Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 145/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Võ Anh Kiệt
Ngày ban hành: 23/01/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/QĐ-UBND

An Giang, ngày 23 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 06/TTr-SNN&PTNT ngày 09 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch số 02/KH-SNN&PTNT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Anh Kiệt

 

UBND TỈNH AN GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-SNN&PTNT

An Giang, ngày 09 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020;

Thực hiện Công văn số 2177/VPUBND-TH ngày 02/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020, như sau:

I. Thực trạng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang:

Tổng số công chức, viên chức phục vụ trong ngành nông nghiệp là 1.427 người: trình độ tiến sĩ 01 người, thạc sĩ 79 người, đại học 878 người, cao đẳng 26 người, trung cấp 397 người và trình độ khác là 46 người.

Hệ thống khuyến nông được hình thành theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố và xã phường, tại tỉnh có Văn phòng Trung tâm Khuyến nông, 11 trạm khuyến nông các huyện thị thành và khuyến nông viên các xã, phường có sản xuất nông nghiệp và được giao chỉ tiêu biên chế tổng số viên chức của Trung tâm Khuyến nông. Nhân lực hiện tại của toàn bộ hệ thống khuyến nông trong tỉnh được chuẩn hóa có trình độ tối thiểu từ trung cấp trở lên đến thạc sĩ với tỷ lệ:

+ Trung cấp: 36 người;

+ Cao đẳng: 8 người;

+ Đại học: 176 người;

+ Thạc sĩ: 18 người;

+ Toàn bộ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn bằng kinh phí hoạt động sự nghiệp hàng năm và kết hợp với các đơn vị khác.

Lực lượng lao động trong nông nghiệp ở nông thôn phần lớn là chưa qua đào tạo, thiếu lực lượng lao động có tay nghề. Theo số liệu điều tra về cơ cấu lao động qua 03 năm 2008-2010, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, tỷ lệ lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm. Năm 2008, cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 67,8% đến năm 2009 tỷ lệ này giảm còn 65,7%, năm 2010 là 63%. Dự báo đến năm 2015 là 43%.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 95 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp với tổng số 9.100 xã viên, trong đó: cán bộ quản lý HTX là 732 người, số cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp là 80 người, chiếm 10,9%, số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 78 người, chiếm 10,6%; còn lại trên 78% cán bộ có trình độ phổ thông và dưới phổ thông. Nhìn chung, năng lực quản lý của cán bộ HTX, tổ hợp tác (THT) còn yếu, 80% nhân sự làm việc cho HTX chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết tổ trưởng các THT chỉ đạt trình độ phổ thông.

Theo kết quả thống kê, hiện có trên 78% cán bộ quản lý HTX, THT có trình độ phổ thông trở xuống và yếu về trình độ chuyên môn, mặc dù công tác tập huấn cán bộ quản lý HTX, THT được cơ quan chức năng thực hiện hằng năm; nguyên nhân là do lực lượng cán bộ quản lý HTX, THT phần lớn là những người có tuổi, khó tiếp thu kiến thức; mặt khác, định mức hỗ trợ các lớp tập huấn hiện nay khá thấp, khó có thể mời được giảng viên có năng lực và kinh nghiệm để truyền đạt.

Đối với đội ngũ viên chức: Phải thực hiện theo Quyết định số 12/2012/QĐ -UBND ngày 21/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nên việc đào tạo trên đại học nguồn bằng nguồn ngân sách nhà nước là rất hạn chế; còn đào tạo nguồn kinh phí tự túc và có hỗ trợ của đơn vị ít có khả năng thực hiện được; đào tạo liên thông trung cấp lên đại học người học phải tự túc, do nhiều lý do nên khả năng thực hiện được rất ít. Đối với khu vực nông dân và nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ thực hiện bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho nông dân còn việc đào tạo cơ bản như trình độ sơ cấp không có điều kiện thực hiện được; do nguồn kinh phí quốc gia giải quyết việc làm hạn chế nên khó có thể phối hợp với các trung tâm đào tạo thực hiện chương trình này.

Mặc dù đội ngũ ngành nông nghiệp có trình độ và năng lực ngày càng được cải thiện nhưng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực mới đòi hỏi cần phải được huấn luyện và đào tạo một cách bài bản để có thể tiếp cận và dần dần làm chủ trong việc vận hành và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

- Thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ, có kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực về rau màu (sản xuất giống, dinh dưỡng và dịch hại), nấm (dinh dưỡng, chế biến cơ chất trồng, chăm sóc), cây ăn quả, hoa kiểng, ….

- Việc tiếp cận các công nghệ mới đặc biệt công nghệ từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến còn hạn chế trình độ ngoại ngữ; để có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và khả năng giao tiếp về ngoại ngữ nhằm tiếp thu các công nghệ mới đòi hỏi một thời gian dài và nguồn kinh phí đào tạo lớn.

Với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp ở An Giang đang là vấn đề cần quan tâm. Lực lượng công chức, viên chức ngành nông nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng nhưng thiếu đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành và cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng hoạch định chính sách. Cán bộ, công chức hành chính, viên chức trong ngành, trong đó có cán bộ đương chức và cả quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, được đào tạo sau đại học chưa nhiều do chưa đáp ứng quy định đưa đi đào tạo như yếu về trình độ ngoại ngữ.

Về lao động qua đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật những năm gần đây đạt hơn 35% lao động xã hội, năm 2012 là 41,18% (mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 là 50% và 65% vào năm 2020. Như vậy, dù số liệu thế nào thì xét về số lượng và chất lượng, tỷ lệ học nghề còn thấp, thiếu lao động trình độ cao; Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với một số tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 62,8% lực lượng lao động. Chỉ số chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp ở An Giang là thấp: 0,91; trong khi tỉnh Đồng Tháp là 1,18; Vĩnh Long là 1,16; Kiên Giang là 1,14.

Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế; cũng như nhiều lĩnh vực còn thấp so với mặt bằng chung của ĐBSCL và cả nước.

Trong những năm qua, việc phát triển đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật trong ngành đã có những bước cố gắng nhiều, tuy nhiên để tạo ra đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ có chất lượng cao chưa được chú trọng đúng mức. Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển ngành đòi hỏi nhu cầu về lao động chất lượng cao và lành nghề, nhưng số lượng công chức, viên chức khoa học và người lao động có tay nghề hiện tại còn hạn chế; để đáp ứng được nhu cầu đó cần có các giải pháp hữu hiệu của Tỉnh và ngành để giải quyết được tình trạng hạn chế như hiện nay.

II. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển nhân lực Ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực Ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thân thiện với môi trường, bảo tồn và duy trì tốt nhất tài nguyên sinh thái, tài nguyên nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

- Đào tạo theo qui hoạch trong và ngoài nước đối với cán bộ nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; công nghệ sinh học nhằm tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao và ứng dụng vào thực tiễn; Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ trong nước đối với lực lượng cán bộ kỹ thuật đang làm công tác ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đủ năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh theo yêu cầu từng giai đoạn.

- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch, cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

- Xây dựng nguồn nhân lực trong toàn ngành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tâm huyết với nghề nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của Ngành và đáp ứng nguồn nhân lực thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần đạt được như sau:

+ 100% công chức, viên chức được quản lý thông qua tiêu chuẩn theo chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.

+ 80% số kỹ thuật viên (tương đương với 202 người) được đào tạo, bồi dưỡng (được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề) đáp ứng yêu cầu làm việc ở địa bàn nông thôn tham gia lĩnh vực cung ứng dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

+ Khoảng 20.910 lao động nông thôn được đào tạo trình độ sơ cấp và bồi dưỡng nghề ngắn hạn, có chứng chỉ hành nghề.

+ 60% số cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác (tương đương với 439 người) được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn.

III. Nội dung và giải pháp:

1. Nội dung:

* Đến năm 2020 đào tạo 21.363 người, trong đó: nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức: 157 người; Nâng cao năng lực cho lực lượng khuyến nông: 43 người; Nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật viên: 253 người; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 20.910 người.

* Tổng nhu cầu kinh phí là 74.553 triệu đồng; trong đó kinh phí nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức: 43.850 triệu đồng; Nâng cao năng lực cho lực lượng khuyến nông: 3.840 triệu đồng; Nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật viên: 20.240 triệu đồng; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 6.623 triệu đồng. Phân kỳ thực hiện như sau:


KẾ HOẠCH TỔNG HỢP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

ĐVT: triệu đồng

Nội dung

Tổng cộng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Nâng cao trình độ chuyên môn cho CC, VC

157

43.850

24

5.070

27

7.420

27

9.270

26

7.170

26

7.420

27

7.500

Nâng cao trình độ cho Khuyến nông viên

43

3.840

8

720

7

620

7

620

8

720

7

620

6

540

Nâng cao năng lực cho Kỹ thuật viên

253

20.240

43

3.440

42

3.360

42

3.360

42

3.360

42

3.360

42

3.360

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

20.910

6.623

4.980

1.609

4.500

1.438

3.600

1.094

3.150

983

2.400

756

2.280

744

Tổng cộng

21.363

74.553

5.055

10.839

4.576

12.838

3.676

14.344

3.226

12.233

2.475

12.156

2.355

12.144

 


* Nguồn kinh phí:

- Ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương theo các Chương trình, Đề án; ngân sách, tỉnh huyện theo Quyết định 12/2012/QĐ-UBND ngày 21/06/2015 về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang (nguồn kinh phí được dự toán, điều chỉnh theo quy định hiện hành).

- Ngoài ngân sách nhà nước bao gồm cá nhân tự túc, học bổng hoặc viện trợ không thuộc ngân sách nhà nước.

- Lồng ghép các nguồn kinh phí từ Nông thôn mới, sự nghiệp nông nghiệp hàng năm và khuyến nông Trung ương hàng năm...

- Đào tạo nghề: sử dụng nguồn kinh phí từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 do Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh.

a) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức:

Đến năm 2020 đào tạo nâng cao trình độ cho 453 người, trong đó trình độ sau đại học 152 người, đại học 301 người. Với nhu cầu kinh phí ước khoảng 67.930 triệu đồng, trong đó, ngân sách nhà nước 12.550 triệu đồng, ngân sách ngoài nhà nước là 1.300 triệu đồng, nguồn từ học bổng hoặc viện trợ là 30.000 triệu đồng, cá nhân tự túc 24.080 triệu đồng, cụ thể như sau:

ĐVT: triệu đồng

Phân kỳ

Nhu cầu đào tạo

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

ĐV thực hiện

Đại học

Trong nước

Nước ngoài

NSNN

Ngoài NSNN

Cá nhân tự túc

Học bổng

Tổng dự toán

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Năm 2015

51

20

1

2

 

1.950

200

4.080

3.000

9.230

-

Năm 2016

50

21

2

2

1

2.100

300

4.000

5.000

11.400

-

Năm 2017

50

21

1

2

2

2.100

150

4.000

7.000

13.250

-

Năm 2018

50

21

1

2

1

2.050

200

4.000

5.000

11.250

-

Năm 2019

50

21

2

2

1

2.100

300

4.000

5.000

11.400

-

Năm 2020

50

21

2

2

1

2.250

150

4.000

5.000

11.400

-

Giai đoạn 2014 -2020

301

125

9

12

6

12.550

1.300

24.080

30.000

67.930

-

b) Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông:

Đến năm 2020 đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông viên ở khoảng 43 người, trong đó trình độ thạc sĩ 20 người, đại học 23 người. Nhu cầu kinh phí là 3.840 triệu đồng. Phân kỳ thực hiện như sau (SNg: Số người, KP: Kinh phí):

ĐVT: triệu đồng

Trình độ đào tạo

Tổng cộng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

SNg

KP

SNg

KP

SNg

KP

SNg

KP

SNg

KP

SNg

KP

SNg

KP

Đại học

23

1.840

4

320

4

320

4

320

4

320

4

320

3

240

Thạc sĩ

20

2.000

4

400

3

300

3

300

4

400

3

300

3

300

Tổng cộng

43

3.840

8

720

7

620

7

620

8

720

7

620

6

540

c) Nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên:

Đến năm 2020 đào tạo nâng cao năng lực, nâng cao trình độ cho khoảng 253 kỹ thuật viên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Nhu cầu kinh phí là 20.240 triệu đồng. Phân kỳ thực hiện như sau:

Phân kỳ

Số người đào tạo

Kinh phí (triệu đồng)

Năm 2015

43

3.440

Năm 2016

42

3.360

Năm 2017

42

3.360

Năm 2018

42

3.360

Năm 2019

42

3.360

Năm 2020

42

3.360

Tổng cộng

253

20.240

d) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020; cụ thể theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, phát triển chăn nuôi; giảm tỷ trọng kinh tế ngành trồng trọt, ổn định lâm nghiệp. Phát triển các ngành nghề dịch vụ nông thôn. Trong trồng trọt chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tăng tỷ lệ giá trị rau màu. Phấn đấu phát triển cây rau màu là sản phẩm chủ lực thứ ba (sau cá tra và lúa).

Đến năm 2020 đào tạo 20.910 lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó lao động qua đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 95%, sơ cấp 5%, với nhu cầu kinh phí là 6.623 triệu đồng, cụ thể như sau (KP: kinh phí):

ĐVT: người

Lĩnh vực

Tổng

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng trọt

6.210

1.410

1.260

1.200

1.110

690

540

Chăn nuôi

6.660

1.530

1.380

1.350

900

810

690

Thủy sản

8.040

2.040

1.860

1.050

1.140

900

1.050

Tổng cộng

20.910

4.980

4.500

3.600

3.150

2.400

2.280

 

ĐVT: triệu đồng

Lĩnh vực

Tổng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lớp

KP

Lớp

KP

Lớp

KP

Lớp

KP

Lớp

KP

Lớp

KP

Lớp

KP

Trồng trọt

207

1.601

47

369

42

323

40

308

37

285

23

177

18

139

Chăn nuôi

222

1.816

51

414

46

377

45

369

30

246

27

221

23

189

Thủy sản

268

3.206

68

826

62

738

35

417

38

452

30

357

35

417

Tổng cộng

697

6.623

166

1.609

150

1.438

120

1.094

105

983

80

756

76

744

Năm 2015 dự kiến tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 166 lớp cho tổng số 4.980 người, trong đó đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề cho 249 người, dạy nghề dưới 3 tháng cho 4.731 người. Kinh phí thực hiện: 1.609 triệu đồng, cụ thể như sau:

STT

Nghề đào tạo

Số lớp

Học viên

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Kỹ thuật trồng và bảo quản nấm rơm (hoặc nấm linh chi, bào ngư,…)

10

300

78.44

2

Kỹ thuật trồng rau màu an toàn

17

510

133.34

3

Kỹ thuận nuôi trùng quế và trồng rừng

2

60

15.69

4

Kỹ thuật sản xuất lúa giống

6

180

47.06

5

Kỹ thuật trồng và thiết kế vườn

4

120

31.37

6

Kỹ thuật trồng hoa (hoặc kiểng)

8

240

62.75

7

Kỹ thuật nuôi: Bò (hoặc heo, trâu, dê,…)

39

1.170

316.56

8

Kỹ thuật nuôi gia cầm an toàn sinh học: Gà (hoặc vịt, cút…)

12

360

97.40

9

Kỹ thuật nuôi cá lóc (hoặc cá Rô Phi, cá trê, sặc rằng…)

30

900

364.54

10

Kỹ thuật nuôi Trăn (hoặc baba, cá sấu, rắn…)

6

180

72.91

11

Kỹ thuật sản xuất và nuôi Lươn

24

720

291.64

12

Kỹ thuật ương và nuôi cá tra

2

60

24.30

13

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ếch

6

180

72.91

 

Tổng cộng

166

4.980

1.609

- Lĩnh vực dạy nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý trang trại, hợp tác xã; dịch vụ nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

- Đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (bao gồm những người làm nghề nông, lâm thủy sản và lao động thủ công, tiểu thương…tại nông thôn). Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

- Phương thức dạy nghề được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các làng, xã; dạy nghề tại nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang trại, các vùng trồng cây nguyên liệu, chuyên canh…

- Cơ sở dạy nghề: Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc các cơ quan ban ngành, địa phương tổ chức chính trị và xã hội; trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, khuyến công, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ… có đăng ký hoạt động đào tạo nghề.

e) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác

Giai đoạn 2015-2020 dự kiến tổ chức 273 lớp đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh phí thực hiện ước khoảng 8.273 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Trong đó, 05 lớp nâng cao năng lực cho cán bộ QLNN về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 239 lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của các HTX Nông nghiệp, THT và 29 lớp tập huấn nội dung thực hiện Luật HTX 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, cụ thể như sau:

ĐVT: triệu đồng

Phân kỳ

Tổng cộng

Nội dung đào tạo

Lớp

Kinh phí

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của các HTX NN, THT

Tập huấn nội dung thực hiện Luật HTX 2012 và các văn bản hướng dẫn

Lớp

Kinh phí

Lớp

Kinh phí

Lớp

Kinh phí

Giai đoạn 2015-2020

273

8.273

5

262

239

6.781

29

1.230

Năm 2015

40

1.231

2

105

34

965

4

161

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thực hiện tuyển dụng, sử dụng cán bộ thông qua thi tuyển, tuyển dụng và xét tuyển để chọn lựa được cán bộ có năng lực, trình độ.

- Đối tượng được tuyển dụng và xét tuyển phải đủ điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

- Đào tạo, bồi dưỡng theo quy định chức danh viên chức theo đề án vị trí việc làm, rà soát các trường hợp chưa phù hợp về: ngạch, bậc, chức danh vị trí việc làm để có kế hoạch hoàn thiện cho phù hợp.

- Triển khai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU về tạo nguồn và Quy hoạch dài hạn cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, viên chức là đối tượng thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đề án 01, nhóm cán bộ thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đủ khả năng ngoại ngữ có thể giao tiếp với đối tác nước ngoài.           - Phòng TCCB phối hợp với phòng Khoa học – Kỹ thuật và các đơn vị trực thuộc tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng lĩnh vực công nghệ cao cho từng năm gồm:

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ để có đủ điều kiện ngoại ngữ cử đi bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo ở Đài Loan, Úc và các nước trong khu vực.

+ Bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cao để thực hiện các chương trình công nghệ cao của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung.

+ Đào tạo sau đại học các trường trong nước như ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ…

- Tập trung đào tạo nâng cao năng lực và chuyên môn cho hệ thống khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông, liên kết đào tạo bằng nhiều nguồn từ các dự án thực hiện trong tỉnh như nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các dự án phối hợp thực hiện của các viện trường,...

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp.

2.2. Cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực:

- Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, thu hút, khuyến khích người có trình độ cao làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp của ngành. Chăm lo sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội và mở rộng dân chủ cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Cần có chính sách đặc thù đãi ngộ cho lực lượng cán bộ kỹ thuật tham gia công tác nghiên cứu ứng dụng tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ổn định cuộc sống và an tâm công tác.

- Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời và phù hợp đối với những tập thể, cá nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo và cải tiến thích nghi với công nghệ, giải pháp mới thật sự cải thiện được năng suất, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

2.3. Tăng cường hợp tác nghiên cứu với các viện, trường trong nước:

- Huấn luyện nhanh đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành thông qua đặt hàng đào tạo theo chuyên đề để đáp ứng nhanh nguồn nhân lực cho việc phát triển các sản phẩm ưu tiên trong giai đoạn ngắn hạn.

- Tham gia huấn luyện, đào tạo ngay từ quá trình nghiên cứu, chuyển giao quy trình, công nghệ mới thông qua các đề tài, dự án được đặt hàng nghiên cứu để hình thành dần đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại chổ cho địa phương để có thể triển khai nhanh các kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu.

- Tiếp tục cử đào tạo sau đại học cho các cán bộ có năng lực thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau phục vụ phát triển nông nghiệp trong tương lai.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các viện, trường và cơ quan ban, ngành về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo,….để phát triển nguồn nhân lực.

2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế và đào tạo  nước ngoài

- Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác thuộc các nước có nền nông nghiệp tiên tiến để huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

- Trên cơ sở đào tạo ngoại ngữ cho lực lượng cán bộ trẻ có năng lực để có thể tiếp cận các học bổng sau đại học từ các nước phục vụ phát triển nông nghiệp trong tương lai.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị, cơ quan trong ngành có trách nhiệm cử cán bộ, công chức, viên chức dự tuyển đào tạo trình độ sau đại học trong nước và ở nước ngoài đối với cán bộ nguồn qui hoạch thuộc Đề án 01; qui hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý; cán bộ chuyên môn, nhằm thúc đẩy xây dựng lực lượng nòng cốt, chủ lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; tham gia các Chương trình hợp tác quốc tế giữa tỉnh An Giang với các nước. Khuyến khích cán bộ, viên chức tự nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, khuyến khích người có trình độ cao đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Định kỳ trước ngày 30 tháng 8 hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đối với khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện thông qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) và Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với khối chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện thông qua Sở Nội vụ).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để cụ thể hóa Kế hoạch này, trong đó nêu rõ số lượng công chức, viên chức, nội dung chương trình cần đào tạo, bồi dưỡng, nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện, thông qua Sở Nội vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Căn cứ Kế hoạch được duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động làm việc với các cơ sở đào tạo, các đối tác hỗ trợ kỹ thuật, tài chính trong và ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Sở Nội vụ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cử đi đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quy định 01/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015.

2. Đào tạo nghề:

Căn cứ Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong đó, các đơn vị được giao trách nhiệm như sau:

- Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch, xác định danh mục nghề, nhu cầu học nghề, xây dựng định mức chi phí đào tạo, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện dạy nghề nông nghiệp; Đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, hướng dẫn các cơ sở xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định; Phối hợp với các Sở ngành liên quan hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện kế hoạch trên; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Báo cáo định kỳ: quí, 6 tháng và tổng kết năm, các đơn vị trực thuộc tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả triển khai thực hiện và báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Tài chính thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí, chi đào tạo, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Định kỳ 6 tháng, hàng năm, xây dựng báo cáo tình hình thực hiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động, nông thôn; Định kỳ 6 tháng, hàng năm, xây dựng báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề tỉnh giao, kết hợp với việc rà soát, nắm nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương, đề xuất danh mục nghề, xây dựng kế hoạch; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định và thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình; Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để người dân nắm được chính sách hỗ trợ của nhà nước; vận động đến từng địa bàn dân cư, từng đối tượng lao động để họ tự giác đăng ký tham gia học nghề.

- Các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (phải đủ điều kiện để hoạt động dạy nghề theo Quy định tại Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đăng ký hoạt động dạy nghề và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với nghề đào tạo): Tổ chức tuyển sinh dạy nghề đúng đối tượng, thực hiện kế hoạch dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ nghề cho học viên đạt yêu cầu sau khi kết thúc khóa học./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Đỗ Vũ Hùng