Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Số hiệu: | 1109/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu | Người ký: | Nguyễn Khắc Chử |
Ngày ban hành: | 22/09/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1109/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 22 tháng 9 năm 2011. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG CAO SU ĐẠI ĐIỀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 05/11/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 145/2008/NQ-HĐND , ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về Chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015;
Thực hiện Thông báo số 282-TB/TU ngày 19/8/2011 của Tỉnh ủy Lai Châu thông báo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền tỉnh Lai Châu đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 388/TTr-SNN, ngày 12 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền tỉnh Lai Châu đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
1. Quy hoạch phát triển cây cao su thành vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
2. Chỉ quy hoạch phát triển cây cao su ở những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cao su. Phát triển cao su trên diện tích chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.
3. Quy hoạch phát triển cây cao su phải trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; gắn với việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư kết cấu hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư trong vùng cao su, đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất cao su, góp phần ổn định đời sống, xoá đói, giảm nghèo bền vững.
4. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước, để đảm bảo sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
1. Về diện tích: Đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 25.000 - 30.000 ha cao su, cụ thể:
- Giai đoạn 2008 - 2010: diện tích cao su đã trồng được 5.797 ha.
- Giai đoạn 2011 - 2015: trồng mới khoảng 14.000 ha.
- Giai đoạn 2016 - 2020: trồng mới khoảng 10.000 ha.
2. Về sản phẩm: Đến năm 2015 có 900 ha cao su được khai thác mủ, sản lượng khai thác đạt khoảng 1.000 tấn; Đến năm 2020 có trên 11.000 ha cao su được khai thác mủ, sản lượng khai thác đạt trên 13.000 tấn.
3. Về giải quyết việc làm: Tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 20.000 lao động trong tỉnh trực tiếp trồng, chăm sóc, chế biến cao su và các hoạt động dịch vụ phát triển cao su.
1. Về quỹ đất trồng cao su
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 25.000 - 30.000 ha cao su đại điền, cần quy hoạch các xã có tổng diện tích tự nhiên là 126.664 ha, diện tích vùng quy hoạch là 65.500 ha đất nông, lâm nghiệp đủ tiêu chuẩn trồng cao su, đã giao và chưa giao cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức, gồm:
- Đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất: Đất rừng trồng chất lượng kém, khoanh nuôi tái sinh không thành rừng; đất có rừng tự nhiên (trạng thái IIa, IIb, IIIa1) chất lượng kém, với diện tích nhỏ, manh mún trong vùng quy hoạch;
- Đất chưa sử dụng trạng thái Ia (đất trống, trảng cỏ), Ib (đất trống có cây bụi), Ic (đất trống có cây gỗ rải rác), đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn trồng cao su.
- Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm hiệu quả kinh tế thấp;
2. Định hướng quy hoạch trồng cao su ở các tiểu vùng
Vùng quy hoạch phát triển cao su đại điền của tỉnh nằm trên địa bàn 36 xã, thị trấn thuộc 5 huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Tân Uyên, Than Uyên. Chia làm các tiểu vùng như sau:
a) Tiểu vùng I: Quy hoạch diện tích 26.000 ha trên địa bàn 10 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ gồm: Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Nậm Cuổi, Căn Co, Noong Hẻo, Nậm Hăn, Nậm Mạ, Pu Sam Cáp và một phần xã Tả Ngảo để trồng 11.500 ha cao su.
b) Tiểu vùng II: Quy hoạch diện tích 3.000 ha trên địa bàn 05 xã thuộc lưu vực sông Nậm Na huyện Phong Thổ gồm: Mường So, Nậm Xe, Khổng Lào, Hoang Thèn và Huổi Luông để trồng 1.600 ha cao su.
c) Tiểu vùng III: Quy hoạch diện tích 14.000 ha trên địa bàn 10 xã thuộc lưu vực sông Nậm Na huyện Sìn Hồ gồm: Chăn Nưa, Lê Lợi, Pú Đao, Xà Dề Phìn, Pa Tần, Nậm Ban, Tủa Sín Chải, Làng Mô, Tả Phìn, Hồng Thu để trồng 6.500 ha cao su.
d) Tiểu vùng IV: Quy hoạch diện tích 15.000 ha trên địa bàn 06 xã huyện Mường Tè, gồm các xã: Nậm Hàng, Nậm Manh, Mường Mô, Kan Hồ, Nậm Khao và Mường Tè để trồng 7.000 ha cao su.
đ) Tiểu vùng V: Quy hoạch diện tích 7.000 ha trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Tân Uyên: xã Pắc Ta; huyện Than Uyên: xã Phúc Than, Mường Than, Mường Cang và thị trấn Than Uyên để trồng 3.400 ha cao su.
Riêng đối với tiểu vùng V cần được trồng khảo nghiệm và có đánh giá kết luận trước khi tổ chức thực hiện trồng đại trà.
3. Định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng vùng cao su và công nghiệp chế biến
Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây cao su: Về quy mô, địa điểm đầu tư, thiết bị công nghệ do các doanh nghiệp xem xét, lựa chọn và có thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định phê duyệt theo quy định. Dự kiến quy hoạch như sau:
- Hệ thống giao thông đến vùng quy hoạch và trong vùng quy hoạch: 300 km.
- Nhà đội và nhà ở công nhân: 60 nhà.
- Nông trường: 15 nông trường
- Làng công nhân: 15 làng công nhân
- Vườn ươm cố định: 15 vườn.
- Nhà máy chế biến: quy hoạch xây dựng 07 nhà máy chế biến mủ cao su, dự kiến như sau:
+ Tại tiểu vùng I (khu vực vùng thấp huyện Sìn Hồ): gồm 02 nhà máy:
Nhà máy chế biến mủ cho nông trường Nậm Cha, Nậm Tăm, Ma Quai.
Nhà máy chế biến mủ cho nông trường Nậm Cuổi, Căn Co, Noong Hẻo, Nậm Hăn.
+ Tại tiểu vùng II huyện Phong Thổ, gồm 01 nhà máy chế biến mủ cho nông trường Hoang Thèn, Huổi Luông, Mường So.
+ Tại tiểu vùng III (khu vực dọc sông Nậm Na huyện Sìn Hồ): gồm 01 nhà máy chế biến mủ cho nông trường Chăn Nưa, Lê Lợi.
+ Tại tiểu vùng IV huyện Mường Tè, gồm 02 nhà máy chế biến mủ cho nông trường Nậm Hàng, Nậm Khao.
+ Tại tiểu vùng V huyện Tân Uyên, Than Uyên, gồm 01 nhà máy chế biến mủ cho nông trường Than Uyên.
4. Vốn đầu tư, hỗ trợ của tỉnh
a) Khái toán vốn đầu tư, hỗ trợ
Tổng mức đầu tư, hỗ trợ cho trồng 24.203 ha cao su đại điền từ năm 2011 đến năm 2020 là 520.272 triệu đồng. Trong đó:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 322.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ khác: 198.272 triệu đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ
- Lồng ghép các chương trình, dự án như Chương trình di dân tái định cư các thuỷ điện, sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi,... để đầu tư phát triển hạ tầng vùng cao su: 322.000 triệu đồng, gồm các nội dung chính sau:
+ Xây dựng đường giao thông đến vùng quy hoạch và trong vùng quy hoạch.
+ Xây dựng nhà ở công nhân.
+ Đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng khác.
- Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 198.272,0 triệu đồng, tập trung vào một số hạng mục chính:
+ Chi phí cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân góp đất trồng cao su.
+ Hỗ trợ cho các hộ gia đình chuyển đổi đất, góp đất vào Doanh nghiệp để trồng cao su.
+ Hỗ trợ lao động trồng cao su.
+ Hỗ trợ khác
c) Phân kỳ vốn hỗ trợ, đầu tư
- Năm 2011: 79.953,0 triệu đồng.
- Năm 2012: 87.953,0 triệu đồng.
- Năm 2013: 91.881,0 triệu đồng.
- Năm 2014: 91.881,0 triệu đồng.
- Năm 2015: 85.975,0 triệu đồng.
- Từ năm 2016 đến năm 2020: 82.629,0 triệu đồng.
1. Giải pháp về đất đai trồng cao su
- Về cơ chế hợp tác, góp đất và hưởng lợi từ trồng cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và UBND tỉnh xem xét, thống nhất quyết định.
- Loại đất được chuyển đổi, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp để trồng cao su: Thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đất đai của Trung ương và của tỉnh.
2. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư
a) Vốn hỗ trợ, đầu tư của tỉnh
- Về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng cao su: Trong khi chờ Quy định cụ thể của Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển cao su cho các tỉnh miền núi phía Bắc và hoàn thiện quy định của tỉnh: tiếp tục thực hiện chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 30/9/2008 của UBND tỉnh Lai Châu.
- Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Chính sách khác: trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án như Chương trình di dân tái định cư các công trình thuỷ điện, sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi,... đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu vùng cao su, nhất là giao thông, điện, nước, nhà ở, y tế, giáo dục,...
Ngoài ra vùng cao su được hưởng chính sách hỗ trợ, đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật.
b) Vốn của doanh nghiệp
c) Vốn vay tín dụng
3. Giải pháp về kỹ thuật và khoa học công nghệ
a) Giải pháp về giống
Các Doanh nghiệp trồng cao su chủ động lựa chọn, bố trí cơ cấu giống hợp lý, có năng suất mủ cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng tiểu vùng tại địa phương, đảm bảo việc cung ứng kế hoạch giống trồng hàng năm.
Về vườn ươm cây giống gốc: Doanh nghiệp trồng cao su là đầu mối sản xuất, cung ứng và xây dựng vườn giống gốc.
b) Giải pháp về kỹ thuật
Trước mắt, các Doanh nghiệp trồng cao su áp dụng quy trình kỹ thuật chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Giao Doanh nghiệp trồng cao su chủ trì, cùng với các cơ quan chuyên môn của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và của tỉnh xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ
Trong quá trình triển khai dự án các kết quả khảo nghiệm giống, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được ứng dụng kịp thời vào việc xác định giống cây trồng có khả năng đem lại kết quả tốt và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp.
Tăng cường biện pháp bảo vệ phòng chống cháy, phòng chống sâu bệnh và gia súc phá hoại; Có các giải pháp về chống xói mòn để đảm bảo canh tác bền vững trên đất dốc. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của ngành bảo vệ thực vật trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây cao su và các loại cây trồng khác xen canh.
Doanh nghiệp trồng cao su lựa chọn, sử dụng các công nghệ tiên tiến, các thiết bị hiện đại cả trong dây chuyền chế biến cũng như xử lý chất thải nhằm tận dụng tối đa sản phẩm mủ đạt khối lượng và chất lượng tốt đồng thời đảm bảo pháp luật bảo vệ môi trường.
Mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình điểm,… để phổ cập tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công nhân và người dân.
4. Giải pháp về lao động
Về nguồn lao động: Sử dụng và phát huy tổng hợp lực lượng lao động của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có một bộ phận là công nhân được Doanh nghiệp trồng tuyển dụng, ưu tiên lao động của các hộ gia đình góp đất trồng cao su, đồng thời sử dụng lao động hợp đồng theo mùa vụ, thuê khoán nhân công tại chỗ.
Trên cơ sở quỹ đất được giao, thuê, các Doanh nghiệp trồng cao su chủ động phối hợp với UBND các cấp để bố trí sắp xếp lại dân cư, thành lập làng công nhân nhằm ổn định cuộc sống người dân, đồng thời tăng cường lực lượng lao động tại chỗ gắn với trồng và chăm sóc cây cao su.
5. Giải pháp về tuyên truyền vận động
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng dự án tham gia chuyển đổi, góp đất vào Doanh nghiệp để trồng cao su và tham gia làm công nhân của Doanh nghiệp hoặc tham gia nhận khoán khai hoang làm đất trồng cao su.
- Tăng cường phối hợp với các ngành, các đoàn thể, nhân dân đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chủ trương phát triển cao su trên địa bàn. Tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ về hiệu quả cũng như việc thực hiện phát triển cây cao su trên địa bàn là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh.
6. Cơ chế quản lý
Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền của tỉnh, hàng năm giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và MT, UBND các huyện có trồng cao su và các Công ty Cổ phần cao su Lai Châu tổng hợp, lập kế hoạch trồng cao su, kế hoạch chuyển đổi đất và kế hoạch vốn hỗ trợ chương trình phát triển cao su của tỉnh, báo cáo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh quyết định và triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
7. Tiêu thụ sản phẩm
Công ty, doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tìm đầu ra thu mua, tiêu thụ hết số mủ cao su do các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất ra trên địa bàn.
1. Đối với các cơ quan quản lý
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Rà soát bổ sung quy hoạch cao su vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh; Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành Chương trình phát triển cao su trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi, thanh lý rừng kém hiệu quả chuyển sang trồng cao su, hướng dẫn kỹ thuật, định mức hỗ trợ trồng xen canh cây họ Đậu, lúa nương vào nương cao su,...
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tổ chức thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; xây dựng hướng dẫn về trình tự, thủ tục góp đất vào doanh nghiệp trồng cao su,...
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển cao su; cân đối nguồn kinh phí hàng năm cho Chương trình phát triển cao su theo kế hoạch được UBND tỉnh duyệt; lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng trồng và phát triển cây cao su.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ cho Chương trình phát triển cây cao su của tỉnh; cân đối nguồn hỗ trợ đầu tư đáp ứng theo yêu cầu kế hoạch phát triển cao su hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, ứng vốn, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển cây cao su, ...
- Uỷ ban nhân dân các huyện trong vùng phát triển cây cao su: Là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp Chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn, làm đầu mối giải quyết các thủ tục về đất đai, bố trí đất ở cho các hộ di chuyển, chỉ đạo các phòng chuyên môn cùng UBND các xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động, tuyên truyền các đối tượng tham gia góp đất chuyển sang trồng cao su; rà soát, kê khai, đo đạc, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất, lập phương án thu hồi, góp đất, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi đất chuyển sang trồng cao su; làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tham gia góp đất, chuyển đổi sang trồng cao su.
- Các tổ chức, đoàn thể: Trên cơ sở kế hoạch giao hàng năm, các tổ chức đoàn thể tham gia phối kết hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương trong việc vận động, tuyên truyền quần chúng thực hiện Chương trình phát triển cây cao su.
2. Đối với các Doanh nghiệp trồng cao su
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển cao su được UBND tỉnh phê duyệt, các Doanh nghiệp trồng cao su xây dựng dự án, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư theo quy định hiện hành.
3. Đối với các tổ chức ngoài quốc doanh khác, các hộ gia đình, cá nhân
Đối với người dân và các Doanh nghiệp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: có trách nhiệm chấp hành tốt Điều lệ của Doanh nghiệp và của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, pháp luật Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác của Doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cây cao su, bảo vệ các công trình của Doanh nghiệp và Nhà nước đầu tư,...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; Tổng Giám đốc các Công ty Cổ phần cao su Lai Châu, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu II và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2018 về xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 20/06/2018 | Cập nhật: 25/06/2018
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 01/06/2015 | Cập nhật: 02/06/2015
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 03/06/2009 | Cập nhật: 17/06/2009
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 02/12/2010
Nghị quyết 145/2008/NQ-HĐND phê duyệt chính sách hỗ trợ nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 20/11/2014
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định việc giao đất có thu tiền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc đất ở cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình Ban hành: 19/12/2008 | Cập nhật: 19/12/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Ban hành: 21/11/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Y tế Ban hành: 14/11/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 20/09/2010
Nghị quyết 145/2008/NQ-HĐND về chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 ban hành Ban hành: 05/12/2008 | Cập nhật: 10/03/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 417/2004/QĐ-UB về Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 04/11/2008 | Cập nhật: 05/11/2014
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 05/09/2008 | Cập nhật: 30/09/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy định tạm thời chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 30/09/2008 | Cập nhật: 11/12/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 29/09/2008 | Cập nhật: 10/10/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình ghi công liệt sĩ tỉnh Cà Mau Ban hành: 03/10/2008 | Cập nhật: 20/05/2017
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn ao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và hạn mức tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 11/08/2008 | Cập nhật: 13/08/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND Quy định về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 14/10/2008 | Cập nhật: 27/04/2011
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm học thêm do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 09/09/2008 | Cập nhật: 19/02/2011
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND bổ sung giá đất ở tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 24/07/2008 | Cập nhật: 15/02/2011
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 26/08/2008 | Cập nhật: 18/09/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông kèm theo Quyết định 25/2007/QĐ-UBND Ban hành: 21/07/2008 | Cập nhật: 31/08/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về định mức phụ cấp hàng tháng cho lực lượng bảo vệ dân phố tại các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 04/08/2008 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy chế mua hàng miễn thuế tại Khu thương mại công nghiệp Tịnh Biên Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 18/07/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 28/11/2009
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 93/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 30/03/2011
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND đặt tên một số đường trên địa bàn thị xã Bạc Liêu (giai đoạn II) và thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân Ban hành: 25/07/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Nghị quyết 145/2008/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính xã Phú Mỹ (huyện Phù Ninh) và xã Thanh Vân (huyện Thanh Ba), để thành lập đơn vị hành chính mới Ban hành: 22/07/2008 | Cập nhật: 04/11/2014
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Quy định định mức chi đối với Đề tài, Dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 17/07/2008 | Cập nhật: 13/04/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định mức thu phí vệ sinh rác thải trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 08/07/2008 | Cập nhật: 29/09/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 09/06/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 20/06/2008 | Cập nhật: 25/07/2009
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 49/2007/QĐ-UBND về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 25/06/2008 | Cập nhật: 23/03/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về giá tính thuế tài nguyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 01/07/2008 | Cập nhật: 04/09/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về việc bãi bỏ một số nội dung lệ phí hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 28/04/2008 | Cập nhật: 06/08/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/05/2008 | Cập nhật: 20/05/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định chế độ, tiêu chuẩn đối với lực lượng dân quân tự vệ và phụ cấp trách nhiệm quản lý của cán bộ dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 21/05/2008 | Cập nhật: 02/07/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghiệp Long Giang, tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 12/06/2008 | Cập nhật: 21/06/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND ban hành Đơn giá bồi thường nhà, các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 22/04/2008 | Cập nhật: 16/04/2010
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với loại tài nguyên là đất, cát, đá, sỏi, nước ngầm, lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên và cá tự nhiên do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 08/05/2008 | Cập nhật: 20/01/2011
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, trật tự công cộng tại lực lượng công an cấp xã Ban hành: 25/03/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND phê duyệt giá thóc làm căn cứ tính và thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và nhà đất bằng tiền thay thóc năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 24/03/2008 | Cập nhật: 28/07/2012
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 11/01/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về thành lập Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 15/07/2015
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng và trợ cấp trang phục hàng năm đối với lực lượng dân quân trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/03/2008 | Cập nhật: 02/04/2008
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về hợp nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công Thương tỉnh Hải Dương Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định chế độ, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 kèm theo Quyết định 56/2006/QĐ-UBND Ban hành: 11/04/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách cho lực lượng bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 25/02/2008 | Cập nhật: 18/03/2008
Quyết định 87/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 – 2020 Ban hành: 20/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 750/2006/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý - Kinh doanh Hà Nội Ban hành: 19/05/2006 | Cập nhật: 03/06/2006