Quyết định 1367/QĐ-UBND năm 2015 Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030
Số hiệu: 1367/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Đinh Văn Thu
Ngày ban hành: 17/04/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1367/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 17 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG  NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020-2030;

Căn cứ Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 của UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 68/TTr-SXD ngày 07/4/2015 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình phát triển đô thị tỉnh); với các nội dung sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị

1.1. Quan điểm

Đáp ứng các yêu cầu:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý để xây dựng nền tảng cơ bản vững chắc sớm đưa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại;

- Sử dụng đất tiết kiệm; phát huy hiệu quả đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội;

- Nâng cao chất lượng đô thị, kiểm soát môi trường, đảm bảo an sinh, an ninh quốc phòng.

1.2. Mục tiêu

Phát triển mạng lưới đô thị toàn tỉnh:

- Phù hợp với định hướng phát triển đô thị Quốc gia; Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh; các Quy hoạch ngành của tỉnh;

- Phát huy lợi thế các vùng kinh tế động lực, các hành lang kinh tế, trung tâm vùng để hình thành các cụm đô thị, các chuỗi đô thị theo các hành lang đô thị hóa gắn với các lợi thế riêng biệt của từng vùng;

- Thúc đẩy mối liên kết phát triển giữa vùng Đông, vùng Tây của tỉnh; giữa các cụm đô thị, các chuỗi đô thị với các đô thị trung tâm vùng; giữa vùng có tốc độ đô thị hóa cao với vùng có tiềm năng phát triển; giữa các khu chức năng đặc thù với từng đô thị.

2. Các chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn

2.1. Phát triển hệ thống đô thị

a) Chỉ tiêu

- Đến năm 2020:

+ Dân số đô thị dự kiến đạt khoảng 502.000 người;

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 32,3%.

- Đến năm 2030, dự kiến:

+ Dân số đô thị đạt khoảng 960.000 người;

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 60,0%.

b) Phát triển mạng lưới đô thị

- Phát triển các cụm đô thị trong vùng Đông tỉnh Quảng Nam trên cơ sở phát triển chuỗi các đô thị dọc tuyến Quốc lộ 1A gắn với các đô thị vùng ven biển và Khu kinh tế mở Chu Lai:

+ Cụm đô thị số 1, còn gọi là cụm động lực số 1, gồm: Hội An, Điện Bàn, Ái Nghĩa;

+ Cụm đô thị số 2, còn gọi là cụm động lực số 2, gồm: Nam Phước, Hương An, Hà Lam, Nam Hội An và Bình Minh;

+ Cụm đô thị số 3, còn gọi là cụm động lực số 3, gồm nhóm các đô thị Tam Kỳ, Núi Thành và Phú Thịnh.

- Phát triển các hành lang đô thị hóa kết nối vùng Đông và vùng Tây:

+ Hành lang số 1, còn gọi là hành lang Bắc Quảng Nam: Kết nối các đô thị tiếp cận Quốc lộ 14B;

+ Hành lang số 2, còn gọi là hành lang Trung Quảng Nam: Kết nối các đô thị tiếp cận Quốc lộ 14E;

+ Hành lang số 3, còn gọi là hành lang Nam Quảng Nam: Kết nối các đô thị tiếp cận Quốc lộ 40B.

- Phát triển 03 đô thị trung tâm vùng phía Tây của tỉnh, với các định hướng được xác định: Thạnh Mỹ là trung tâm cụm Tây Bắc; Khâm Đức là trung tâm cụm Trung Tây; Trà My là trung tâm cụm Tây Nam.

c) Hệ thống đô thị

- Đến năm 2020: Dự báo có 20 đô thị, gồm:

+ 02 đô thị loại II: Tam Kỳ, Hội An;

+ 01 đô thị loại III: Núi Thành;

+ 06 đô thị loại IV, gồm: Điện Bàn, Ái Nghĩa, Nam Phước, Hà Lam, Thạnh Mỹ, Khâm Đức;

+ 11 đô thị loại V, gồm: P’Rao, Đông Phú, Tân An, Phú Thịnh, Tiên Kỳ, Trà My, Trung Phước, Tắk Pỏ, Tơ Viêng, Hương An, Việt An. Trong đó có 05 đô thị hình thành mới là: Trung Phước, Tắk Pỏ, Tơ Viêng, Hương An, Việt An.

- Đến năm 2030, dự kiến có 28 đô thị, gồm:

+ 02 đô thị loại II: Tam Kỳ, Hội An;

+ 01 đô thị loại III: Núi Thành;

+ 06 đô thị loại IV, gồm: Điện Bàn, Ái Nghĩa, Nam Phước, Hà Lam, Thạnh Mỹ, Khâm Đức;

+ 19 đô thị loại V, gồm: P’Rao, Đông Phú, Tân An, Phú Thịnh, Tiên Kỳ, Trà My, Trung Phước, Tắk Pỏ, Tơ Viêng, Hương An, Việt An, Chà Vàl, Sông Vàng, A Xan, Kiểm Lâm, Duy Nghĩa, Bình Minh, Vĩnh Phước - Lâm Tây, Phước Hiệp. Trong đó có 08 đô thị hình thành mới là: Chà Vàl, Sông Vàng, A Xan, Kiểm Lâm, Duy Nghĩa, Bình Minh, Vĩnh Phước - Lâm Tây, Phước Hiệp.

d) Chất lượng đô thị

Tập trung phát triển các tiêu chí về phát triển đô thị toàn tỉnh đạt và cao hơn so với các chỉ tiêu đã xác định tại Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020. Hình thành các tuyến phố, khu phố văn minh trong mỗi đô thị, từng bước xây dựng hệ thống đô thị văn minh.

3. Danh mục, kế hoạch nâng loại đô thị

Theo bảng sau:

Stt

Tên đô thị

Kế hoạch thực hiện

2015

2016

2017

2018

2019

2020

A

Hành lang Bắc

 

 

 

 

 

 

I

Cụm Động lực số 1

 

 

 

 

 

 

1

Hội An

QHC

CT

ĐAĐT

II

 

 

2

Ái Nghĩa

CT

 

 

ĐAĐT

IV

 

II

Cụm Tây Bắc

 

 

 

 

 

 

3

Thạnh Mỹ

CT

 

 

 

ĐAĐT

IV

4

Tơ Viêng

 

V

ĐAHC

HC

 

 

B

Hành lang Trung

 

 

 

 

 

 

I

Cụm Động lực số 2

 

 

 

 

 

 

5

Nam Phước

CT

 

 

 

ĐAĐT

IV

6

Hà Lam

CT

 

 

 

ĐAĐT

IV

7

Hương An

QHC

ĐAĐT

V

ĐAHC

HC

 

II

Cụm Trung Tây

 

 

 

 

 

 

8

Khâm Đức

CT

 

 

 

ĐAĐT

IV

9

Trung Phước

V

 

HC

 

 

 

10

Việt An

QHC

CT

 

ĐAĐT

V

HC

C

Hành lang Nam

 

 

 

 

 

 

I

Cụm Động lực số 3

 

 

 

 

 

 

11

Tam Kỳ

ĐCCT

ĐAĐT

II

 

 

 

 

12

Núi Thành

CT

IV

ĐAHC

HC

ĐAĐT

III

II

Cụm Tây Nam

 

 

 

 

 

 

13

Tắc Pỏ

QHC

V

 

 

 

 

Ghi chú: QHC là lập Quy hoạch chung; CT là lập Chương trình phát triển đô thị; ĐCCT là điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị; ĐAĐT là lập Đề án nâng loại đô thị; ĐAHC là lập Đề án nâng cấp hành chính; HC là Công nhận cấp hành chính; II, III, IV, V là các loại đô thị đạt được.

4. Danh mục dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện

4.1. Danh mục dự án ưu tiên

a) Phát triển kinh tế

- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hình thành Khu công nghiệp Đại Tân; hoàn chỉnh phát triển chuỗi các cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 14B; mở rộng Khu công nghiệp Đông Quế Sơn; hình thành mới một khu công nghiệp trên tuyến Quốc lộ 14E thuộc địa bàn huyện Thăng Bình, Hiệp Đức; phát triển các Khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai như: Khu Công nghiệp Tam Thăng, Khu Công nghiệp cơ khí đa dụng và ô tô tập trung Chu Lai. Tập trung phát triển một số cụm công nghiệp dọc các Quốc lộ, Tỉnh lộ kết nối giữa các vùng, các đô thị với khu vực nông thôn. Đồng thời xây dựng và phát triển các làng nghề.

- Phát triển du lịch: Tiếp tục phát triển khu vực du lịch ven biển Điện Bàn - Hội An; từng bước hình thành vùng du lịch ven biển thuộc các huyện Duy Xuyên - Thăng Bình; gắn kết với khu vực di tích Mỹ Sơn, vùng ven sông Thu Bồn; phát triển du lịch khu vực phía Đông Tam Kỳ, Núi Thành gắn kết với khu vực hồ Phú Ninh, các khu du lịch, khu di tích lịch sử phía Tây Nam của tỉnh.

- Phát triển thương mại - dịch vụ tại các khu vực: Khu Kinh tế cửa khẩu; Hội An, Điện Bàn, Ái Nghĩa; Nam Phước, Hà Lam; Tam Kỳ, Núi Thành.

b) Phát triển hạ tầng xã hội

- Nhà ở:

+ Tập trung phát triển nhà ở công nhân và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị Tam Kỳ; Nhà ở công nhân cho các khu, cụm công nghiệp tại các đô thị Núi Thành, Ái Nghĩa, Điện Bàn.

+ Tập trung phát triển các khu vực nhà ở sinh viên tại đô thị Tam Kỳ;

+ Phát triển phù hợp các khu vực nhà ở thương mại tại các đô thị Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Núi Thành.

- Y tế: Đầu tư xây dựng, nâng cấp các Bệnh viện cấp tỉnh tại Tam Kỳ, Bệnh viện đa khoa khu vực tại Điện Bàn, Ái Nghĩa; các Bệnh viện huyện tại các Trung tâm của các cụm như: Nam Giang, Thăng Bình, Phước Sơn và Bắc Trà My.

- Giáo dục: Đầu tư xây dựng các công trình giáo dục từ cấp Trung học chuyên nghiệp trở lên tại các đô thị Ái Nghĩa và Thạnh Mỹ - thuộc hành lang Bắc; Hà Lam - thuộc hành lang Trung; Núi Thành và Tam Kỳ - thuộc hành lang Nam.

- Văn hóa: Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa tại các đô thị Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ; Nam Phước, Hà Lam; Núi Thành.

- Thể dục thể thao: Đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục, thể thao khu vực Bắc Quảng Nam tại đô thị Điện Bàn; các công trình thể dục thể thao tại các đô thị Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ; Nam Phước, Hà Lam; Núi Thành.

- Thương mại - dịch vụ: Đầu tư xây dựng các công trình thương mại - dịch vụ: Khu phức hợp thương mại - khách sạn - vui chơi giải trí tại Tam Kỳ; các trung tâm thương mại tại Hội An, Điện Bàn, Hà Lam, Ái Nghĩa, Khâm Đức.

c) Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: Đầu tư xây dựng:

+ Công trình đầu mối như: Nâng cấp Sân bay Chu Lai, cụm cảng Kỳ Hà;

+ Công trình giao thông đối ngoại, gồm:

· Hoàn thiện tuyến đường ven biển Việt Nam, Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua tỉnh, tuyến đường Đông Trường Sơn.

· Nâng cấp, mở rộng và hoàn chỉnh tuyến đối với các Quốc lộ, Tỉnh lộ có điểm đấu nối với đường cao tốc, bao gồm ĐT618, QL40B, QL14E, ĐT609.

· Nâng cấp QL14D; xây dựng cầu Giao Thủy; nâng cấp các tuyến ĐT: 603, 607, 608, 609, 611, 615, 616, 617; hình thành các tuyến liên kết các đô thị tại các cụm động lực số 1, số 3; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối trong vùng Đông.

· Nạo vét các tuyến sông Trường Giang, Cổ Cò; các cảng theo quy hoạch.

- Cấp nước, thu gom xử lý chất thải rắn:

+ Cấp nước:

· Đối với Vùng Đông: Tập trung đầu tư các dự án cấp nước quy mô lớn, cấp cho vùng huyện hoặc liên huyện.

· Đối với vùng Tây: Đầu tư các nhà máy nước có quy mô phù hợp cho tất cả các đô thị và các khu chức năng đặc thù.

+ Thu gom chất thải rắn: Đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn cho các đô thị lớn, cụm đô thị với công nghệ tiên tiến hơn. Đồng thời, với các đô thị còn lại, từng bước thay đổi công nghệ xử lý với quy mô phù hợp yêu cầu phát triển đô thị.

- Thu gom nước thải: Từng bước đầu tư các dự án thu gom nước thải cho các đô thị Ái Nghĩa, Điện Bàn, Nam Phước, Hà Lam, Núi Thành.

- Cấp điện:

+ Đầu tư lưới điện 220kV: Đà Nẵng - Tam Kỳ; rẽ tuyến Duy Xuyên (Hội An);

+ Đầu tư lưới điện 110 kV: Đà Nẵng - Đại Lộc 2; rẽ tuyến Điện Bàn; rẽ tuyến Duy Xuyên; Duy Xuyên - Hội An; Thăng Bình - Thăng Bình 2.

4.2. Nguồn lực thực hiện

Huy động tối đa nguồn lực của tỉnh và thu hút vốn trong nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, với trọng tâm là hợp tác công tư.

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA), nguồn tín dụng đầu tư ưu đãi của Trung ương, nguồn vượt thu, tăng thu từ kinh tế địa phương: Ưu tiên cho đầu tư phát triển trong đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, các hạ tầng khung trong các đô thị, các công trình đầu mối trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường đô thị.

- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho phát triển các dịch vụ công trong đô thị như thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng; phát triển các vực mở rộng, tái thiết đô thị, các khu đô thị có chức năng chuyên biệt.

Chi tiết danh mục dự án phục vụ công tác quản lý phát triển đô thị, hạ tầng khung, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư theo Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Tổ chức công bố Chương trình phát triển đầu tư tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, các địa phương kiểm soát quá trình phát triển đô thị, đảm bảo tuân thủ định hướng Quy hoạch Vùng tỉnh, Chương trình phát triển đô thị tỉnh, các quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí, cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý đầu tư phát triển đô thị, đáp ứng tuân thủ các quy định hiện hành, phù hợp điều kiện thực tiễn của từng địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó:

+ Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành chỉ tiêu, quy trình đánh giá tuyến phố văn minh đô thị theo Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

+ Chủ trì rà soát, xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá đô thị phù hợp chỉ tiêu của Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và điều kiện đặc thù của từng khu vực. Trước mắt, tập trung cho các đô thị miền núi.

+ Chủ trì việc nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý và đối chiếu Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ, xây dựng các yêu cầu quản lý liên quan các khu vực phát triển đô thị. Trong đó, tập trung hoàn chỉnh yêu cầu quản lý việc chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

+ Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý xây dựng dọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ làm cơ sở quản lý phát triển các khu vực này;

+ Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý việc triển khai quy hoạch vùng huyện, liên huyện. Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh lựa chọn quy hoạch vùng liên huyện theo các cụm động lực và khu vực ven biển. Đảm bảo làm rõ tính liên kết cụ thể, làm cơ sở xem xét đầu tư phát triển, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo định hướng.

- Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch thực hiện công tác nâng cấp đô thị theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thẩm định Chương trình phát triển đô thị hoặc Hồ sơ khu vực phát triển đô thị của các địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Theo dõi, đánh giá, tổng kết tình hình xây dựng và triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.

- Tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển đô thị tỉnh theo quy định hiện hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính lồng ghép các dự án thuộc Chương trình phát triển đô thị tỉnh vào kế hoạch đầu tư qua các giai đoạn của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các dự án. Khớp nối Chương trình phát triển đô thị của từng địa phương với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó.

- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh cơ chế vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng khung, hạ tầng kết nối các cụm, hành lang phát triển đô thị.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với nội dung Chương trình phát triển đô thị tỉnh và Chương trình phát triển đô thị của từng địa phương.

- Chủ trì việc tham mưu UBND tỉnh thực hiện cân đối, điều chuyển kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng phù hợp các bước phát triển đô thị theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh.

- Chủ trì việc nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh xem xét việc hình thành, sử dụng quỹ đất phát triển đô thị; thực hiện các ưu đãi về đất đai đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng tiêu chí, quy trình xét chọn khu phố, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; tổ chức hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị của Sở Xây dựng và các địa phương. Ưu tiên cho công tác chuẩn bị thủ tục lập quy hoạch, đề án, Chương trình phát triển các đô thị trong giai đoạn 2015 - 2020.

- Chủ trì phối hợp các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cơ chế, chính sách thuế, xác định và huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển đô thị. Từng bước hướng đến thành lập Quỹ phát triển hạ tầng đô thị.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý và phát triển đô thị.

7. Các Sở, Ban, ngành liên quan

- Lập và quản lý các quy hoạch ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo khớp nối với nội dung Chương trình phát triển đô thị tỉnh, làm cơ sở cho phát triển đô thị.

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình tổ chức lập, thẩm định và triển khai Chương trình phát triển của mỗi đô thị. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Xây dựng lập Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn, phù hợp với chỉ tiêu, kế hoạch của Chương trình phát triển đô thị tỉnh. Khớp nối, lồng ghép nội dung các nội dung của Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Rà soát, lập kế hoạch nâng cấp các đô thị trên địa bàn. Đến trước ngày 15 tháng 5 năm 2015, chuyển Sở Xây dựng và các ngành của tỉnh tổng hợp, đánh giá, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện việc rà soát đánh giá và xác định các khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị; kêu gọi đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển đô thị tại địa phương.

- Từng bước xây dựng bộ máy quản lý đô thị có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với thực tế phát triển đô thị của từng giai đoạn. Xây dựng kế hoạch kiểm soát việc quản lý nhà nước, khi tiếp nhận chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn, báo cáo Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục PTĐT - Bộ Xây dựng;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, KTTH, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC DỰ ÁN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
(Kèm theo Quyết định số 1367/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh)

Stt

Dự án

Chi phí dự kiến
(tỷ đồng)

Ghi chú

1

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát triển đô thị trên địa bàn Tỉnh (GIS)

2,7

 

2

Xây dựng quy định quản lý xây dựng dọc tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ làm cơ sở quản lý phát triển các khu vực này

1,5

 

3

Lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện: Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh và Điện Bàn - Hội An - Đại Lộc

7,0

 

4

Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện (gồm các huyện trên địa bàn tỉnh)

30,0

 

5

Quy hoạch chung khu vực ven biển Quảng Nam (Đoạn Duy Xuyên đến Tam Kỳ)

6,0

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG, CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
(Kèm theo Quyết định số 1367/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh)

Stt

Tên dự án

ĐVT

Quy mô

Dự kiến nguồn vốn
(tỷ đồng)

Ghi chú

 

Tổng

 

 

13.970,84

 

A

GIAO THÔNG

 

 

11.605,90

 

1

Nâng cấp Sân bay Chu Lai

 

 

 

Nguồn TW

2

Nâng cấp, mở rộng hệ thống bến cảng số 2, số 3 Kỳ Hà 20.000-30.000 ĐWT

Km

0,3

50

 

3

Nạo vét cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp

Km

11,6

270

 

4

Nạo vét sông Cổ Cò

Km

27,5

687,5

 

5

Nạo vét sông Trường Giang

Km

67

1000

 

6

Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

 

 

 

Đang triển khai

7

Mở rộng Quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn 4 làn xe

 

 

 

Đang triển khai

8

Đường Trường Sơn Đông

 

 

 

Đang triển khai

9

Nâng cấp Quốc lộ 14D

Km

74,4

446

 

10

Quốc lộ 14E

Km

 

 

 

 

- Nâng cấp mở rộng

 

86,8

1175

 

 

- Xây mới QL14E kéo dài (Cây Cốc - đường ven biển)

 

12

240

 

11

Nâng cấp Quốc lộ 14G

Km

41

492

 

12

Tiếp tục đầu tư Quốc lộ 40B

Km

87,13

958

 

13

Kéo dài ĐT610B nối với Quốc lộ 14B tại Hà Nha

Km

12

500

 

14

Đầu tư xây dựng tuyến ĐT610 từ Km26 đến Km38+050 nối Duy Xuyên - Nông Sơn

Km

17,5

361

 

15

Nâng cấp, mở rộng đường ĐT608 đoạn Vĩnh Điện - Hội An

Km

14,5

229

 

16

Nâng cấp, mở rộng đường ĐT607 (đoạn từ ĐH8 Điện Bàn - Hội An)

Km

13,4

557

 

17

Đường ĐT609

Km

100,8

450

 

18

Đường ĐT617 nối dài đến QL40B

Km

30

460

 

19

Đường Sơn Cẩm Hà (ĐT615 nối dài)

Km

20

400

 

20

Nâng cấp, mở rộng đường ĐT609B

Km

11,4

300

 

21

Đường ĐT605 (đoạn ĐT609 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi)

Km

7

270

 

22

Nâng cấp, mở rộng và hoàn chỉnh đường nối ĐT610 đến đường ven biển

Km

12,5

30

 

23

Xây dựng đường Thanh niên ven biển và kéo dài đến xã Tam Tiến (dự kiến thành ĐT613)

Km

52,5

60

 

24

Nâng cấp, mở rộng đường Bình Quý - Tiên Sơn (dự kiến thành ĐT612)

Km

20

50

 

25

Nâng cấp, mở rộng đường Tiên Kỳ - Tiên Phong (dự kiến thành ĐT616)

Km

 

100

 

26

Nâng cấp, mở rộng đường Tiên Hiệp - Tiên Lãnh - Phước Gia - QL14E (dự kiến thành đường ĐT615B)

Km

 

60

 

27

Nâng cấp, mở rộng đường kết nối cảng phi thuế quan, Sân bay Chu Lai, đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất (ĐT620)

Km

10

 

 

28

Nâng cấp tuyến Tam Kỳ - Tam Vinh - Tiên Kỳ thành tỉnh lộ

Km

21

100

 

29

Nâng cấp mặt đường ĐT617 và xây dựng cầu tại Km14

 

 

100

 

30

Xây dựng cầu Tỉnh Thủy, nâng cấp tuyến ĐT615 từ Km0 đến Km9

Km

9

460

 

31

Xây dựng mới cầu Ông Đốc và đường dẫn phía Tây nối ĐT610B với ĐT609B

 

 

500

 

32

Xây dựng mới cầu Giao Thủy kéo dài ĐT609B nối với ĐT610

Km

3

900

Đang triển khai

33

Xây dựng mới cầu Bến Dầu (Đại Lộc)

 

 

400

 

B

CẤP NƯỚC

(m3/ng.đêm)

97.000

1.138,00

 

1

Xây dựng mới Nhà máy nước Trảng Nhật

 

15.000

280

 

2

Nâng cấp, mở rộng Nhà máy nước Thị trấn Ái Nghĩa

 

5000

17

 

3

Xây dựng mới Nhà máy nước Tây Giang

 

1000

19

 

4

Xây dựng mới Nhà máy nước Cù Bàn

 

20.000

300

 

5

Nâng cấp Nhà máy cấp nước Hà Lam

 

5.000

25

 

6

Nâng cấp, mở rộng Nhà máy nước Tam Kỳ

 

30.000

200

 

7

Nâng cấp, mở rộng Nhà máy nước Tam Hiệp

 

20.000

280

 

8

Xây dựng mới Nhà máy nước Nam Trà My

 

1000

17

 

C

THU GOM XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

ha

282,55

559,94

 

1

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Đại Nghĩa

 

15,00

180,19

 

2

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

 

5,00

90,00

 

3

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Duy Trinh

 

15,00

82,23

 

4

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Bình Phú

 

7,00

100,19

 

5

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại huyện Phước Sơn

 

13,13

 

 

6

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Tam Xuân 2

 

35,00

7,14

 

7

Xây dựng mới khu xử lý rác thải tại Tam Vinh

 

10,00

100,19

 

D

THU GOM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

(m3/ng.đêm)

35.000

105,00

 

1

Thu gom xử lý chất thải, thoát nước thành phố Tam Kỳ

 

 

 

Đang triển khai

2

Xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị Điện Bàn

 

10.000

30,00

 

3

Xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị Nam Phước

 

5.000

15,00

 

4

Xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị Hà Lam

 

5.000

15,00

 

5

Xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị Núi Thành

 

10.000

30,00

 

6

Xây dựng mới hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị Ái Nghĩa

 

5.000

15,00

 

E

CẤP ĐIỆN

 

105

562,00

 

I

Lưới 220kV

km

71

426,00

 

1

Cải tạo tuyến Đà Nẵng - Tam Kỳ

 

70

420,00

 

2

Xây dựng mới tuyến rẽ nhánh Duy Xuyên (Hội An)

 

1

6,00

 

II

Lưới 110kV

km

34

136,00

 

3

Đà Nẵng - Đại Lộc 2

 

15

60,00

Treo 1 mạch

4

Xây dựng mới tuyến rẽ nhánh rẽ Điện Bàn

 

0,5

2,00

 

5

Xây dựng mới tuyến rẽ nhánh rẽ Duy Xuyên

 

0,5

2,00

 

6

Xây dựng mới tuyến Duy Xuyên - Hội An

 

8

32,00

 

7

Xây dựng mới tuyến Thăng Bình - Thăng Bình 2

 

10

40,00

 

 





Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2019 về đính chính văn bản Ban hành: 10/04/2019 | Cập nhật: 13/05/2019

Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009