành PCCC để tạo nguồn cán bộ.

Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ CS PCCC và CNCH đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút học sinh, sinh viên dự tuyển sinh vào Trường Đại học PCCC.

Đề nghị Trường Đại học PCCC tăng cường liên kết mở các lớp đào tạo đại học, trung học tại các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC và CNCH.

4.4. Tổ chức thực hiện:

UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh căn cứ đề án quy hoạch được duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

4.4.1.Công an tỉnh có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, các dự án được duyệt và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng các dự án thành phần của đề án này trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện. Gồm:

Dự án 1: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Châu Thành.

Dự án 2: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Ba Tri.

Dự án 3: Đầu tư xây dựng, mở rộng Đội CS PCCC và CNCH Mỏ Cày Nam.

Dự án 4: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Bình Đại.

Dự án 5: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Thạnh Phú.

Dự án 6: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Chợ Lách.

Dự án 7: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Mỏ Cày Bắc.

Dự án 8: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH Giồng Trôm.

Dự án 9: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH trên sông Châu Thành.

Dự án 10: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH trên sông Chợ Lách.

Dự án 11: Đầu tư xây dựng Đội CS PCCC và CNCH trên sông Mỏ Cày Nam.

Trong thời gian 2014-2015, tập trung đầu tư mở rộng Đội CS PCCC và CNCH tại huyện Mỏ Cày Nam và xây dựng các Đội CS PCCC và CNCH tại các huyện: Châu Thành, Ba Tri, từ năm 2016-2020 tiếp tục xây dựng các Đội CS PCCC và CNCH tại các huyện: Bình Đại, Thạnh Phú. Trong giai đoạn 2021-2030, căn cứ tình hình thực tế để phân kỳ đầu tư cho phù hợp.

4.4.2. UBND các huyện, thành phố, khi xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển của địa phương phải quan tâm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác PCCC và CNCH. Bố trí địa điểm để xây dựng doanh trại cho các đơn vị CS PCCC và CNCH mới thành lập ở địa phương mình theo hướng dẫn của ngành Công an. Chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng dân phòng. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 80%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% cơ sở có Đội PCCC cơ sở; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% đơn vị cấp xã có đội dân phòng vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

4.4.3. Ban Quản lý khu công nghiệp thành lập các Đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% các khu công nghiệp có Đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách.

4.4.4. Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố đảm bảo hệ thống giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị đáp ứng nhu cầu phục vụ chữa cháy.

4.4.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ Đề án lập và đề xuất kế hoạch kinh phí đầu tư cho lực lượng CS PCCC và CNCH thực hiện.

Phần kết luận

Đề án này đánh giá đầy đủ và khoa học về thực trạng và yêu cầu công tác bảo đảm an toàn PCCC của tỉnh Bến Tre trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của những năm sắp tới, từ đó vạch ra kế hoạch dài hạn cho việc phát triển hệ thống cơ sở của lực lượng CS PCCC và CNCH, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sản xuất, đời sống của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.

Quá trình triển khai thực hiện từng lúc có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./.