Quyết định 104/2009/QĐ-UBND về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 104/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Trịnh Duy Hùng |
Ngày ban hành: | 24/09/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2009/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2009 |
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Quy định quản lý SX,KD rau, quả và chè an toàn”;
Căn cứ Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 của UBND Thành phố ban hành Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn thành phố Hà Nội 2009-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình 215/TTr-SNN ngày 19/8/2009 về việc ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1301/STP-VBPQ ngày 31/7/2009 về góp ý dự thảo văn bản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh Rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 130/2004/QĐ-UB ngày 20/8/2004 của UBND Thành phố ban hành “Quy định tạm thời về quản lý sản xuất, kinh doanh Rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp; Giám đốc Công an Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn (RAT); thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. RAT là sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng Nitrat (NO3-), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo quy định hiện hành của nhà nước (tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP).
2. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam gọi tắt VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
3. Quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là IPM) là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Điều 3. Điều kiện sản xuất RAT
3.1. Nhân lực:
a. Người sản xuất phải được huấn luyện, đào tạo qua các lớp huấn luyện IPM rau (nếu sản xuất theo VietGAP thì phải được huấn luyện về kỹ thuật sản xuất RAT theo VietGAP) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đào tạo và cấp Giấy chứng nhận.
b. Người sản xuất phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
c. Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
3.2. Đất trồng và giá thể:
a. Vùng đất sản xuất RAT phải ở trong Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất RAT. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn.
b. Giá thể sản xuất RAT phải làm từ những vật liệu an toàn, phù hợp với sản xuất rau, không bị nhiễm bẩn, không được pha trộn các loại hóa chất và phân bón độc hại, ngoài danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam.
c. Hàm lượng một số kim loại trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất phải dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện hành. Trường hợp có kim loại trong đất vượt ngưỡng cho phép thì phải được cơ quan chuyên môn lấy mẫu rau đại diện để kiểm tra kim loại nặng đó trong rau. Nếu hàm lượng kim loại nặng trong rau dưới mức quy định tối đa cho phép thì vẫn công nhận vùng đất đó đảm bảo để sản xuất RAT nhưng định kỳ hàng năm phải lấy mẫu rau phân tích kiểm tra.
3.3. Nước tưới:
a. Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới rau.
b. Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất nằm dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện hành.
c. Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người theo quy định hiện hành.
3.4. Phân bón:
a. Chỉ sử dụng phân hữu cơ hoại mục, tuyệt đối không được sử dụng phân tươi. Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng, ruộng để bón, tưới cho rau.
b. Sử dụng hợp lý, cân đối tỷ lệ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo quy định cụ thể trong quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
5. Thuốc BVTV:
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh hoạt. Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc hóa học có độ độc cao và thuốc BVTV cấm. Hạn chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng trên rau. Đảm bảo thời gian cách ly theo quy định trên nhãn thuốc khi thu hái sản phẩm.
3.6. Quy trình sản xuất RAT:
Người sản xuất RAT phải tuân thủ Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với từng loại rau. Trường hợp loại rau chưa được ban hành Quy trình thì áp dụng tương tự theo Quy trình sản xuất RAT của loại rau khác cùng nhóm.
3.7. Người sản xuất phải thực hiện nghiêm túc Quy trình sản xuất RAT và cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 4. Điều kiện sơ chế, chế biến rau an toàn
4.1. Vị trí, thiết kế nhà xưởng sơ chế, chế biến; dụng cụ sơ chế, chế biến; phương tiện vận chuyển RAT phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng rau.
4.2. Rau cung cấp cho sơ chế, chế biến phải được lấy từ cơ sở đủ điều kiện sản xuất RAT hoặc cơ sở được chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP. Trường hợp mua nguyên liệu rau để sơ chế, chế biến thì phải có Hợp đồng thu mua rau với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, Giấy chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP.
4.3. Người trực tiếp tham gia thực hiện Quy trình sơ chế, chế biến RAT phải được tập huấn về các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh RAT, vệ sinh an toàn thực phẩm. Được khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
4.4. Nước dùng rửa rau trong sơ chế, chế biến phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho con người theo quy định hiện hành.
4.5. Nhà kho bảo quản rau phục vụ chế biến phải đảm bảo theo quy định: khô sạch, thông thoáng, xa nguồn gây ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại. Bao bì bảo quản rau kín và bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ.
4.6. Sản phẩm rau sau khi sơ chế, chế biến phải được bao gói trong bao bì hợp vệ sinh, chất liệu không gây ô nhiễm, có nhãn mác, niêm phong ghi rõ thông tin của nhà sản xuất (tên, địa chỉ, điện thoại, thương hiệu, hạn sử dụng).
4.7. Cơ sở sơ chế, chế biến phải có bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình sơ chế, chế biến RAT. Có hồ sơ ghi chép quá trình sơ chế, chế biến.
4.8. Rau sau khi sơ chế, chế biến được đóng gói, bao gì và có nhãn mác bằng tem hoặc mã vạch đã đăng ký.
Điều 5. Điều kiện kinh doanh RAT.
5.1. Đối với tổ chức, cá nhân mở cửa hàng, quầy hàng, đại lý kinh doanh RAT phải thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời phải có các điều kiện sau đây:
a. Địa điểm kinh doanh: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với chủ sở hữu địa điểm hoặc hợp đồng thuê địa điểm tối thiểu 1 năm. Có đầy đủ các trang thiết bị và dụng cụ phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng RAT do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c. Có hợp đồng cung ứng rau với cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT hoặc sản xuất RAT theo VietGAP (có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện RAT, Giấy chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP hoặc Thông báo tiếp nhận bản công bố RAT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất). Phải có hóa đơn hoặc phiếu nhập, xuất RAT hàng ngày ghi đầy đủ các thông tin về chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian nhập xuất hàng.
d. Sản phẩm RAT phải có bao bì, nhãn mác và niêm phong theo quy định. Trên bao bì hoặc nhãn sản phẩm phải có đủ các thông tin: Tên, địa chỉ của nhà sản xuất rau; …(Khuyến khích in mã số, mã vạch; logo VietGAP; logo, thương hiệu của nhà sản xuất, của tổ chức chứng nhận và các thông tin khác trên bao bì hoặc nhãn).
e. Người trực tiếp bán hàng không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
g. Niêm yết giá bán rõ ràng và thực hiện bán theo giá niêm yết.
5.2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh RAT theo hình thức cung ứng trực tiếp cho khách hàng hoặc bán buôn tại chợ đầu mối phải có các điều kiện sau đây:
a. Có Giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT (nếu tự sản xuất) hoặc có Hợp đồng thu mua rau với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, sản xuất RAT theo VietGAP.
b. Có Hóa đơn nhập, xuất RAT hàng ngày ghi rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc RAT và thời gian nhập, xuất.
c. Sản phẩm RAT phải có bao bì, thùng chứa, dây buộc,… được niêm phong và vận chuyển trên phương tiện hợp vệ sinh.
5.3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu RAT phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Trường hợp rau không xuất khẩu được và đưa vào lưu thông trong nước thì phải tuân thủ các yêu cầu quản lý của Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
5.4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu RAT để tiêu thụ trong nước phải tuân thủ các yêu cầu quản lý của Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
6.1. Thanh tra, kiểm tra:
a. Sở Nông nghiệp và PTNT: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, các quy định về sơ chế RAT. Kiểm tra chất lượng RAT ở các khâu từ sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT theo quy định.
b. Sở Công thương: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh RAT của các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội;
c. Sở Y tế: thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng RAT ở các cơ sở chế biến, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6.2. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vi phạm các quy định trong “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ bị xử lý theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các quy định khác của pháp luật hiện hành.
7.1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
- Báo cáo, trình UBND Thành phố về Quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung và các Dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh RAT tại địa phương;
- Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và kinh doanh RAT;
- Ban hành Quy trình sản xuất RAT phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
- Đào tạo, tập huấn sản xuất, sơ chế, bảo quản RAT, thông tin tuyên truyền góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh RAT;
- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định các điều kiện và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí phục vụ công tác tổ chức thực hiện “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt;
- Tổng kết hàng năm về tình hình triển khai, kết quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, đồng thời đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các quy định khi không còn phù hợp, báo cáo kịp thời UBND Thành phố để xem xét, giải quyết.
7.2. Sở Công thương:
Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT cho các cửa hàng, quầy hàng RAT; Quản lý hoạt động kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7.3. Sở Y tế:
Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến RAT; Quản lý chất lượng RAT tại các cơ sở chế biến, chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7.4. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”; đồng thời chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT tại địa phương và cơ sở.
- Căn cứ nội dung “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015”; xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách hàng năm để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, sơ chế, tiêu thụ RAT trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, tiêu thụ RAT trên địa bàn theo Quy định này.
- Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng mạng lưới bán thực phẩm an toàn trên địa bàn quận, huyện, thị xã và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thực phẩm an toàn theo quy định.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này; đề xuất, báo cáo về UBND Thành phố xem xét, giải quyết.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh RAT) phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT theo quy định. Sau khi được công nhận, phải thực hiện đúng chất lượng đăng ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/08/2019 | Cập nhật: 08/11/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” giai đoạn 2019-2021 và năm 2019 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 09/08/2019 | Cập nhật: 21/03/2020
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bưu chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Ban hành: 21/12/2018 | Cập nhật: 08/04/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở và lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng Ban hành: 13/12/2018 | Cập nhật: 12/04/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Đắk Nông Ban hành: 14/12/2018 | Cập nhật: 14/03/2019
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 09/11/2018 | Cập nhật: 26/12/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ Lịch sử tỉnh Quảng Trị Ban hành: 10/09/2018 | Cập nhật: 16/10/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 30/11/2017 | Cập nhật: 20/12/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Ban hành: 24/10/2017 | Cập nhật: 24/11/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 20/07/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 02/12/2016
Quyết định số 2083/QĐ-UBND năm 2013 về đổi tên Trung tâm Công tác xã hội trẻ em thành phố Cần Thơ thành Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Cần Thơ Ban hành: 12/07/2013 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo vận động Quỹ nhân đạo tỉnh Bình Phước Ban hành: 10/10/2012 | Cập nhật: 20/08/2018
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương chương trình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/06/2011 | Cập nhật: 18/08/2011
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 05/05/2009 | Cập nhật: 12/05/2009
Quyết định 99/2008/QĐ-BNN về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn Ban hành: 15/10/2008 | Cập nhật: 22/10/2008
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2008 về nâng mức kinh phí xây nhà tình nghĩa và nhà đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 20/06/2008 | Cập nhật: 27/09/2017
Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 13/11/2007 | Cập nhật: 07/12/2007
Quyết định 130/2004/QĐ-UB về quy định ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản Ban hành: 28/12/2004 | Cập nhật: 05/02/2018
Quyết định 130/2004/QĐ-UB về thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Ban hành: 03/12/2004 | Cập nhật: 29/06/2018
Quyết định 130/2004/QĐ-UB Quy định tạm thời về quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 20/08/2004 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 130/2004/QĐ-UB ban hành Quy định về phân cấp và ủy quyền quản lý đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 14/05/2004 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 130/2004/QĐ-UB điều chỉnh thay thế danh mục dự án trong kế hoạchvốn vay chương trình kích cầu thông qua đầu tư của Thành phố kèm theo Quyết định 109/2002/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/05/2004 | Cập nhật: 19/11/2010
Quyết định 130/2004/QĐ-UB về đổi tên Trường Trung học Phổ thông Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ thành Trường Trung học Phổ thông Thốt Nốt thành phố Cần Thơ Ban hành: 12/01/2004 | Cập nhật: 09/07/2014