Quyết định 13/QĐ-UBND năm 2008 về Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ 2008 - 2010 và định hướng 2020
Số hiệu: 13/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Cao Anh Lộc
Ngày ban hành: 11/08/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 11 tháng 08 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 09/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2010 và định hướng 2020;

Xét đề nghị của Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ 2008 - 2010 và định hướng 2020 (Đề án kèm theo).

Điều 2. Căn cứ định hướng, mục tiêu, giải pháp của đề án, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động của đơn vị mình để triển khai thực hiện, trong đó xác định rõ lộ trình và cụ thể hóa kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn 2008 - 2010 và 2011 - 2020.

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi quá trình thực hiện đề án, tổng kết đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Cục kiểm tra VB QPPL, Bộ TP (để b/c);
- Thường trực tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, phó CT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Chánh VP, các phó VP;
- TT Công báo, File ttcb@.baclieu.gov.vn;
- Khối Văn - Xã;
- Lưu: VP, (P QĐ27).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Anh Lộc

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU

(Giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

PHẦN MỞ ĐẦU

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.575,46 Km2, dân số bình quân năm 2007 là 837.450 người bằng 4,67% dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến trước đây nên hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Trình độ dân trí thấp, về giáo dục đào tạo, đào tạo nghề còn yếu so với khu vực. Bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, có thể phát triển đa dạng các ngành sản xuất như: nông, lâm, thủy, hải sản, công nghiệp và dịch vụ. Nhưng còn gặp không ít những khó khăn thách thức, trong đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những việc quan trọng và cấp bách hiện nay.

Do vậy, quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khẩn trương, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra những mục tiêu giải pháp tốt nhất để đẩy mạnh nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và dạy nghề, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch hàng năm đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo ra nguồn nhân lực mới cho Bạc Liêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phát triển nhanh, bền vững cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, xác định cơ cấu đào tạo hợp lý theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo cho những ngành và lĩnh vực mà địa phương đang thiếu hụt.

Xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là một khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá theo hướng đổi mới, Kế hoạch đào tạo là bản luận chứng khoa học về phát triển đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu trên các lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, cũng là cơ sở để các ngành, các cấp tổ chức thực hiện phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của ngành mình.

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số: 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc hội nhập kinh tế Quốc tế.

Căn cứ Quyết định số: 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIII và Chương trình số: 15-CTr/TU ngày 06/10/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu về xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

Căn cứ Quyết định số: 32/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2006-2010.

Căn cứ Quyết định số: 13/2006/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Chương trình mục tiêu về việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010.

Căn cứ Đề án quy hoạch phát triển ngành Y tế và Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.

Căn cứ Báo cáo số: 93/BC-UBND ngày 05/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.

Căn cứ Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề giai đoạn 2007 - 2010 của tỉnh Bạc Liêu.

Tổng hợp từ báo cáo Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 của các Sở, ngành và các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng Đề án của tỉnh.

Phần I

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH BẠC LIÊU

Trong thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Ngành giáo dục được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và phát triển mạnh các cấp học, ngành học; Hàng ngàn cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động trên các lĩnh vực đã được đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau… Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thiếu và còn nhiều mặt hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, công chức dù được quan tâm đào tạo cơ bản nhưng vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật còn thiếu và yếu; Phần lớn lực lượng lao động làm việc theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo; Một bộ phận nông dân chưa được tập huấn về công tác khoa học kỹ thuật; Các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cần thiết; Số chủ trang trại, chủ nhiệm hợp tác xã chưa có trình độ sơ, trung cấp về chuyên ngành nông nghiệp, thiếu kiến thức về nông học, kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp quản lý kinh doanh…

1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và công chức xã:

Đội ngũ cán bộ, công chức tuy được quan tâm đào tạo cơ bản nhưng vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật còn thiếu và yếu nhất là cán bộ, công chức cấp xã. Đào tạo chưa cân đối giữa cán bộ khoa học kỹ thuật với cán bộ lãnh đạo quản lý, chỉ tập trung đào tạo lý luận chính trị nhất là cán bộ cơ sở hoặc các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chưa trú trọng đào tạo đồng bộ đến những ngành, những lĩnh vực quan trọng mà tỉnh đang có nhu cầu.

Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh đạt 85% có trình độ trung cấp trở lên; còn lại 15% có trình độ sơ cấp hoặc chỉ có bằng lý luận chính trị.

Đối với công chức xã, tuy có cố gắng đào tạo chuẩn các chức danh, nhưng do địa phương thay đổi cán bộ liên tục nên chất lượng đào tạo cán bộ luôn biến động và hụt hẫng. Đến nay cán bộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm 57,50%, còn lại 42,50% chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc lý luận chính trị.

(Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và công chức xã, xem phần Phụ lục 1).

2. Thực trạng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao:

* Lĩnh vực văn hóa - thông tin:  Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành văn hóa - thông tin đã hình thành hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, phường và thị trấn với tổng số công chức, viên chức là 354 người. Trong đó cấp tỉnh là: 168 người, cấp huyện là: 119 người, cấp xã là: 67 người.

Công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của ngành văn hóa - thông tin từng bước được quan tâm. Do vậy, trình độ văn hóa có gần 80% tốt nghiệp THPT không còn cán bộ trình độ tiểu học, có hơn 60% cán bộ được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên bao gồm các ngành: Quản lý văn hóa, thư viện, bảo tồn, bảo tàng, sân khấu, âm nhạc, tài chính, kế toán và một số chuyên ngành khác. Riêng đội ngũ công chức, viên chức cấp tỉnh chưa qua đào tạo, chủ yếu là lực lượng diễn viên của hai Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh.

* Lĩnh vực thể dục - thể thao: Trong những năm qua, cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, phong trào thể dục - thể thao tỉnh Bạc Liêu có những bước phát triển và đạt được một số thành tích trong các giải quốc gia, khu vực.

Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu phần nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp thể dục - thể thao trong tỉnh.

(Thực trạng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, xem phần Phụ lục 1).

3. Thực trạng nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và các lĩnh vực khoa học khác:

Nông nghiệp, thủy sản là những ngành kinh tế kỹ thuật chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Với đội ngũ cán bộ khá đông, mạng lưới công tác được bố trí từ tỉnh đến huyện, xã. Những năm qua đội ngũ cán bộ này đã phát huy được hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, ngư dân và dự đoán, dự báo, tăng cường công tác chuyên ngành. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đào tạo chưa đồng bộ, việc đào tạo chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ so với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

(Thực trạng nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường, xem phần Phụ lục 1).

4. Thực trạng đội ngũ viên chức ngành giáo dục đào tạo và y tế:

4.1- Thực trạng đội ngũ viên chức ngành giáo dục đào tạo:

* Giáo dục mầm non:

Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu (nay là Trường Đại học Bạc Liêu) đã đào tạo số lượng lớn giáo viên mầm non, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập cho học sinh mẫu giáo tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non thì số giáo viên hiện chỉ đáp ứng được khoảng 60%. Do đó, nhu cầu đào tạo giáo viên mầm non trong những năm tới vẫn còn rất lớn. Giáo viên mầm non: 889 người, đạt chuẩn 100%, có 14,5% trên chuẩn, tỷ lệ giáo viên /lớp tương đối đủ.

* Giáo dục phổ thông:

Tổng số giáo viên phổ thông có 7.206 người, trong đó giáo viên tiểu học có 3.994 người, giáo viên trung học cơ sở có 2.439 người, giáo viên trung học phổ thông 773 người. Số giáo viên tiểu học và trung học cơ sở nói trên, so với số lớp ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đồng thời có dự phòng để luân phiên đào tạo nâng cao chất lượng và tăng thêm giáo viên trên chuẩn theo quy định. Giáo viên trung học phổ thông hiện có, bình quân mới đạt 1,7 giáo viên /lớp, theo quy định là 2,25 giáo viên /lớp vậy tỉnh còn thiếu khoảng 200 giáo viên trung học phổ thông. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên phổ thông những năm qua phát triển mạnh về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng.

- Giáo viên tiểu học: 3.994 người, đạt chuẩn 62,2%, tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,29.

- Giáo viên THCS: 2.439 người, đạt chuẩn 98,72%, tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,89.

- Giáo viên THPT: 773 người, đạt chuẩn 98,2%, tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,7.

4.2- Thực trạng đội ngũ viên chức ngành Y tế:

Tổng số viên chức ngành Y tế: 2.357 người, gồm:

- Sau đại học: 126 người.

- Bác sĩ và tương đương: 343 người.

- Y sĩ và tương đương: 1.593 người.

- Sơ học: 60 người.

- Cán bộ khác: 235 người.

Với thực trạng hiện nay, theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chiến lược được giao của ngành Y tế, thiếu cả về số lượng và chất lượng cán bộ, nhất là chất lượng cán bộ đại học và trên đại học, do nguồn đào tạo cán bộ Y tế không đáp ứng kịp thời. Tỷ lệ Bác sĩ trên vạn dân là 8,84 chiếm tỷ lệ thấp so với các tỉnh trong khu vực.

5. Thực trạng dân số, lao động và việc làm:

5.1- Thực trạng dân số, lao động:

Theo điều tra lao động tháng 07/2007, dự kiến dân số đến cuối năm 2007 là 837.450 người, trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên là 512.373 người, chiếm 61,18% tổng dân số, quy mô nhân khẩu bình quân 5,03 người/ hộ giảm 0,01 người so với năm 2006. Xu hướng nhân khẩu bình quân trên hộ đang ngày một giảm dần. Lao động từ 15 tuổi trở lên bình quân 3,1 người/ hộ, so với các năm, tỷ lệ này có hướng giảm, đây là kết quả của việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

Cơ cấu lao động hiện nay theo các ngành kinh tế kỹ thuật đạt tỷ lệ như sau:

- Nông, lâm, ngư nghiệp:            67%.

- Công nghiệp, xây dựng:           6,8%.

- Dịch vụ:                                   18%.

- Các ngành, nghề khác: 8,2%.

5.2- Thực trạng lao động, việc làm:

Hiện tại nguồn nhân lực theo cơ cấu kinh tế bình quân hàng năm thu hút trên dưới 15 ngàn lao động vào làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, số người có việc làm chiếm khoảng 92,35%. Tuy nhiên số được sắp xếp việc làm ổn định chưa cao chiếm khoảng 79,5% trong đó lao động có trình độ sơ cấp chiếm 26,45%, lao động công nhân kỹ thuật có bằng trung cấp chiếm 7,99%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 6,83%. Như vậy, số lao động chưa qua đào tạo chiếm 58,73%.

Lực lượng lao động hàng năm tăng dần trong khi đó số doanh nghiệp trong tỉnh phát triển chậm không đủ đáp ứng công việc, một số người phải làm việc xa nhà, nhu cầu sinh hoạt cao, trong khi thu nhập thấp nên đa số lao động phải nghỉ việc về quê chờ đợi công việc phù hợp với khả năng cũng như hoàn cảnh của người lao động.

6. Thực trạng các cơ sở đào tạo và dạy nghề trong tỉnh:

Thị xã Bạc Liêu được xác định là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của tỉnh. Với tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nhất là hệ thống giáo dục dạy nghề. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của tỉnh.

Hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh gồm có:

- Các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề cụ thể như: Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung học Kỹ thuật dạy nghề, Trường Trung cấp nghề, Trường Nghiệp vụ Thể dục thể thao.

- Ngoài ra còn có các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (trực thuộc Hội nông dân tỉnh), Trung tâm giới thiệu việc làm (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội) và các Trung tâm dạy nghề trực thuộc UBND các huyện, thị, các cơ sở dạy nghề tư nhân. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội hiện cả tỉnh Bạc Liêu có 36 cơ sở dạy nghề tư nhân đang hoạt động.

Nói chung, hầu hết các trường và trung tâm dạy nghề tại tỉnh Bạc Liêu chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, trang thiết bị dạy và học còn thiếu, lạc hậu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu, nhất là các cơ sở dạy nghề công lập mới được thành lập.

(Hiện trạng đội ngũ giảng viên các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh, xem phần Phụ lục 2).

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:

1. Quan điểm:

Phát triển nguồn nhân lực là hướng đi chiến lược đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của tỉnh, đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thành công của phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong những năm tới nguồn nhân lực phải được đào tạo có chất lượng cao hơn để đủ kiến thức và năng lực cho yêu cầu cạnh tranh, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, chủ động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bạc Liêu có thể vượt ngưỡng 1.000 USD thì trong những năm tiếp theo kinh tế Bạc Liêu có thể bước vào giai đoạn phát triển ổn định và bền vững. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bạc Liêu sẽ đạt khoảng 3.800 – 4.000 USD (giá hiện hành). Mục tiêu cụ thể:

+ Duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP trên mức bình quân chung của cả nước tương đương với mức bình quân của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 9 – 12% /năm. Tăng mức GDP /người lên 3.300 – 4.000 USD (khoảng 55 - 70 triệu đồng giá hiện hành) vào năm 2020.

+ Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 70 – 80%; nông, lâm, ngư nghiệp 20 – 30% nền kinh tế.

+ Nhịp độ tăng dân số đến năm 2020 còn 0,9 – 1%.

+ Thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn 90%. Đào tạo nghề bình quân hàng năm cho khoảng 12 – 15 ngàn lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60 – 65% (trong đó tỷ lệ lao động từ công nhân kỹ thuật trở lên là 40%).

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2%.

+ Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông đối với số người trong độ tuổi ở mức 90%.

+ Duy trì 100% số trạm Y tế có Bác sĩ, có 5 - 7 Bác sĩ và Dược sĩ /10.000 dân.

+ Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,16% năm 2010 và đến năm 2020 khoảng 1%.

+ Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về Y tế đối với 100% số xã vào năm 2010.

+ 100% số khóm, ấp được công nhận đạt chuẩn văn hóa và 80% xã xây dựng thiết chế văn hóa vào năm 2010.

II. Dự báo dân số, lao động và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 và định hướng 2020:

1- Dự báo dân số và lao động đến năm 2010 và định hướng 2020:

Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số toàn diện cả về thể lực, trí tuệ. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,31% /năm xuống còn 1,16% /năm 2010 và 0,9% /năm 2020. Quy mô dân số tăng từ 837.450 người năm 2008 lên 858.640 người năm 2010 và 956.502 người năm 2020.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,95% dân số năm 2010 và chiếm 64,70% dân số năm 2020. Lao động việc làm trong các ngành kinh tế xã hội chiếm 82,50% so với số người trong độ tuổi lao động năm 2010 và chiếm 82,70% so với số người trong độ tuổi lao động năm 2020.

(Dự báo dân số và lao động đến năm 2010 và định hướng 2020, xem phần Phụ lục 7).

2- Dự báo nhu cầu đào tạo nghề:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần tập trung và mở rộng đào tạo một số ngành nghề phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từng bước nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động trong, ngoài tỉnh và lao động ở nước ngoài, cụ thể như sau:

- Kỹ thuật viên nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản).

- Công nghiệp cơ khí và cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Điện công nghiệp, điện gia dụng và điện tử.

- Công nghiệp xây dựng và giao thông.

- Tin học ứng dụng (công nghệ thông tin).

- Các ngành dịch vụ: may công nghiệp, may gia dụng, sửa chữa máy nổ thuỷ động cơ, sửa chữa xe gắn máy, điện tử gia dụng.

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Cụ thể từ nay đến năm 2010, bình quân mỗi năm phấn đấu đào tạo từ 13.750 lao động có trình độ sơ cấp trở lên, nâng tỷ lệ qua đào tạo lên 38% (trong đó tỷ lệ từ công nhân kỹ thuật trở lên là 15%), vào năm 2020 là 60% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế xã hội (trong đó 40% có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên) tương ứng với số lao động được đào tạo tăng từ 161.000 người năm 2010 lên 286.600 người năm 2020, tính bình quân hàng năm giai đoạn 2008 - 2010 mỗi năm phải đào tạo 11.000 lao động, giai đoạn 2011 - 2020 mỗi năm phải đào tạo trên 12.000 lao động.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 các trường đào tạo và dạy nghề (kể cả các trung tâm, các cơ sở có chức năng đào tạo) trên địa bàn tỉnh, bình quân mỗi năm chỉ có khả năng đào tạo và dạy nghề cho khoảng 3.700 – 4.200 người, chiếm khoảng 35 – 40%, còn khoảng 6.800 – 7.300 lao động (tương ứng 60 – 65%) phải đưa đi đào tạo và dạy nghề ở các trường ngoài tỉnh

Dự kiến năm 2011 - 2020 các trường và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có khả năng đảm nhận 40 – 45%, còn khoảng 55 – 60% phải đưa đi đào tạo từ các trường ngoài tỉnh. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đào tạo trong tỉnh với việc tăng cường tuyển chọn đưa đi đào tạo ngoài tỉnh và thực hiện tốt các chính sách thu hút lao động kỹ thuật được đào tạo từ bên ngoài về làm việc tại tỉnh.

(Dự báo đến năm 2020 nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, xem phần Phụ lục 6).

Với các chỉ tiêu hàng năm trên, đến năm 2010 định hướng 2020 cơ cấu lao động là:

- Nông, lâm, ngư nghiệp: 39,5% năm 2010; 20 - 30% năm 2020.

- Công nghiệp và xây dựng: 33% năm 2010; 40 - 45% năm 2020.

- Dịch vụ, thương mại: 27,5% năm 2010; 30 - 37,5% năm 2020.

- Lĩnh vực ngành nghề khác: 10% - 12,5% năm 2020.

3- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức nhà nước:

Thực hiện Quyết định số: 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2010 và Quyết định số: 40/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.

Nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và công chức xã tỉnh Bạc Liêu cần đạt được những mục tiêu sau đây:

- Đối với công chức hành chính:

+ 100% được đào tạo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, bậc và tiêu chuẩn cán bộ quản lý.

+ 100% công chức nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi ở các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính trở lên chưa có bằng đại học, và chưa đạt chuẩn theo quy định, phải được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung.

- Đối với công chức xã:

+ 100% cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định, trong đó có từ 30 – 35% cán bộ có bằng đại học, sau đại học.

Đến năm 2020, bộ máy công chức nhà nước có từ 15 – 20% là thạc sĩ, tiến sĩ.

(Dự báo nhu cầu đào tạo đến năm 2020 xem phần Phụ lục 3).

4- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ và nhân viên ngành y tế:

Căn cứ Quyết định số: 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cần đạt:

+ Trên 07 bác sĩ/ 10.000 dân vào năm 2010 và trên 08 bác sĩ/ 10.000 dân vào năm 2020.

+ 01 dược sĩ đại học/ 10.000 dân vào năm 2010 và 2 – 2,5 dược sĩ đại học/ 10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện phải có ít nhất từ 1 – 3 dược sĩ đại học.

+ Bảo đảm cơ cấu hợp lý cán bộ chuyên môn Y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/ 1 bác sĩ.

Quy định tại Thông tư liên tịch số: 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, trong đó quy định cơ cấu cán bộ chuyên môn y tế:

- Tỷ lệ bác sĩ/ điều dưỡng là: 1/3 – 1/3,5.

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/ bác sĩ là: 1/8 – 1/15.

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/ dược sĩ trung học là: 1/2 – 1/2,5.

Theo dự báo dân số của tỉnh Bạc Liêu: năm 2010 là 849.128 người, năm 2015 là 892.433 người và năm 2020 dự kiến 932.592 người.

Như vậy, nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực Y tế của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Cụ thể như sau:

(Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020, xem phần Phụ lục 5).

5- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, giáo viên ngành giáo dục - đào tạo:

5.1- Về giáo dục đào tạo:

Nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Bạc Liêu phát triển một cách bền vững, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng 2020. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cần phải đạt một số mục tiêu quan trọng sau:

- Giáo dục mầm non: Đảm bảo các điều kiện để thu hút 15 – 17% số trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ vào năm 2010 và 35 – 40% vào năm 2020. Số trẻ em 3 – 5 tuổi đến lớp mẫu giáo tăng từ 65 – 67% năm 2010 lên 80 – 85% năm 2020. Riêng trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 98% năm 2010 và 100% những năm tiếp theo.

- Giáo dục tiểu học: Đến năm 2010 huy động 100% số trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường; Tiếp tục duy trì, nâng cao kết quả đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Tăng số lớp học 2 buổi đạt 25 – 30% so với tổng số lớp vào năm 2010 và 50 – 60% năm 2020.

- Giáo dục THCS và THPT tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập THCS, nâng tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi đạt trên 90% vào năm 2010. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập THCS đúng độ tuổi trước năm 2015.

- Tỷ lệ học sinh THCS vào THPT đạt trên 80% vào năm 2010 và 90% vào năm 2020.

- Giáo dục thường xuyên: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục đi học. Nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện. Đến năm 2010 đạt 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

5.2- Đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và năm 2020, cơ cấu đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông có sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Số lượng giáo viên bậc tiểu học và THCS đã đảm bảo đủ về số lượng, nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới là đào tạo nâng cao chất lượng và tăng nhanh số giáo viên trên chuẩn.

- Đào tạo giáo viên trên chuẩn cho các cấp học và bậc học đạt các tỷ lệ theo mục tiêu đã đề ra như sau: bậc mầm non tăng từ 30% năm 2010 lên 45% năm 2020; bậc tiểu học tăng từ 50% năm 2010 lên 70% năm 2020; bậc THCS tăng từ 40% năm 2010 lên 60% năm 2020; bậc THPT tăng từ 10% năm 2010 lên 30% năm 2020.

Với quy mô phát triển các ngành học nhu dự báo của Sở Giáo dục - Đào tạo theo định mức học sinh/ giáo viên thì số giáo viên cần đào tạo mới như sau:

- Đối với giáo viên mầm non: từ nay đến năm 2010 phải đào tạo thêm 300 giáo viên, tính bình quân hàng năm phải đào tạo trên 60 giáo viên hệ Cao đẳng sư phạm mầm non.

- Đối với giáo viên tiểu học: Để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo nhiệm vụ, mục tiêu giảm dần số lượng, nâng cao về chất lượng hình thành bộ phận giáo viên chuyên gia, giáo viên bộ môn năng khiếu cho nhu cầu cải cách bậc tiểu học, tính đến việc học 2 buổi /ngày. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học thuộc các bộ môn năng khiếu như: nhạc, họa, TDTT, ngoại ngữ, tin học, hoạt động ngoài giờ. Số giáo viên cần được bồi dưỡng đến 2010 là:

+ Giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học: 302 người.

+ Giáo viên hướng dẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 151 người.

+ Tập trung chuẩn hóa dứt điểm 100% giáo viên chưa đạt chuẩn THSP 12+2. Hàng năm đào tạo từ 100 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (từ số giáo viên hiện có) thay thế vào số giáo viên chưa đạt chuẩn.

- Đối với giáo viên THCS: từ nay đến năm 2010 và định hướng năm 2020 giảm dần số lượng hoàn thiện cơ cấu, nâng cao năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục THCS. Hàng năm đào tạo chuẩn hoá giáo viên THCS đạt trình độ đại học sư phạm từ 200 giáo viên và bồi dưỡng khoảng 50 chuyên gia về kiến thức quản lý giáo dục - lý luận dạy học, quản lý nhà nước, triết học, chính trị, ngoại ngữ, tin học.

- Đối với giáo viên THPT: theo dự báo, đến năm 2010 và định hướng năm 2020 nhu cầu giáo viên THPT tiếp tục tăng trung bình khoảng 100 giáo viên /năm. Ngoài khả năng đào tạo của Trường Đại học Bạc Liêu cần thực hiện tốt chính sách thu hút giáo viên THPT được đào tạo ở các trường đại học ngoài tỉnh.

- Đối với cán bộ quản lý: tập trung bồi dưỡng vòng 2 theo chuyên đề để phục vụ những vấn đề đổi mới giáo dục, nội dung chương trình sách giáo khoa.

(Nhu cầu giáo viên các ngành học đến năm 2020,  xem phần Phụ lục 4).

6- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ ngành văn hoá, thể dục - thể thao:

Phấn đấu đến năm 2010 có 90% cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, thị xã có trình độ đại học, trình độ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định; 20% cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn có trình độ đại học. Đến năm 2020, có 5% cán bộ quản lý của Sở có trình độ thạc sĩ; 70% cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn là trung cấp trở lên, số còn lại phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đến năm 2010 phải có 60% có trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp. Đến năm 2020, có 90% cán bộ nghiệp vụ có trình độ đại học. Tập trung các ngành như: Quản lý văn hóa, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, sân khấu, âm nhạc…

(Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2020, xem phần Phụ lục 3).

7- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ:

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển dựa trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu nông, lâm sản tại chổ. Đồng thời phát huy các ngành công nghiệp truyền thống. Từ nay đến năm 2020 trọng tâm các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nâng tỷ lệ chế biến từ khoảng 40% hiện nay lên khoảng 60 – 70% vào năm 2010, đẩy mạnh các ngành công nghiệp hổ trợ trước và sau nông nghiệp, nuôi trồng và sản xuất nông ngư cơ, xúc tiến thành lập một số ngành công nghiệp mới trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đối với khu vực dịch vụ, phấn đấu phát triển nhanh lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển chung giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 17 – 18%/ năm và 12 – 13%/ năm, giai đoạn năm 2011 - 2020. Từng bước nâng tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế khoảng 27 – 28% năm 2010 và 37 – 38% năm 2020.

(Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực đến  2020, xem phần Phụ lục 3)

8- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật:

Căn cứ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực. Đặc biệt là các ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, hải sản, quản lý tài nguyên môi trường, sản xuất các sản phẩm công nghiệp mới.

Dự báo nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học trở lên và có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tăng từ 1,5 – 2% năm 2010, lên 4 – 5% năm 2020.

- Đào tạo trong nước:

Kết hợp Trường Đại học Cần Thơ tuyển chọn 125 cán bộ nguồn đưa vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đào tạo nước ngoài:

Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án MêKông 50 Bạc Liêu, tuyển chọn 50 ứng viên là cán bộ, công chức, viên chức và những sinh viên đại học khá, giỏi có triển vọng, đủ điều kiện đi học ở nước ngoài theo chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài có trình độ sau đại học của Đề án Mêkông 1000 giai đoạn 2007 - 2013 (sớm hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học).

9- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ ngành nông - lâm - thủy sản:

Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020 là xây dựng nông thôn theo hướng văn minh hiện đại, có kinh tế phát triển đời sống văn hóa xã hội phong phú lành mạnh, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp đạt khoảng 9.500 – 10.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 23.900 – 24.000 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 5,2%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 3 – 3,1%/năm. Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, dự kiến năm 2010 chiếm khoảng 39 – 40%, năm 2020 chiếm khoảng 21 – 22% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

(Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020, xem phần Phụ lục 3).

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Các giải pháp:

1. Về quy hoạch và phát triển các trường đào tạo - dạy nghề:

Thực hiện Quyết định số: 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng 2020, tỉnh tập trung đầu tư để xây dựng các trường đào tạo và dạy nghề như sau:

- Tập trung đầu tư hoàn thành Trường Đại học Bạc Liêu, nâng cấp công trình hiện có, triển khai đầu tư giai đoạn 1 trên quy mô 40ha, đảm bảo quỹ đất mở rộng lên 100ha. Xây dựng đồng bộ và hiện đại các danh mục trên vị trí mới, ưu tiên trên cơ sở thí nghiệm, thực hành đảm bảo năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Quy mô học sinh đến năm 2010 là 4.780 sinh viên, năm 2020 là 8.000 sinh viên.

- Thực hiện Đề án mở rộng quy mô nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu thành Trường Cao đẳng  Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu vào năm 2008. Nâng cấp cơ sở 1 hiện nay và xây dựng cơ sở mới 2 có diện tích khoản 20ha. Quy mô đào tạo đến năm 2010 là 2.800 sinh viên, năm 2020 là 4.200 sinh viên.

- Đầu tư nâng cấp Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật trên diện tích có 9.600m2, quy mô đào tạo đến 2010 là 800 sinh viên, năm 2020 là 1.200 sinh viên.

- Thành lập Truờng Trung cấp Nghề, đẩy nhanh tiến độ khảo sát lập dự toán đầu tư trên khuôn viên 7.1955m2 theo 2 giai đoạn với quy mô đào tạo 500 - 700 học sinh đến năm 2020, đồng thời nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề khi có đủ điều kiện.

- Đối với Trường Trung học Kỹ thuật dạy nghề, thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở 1 với diện tích 12.312m2. Quy mô đào tạo đến năm 2010 là 1.600 sinh viên, năm 2020 là 2.200 sinh viên.

2. Về đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật:

- Nghiên cứu bổ sung những chính sách về đào tạo và đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực cao về công tác tại địa phương, chính sách động viên cán bộ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ và chính sách tạo đầu ra cho cán bộ. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức đúng tiêu chuẩn quy định, chính sách tăng cường đầu tư tài chính, con người cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính, về đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường chuyên nghiệp, dạy nghề tạo điều kiện cho các trường chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo yêu cầu thị trường lao động.

- Thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề, nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo, dạy nghề, kể cả nguồn lực từ nước ngoài. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nhằm mở rộng quy mô đào tạo; đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo phát triển nhanh việc xây dựng hệ thống đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, chú trọng hình thức đào tạo liên thông, liên kết.

- Xây dựng chương trình đào tạo nâng trình độ giáo viên dạy nghề, chú ý nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp khá giỏi; có chính sách thu hút cán bộ,  giáo viên nghề trình độ cao về tỉnh nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Thành lập hội đồng hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ. Đồng thời có quy định chung để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

- Thực hiện hợp tác, liên kết về đào tạo công nhân kỹ thuật, những ngành học có mới phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Về giáo dục phổ thông:

- Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo theo chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Thực hiện xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo hệ thống giáo dục công lập. Coi trọng chất lượng giáo dục tất cả các cấp học; Thực hiện phổ cập trung học phổ thông những nơi có điều kiện, đặc biệt quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

- Xây dựng và thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục, chú trọng và nâng chất lượng giáo dục - đào tạo.

4. Về đào tạo cán bộ, công chức:

- Thống nhất việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tập trung một đầu mối để nâng cao hiệu quả đào tạo, khắc phục tình trạng đào tạo không theo quy hoạch, không gắn với yêu cầu công tác, đào tạo tràn lan, chạy theo yêu cầu chuẩn hóa một cách hình thức; thực hiện đúng quy trình đào tạo trước khi bổ nhiệm cán bộ.

- Hoàn thành việc điều tra trình độ cán bộ, công chức, thẩm định lại mức độ hợp lý của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cần đào tạo, ưu tiên cho cán bộ trẻ, cán bộ diện quy hoạch trên cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng sau đào tạo. Chú trọng quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc, cán bộ nữ, gắn đào tạo với sử dụng để tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực địa phương.

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, tiêu chuẩn từng loại cán bộ, công chức. Thực hiện liên kết với các Trường đại học, Học viện mở các lớp đào tạo liên thông, liên kết, bồi dưỡng tại tỉnh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học và giảm chi phí đào tạo.

- Thực hiện những chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ phụ cấp kinh phí theo quy định cho các học viên, đặc biệt là đối với cán bộ nguồn và cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời quy định thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, công chức.

5. Về đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu cán bộ khoa học, kỹ thuật của tỉnh trên các lĩnh vực; Đồng thời khảo sát, tìm hiểu nguyện vọng số sinh viên của tỉnh đang theo học các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo.

- Trước mắt ưu tiên đào tạo cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cho các xã, phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học trong nước và Chương trình MeKong 50 Bạc Liêu về đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

6. Về đào tạo cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và người lao động:

- Tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, quản lý hợp tác xã, trang trại và người lao động đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất, kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trước mắt cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho lực lượng lao động ở nông thôn kiến thức về nông học, về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản), quản lý trang trại, hợp tác xã, bảo đảm cho phần lớn nông dân được tập huấn các chương trình sơ trung cấp về nông nghiệp.

- Tổ chức việc dạy nghề miễn phí cho lao động nghèo ở nông thôn, nhất là lao động nữ, tạo điều kiện cho việc tận dụng thời gian nông nhàn và phát triển các ngành nghề truyền thống.

7. Về kinh phí:

* Dự toán tổng kinh phí phục vụ cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 là 355.460.020.000 đồng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:            30,92%;

- Ngân sách tỉnh:                       51,13%;

- Thu từ người học:                    17,95%.

Chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 2008 - 2010 là       163.222.820.000 đồng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:            24,75%;

- Ngân sách tỉnh:                       53,80%;

- Thu từ người học:                    21,45% đồng.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020 là       192.237.200.000 đồng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:            36,17%;

- Ngân sách tỉnh:                       48,84%;

- Thu từ người học:                    14,99%.

* Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng, nâng cấp cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực:

Tổng cộng: 774.749.000.000 đồng (bảy trăm bảy mươi bốn tỷ bảy trăm bốn mươi chín triệu đồng). Chia ra hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: năm 2007 - 2010 là 289.749.000.000 đồng (hai trăm tám mươi chín tỷ bảy trăm bốn mươi chín triệu đồng);

- Giai đoạn 2: năm 2011 - 2020 là 485.000.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi lăm tỷ đồng).

Chia ra:

- Kinh phí Trung ương hổ trợ:      17%;

- Ngân sách địa phương:            65%;

- Huy động khác:                       18%.

(Dự báo kinh phí thực hiện từng giai đoạn, xem phần phụ lục kèm theo).

Trên cơ sở quy hoạch và Đề án đã được duyệt, UBND tỉnh giao các ngành, các đơn vị chức năng có liên quan, cụ thể hoá xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo hàng năm, bằng nguồn kinh phí của tỉnh, của Trung ương và từ các dự án, các nguồn vốn khác trình UBND tỉnh phê duyệt. Ưu tiên kinh phí đào tạo cho cán bộ khoa học, cán bộ, công chức trong diện quy hoạch đào tạo đại học - sau đại học, đồng thời tập trung kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực theo hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến...

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở, ban, ngành, các đơn vị có chức năng liên quan, các doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp và thực hiện các nội dung có liên quan nêu trong Đề án này. UBND các huyện, thị căn cứ nội dung Đề án của UBND tỉnh, tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở địa phương mình.

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo công chức hành chính nhà nước và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng năm 2020, đồng thời tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh cho những năm tiếp theo đến năm 2020.

3. Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu căn cứ Đề án của UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện, chủ động liên kết thực hiện nguồn nhân lực của ngành mình theo thẩm quyền.

4. Sở Lao động - Thương binh & xã hội tham mưu cho UBND tỉnh, chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng, triển khai chương trình mục tiêu về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng 2020. Hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về UBND tỉnh.

5. Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và cân đối nguồn chi từ ngân sách và các nguồn lực khác để thực hiện Đề án.

6. Sở Tài chính có trách nhiệm tính toán, bố trí cấp phát nguồn kinh phí từ ngân sách, hướng dẫn cơ chế chính sách và giám sát chi tiêu tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Đề án đào tạo nguồn nhân lực trên đây có tính chất định hướng chung của tỉnh Bạc Liêu, là cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo đến năm 2020./.

 

PHỤ LỤC 1

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN CÁC LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ.
(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Đối tượng

Tổng số (người)

Trình độ chuyên môn

 

Trình độ chính trị

Ghi chú

Trung cấp (%)

Đại học, cao đẳng (%)

Trên đại học (%)

Chưa qua đào tạo (%)

Trung cấp (%)

Cử nhân, cao cấp (%)

Chưa qua đào tạo (%)

Cán bộ, công chức nhà nước và công chức xã

Công chức hành chính

1.893

453

23,94

1.111

58,68

28

1,48

301

15,90

546

28,85

344

18,17

1.003

52,98

 

Công chức xã

1.067

220

20,62

54

5,06

-

793

74,32

570

53,42

52

4,87

445

41,71

 

Nguồn nhân lực ngành Văn hoá - thông tin

Cấp tỉnh

168

48

28,5

51

30,30

03

1,78

66

39,42

24

14,29

14

8,33

130

77,38

 

Cấp huyện

119

38

31,93

41

34,45

-

 

40

33,62

23

19,33

12

10,08

84

70,59

 

Cấp xã

67

28

41,79

05

7,46

-

 

34

50,75

26

38,81

-

41

61,19

 

Tổng số

354

114

32,20

97

27,40

03

0,85

140

39,55

73

20,62

26

7,34

255

72,03

 

Nguồn nhân lực lĩnh vực ngành Thể dục - thể thao

Ngành Thể dục thể thao quản lý

109

-

37

33,94

01

0,92

71

65,14

16

14,68

5

4,59

88

80,73

 

Ngành Giáo dục đào tạo quản lý

323

-

167

51,70

-

156

48,30

27

8,36

6

1,86

290

89,78

 

Tổng số

432

-

204

01

227

43

11

378

 

Nguồn nhân lực lĩnh vực ngành Nông nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường

Thủy sản

224

77

34,38

134

59,82

3

1,34

10

4,46

15

6,70

11

4,91

198

88,39

 

Nông nghiệp

403

138

34,24

171

42,43

2

0,50

92

22,83

67

16,62

24

5,95

312

77,42

 

Tài nguyên môi trường

103

25

24,27

63

61,17

1

0,97

14

13,59

18

17,48

5

4,85

80

77,67

 

Tổng số

730

240

32,88

368

50,41

6

0,82

116

15,89

100

13,70

40

5,48

590

80,82

 

 

PHỤ LỤC 2

HIỆN TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU.

(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Các Trường đào tạo và dạy nghề

Tổng số

(người)

Trong đó

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học và tương đương

Trình độ khác

1. Trường Đại học Bạc Liêu

119

01

34

72

12

2. Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

27

 

19

8

-

3. Trường Trung học Kinh tế - kỹ thuật.

74

 

4

47

23

4. Trường Cao đẳng Y tế.

24

 

1

17

6

5. Trường Trung học Văn hoá - Nghệ thuật

17

 

 

12

5

6. Trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề

55

 

 

17

38

7. Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng ngiệp.

24

 

1

5

18

8. Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Bạc Liêu.

12

 

 

4

8

9. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hòa Bình

15

 

 

5

10

10. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Giá Rai.

15

 

 

6

9

11. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Hải.

9

 

 

3

6

12. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phước Long.

10

 

 

4

6

13. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hồng Dân.

3

 

 

1

2

Tổng số

404

01

59

201

143

 

PHỤ LỤC 3

DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2020.
(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Số TT

Chuyên ngành đào tạo

2008 - 2010

2011 - 2020

Bậc thợ và tương đương

Ghi chú

Trung cấp

Đại học, cao đẳng

Trên đại học

Trung cấp

Đại học, cao đẳng

Trên đại học

Đào tạo cán bộ, công chức Hành chính Nhà nước

1

Chuyên môn nghiệp vụ chung

18

122

47

-

260

125

-

cấp tỉnh, huyện

2

Chuyên môn nghiệp vụ chung

388

138

-

123

160

40

-

xã, phường, thị trấn

3

Chính trị

180

90

-

360

200

-

-

cấp tỉnh, huyện

4

Chính trị

109

53

-

218

80

-

-

xã, phường, thị trấn

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực văn hoá, thể dục - thể thao

1

Quản lý nhà nước

-

15

-

-

30

-

 

 

2

Quản lý văn hoá

30

10

-

-

25

5

 

 

3

Thư viện

20

10

-

-

20

3

 

 

4

Bảo tồn - Bảo tàng

-

6

-

-

10

2

 

 

5

Sân khấu

30

5

-

-

15

2

 

 

6

Âm nhạc

20

6

-

-

10

2

 

 

7

Lý luận chính trị

40

10

-

-

20

-

 

 

8

Luật

20

10

-

-

15

-

 

 

9

Sư phạm

-

3

-

-

10

-

 

 

10

Bồi dưỡng năng khiếu

-

-

-

-

-

-

-

mỗi năm 20 - 40 người

11

Cán bộ Quản lý Thể dục thể thao

-

5

-

-

7

-

 

 

12

Nhân viên Thể dục thể thao

-

38

3

-

60

8

 

 

13

Giáo viên Thể dục thể thao

-

210

-

-

250

-

 

 

14

Huấn luyện viên

 -

18

-

22

34

 

 

 

15

Hướng dẫn viên

85

-

-

200

-

-

 

 

16

Trọng tài

24

-

-

78

-

-

127

 

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản

1

Trồng trọt

-

5

6

-

9

4

 

 

2

Chăn nuôi - Thú y

-

11

6

-

2

6

 

 

3

Lâm nghiệp

-

3

4

-

5

11

 

 

4

Thủy lợi

-

6

6

-

2

-

 

 

5

Kinh tế

-

17

9

-

1

2

 

 

6

Nuôi trồng thủy sản

-

42

10

-

12

13

 

 

7

Khai thác thủy sản

-

6

4

-

12

13

 

 

8

Chế biến thủy sản

20

30

-

-

1

6

 

 

9

Đại học khác

6

50

2

-

-

-

 

 

Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

1

Giao thông, xây dựng

-

32

5

-

95

15

-

 

2

Điện

100

66

1

300

200

5

300

 

3

Cơ khí

200

146

3

600

440

8

600

 

4

Hoá

67

26

-

200

80

1

200

 

5

Chế biến

100

65

1

300

200

2

1.000

 

6

Dệt may

15

13

-

50

40

-

1.200

 

7

Mỹ thuật công nghiệp

11

10

-

50

40

-

-

 

8

Dịch vụ

2

5

1

7

17

4

82

 

 

Tổng số:

1.512

1.282

108

2.508

2362

277

3.509

 

* Phụ chú:

- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước giai đoạn (2008 - 2010):

+ Trung cấp:                              1.512 người.

+ Đại học, cao đẳng:                  1.282 người.

+ Trên đại học:                             108 người.

- Dự báo nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước giai đoạn (2011 - 2020):

+ Trung cấp:                              2.508 người.

+ Đại học, cao đẳng:                  2.362 người.

+ Trên đại học:                             277 người.

+ Bậc thợ và tương đương:        3.509 người.

 

PHỤ LỤC 4

NHU CẦU ĐÀO TẠO TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH HỌC ĐẾN NĂM 2020.

(Theo dự báo quy hoạch phát triển thêm ngành giáo dục đào tạo đến năm 2020)

(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2020

Tổng số Giáo viên

Giáo viên trên chuẩn

Tỷ lệ so với tổng số (%)

Tổng số Giáo viên

Giáo viên trên chuẩn

Tỷ lệ so với tổng số (%)

1. Giáo viên mầm non

1.380

414

30

2.160

972

45

2. Giáo viên tiểu học

3.580

1.790

50

3.520

2.460

70

3. Giáo viên Trung học cơ sở

2.440

976

40

2.450

1.470

60

4. Giáo viên Trung học phổ thông

1.400

140

10

1.620

486

30

Tổng số

8.800

3.320

130

9.750

5.388

205

 

NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH HỌC.

Cấp học

Số giáo viên hiện có năm 2006

Giai đoạn 2006-2010

Dự báo đến năm 2020

Dự kiến đào tạo đến năm 2010

Số giáo viên cần đào tạo

Dự kiến đào tạo đến năm 2020

Số giáo viên cần đào tạo

Mầm non

753

1.380

627

2.160

780

Tiểu học

3.968

Dự báo giảm

Dự báo ổn định

Trung học cơ sở

2.440

Dự báo ổn định

Dự báo ổn định

Trung học phổ thông

764

1.400

636

1.620

220

Cán bộ quản lý

651

Tăng 1,15 lần

749

Tăng 1,25 lần

814

 

PHỤ LỤC 5

DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN NGÀNH Y TẾ ĐẾN NĂM 2020.
(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Số TT

Dân số

849.128

932.592

Tổng cộng

Nội dung đào tạo

2008 - 2010

2011 - 2020

1

Tiến sĩ Bác sĩ

4

8

12

2

Bác sĩ Chuyên khoa II

37

24

61

3

Thạc sĩ y khoa

11

10

21

4

Bác sĩ Chuyên khoa I

80

100

180

5

Tiến sĩ Dược sĩ

3

10

13

6

Dược sĩ Chuyên khoa II

4

8

12

7

Thạc sĩ Dược sĩ

4

4

8

8

Dược sĩ Chuyên khoa I

20

20

40

9

Bác sĩ đa khoa

48

160

208

10

Bác sĩ y học cổ truyền dân tộc

31

31

62

11

Bác sĩ răng, hàm, mặt

12

22

34

12

Bác sĩ y học dự phòng

42

80

122

13

Bác sĩ nhi

18

60

78

14

Dược sĩ đại học

60

100

160

15

Cử nhân y tế CC

15

45

60

16

Cử nhân điều dưỡng

45

120

165

17

Cử nhân nữ hộ sinh

12

40

52

18

Cử nhân KT y học

15

40

55

19

Y sĩ y học dự phòng

80

60

140

20

Y sĩ y học dân tộc

30

20

50

21

Y sĩ sản nhi

30

20

50

 

Tổng số

601

982

1.583

 

PHỤ LỤC 6

DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Số TT

Các chỉ tiêu

 

2008

2009

2010

2020

Ghi chú

1

Tổng nguồn lao động

535.278

548.056

567.620

618.857

 

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

31

33

35

60

 

3

Tổng lao động qua đào tạo

165.936

180.858

196.291

371.314

 

4

Hằng năm đào tạo

13.459

14.041

14.622

20.432

 

5

Đại học, cao đẳng

1.050

1.050

800

800

 

6

Trung cấp chuyên nghiệp

950

950

950

950

 

7

Dạy nghề cao đẳng và trung cấp

500

1.030

1.030

1.648

 

8

Dạy nghề sơ cấp

7.440

8.040

8.340

13.344

 

9

Chuyển giao công nghệ

3.519

2.971

3.502

14.899

 

 

PHỤ LỤC 7

DỰ BÁO NHU CẦU VỀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG.
(kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2020)

Số TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2010

2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

Ghi chú

2006-2010

2011-2020

1

Dân số trung bình

Người

807.796

858.640

956.502

1,23

1,09

 

 

Tỷ lệ tăng tự  nhiên

%

1,31

1,16

0,90

-

-

 

2

Số người trong độ tuổi lao động

Người

499.500

557.620

618.857

1,8

1,2

 

 

Tỷ lệ so dân số

%

61,84

64,95

64,70

-

-

 

3

Lao động làm việc trong các ngành KTXH

Người

407.457

460.037

511.795

1,7

1,3

 

 

Tỷ lệ so số người trong độ tuổi lao động

%

81,60

82,50

82,70

-

-

 

4

Tỷ lệ lao động được đào tạo

%

25

35

60

-

-

 

5

Số người từ 0 đến dưới 3 tuổi

Người

41.990

41.123

39.073

-0,4

-0,5

 

6

Số người trong độ tuổi từ 3-5 tuổi

Người

41.532

41.223

38.989

-0,1

-0,6

 

 

Trong đó số người 5 tuổi

Người

13.632

13.772

13.008

-0,1

-0,6

 

7

Số người trong độ tuổi từ 6-10 tuổi

Người

72.180

69.571

67.890

-0,1

-0,4

 

8

Số người trong độ tuổi từ 11-14 tuổi

Người

61.161

57.894

54.878

-1,4

-0,5

 

9

Số người trong độ tuổi từ 15-17 tuổi

Người

47.955

45.963

41.783

-0,8

-1,2

 

10

Số người trong độ tuổi từ 16-20 tuổi

Người

86.493

76.117

69.029

-1,26

-1,02

 

 

PHỤ LỤC VIII

DỰ ÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2010 và định hướng 2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nguồn vốn

Tổng nguồn

 

2008-2010

2011-2020

I

Dự báo kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước

 

Tổng nguồn

23.151,5

8.324,4

14.827,1

1

Ngân sách Trung ương phân bổ

15.120

4.590

10.530

2

Ngân sách tỉnh

8.031,5

3.734,4

4.297,1

II

Dự báo kinh phí đào tạo theo Chương trình MêKông 50 Bạc Liêu

 

Tổng nguồn

35.200

16.000

19.200

1

Ngân sách tỉnh

35.200

16.000

19.200

III

Dự báo kinh phí đào tạo dạy nghề, cao đẳng và trung cấp

 

Tổng nguồn

25.248

15.360

9.888

1

Ngân sách tỉnh

12.624

7.680

4.944

2

Thu từ người học

12.624

7.680

4.944

IV

Dự báo kinh phí đào tạo dạy nghề sơ cấp

 

Tổng nguồn

55.746

35.730

20.016

1

Ngân sách Trung ương

22.298,4

14.292

8.006,4

2

Ngân sách tỉnh

5.574,6

3.573

2.001,6

3

Thu từ người học

27.873

17.865

10.008

V

Dự báo kinh phí đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế

 

Tổng nguồn

63.868

19.972

43.896

1

Ngân sách Trung ương

27.500

7.500

20.000

2

Ngân sách tỉnh

21.600

5.400

16.200

3

Thu từ người học

14.768

7.072

7.696

VI

Dự báo kinh phí đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và phổ thông

 

Tổng nguồn

58.156,92

31.980,42

26.176,5

1

Ngân sách Trung ương

19.000

8.000

11.000

2

Ngân sách tỉnh

34.956,92

22.780,42

12.176,5

3

Thu từ người học

4.200

1.200

3.000

VII

Dự báo kinh phí đào tạo trên chuẩn cho giáo viên mầm non và phổ thông

 

Tổng nguồn

94.089,6

35.856

58.233,6

1

Ngân sách Trung ương

26.000

6.000

20.000

2

Ngân sách tỉnh

63.739,6

28.656

35.083,6

3

Thu từ người học

4.350

1.200

3.150

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 355.460.020.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 109.918.400.000 đồng;

- Ngân sách tỉnh: 181.726.620.000 đồng;

- Thu từ người học: 63.815.000.000 đồng.

*Giai đoạn từ 2008 - 2010: 163.222.820.000 đồng.

- Ngân sách Trung ương: 40.382.000.000 đồng;

- Ngân sách tỉnh: 87.823.820.000 đồng;

- Thu từ người học: 35.017.000.000 đồng.

Giai đoạn từ 201 - 2020: 192.237.200.000 đồng.

- Ngân sách Trung ương: 69.536.400.000 đồng;

- Ngân sách tỉnh: 93.902.800.000 đồng;

- Thu từ người học: 28.798.000.000 đồng.