Quyết định 1606/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: 1606/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Bùi Quang Cẩm
Ngày ban hành: 07/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1606/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 07 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 26 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 14/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tại Tờ trình số 53/TTr-SVHTTDL ngày 17 tháng 8 năm 2018); đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 1240/TTr-SKHĐT ngày 30 tháng 8 năm 2018),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm, tầm nhìn

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; góp phần khai thác, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, y tế, khoa học, đào tạo, nông nghiệp chất lượng cao và các ngành sản xuất khác trong tỉnh;

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch, phát triển theo hướng bền vững gắn với đảm bảo các mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; gìn giữ cảnh quan môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng và cả nước.

b) Tầm nhìn

- Phát triển Hà Nam trở thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của Vùng Thủ đô Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật với các loại hình du lịch sinh thái - tâm linh, du lịch y tế - nghỉ dưỡng, du lịch giải trí - sáng tạo, du lịch trải nghiệm xanh, du lịch văn hóa, du lịch tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế;

- Phát triển Hà Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực, là điểm du lịch hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của các loại hình du lịch sinh thái - sáng tạo - nhân văn.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp tổng hợp khoảng 10% GRDP của tỉnh; Phát triển du lịch Hà Nam với những sản phẩm đa dạng, có giá trị cao về tự nhiên - sinh thái, văn hóa - giải trí - nhân sinh - sáng tạo với trọng tâm là Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, các trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần, một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế;

- Đến năm 2050, Hà Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam, là điểm du lịch hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí - sáng tạo - nhân văn. Phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực quan trọng gắn kết, phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020:

+ Tổng số khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt/năm, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế; Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.000 tỷ đồng/năm;

+ Cơ sở lưu trú: Có khoảng 3.100 buồng;

+ Tạo việc làm cho 21.000 lao động (trong đó 8.300 lao động trực tiếp).

- Đến năm 2025:

+ Tổng số khách du lịch đạt tối thiểu 4 triệu lượt/năm, trong đó có 490.000 lượt khách du lịch quốc tế; Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng/năm;

+ Cơ sở lưu trú: Có khoảng 4.600 buồng;

+ Tạo việc làm cho 51.000 lao động (trong đó 22.000 lao động trực tiếp).

- Đến năm 2030:

+ Tổng số khách du lịch đạt tối thiểu 7,6 triệu lượt/năm, trong đó có 780.000 lượt khách du lịch quốc tế; Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 10.300 tỷ đồng/năm;

+ Đóng góp của du lịch: Chiếm 10% tổng GRDP toàn tỉnh;

+ Cơ sở lưu trú: Có 8.000 buồng;

+ Tạo việc làm cho 89.300 lao động (trong đó 38.000 lao động trực tiếp).

(Chi tiết có Phụ lục 1 kèm theo)

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển sản phẩm du lịch:

- Các dòng sản phẩm du lịch chính: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái - tâm linh, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh, du lịch giải trí, du lịch y tế, du lịch xanh, du lịch sáng tạo, sản phẩm du lịch có thương hiệu, bền vững...;

- Các dòng sản phẩm du lịch hỗ trợ: Du lịch nông thôn, nông nghiệp sạch; du lịch hội nghị hội thảo, thể thao; điểm dừng chân trung chuyển.

- Phát triển sản phẩm du lịch Hà Nam gắn kết với các sản phẩm du lịch các địa phương lân cận và trong vùng.

b) Thị trường khách du lịch:

- Thị trường nội địa: Tập trung thu hút thị trường khách du lịch Thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong khu vực, hướng tới thị trường khách từ các tỉnh, thành phố phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh;

- Thị trường quốc tế: Thị trường trọng điểm là khách du lịch Đông Á, Đông Nam Á. Thị trường tiềm năng là khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu...

c) Tổ chức không gian lãnh thổ phát triển du lịch

Phát triển du lịch theo hai trục và bốn khu vực:

- Trục nhân sinh: Trục Bắc-Nam phát triển các sản phẩm du lịch về khoa học, các sản phẩm sáng tạo, y tế, hội nghị, hội thảo.

- Trục sinh thái: Trục Đông-Tây phát triển các sản phẩm về sinh thái, tâm linh, văn hóa, nông nghiệp, thể thao, giải trí. Các sản phẩm được xây dựng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị sinh thái và văn hóa truyền thống.

- Khu vực du lịch và hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

+ Khu vực 1 (bao gồm huyện Kim Bảng, phía Tây thành phố Phủ Lý và phía Tây sông Đáy): Du lịch sinh thái-tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng-sinh thái; du lịch sinh thái-khám phá; du lịch thể thao, giải trí; du lịch sinh thái sông nước...;

+ Khu vực 2 (bao gồm phía Đông huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục): Du lịch tham quan di tích danh thắng; du lịch tìm hiểu văn hóa làng nghề; du lịch lễ hội tâm linh; du lịch nông thôn, nông nghiệp sạch, du lịch ven sông Hồng...;

+ Khu vực 3 (bao gồm huyện Duy Tiên và Đông Bắc huyện Kim Bảng): Du lịch giải trí-sáng tạo; các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, thể thao...

+ Khu vực 4 (bao gồm Thành phố Phủ Lý và một phần huyện Bình Lục, Thanh Liêm): Du lịch y tế; du lịch hội nghị hội thảo; các điểm trung chuyển...

- Phát triển hệ thống tuyến du lịch: Trên cơ sở tổng thể phát triển du lịch Hà Nam, xây dựng các tuyến tua du lịch liên tỉnh gắn kết với các tỉnh, thành phố. Phát triển tuyến du lịch nội tỉnh theo đường sông và đường bộ gắn kết với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

4. Nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch

Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến năm 2020 là 13.410 tỷ đồng; Giai đoạn 2020-2025 là 14.380 tỷ đồng; Giai đoạn 2025-2030 là 21.410 tỷ đồng.

5. Danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư

Danh mục các chương trình, đề án, dự án ưu tiên thu hút đầu tư được chia thành các nhóm:

- Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng;

- Nhóm dự án thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc;

- Nhóm dự án phát triển các khu du lịch khác, các cơ sở vật chất phục vụ du lịch;

- Nhóm kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch.

(Chi tiết có Phụ lục 2 kèm theo)

6. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, lao động nghiệp vụ bậc cao;

- Khai thác nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ là người địa phương để đào tạo nghề thông qua việc đào tạo trực tiếp, hợp tác đào tạo với các Trung tâm đào tạo nghề uy tín hoặc các khóa đào tạo nghề do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tổ chức và tài trợ để cung cấp nguồn nhân lực về lữ hành, hướng dẫn và nghiệp vụ khách sạn phục vụ.

- Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về du lịch-dịch vụ cho đội ngũ lao động gián tiếp, người dân trong khu vực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch-dịch vụ.

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp sử dụng lao động;

- Trước mắt, sử dụng một phần nguồn nhân lực có chuyên môn từ các địa phương khác để hỗ trợ vận hành và chia sẻ kinh nghiệm cho các lao động địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo cần hướng đến mục tiêu chuyển đổi sang sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ để tối ưu hóa nguồn nhân lực địa phương;

- Lồng ghép các chương trình đào tạo du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các hoạt động đào tạo cộng đồng và đào tạo nghề du lịch.

b) Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

- Xây dựng các kế hoạch hành động phát triển du lịch làm cơ sở bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

- Nghiên cứu xây dựng “Quỹ phát triển du lịch tỉnh Hà Nam” làm cơ sở đầu tư cho các hoạt động phát triển và quảng bá du lịch;

- Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch:

+ Quy hoạch quỹ đất phát triển du lịch, sử dụng một phần vốn từ ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các điều kiện khác để khuyến khích và kêu gọi đầu tư.

+ Tăng cường sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

+ Nghiên cứu các giải pháp phát hành trái phiếu công trình để huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch;

+ Nghiên cứu và đề xuất ban hành cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư theo hướng khuyến khích các dự án đầu tư đa năng kết hợp dịch vụ du lịch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược;

+ Mở rộng các hoạt động tư vấn hỗ trợ đầu tư, xây dựng các danh mục kêu gọi dự án đầu tư; Đẩy mạnh liên kết, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài; các nguồn vốn tài trợ, thúc đẩy phát triển mô hình liên doanh, liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch và bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

c) Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá

- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc để xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch theo đúng định hướng của ngành và bảo đảm tính bền vững lâu dài và tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch tỉnh Hà Nam; Các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề. Xây dựng đa dạng các tài liệu quảng bá, xúc tiến: Thư viện ảnh, bộ nhận diện thương hiệu và hướng dẫn thương hiệu, thư viện phim video, các ấn phẩm quảng bá...;

- Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch: Xây dựng, hoàn thiện nội dung và quản lý các website, các công cụ quảng bá trực tuyến; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh; Xây dựng các bảng chỉ dẫn đường, bảng giới thiệu, thuyết minh du lịch đa ngôn ngữ (nhất là tiếng Việt và tiếng Anh) tại các khu vực, điểm du lịch chính; Sưu tầm, nghiên cứu, xây dựng, phát hành các tư liệu về lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội, ẩm thực địa phương; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng....; Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến; xây dựng chương trình kích cầu du lịch tỉnh Hà Nam, tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch, khảo sát điểm đến, nghiên cứu đánh giá thị trường; tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

- Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác xúc tiến thông qua các chương trình tập huấn thường xuyên, tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch.

d) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ

- Ứng dụng các giải pháp công nghệ năng lượng sạch và thân thiện với môi trường; công nghệ khoa học hiện đại trong công tác bảo tồn tu bổ các công trình di tích lịch sử có giá trị cốt lõi trên địa bàn;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các sản phẩm tiện ích thuận tiện hỗ trợ nhu cầu đa dạng về thanh toán của du lịch thông qua hệ thống ngân hàng điện tử;

- Hoàn thiện hệ thống trang thông tin, cổng thông tin điện tử, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, tăng cường liên kết mạng xã hội;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch để quản lý có hiệu quả việc khai thác các điểm du lịch; nghiên cứu và tăng cường các ứng dụng quản lý tài nguyên và khai thác các điểm du lịch;

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, doanh nghiệp thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn về công nghệ thông tin như: marketing trực tuyến, khai thác mạng xã hội trong kinh doanh du lịch....

đ) Các giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch

- Đầu tư và hoàn thành quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch đảm bảo tính bền vững của tài nguyên du lịch và môi trường hoạt động du lịch;

- Kiểm tra, đánh giá hàng năm về việc thực hiện các quy hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên du lịch và môi trường cho hoạt động du lịch để có giải pháp ứng phó kịp thời;

- Xây dựng chương trình nghiên cứu đánh giá thị trường định kỳ, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý;

- Xây dựng chương trình lồng ghép nội dung tuyên truyền phát triển du lịch bền vững và thực hiện quy hoạch du lịch tại các địa phương. Đưa nội dung đánh giá việc thực hiện quy hoạch vào trong báo cáo về du lịch hàng năm;

- Cụ thể hóa quy hoạch, xây dựng các chương trình, đề án về du lịch;

- Việc chuyển đổi các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp sang đất phục vụ mục tiêu phát triển du lịch trong phạm vi Khu, điểm du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai;

- Bảo đảm hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật liên quan khác trong phạm vi quy hoạch các khu, điểm du lịch.

e) Nhóm giải pháp về hợp tác phát triển du lịch

- Hợp tác, liên kết khai thác và phát triển thị trường: Liên kết chặt chẽ với các vùng đầu mối tập trung khách du lịch của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để qua đó tìm kiếm và kết hợp với các hãng lữ hành lớn trong việc khai thác và tổ chức các tour du lịch mới hấp dẫn về tỉnh;

- Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ các nguồn vốn trong nước và quốc tế;

- Phát triển liên kết khu vực tiểu vùng Hà Nam - Hà Nội - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hưng Yên;

- Hợp tác liên kết trong phát triển sản phẩm: Kết hợp với các khu du lịch trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng để hình thành các trục du lịch, đặc biệt là Bái Đính, Tràng An, chùa Hương để hình thành các trục du lịch văn hóa - tâm linh độc đáo theo các tuyến chính như “Bái Đính - Tràng An - Tam Chúc”, “Chùa Hương - Tam Chúc”, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch, cùng khai thác, phát triển và kéo dài thời gian lưu trú của khách tại tỉnh;

- Thu hút sự quan tâm của quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu vực cảnh quan và sinh thái vùng ngập nước hồ Tam Chúc.

f) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

- Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch;

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa của tỉnh để phát triển sáng tạo các sản phẩm du lịch;

- Tăng cường việc kiểm soát môi trường, từng bước cải thiện môi trường sinh thái. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch;

- Xây dựng và phổ biến các hướng dẫn du khách và người địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch;

- Đưa nội dung giám sát tài nguyên và môi trường du lịch (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) vào các nội dung báo cáo định kỳ của ngành du lịch và Ban chỉ đạo du lịch tỉnh để kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch;

- Nghiên cứu hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác đá tại những khu vực cần bảo vệ cảnh quan cho phát triển du lịch.

g) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch

- Hỗ trợ phát triển các mô hình du lịch cộng đồng và sản phẩm làng nghề. Lựa chọn xây dựng các mô hình du lịch làng nghề điển hình làm mô hình trình diễn và nhân rộng. Huy động và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật phát triển các điểm du lịch cộng đồng;

- Tăng cường công tác quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ theo quy định;

- Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội của Việt Nam, khu vực ASEAN và quốc tế;

- Tập trung đầu tư và hoàn thành dự án Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc làm điểm nhấn thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Hà Nam;

- Lồng ghép các mục tiêu và nội dung phát triển du lịch trong các hoạt động phát triển các ngành sản xuất khác như nông nghiệp chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp...

h) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu các văn bản quy định về hoạt động du lịch và phổ biến rộng rãi trên các trang thông tin điện tử, Cổng thông tin du lịch của tỉnh theo hướng dễ dàng tra cứu và thường xuyên được cập nhật;

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế đặc thù, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, đào tạo cho phát triển du lịch. Thành lập Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc và các ban quản lý khu, điểm du lịch để quản lý và triển khai công tác xúc tiến, quảng bá du lịch một cách có hiệu quả;

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác thẩm định và phê duyệt đối với các dự án đầu tư du lịch, nhất là dự án quan tâm tới bảo tồn cảnh quan môi trường tự nhiên, nhân văn và gắn kết phát triển du lịch với lợi ích cộng đồng dân cư;

- Tăng cường hiệu quả trong giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng, thực hiện chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu, điểm du lịch;

- Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp về du lịch trên địa bàn nhằm hỗ trợ quản lý hoạt động du lịch;

- Xây dựng các chính sách ưu đãi, tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho phát triển du lịch ở cộng đồng. Có cơ chế hỗ trợ người dân địa phương trong chuyển đổi nghề nghiệp liên quan tới công tác đào tạo nghề du lịch; hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại nhà dân (Homestay) đạt chuẩn;

- Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch; công bố rộng rãi quy hoạch được duyệt, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và các vấn đề phát sinh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Tham mưu giúp Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh: Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch; định hướng, điều phối hoạt động phát triển du lịch, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong quá trình thực hiện quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện tốt các nội dung quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Tham mưu, vận động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách đầu tư cho hoạt động du lịch; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về các khoản phí, lệ phí và các ưu đãi liên quan tới hoạt động kinh doanh và đầu tư du lịch.

4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong việc kiểm tra, quản lý việc thực hiện các quy hoạch chung về xây dựng theo đúng định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

5. Sở Công Thương: Phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan trong việc kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng giả, hàng nhái để bán cho khách du lịch..., giúp hoạt động thương mại lành mạnh, phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy hoạch quỹ đất cho phát triển du lịch; xây dựng các tiêu chí về môi trường tại các điểm du lịch; giám sát và quản lý môi trường tại các điểm du lịch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác đá tại những khu vực cần bảo vệ cảnh quan cho phát triển du lịch.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng kế hoạch phát triển, khôi phục làng nghề kết hợp khai thác phục vụ du lịch, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, phát triển hệ thống các điểm mua sắm phục vụ khách du lịch tại các vùng du lịch.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH tỉnh: Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển du lịch; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch.

9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các địa phương trong công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực du lịch.

11. Sở Nội vụ, Công an tỉnh, Sở Y tế: Phối hợp trong các hoạt động về hành chính, an ninh trật tự, y tế, an toàn thực phẩm...

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Quản lý các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh; thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án du lịch; cập nhật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt với quy hoạch phát triển du lịch; tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, chỉ đạo các phòng, ban, các xã, phường, thị trấn bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

13. Hiệp hội du lịch tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm du lịch; kịp thời phản ánh những vấn đề phát sinh, những bất cập của quy hoạch, cơ chế chính sách liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- UBMTTQ tỉnh; Các cơ quan đoàn thể của tỉnh;
- VPUB: LĐVP(4), GTXD, TH, KT, NN&TNMT, KGVX;
- Lưu: VT, GTXD.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Quang Cẩm

 

PHỤ LỤC 1

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ NAM
(Kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Stt

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2017

Tăng trưởng bình quân năm 2012-2017

Dự báo năm 2020

Dự báo năm 2025, 2030

Giá trị cố đnh

Giai đoạn đến năm 2020

Giá trị cố định

Giai đoạn 2020-2025

Giá trị cố định

Giai đoạn 2025-2030

1

Tổng lượt khách

450.000

1.016.000

25,16%

 

2.500.000

 

4.000.000

 

7.600.000

 

- Tăng trưởng bình quân/năm

 

 

 

 

34%

 

10%

 

14%

1.1

Tổng khách quốc tế (lượt)

12.100

16.200

6,78%

 

190.000

 

490.000

 

780.000

1.2

Tổng khách nội địa (lượt)

437.900

999.800

25,66%

 

2.310.000

 

3.510.000

 

6.820.000

2

Số ngày khách bình quân

1,30

1,40

 

1,30

 

1,30

 

1,25

 

3

Chi tiêu bình quân ngày khách (*) (Đvt: Nghìn đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quốc tế

 

 

 

1.000

 

2.000

 

2.000

 

 

- Nội địa

 

 

 

600

 

1.000

 

980

 

4

Doanh thu (Đvt: Tỷ đồng)

81,5

230

 

 

2.000

 

5.900

 

10.300

 

- Khách quốc tế

 

 

 

 

240

 

1.270

 

1.950

 

- Khách nội địa

 

 

 

 

1.800

 

4.630

 

8.350

5

Tổng số lao động (**) (Đvt: Người)

 

 

 

 

21.000

 

51.000

 

89.300

 

- Trực tiếp

 

 

 

 

8.300

 

22.000

 

38.000

 

- Gián tiếp

 

 

 

 

12.700

 

29.000

 

51.300

6

Tổng số buồng phòng

 

 

 

 

3.100

 

4.600

 

8.000

7

Nhu cầu vốn đầu tư không kể CSHT (Đvt: Tỷ đồng)

 

 

 

 

13.410

 

14.380

 

21.410

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Stt

Chương trình/Dự án đầu tư

Phân kỳ thực hiện

Đến 2020

Đến 2025

Đến 2030

A

Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng

1

Đường bộ Hà Nội - Tam Chúc - Bái Đính

 

 

Hoàn thành dự án

2

Đường vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội

 

 

Hoàn thành giai đoạn 1

3

Đường T3 nối từ Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đến QL 1A

Hoàn thành dự án

 

 

4

Đường nối từ Khu du lịch Tam Chúc đến Tràng An - Bái Đính

 

Hoàn thành dự án

 

5

Đường giao thông khu trung tâm di tích lịch sử văn hóa tâm linh Đền Trần Thương

 

Hoàn thành dự án

 

6

Đường nhánh vành đai 5 Thủ đô Hà Nội; Nâng cấp đường tỉnh 499, quốc lộ 38, 21B

 

Hoàn thành dự án

 

7

Các dự án nước sạch, xử lý rác thải tại điểm du lịch; cải tạo sông Đáy, sông Châu

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

B

Nhóm dự án thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc

1

Tuyến đường du lịch từ Thung Vạc đến hồ Ba Hang

 

Hoàn thành dự án

 

2

Đầu tư bến tàu du lịch từ Khu du lịch Tam Chúc đi thành phố Phủ Lý và Chùa Hương

 

Hoàn thành dự án

 

3

Đầu tư cảnh quan du lịch Khu du lịch cộng đồng Tam Chúc

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Đầu tư các khu resort nghỉ dưỡng sinh thái có quy mô nhỏ

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Khu công viên văn hóa - tâm linh Thung Vạc

 

Hoàn thành dự án

 

6

Phát triển cảnh quan xung quanh hồ Tam Chúc

 

Hoàn thành dự án

 

7

Đầu tư phát triển Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động Khu du lịch - Thị trấn Ba Sao

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

8

Đầu tư phát triển nông nghiệp sạch tại Khu Tam Chúc

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

C

Nhóm các dự án phát triển các khu du lịch khác, các cơ sở vật chất phục vụ du lịch

1

Khu du lịch Hồ Ba Hang

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

2

Sân gôn Kim Bảng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

3

Sân gôn Tượng Lĩnh

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

4

Sân gôn đồi Con Phượng

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Các khu công viên chuyên đề, công viên sáng tạo

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

6

Các khu tổ hợp hội nghị, hội thảo, thể thao

 

 

Hoàn thành dự án

7

Các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Hoàn thành theo dự án

Hoàn thành theo dự án

Hoàn thành theo dự án

8

Điểm du lịch Đền Trần Thương

Hoàn thành dự án

 

 

9

Điểm du lịch Đền Lảnh Giang

Hoàn thành dự án

 

 

10

Điểm du lịch Đền Bà Vũ

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

11

Điểm du lịch chùa Bà Đanh - Núi Ngọc

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

12

Đền thờ các anh hùng liệt sĩ Hà Nam và đền thờ 10 cô gái Lam Hạ

Hoàn thành dự án

 

 

13

Khu lưu niệm Đức Bản

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

14

Khu lưu niệm Cát Tường

Hoàn thành dự án

 

 

15

Điểm văn hóa, du lịch Chùa Tiên

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

16

Điểm du lịch di tích LSVH Đền Lăng

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

17

Điểm du lịch làng nghề thêu ren và khu dân cư xã Thanh Hà

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

18

Khu văn hóa vật võ Liễu Đôi

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

19

Khu du lịch Long Đọi Sơn, điểm lễ hội Văn hóa Tịch Điền

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

20

Công viên lịch sử nông thôn Việt Nam thế kỷ 19

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

21

Khu sinh thái tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

22

Các khu du lịch nông nghiệp - sinh thái (tại Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng, Duy Tiên)

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

23

Các dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Lý Nhân, Kim Bảng, Bình Lục, Duy Tiên

Hoàn thành giai đon 1

Hoàn thành giai đoạn 2

Hoàn thành dự án

24

Dự án phát triển du lịch đường sông tại Hà Nam

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

25

Các dự án phát triển các bãi đỗ xe, trạm dừng chân

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành giai đoạn 2

Hoàn thành dự án

26

Dự án phát triển Khu vui chơi giải trí vùng Tây Đáy

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

27

Dự án Khu tổ hợp trường đào tạo du lịch và khu thực hành, du lịch nông thôn

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

28

Các dự án khách sạn 3-5 sao (và các loại hình lưu trú tương đương)

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành giai đoạn 2

Hoàn thành dự án

D

Nhóm kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch

1

Đề án phát triển lao động ngành du lịch tới năm 2020 và tới năm 2030.

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

2

Các chương trình đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch.

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

3

Chương trình định hướng nghề nghiệp du lịch trong xã hội

 

Hoàn thành dự án

 

4

Chương trình đào tạo cộng đồng trong phát triển du lịch

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

5

Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hà Nam.

Hoàn thành dự án

 

 

6

Đề án xây dựng “Quỹ phát triển du lịch tỉnh Hà Nam”.

Hoàn thành dự án

 

 

7

Đề án xây dựng chiến lược thương hiệu, kế hoạch xúc tiến du lịch của Tỉnh.

Hoàn thành dự án

 

 

8

Đề án xúc tiến quảng bá cho khu du lịch quốc gia Tam Chúc

Hoàn thành dự án

 

 

9

Đề án Phát triển các công cụ quảng bá qua mạng.

Hoàn thành dự án

 

 

10

Xây dựng hệ thống các ki-ốt thông tin điện tử tại điểm du lịch quan trọng của Tỉnh.

 

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

11

Đề án phát triển các cơ sở thương mại phục vụ du lịch

 

Hoàn thành dự án

 

12

Đề án phát triển liên kết vùng và tiểu vùng du lịch

 

Hoàn thành dự án

 

13

Đề án nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường các điểm du lịch chính

 

Hoàn thành dự án

 

14

Đề án xây dựng các hướng dẫn về quản lý môi trường, rác thải và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân (theo hình thức DO&DON’T - làm và không nên làm) tại các điểm du lịch.

 

Hoàn thành dự án

 

15

Đề án phát triển du lịch cộng đồng trong tỉnh (theo các địa phương)

Hoàn thành giai đoạn 1

Hoàn thành dự án

 

16

Đề án phát triển lễ hội trở thành sản phẩm du lịch trong tỉnh

Hoàn thành dự án

 

 

17

Đề án phát triển nông nghiệp sạch trở thành sản phẩm du lịch

 

Hoàn thành dự án

 

18

Đề án phát triển các sản phẩm thủ công trong tỉnh Hà Nam trở thành các sản phẩm du lịch

 

Hoàn thành dự án

 

19

Nghiên cứu xây dựng hồ sơ di sản thế giới cho khu vực Tam Chúc.

 

 

Hoàn thành dự án

20

Tổ chức quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, các huyện phát triển du lịch

 

Hoàn thành dự án

 

22

Hoàn thiện các quy hoạch khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được phê duyệt

 

Hoàn thành dự án

 

23

Nghiên cứu xây dựng “Hội đồng phát triển du lịch tỉnh Hà Nam”

 

Hoàn thành dự án

 

24

Các đề án, chương trình tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc

 

Hoàn thành dự án

 

 





Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch Ban hành: 31/12/2017 | Cập nhật: 31/12/2017