Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 2083/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trịnh Duy Hùng
Ngày ban hành: 05/05/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 2083/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2009 - 2015”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, chè an toàn đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn;
Căn cứ Chỉ thị số 25/2007/CT-UBND ngày 04/12/2007 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp UBND Thành phố ngày 20/02/2009 về Đề án sản xuất, tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 67/TTr-SNN ngày 07/4/2009 về việc xin phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch Kiến trúc, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc và Thủ trưởng các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- VPUB: các PVP, các phòng CV, TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Duy Hùng

 

ĐỀ ÁN

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội)

Phần 1.

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng Thủ đô. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số nông dân vẫn chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn, nên chất lượng rau chưa đảm bảo, đặc biệt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khác, mạng lưới kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn (RAT) hiện tại chưa được quản lý tốt, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Thủ đô.

Để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong những năm tới, đưa công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT của Thành phố dần đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm RAT cho nhân dân Thủ đô; việc xây dựng Đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015” là rất cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án.

- Chỉ thị 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.

- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn”.

- Chương trình 02/Ctr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Chỉ thị số 25/2007/CT-UBND ngày 4/12/2007 của UBND Thành phố về việc “Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội”.

- Quyết định 7215/QĐ-UB ngày 01/11/2005 của UBND Thành phố phê duyệt đề cương đề án thực hiện chương trình “Quản lý và chỉ đạo sản xuất RAT diện rộng tại các xã vùng rau ngoại thành Hà Nội”.

Phần 2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU VÀ RAT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Về sản xuất rau, rau an toàn (RAT).

Thành phố Hà Nội có diện tích sản xuất rau trên 11.650 ha; phân bố ở 22 quận, huyện, thành phố trực thuộc; trong đó diện tích chuyên rau là 5.048 ha (hệ số quay vòng bình quân 3,5 vụ/năm), diện tích rau không chuyên là 6.602 ha (hệ số quay vòng bình quân 1,5 vụ/năm). Hiện tại, diện tích sản xuất rau theo Quy trình RAT của Thành phố (Quyết định số 1934/QĐ-SKHCN&MT và số 1938/QĐ-SKHCN&MT của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường), có cán bộ kỹ thuật của Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ đạo, giám sát là 2.105 ha (đạt 18%).

Hiện tại, chủng loại rau được sản xuất trên địa bàn Hà Nội khoảng trên 40 loại. Năng suất rau đại trà bình quân đạt 20,5 tấn/ha/vụ; năng suất rau được sản xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 19,5 tấn/ha/vụ. Tổng sản lượng rau của toàn Thành phố đạt xấp xỉ 569.802 tấn/năm; có khả năng đáp ứng được 60% nhu cầu rau xanh (trong đó sản lượng rau được sản xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 131.770 tấn/năm, đáp ứng được 14% nhu cầu). Còn 40% lượng rau từ các địa phương khác cung ứng.

Toàn Thành phố có 22 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ với tổng diện tích 90 ha; trong đó một số mô hình đạt hiệu quả cao và đang phát triển tốt như: mô hình tại xã Vân Nội (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì), xã Giang Biên (Long Biên).

Hiệu quả sản xuất rau từng bước được cải thiện. Giá trị thu được bình quân từ sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an toàn đạt 200 – 250 triệu đồng/ha/năm, lãi trung bình 80 – 100 triệu đồng/ha/năm. Một số vùng được đầu tư hạ tầng khép kín và ứng dụng khoa học kỹ thuật, mức lãi đạt cao hơn từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm; cá biệt một số ít diện tích sản xuất rau ăn lá ngắn ngày và rau cao cấp đạt mức lãi cao hơn, khoảng 300 – 350 triệu đồng/ha/năm (xã Lĩnh Nam, xã Vân Nội).

2. Về hiện trạng sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xúc tiến thương mại RAT

Toàn Thành phố có 25 cơ sở sơ chế, 03 cơ sở chế biến rau công suất nhỏ (từ 100 – 1.000 kg/cơ sở/ngày). Có 122 cửa hàng bán RAT (đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT); 08 chợ đầu mối bán buôn rau (trong đó có 1 chợ có ngăn khu vực bán RAT); 395 chợ dân sinh (trong đó có 102 chợ nội thành).

Hoạt động xúc tiến thương mại bước đầu đã triển khai, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng.

3. Công tác quản lý chất lượng về sản xuất và tiêu thụ RAT.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã cấp 42 giấy chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất RAT” và 11 giấy chứng nhận “Cơ sở sơ chế RAT”. Sở Công Thương đã cấp 122 giấy chứng nhận “Đủ điều kiện kinh doanh RAT”.

Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội cử cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở để hướng dẫn và giám sát nông dân sản xuất rau theo quy trình sản xuất RAT tại 50/415 xã, phường.

Công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rau đã được tăng cường, đã phát hiện 100 – 200 trường hợp vi phạm/năm, đã xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Tình hình cung cấp rau của địa phương khác vào thành phố Hà Nội.

Ngoài lượng rau Hà Nội sản xuất còn có 5 tỉnh (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc) cung cấp cho Hà Nội chiếm gần 40% nhu cầu. Các tỉnh trên chưa có hệ thống quản lý, chỉ đạo giám sát việc sản xuất sản xuất RAT còn hạn chế.

5. Đánh giá chung.

5.1. Những kết quả đạt được:

Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự chỉ đạo của HĐND, UBND Thành phố, việc phối hợp của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của nhân dân, trong những năm qua việc sản xuất và tiêu thụ rau, RAT của Hà Nội đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Các vùng sản xuất rau, đặc biệt các vùng rau tập trung đã được đầu tư. Sản lượng rau của Thành phố sản xuất đã đáp ứng được 60% nhu cầu, trong đó rau sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn đã đáp ứng được 14% nhu cầu. Hiệu quả sản xuất rau của nông dân đã được cải thiện với giá trị thu được từ sản xuất rau bình quân đạt 200 – 250 triệu đồng/ha/năm. Mạng lưới tiêu thụ RAT đã bước đầu hình thành và phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

5.2. Những tồn tại, hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ rau, RAT:

- Sản xuất rau chưa có quy hoạch; quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có các vùng sản xuất chuyên rau tập trung lớn, trong khi diện tích có thể sản xuất rau trên địa bàn Thành phố rất lớn, nhất là các vùng bãi ven sông Hồng, sông Đáy.

- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Các địa phương khi xây dựng dự án phát triển vùng sản xuất RAT tập trung đều vướng mắc về quy hoạch chung của Thủ đô.

- Tiêu thụ rau chủ yếu là sản phẩm rau tươi sử dụng trong ngày. Số lượng cơ sở sơ chế, chế biến rau ít và nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa nên giá trị sản phẩm rau thấp.

- Sản xuất, kinh doanh rau gặp rủi ro cao. Mạng lưới kinh doanh RAT thiếu. Sản lượng rau tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng RAT thấp. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rau hạn chế. Đã có một số doanh nghiệp tham gia nhưng quy mô nhỏ, thiếu bền vững. Hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá RAT còn hạn chế, nên sản xuất gặp nhiều khó khăn.

- Chưa hình thành mối liên kết giữa sản xuất và kinh doanh RAT, nên sản xuất RAT chưa được mở rộng và phát triển.

- Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường nên nhận thức của một bộ phận người sản xuất còn hạn chế, nên một số hộ nông dân chưa tuân thủ quy trình sản xuất RAT, chất lượng rau chưa đảm bảo, nên chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

- Công tác quản lý nhà nước về sản xuất, tiêu thụ rau hạn chế, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất chân chính và thiếu lòng tin của người tiêu dùng.

- Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng rau còn thiếu. Việc quản lý chỉ dừng ở mức chứng nhận vùng, cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT, sản phẩm rau đến người tiêu dùng thì chưa được chứng nhận.

- Công tác tuyên truyền về sản xuất, tiêu thụ rau đã triển khai nhưng còn hạn chế.

- Hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa phù hợp để khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.

Phần 3.

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

1.1. Phát huy có hiệu quả lợi thế và nguồn lực của Thành phố, tập trung chỉ đạo nhằm hình thành và phát triển các vùng chuyên sản xuất RAT quy mô tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu RAT của nhân dân Thành phố, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

1.2. Động viên, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư cho sản xuất, chế biến, kinh doanh RAT, nâng cao năng suất, chất lượng RAT, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Mục tiêu đến năm 2010:

Duy trì 11.650 ha rau; quản lý, rà soát và kiểm tra 2.105 ha rau được giám sát sản xuất theo quy trình sản xuất RAT; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng đủ điều kiện để chuyển sang sản xuất RAT. Phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung, nâng diện tích sản xuất RAT khoảng 2.400 – 2.500 ha với năng suất trung bình 20 tấn/ha/vụ, sản lượng 150.000 - 155.000 tấn/năm, có khả năng đáp ứng trên 16% nhu cầu của người tiêu dùng.

2.2. Mục tiêu đến năm 2015:

Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích rau lên 12.000 – 12.500 ha. Phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung, phấn đấu đạt 5.000 – 5.500 ha, năng suất trung bình 20 tấn/ha/vụ, sản lượng 320.000 – 325.000 tấn/năm, có khả năng đáp ứng 35% nhu cầu của người tiêu dùng. Diện tích rau còn lại sẽ được thực hiện bằng các biện pháp kỹ thuật và phân công cán bộ quản lý, giám sát theo quy trình sản xuất RAT.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

1. Lập quy hoạch các vùng sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT:

1.1. Xây dựng tiêu chí RAT Hà Nội:

Làm căn cứ quản lý, chỉ đạo và hỗ trợ đầu tư cần có tiêu chí cụ thể cho RAT Hà Nội,

1.2. Quy hoạch các vùng sản xuất RAT:

1.2.1. Các căn cứ lập quy hoạch:

- Định hướng quy hoạch Thủ đô của Thủ tướng Chính phủ;

- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của các vùng sản xuất rau.

- Kết quả điều tra thực trạng các vùng sản xuất rau trên địa bàn Thành phố.

- Nhu cầu của các địa phương về quy hoạch vùng sản xuất RAT.

1.2.2. Định hướng quy hoạch:

- Đến năm 2015, dự kiến quy hoạch 110 – 120 vùng sản xuất RAT tập trung, với tổng diện tích trên 5.000 ha; ưu tiên các vùng ven sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Tích. Trong đó lựa chọn một số vùng quy mô lớn, thuộc các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì để đầu tư khép kín tạo thành các vùng RAT trọng điểm.

- Quy hoạch 80 -90 vùng RAT có quy mô từ 20 – 50 ha để đầu tư nâng cấp; đồng thời tiếp tục quản lý, hướng dẫn, giám sát sản xuất ở các vùng phân tán còn lại có đủ điều kiện sản xuất RAT.

- Ngoài ra ở những vùng có đủ điều kiện nhưng chưa chuyển đổi, chưa nằm trong vùng quy hoạch thì tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào vùng sản xuất RAT.

(Kế hoạch phát triển các vùng RAT ở phụ lục)

1.3. Quy hoạch các cơ sở sơ chế, chế biến và hệ thống tiêu thụ RAT

1.3.1. Căn cứ quy hoạch:

- Quy hoạch các vùng sản xuất RAT tập trung

- Thực trạng hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến và mạng lưới tiêu thụ hiện tại

1.3.2. Định hướng quy hoạch:

- Tiến hành quy hoạch, xây dựng các cơ sở sơ chế RAT gắn với các vùng sản xuất RAT tập trung, các chợ đầu mối. Từ nay đến năm 2015 hình thành 12 – 15 cơ sở sơ chế RAT được nhà nước hỗ trợ.

- Từng bước hình thành các cơ sở chế biến ở các vùng sản xuất tập trung và các khu công nghiệp.

- Thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính (bán kính từ 20 – 30 km tính từ trung tâm Thành phố). Dự kiến quy hoạch 4 – 6 chợ đầu mối RAT theo các trục đường lớn, các nút giao thông chính cửa ngõ vào Thủ đô để phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất lớn và thu hút nguồn rau từ các tỉnh khác như: trục quốc lộ 1, trục quốc lộ 5, trục đường 32, trục đường Thăng Long – Nội Bài,… Ngoài ra duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợ đầu mối.

- Cải tạo, nâng cấp và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT bao gồm các cửa hàng RAT tại các khu dân cư, quầy RAT tại các chợ và gian hàng RAT tại các siêu thị.

- Thời gian tiến độ thực hiện quy hoạch trong năm 2009.

2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất RAT:

2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

2.1.1. Những vùng rau tập trung quy mô trên 50 ha:

Lựa chọn các vùng tập trung có diện tích lớn và điều kiện thuận lợi để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung trọng điểm.

- Dự kiến số lượng: Từ 10 – 15 vùng, phân bố ở các quận, huyện sản xuất rau chính (trong đó có 3 – 4 vùng trình diễn theo hướng kỹ thuật cao).

- Quy mô diện tích: Tối thiểu từ 50 ha trở lên/vùng. Tổng diện tích 1.000 – 1.100 ha.

- Các hạng mục đầu tư: Đường Bê tông nội đồng; hệ thống tưới – tiêu; nhà lưới; hệ thống điện cho sản xuất; hệ thống thu gom phế liệu và xử lý môi trường,… (đối với các vùng trình diễn sẽ tăng cường đầu tư thêm một số tiến bộ kỹ thuật như: hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt; sản xuất giống trong khay,…)

- Mức đầu tư:

+ Đối với những vùng sử dụng nước ngầm: 300 – 350 triệu đồng/ha;

+ Đối với những vùng sử dụng nước mặt: 120 – 150 triệu đồng/ha.

+ Đối với vùng trình diễn: 430 – 460 triệu đồng/ha.

2.1.2. Những vùng rau tập trung quy mô trên 20 ha đến dưới 50ha/vùng:

Cải tạo, đầu tư một phần cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất RAT.

- Dự kiến số lượng: Từ 95 – 100 vùng.

- Tổng diện tích: Khoảng 4.000 – 4.100 ha.

- Các hạng mục đầu tư: Đường Bê tông trục chính, cải tạo kênh mương bê tông phục vụ tưới – tiêu, hệ thống thu gom phế liệu và xử lý môi trường,…

- Mức đầu tư: 100 – 120 triệu đồng/ha.

2.1.3. Những vùng phân tán từ 10 – 20 ha:

Cải tạo một số hạng mục cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất RAT.

- Dự kiến số lượng: Từ 80 – 90 vùng

- Tổng diện tích: Khoảng 900 – 1.000 ha.

- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo kênh mương, tu sửa bờ vùng, bờ trục,…

- Mức đầu tư: 30 – 50 triệu đồng/ha.

Mức đầu tư cụ thể căn cứ theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho từng dự án.

2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất RAT:

- Xây dựng quy trình sản xuất RAT để hướng dẫn người nông dân thực hiện.

- Hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho vùng RAT tập trung nhằm phát huy hiệu quả sau đầu tư và phát triển bền vững.

- Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý chỉ đạo sản xuất – tiêu thụ RAT.

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT cho nông dân dưới nhiều hình thức như: lớp huấn luyện IPM rau gắn với thực hành nông nghiệp tốt – VIETGAP, tập huấn ngắn hạn bổ sung và nâng cao về sản xuất RAT; xây dựng các nhóm nông dân sản xuất RAT tự quản để nâng cao tính tự chủ, tăng cường liên kết hợp tác và ý thức trách nhiệm của nông dân trong sản xuất RAT,…

- Thử nghiệm và chuyển giao TBKT mới vào sản xuất RAT (che phủ nilon, giống mới, phân bón mới, tưới nhỏ giọt, thuốc BVTV mới,…)

3. Xây dựng, phát triển cơ sở sơ chế, chợ đầu mối và mạng lưới tiêu thụ RAT:

3.1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế RAT:

Căn cứ quy hoạch các vùng sản xuất RAT tập trung và điều kiện thực tế, dự kiến từ nay đến 2015 xây dựng 12 – 15 cơ sở sơ chế với công suất lớn (ưu tiên các vùng sản xuất tập trung và các chợ đầu mối). Cơ chế đầu tư theo hướng xã hội hóa, trong đó nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng, một phần cho xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị sơ chế, kho bảo quản, hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường. Mức hỗ trợ cụ thể theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho từng dự án.

3.2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối RAT:

Căn cứ định hướng quy hoạch, dự kiến từ nay đến năm 2015 xây dựng 3 – 6 chợ đầu mối RAT, quy mô chợ từ 3 – 5 ha trở lên. Kinh phí xây dựng chợ được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho các hạng mục như: giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý môi trường, vay vốn lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi suất tiền vay,… Mức hỗ trợ cụ thể theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với từng dự án.

3.3. Xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT:

- Cửa hàng RAT tại khu dân cư: Tùy theo quy mô của khu dân cư bố trí từ 1 – 3 cửa hàng RAT/1 khu. Dự kiến số lượng từ 70 – 90 cửa hàng.

- Quầy RAT tại các chợ (chủ yếu nội thành): Tùy quy mô của chợ bố trí từ 2 – 3 quầy/chợ. Dự kiến số lượng từ 350 – 400 quầy.

- Gian hàng RAT tại các siêu thị: Bố trí 1 gian hàng/siêu thị. Dự kiến số lượng: 100 gian hàng RAT.

Các cửa hàng, quầy hàng RAT được ưu tiên bố trí địa điểm, được hỗ trợ một phần tiền thuê cửa hàng, quầy hàng trong 2 năm đầu.

4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng RAT:

4.1. Hoàn thành xây dựng Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau, quả Hà Nội trong năm 2010 để sớm vào hoạt động nhằm tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ công tác quản lý sản xuất, kinh doanh RAT.

4.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT: Chứng nhận sản xuất RAT theo tiêu chí RAT Hà Nội; Chứng nhận sản xuất RAT theo VIETGAP; Chứng nhận đủ điều kiện chế biến RAT; Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT;…nhằm từng bước đưa hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT đi vào nề nếp.

4.3. Đào tạo, bố trí đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ quản lý, kiểm soát chất lượng RAT từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để đảm bảo hoạt động giám sát có hiệu quả.

4.4. Tăng cường tổ chức thanh kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT để giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về sản xuất và tiêu thụ RAT, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Hình thức: Thanh, kiểm tra thường xuyên; đột xuất; liên ngành.

- Đối tượng kiểm tra, giám sát: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội.

5. Tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ RAT:

Để tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.

5.1. Nội dung: Tuyên truyền, quảng bá về kỹ thuật sản xuất RAT cho người sản xuất; hướng dẫn kiến thức về RAT cho người tiêu dùng. Thông tin, quảng bá những cơ sở sản xuất và kinh doanh RAT đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy; cảnh báo những cơ sở vi phạm, để người tiêu dùng biết và lựa chọn.

5.2. Hình thức tuyên truyền:

- Biên soạn và in ấn các tờ rơi tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất RAT; kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau.

- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm; hội thi nông dân sản xuất RAT giỏi; các phiên chợ RAT hàng năm.

- Tuyên truyền trên đài, báo Trung ương và Thành phố.

- Xây dựng thương hiệu, Website về RAT

- Tập huấn kiến thức về RAT cho người tiêu dùng

- Học tập kinh nghiệm của các tỉnh, các nước.

6. Xây dựng và phát triển các HTX, các hiệp hội sản xuất, tiêu thụ RAT:

Khuyến khích các cơ sở, cá nhân liên kết với nhau để thành lập các hiệp hội, HTX, tổ liên kết sản xuất và kinh doanh RAT; giúp người sản xuất, kinh doanh RAT liên kết, hỗ trợ lẫn nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hài hòa về lợi ích.

Có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích việc hình thành và duy trì hoạt động của hội trong thời gian đầu.

7. Phối hợp, hỗ trợ các tỉnh chỉ đạo quản lý RAT cung cấp cho Hà Nội:

Phối hợp các tỉnh, từng bước quản lý chặt nguồn gốc và chất lượng RAT cung ứng cho Hà Nội thông qua các nhiệm vụ: Quy hoạch, xác định các vùng sản xuất rau tập trung cung cấp cho Hà Nội; trao đổi, tư vấn, chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT; xây dựng cửa hàng RAT của các tỉnh tại Hà Nội.

8. Vốn đầu tư:

8.1. Tổng vốn thực hiện đề án: 7.463,9 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: 963,9 tỷ đồng (chiếm 12,9%)

- Doanh nghiệp, HTX, nông dân tự bỏ: 6.500,0 tỷ đồng (chiếm 87,1%)

8.2. Hạng mục đầu tư ngân sách Nhà nước:

- Ngân sách Thành phố: 706,5 tỷ đồng (chiếm 73,3%), gồm:

Đầu tư hạ tầng cho vùng RAT: 571,8 tỷ đồng

Tập huấn, đào tạo, chuyển giao: 35,0 tỷ đồng

Hỗ trợ sơ chế, chế biến, tiêu thụ: 48,8 tỷ đồng

Quản lý chất lượng RAT: 38,3 tỷ đồng

Tuyên truyền, xúc tiến thương mại: 12,6 tỷ đồng

- Huy động quận huyện: 257,4 tỷ đồng (chiếm 26,7%).

8.3. Phân kỳ thực hiện vốn ngân sách (Thành phố, quận huyện):

- Giai đoạn 1: 213,8 tỷ đồng, trong đó:

Năm 2009: 13,8 tỷ đồng (TP: 12,3 tỷ đồng, quận huyện: 1,5 tỷ đồng).

Năm 2010: 200,0 tỷ đồng (TP: 183,4 tỷ đồng, quận huyện: 16,6 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2 (2011-2015): 750,1 tỷ đồng

(Chi tiết có phụ lục kèm theo)

Phần 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND Thành phố:

Thành lập Ban chỉ đạo phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Ban thường trực. Thành viên Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo các ngành: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân Thành phố.

Nhiệm vụ Ban chỉ đạo: chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm thực hiện đề án; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đề án ở các quận huyện, cơ sở; sơ tổng kết việc thực hiện đề án; đề xuất điều chỉnh các mục tiêu, các nội dung và cơ chế hỗ trợ đầu tư khi cần thiết trong quá trình thực hiện đề án.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo với nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và kiểm tra giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT. Phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện đề án hàng năm, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt cho thực hiện.

- Chủ trì thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT. Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT.

- Xây dựng và chủ trì thực hiện một số dự án đầu tư vùng sản xuất RAT trọng điểm theo hướng kỹ thuật cao để làm điển hình cho các địa phương nhân rộng.

- Xây dựng tiêu chí RAT của Hà Nội; ban hành các quy trình sản xuất RAT.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành (Chi cục BVTV, Khuyến nông,…) tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, sơ chế RAT; tập huấn và chuyển giao TBKT phục vụ sản xuất RAT; xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất – tiêu thụ RAT.

- Kiểm tra, đôn đốc các quận huyện triển khai thực hiện đề án, tổng hợp kết quả thực hiện đề án hàng quý, hàng năm để báo cáo Ban chỉ đạo và UBND Thành phố.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố:

3.1. Sở Công thương: Đề xuất quy hoạch các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và RAT; rà soát, bố trí các cửa hàng, quầy hàng, gian hàng RAT tại các khu dân cư, chợ, siêu thị. Phối hợp quản lý kinh doanh RAT.

3.2. Sở Y tế: Kiểm tra và quản lý chất lượng RAT tại các cơ sở chế biến, các chợ, siêu thị.

3.3. Sở Quy hoạch Kiến trúc: Rà soát, thỏa thuận với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc về địa điểm quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất RAT tập trung, các chợ đầu mối, các cơ sở chế biến,…

3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh bổ sung quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương. Thẩm định thiết kế hệ thống xử lý môi trường ở các vùng sản xuất RAT tập trung, các chợ đầu mối,… Thẩm định sử dụng tài nguyên đất, nước ngầm phục vụ sản xuất RAT. Hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án xây dựng vùng sản xuất RAT tập trung, các cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối RAT, … trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

3.6. Sở Tài chính: Căn cứ vào các chương trình, dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt để cân đối, bố trí kinh phí trình UBND Thành phố phân bổ thực hiện hàng năm.

3.7. Các tổ chức xã hội, đoàn thể: Phối hợp phổ biến, tuyên truyền các quy định của Nhà nước và Thành phố trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ RAT.

4. UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc:

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý sản xuất, tiêu thụ RAT trên địa bàn.

- Lập dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất RAT tập trung và tổ chức thực hiện.

- Căn cứ nội dung của đề án và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ RAT trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở NN&PTNT để tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, tiêu thụ RAT trên địa bàn.

- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển sản xuất, tiêu thụ RAT với Ban chỉ đạo Thành phố.

KẾT LUẬN

Đề án “Sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015” thực hiện các nội dung và giải pháp tổng thể về quản lý, kỹ thuật, chính sách tác động vào sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Thành phố. Với trách nhiệm và sự cố gắng cao nhất của mỗi đơn vị, cá nhân trong nhiệm vụ được giao, đến năm 2015, Hà Nội sẽ cơ bản khắc phục được những mặt tồn tại trong sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra; đưa công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ RAT ở các địa phương của Hà Nội đi vào nề nếp và từng bước quản lý nguồn rau các tỉnh lân cận vào Hà Nội có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô, từng bước hội nhập quốc tế.

Đây là đề án có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi cao, thực hiện đúng chủ trương phát triển RAT của nhà nước và mong muốn của người sản xuất, người tiêu dùng Thủ đô.

Đề án là cơ sở để các đơn vị, địa phương lập dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình chung, đề xuất hướng giải quyết, báo cáo UBND Thành phố để điều chỉnh, bổ sung./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Duy Hùng

 

PHỤ LỤC

Biểu 1: Tổng hợp nhu cầu vốn đề án (từ năm 2009 - 2015)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư

Thành tiền

Trong đó

Phân kì hàng năm

Thành phố

Quận huyện

2009

2010

2011-2015

I

Hoàn thiện quy hoạch

810,0

810,0

0,0

810,0

0,0

0,0

II

Đầu tư hạ tầng vùng s/x RAT

829.214,0

571.807,0

257.407,0

5.400,0

159.124,0

664.690,0

1

Vùng tập trung quy mô trên 50 ha (trung bình 80ha/vùng)

314.400,0

314.400,0

0

2.400,0

126.000,0

186.000,0

2

Vùng tập trung quy mô nhỏ >20ha (97 vùng = 4.088 ha)

478.792,0

239.396,0

239.396,0

3.000,0

28,908,0

446.884,0

3

Vùng phân tán quy mô từ 10-20 ha (83 vùng = 900 ha)

36.022,0

18.011,0

18.011,0

0

4.216,0

31.806,0

III

Tập huấn, đào tạo, chuyển giao

35.057,0

35.057,0

-

2.605,0

8.530,0

23.922,0

1

Xây dựng quy trình sản xuất RAT

300,0

300,0

-

100,0

200,0

0

2

Tập huấn, đào tạo, chuyển giao

18.395,0

18.395,0

-

1.925,0

5.410,0

11.060,0

3

Thử nghiệm chuyển giao ứng dụng TBKT vào sản xuất RAT

16.362,0

16.362,0

-

580,0

2.920,0

12.862,0

IV

Hỗ trợ việc tiêu thụ RAT

48.760,0

48.760,0

0

0

20.800,0

27.960,0

1

C/sở cung ứng, dịch vụ giống, vật tư

7.500,0

7.500,0

-

0

3.750,0

3.750,0

2

Cơ sở sơ chế (14 cơ sở)

7.000,0

7.000,0

-

0

2.500,0

4.500,0

3

Chợ đầu mối (4 chợ)

22.000,0

22.000,0

-

0

11.000,0

11.000,0

4

Mạng lưới tiêu thụ (550 cửa hàng)

12.260,0

12.260,0

-

0

3.550,0

8.710,0

V

Quản lý Nhà nước s/x và t/t RAT

38.290,2

38.290,2

-

4.702,6

8.067,8

25.519,8

1

Cấp giấy chứng nhận

3.283,6

3.283,6

-

83,5

402,4

2.797,7

2

Quản lý, hướng dẫn, giám sát RAT

24.681,6

24.681,6

-

2.468,1

4.936,4

17.277,1

3

Thanh kiểm tra, giám sát

4.525,0

4.525,0

-

1.351,0

2.729,0

445,0

4

Hoạt động trung tâm

5.000,0

5.000,0

-

0

0

5.000,0

5

Mua xe ôtô kiểm tra, giám sát

800,0

800,0

-

800,0

0,0

0,0

VI

Tuyên truyền, xúc tiến thương mại

8.345,0

8.345,0

0

190,0

2.160,0

5.995,0

VII

Xây dựng các HTX, hiệp hội RAT

1.100,0

1.100,0

-

100,0

200,0

800,0

VIII

Phối hợp các tỉnh

1.685,0

1.685,0

-

0

988,0

697,0

IX

Sơ tổng kết, đánh giá đề án

600,0

600,0

-

0,0

100,0

500,0

 

Tổng vốn đầu tư ngân sách:

963.861,2

706.454,2

257.407,0

13.807,6

199.969,8

750.083,8

 

Thành phố

 

 

 

12.307,6

183.407,8

510.738,8

 

Quận huyện

 

 

 

1.500,0

16.562,0

239.345,0

 

- Doanh nghiệp, HTX, nông dân tự bỏ: 6.500.000 triệu đồng

 

Biểu 2. Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Hà Nội.

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Trong đó

Rau đại trà

RAT (có CBKT chỉ đạo)

Chuyên rau

Không chuyên

Chuyên rau

Không chuyên

1

Diện tích canh tác rau

ha

11.650,1

3.247,6

6.297,5

1.800,0

305,0

2

Hệ số quay vòng/năm

Lứa, vụ/năm

-

3,5

1,5

3,5

1,5

3

Quy diện tích gieo trồng

ha/năm

28.536,7

11.366,6

9.446,3

6.300,0

457,5

2

Năng suất TB

Tấn/ha g.trồng

-

20,5

20,5

19,5

19,5

3

Sản lượng rau

Tấn/năm

 

244.381,9

193.649,2

122.850,0

8.921,3

 

 

 

569.802,4

438.031,1

131.771,3

Bảng 3. Danh sách các cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

TT

Các cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT tại các huyện, quận, thành phố trực thuộc

Diện tích cấp GCN (ha)

Xứ đồng xin cấp

I

Từ Liêm

5,98

 

1

HTX dịch vụ Phúc Lý – Minh Khai

4

 

2

Công ty TNHH NN 1TV đầu tư và PTNN Hà Nội

0,9

Khu nhà kính

3

Công ty TNHH NN 1TV đầu tư và PTNN Hà Nội (ngoài đồng)

1,08

Khu ngoài đồng

II

Thanh Trì

46,115

 

4

HTX DVNN Yên Mỹ

35,4

 

5

HTX DVNN Lĩnh Nam

9,7

 

6

Công ty CPSXNS Hà Nội

1,015

Thửa 10 dưới; 10 trên

III

Đông Anh

79,046

 

7

HTX SXRAT số 5 – Vân Nội

2,916

Cửa đình, chùa dâu

8

HTX SXTT RAT Ba Chữ - Vân Nội

1,948

Đông chữ, cầu đá

9

HTX SXTT RAT Minh Hiệp

3,6

Đông bảo và Đất dưa

10

HTX SXCBTTNSAT Vân Nội

5

Cửa đình; đồng vác

11

HTX SXTT Rau sạch Vân Trì

0,9527

 

12

HTX SXCB&TT RAT Thành Công – Vân Nội

2,2

Đìa hội, xóm nhì

13

HTX SXTT RAT Đạo Đức – Vân Nội

10

Đồng cũ, cống cừ

14

HTX RAT Mạnh Quỳnh – Vân Nội

1,9224

 

15

HTX chăn nuôi rau sạch thôn Đìa – Nam Hồng

5,9675

Gốc gáo

16

HTX Rau sạch Tằng My

7,63

Trước làng

17

HTX chuyên rau thôn Vệ - Nam Hồng

8

 

18

HTX dịch vụ điện thủy lợi Cổ Loa

5,1

Bãi rừng xóm thượng

19

HTX SXTT RAT Phúc Thịnh – Nguyên Khê

3

Cửa kho

20

HTX SXCB&TT RAT Quang Tứ - Nguyên Khê

0,2215

Rau xanh xóm 1

21

HTX SX&TT RAT Bắc Hồng

4,44

Đồng không

22

HTX SX, SC, TT rau, củ, quả an toàn xã Tiên Dương  

8

Đồng sâu chuôm dứa

23

HTX SX CB&TT RAT Tân Hoa

2,15

Tây đường làng Đồng

24

HTX SX&TT rau, củ, quả an toàn Thuần Nhung

2,2

Gốc Sến (Cửa xóm chùa)

25

HTX SX RAT và thương mại Nam Hồng

3

Trước cửa họ ngô

26

Công ty TNHH Thế Công – Vân Nội

0,7979

Cửa đình, chùa dâu

IV

Gia Lâm

42,1535

 

27

HTX DVNN Đông Dư

1,228

Xóm 8 Thuận Phú

28

HTX DVNN Văn Đức

16,2

 

29

HTX DVNN Đặng Xá

8

 

30

HTX DVNN Lệ Chi

16,7255

Nhiều xứ đồng

V

Long Biên

23,7

 

31

HTX DVTH Đồng Tâm – Giang Biên

13,5

Hồ tròn, khu 4, khu 5

32

HTX DVNN Cự Khối – Long Biên

5,2

Vũng bãi rau tổ 2

33

DNTN Nhật Thu – Phúc Lợi

5

 

VI

Sóc Sơn

20,34

 

34

Nguyễn Văn Minh – Minh Trí

4

 

35

Thôn Dành – Đông Xuân

5

Đồng Dành

36

HTX DVNN KDTH Trung Na – Thanh Xuân

9,3

Cổng chùa

37

HTX DVNN KDTH Thanh Thượng – Thanh Xuân

2,04

Bồ Táo

VII

Ba Vì

 

 

38

Công ty SANNAM

 

 

VIII

Hoài Đức

 

 

39

HTX Tiền Lệ

 

 

40

HTX Phương Bàng

 

 

IX

Thường Tín

 

 

41

HTX Hạ Hồi

 

 

42

Trại rau Thường Tín

 

 

 

Tổng cộng

217,335

 

Bảng 4. Các cơ sở có hoạt động sơ chế rau trên địa bàn Hà Nội

TT

Các cơ sở sơ chế

Địa điểm

Ghi chú

1

HTX Đạo Đức – Vân Nội

Đông Anh

Đã được cấp giấy C.nhận

2

HTX Minh Hiệp – Vân Nội

Nt

Đã được cấp giấy C.nhận

3

HTX số 5 – Vân Nội

Nt

Đã được cấp giấy C.nhận

4

HTX Ba Chữ - Vân Nội

Nt

Đã được cấp giấy C.nhận

5

HTX Đông Dư

Nt

Đã được cấp giấy C.nhận

6

HTX Yên Mỹ

Thanh Trì

Đã được cấp giấy C.nhận

7

HTX Lĩnh Nam

Hoàng Mai

Đã được cấp giấy C.nhận

8

Công ty TNHH NN 1 thành viên đầu tư và PTNN Hà Nội

Từ Liêm

Đã được cấp giấy C.nhận

9

Công ty CP công nghệ nông lâm nghiệp Việt Nam

Đông Anh

Đã được cấp giấy C.nhận

10

Công ty CP sản xuất nông sản Hà Nội

-

Đã được cấp giấy C.nhận

11

Công ty CP sản xuất và dịch vụ nông sản an toàn Hà An

Long Biên

Đã được cấp giấy C.nhận

12

HTX Sông Thiếp – Vân Nội

Nt

 

13

HTX Thành Công – Vân Nội

Nt

 

14

HTX Vân Trì – Vân Nội

Nt

 

15

HTX Thế Công – Vân Nội

Nt

 

16

HTX Vân Nội – Vân Nội

Nt

 

17

HTX Thôn Đầm – Vân Nội

Nt

 

18

HTX Thố Bảo – Vân Nội

Nt

 

19

HTX Hợp Tiến – Vân Nội

Nt

 

20

Công ty Sơn Được – Vân Nội

Nt

 

21

HTX Tằng My – Nam Hồng

Nt

 

22

HTX Đặng Xá

Gia Lâm

 

23

Trung tâm sản xuất và kinh doanh rau quả Thường Tín (xã Liên Phương)

Thường Tín

 

24

Nhóm sản xuất RAT xã Hạ Hồi

Nt

 

25

HTX Phương Bảng

Hoài Đức

 

Bảng 5: Kế hoạch phát triển sản xuất các vùng RAT từ 2009 đến 2015

TT

Quận, huyện, thành phố trực thuộc

Giai đoạn 2009 – 2010

Giai đoạn 2011 – 2015

Vùng tập trung

Vùng phân tán

Vùng tập trung

Vùng phân tán

Số vùng

D.tích (ha)

Số vùng

D.tích (ha)

Số vùng

D.tích (ha)

Số vùng

D.tích (ha)

1

Đông Anh

8

342

4

35.5

7

251

0

0

2

Gia Lâm

2

156.8

10

109.9

1

62.9

0

0

3

Từ Liêm

1

50.5

2

27.2

0

0

0

0

4

Thanh Trì

1

68

0

0

1

48.6

0

0

5

Sóc Sơn

1

38.3

4

48

0

0

0

0

6

Hoàng Mai

3

78.8

0

0

0

0

0

0

7

Long Biên

0

0

4

34.4

0

0

0

0

8

Hà Đông

1

46

0

0

2

67.5

0

0

9

Sơn Tây

0

0

0

0

0

0

2

5

10

Ba Vì

4

86.4

0

0

1

47.3

3

6

11

Phú Xuyên

1

149

0

0

1

33.4

3

8

12

Thạch Thất

1

20

0

0

0

0

2

6

13

Đan Phượng

1

28

0

0

0

0

2

6

14

Hoài Đức

3

110

0

0

9

521.1

0

0

15

Quốc Oai

4

166.4

0

0

1

23

5

12

16

Chương Mỹ

5

183

0

0

2

41.4

3

7

17

Thanh Oai

6

190

0

0

6

193.2

5

11

18

Thường Tín

2

111.2

0

0

1

44.4

5

15

19

Ứng Hòa

0

0

0

0

0

0

5

12

20

Phúc Thọ

1

19.9

0

0

0

0

5

11

21

Mỹ Đức

4

102

0

0

0

0

3

8

22

Mê Linh

6

298.7

0

0

24

1549.2

5

10

 

Tổng

55

2245

24

255

56

2883

48

117

 

Tổng diện tích

2500

3000

Biểu 6. Kế hoạch tập huấn, đào tạo nông dân sản xuất RAT (Giai đoạn 2009 - 2015)

TT

Quận, huyện, thành phố trực thuộc

Giai đoạn 2009 – 2010

Giai đoạn 2011 – 2015

Lớp dài hạn

Lớp ngắn hạn

Lớp dài hạn

Lớp ngắn hạn

Số lớp

Kinh phí (triệu đ)

Số lớp

Kinh phí (triệu đ)

Số lớp

Kinh phí (triệu đ)

Số lớp

Kinh phí (triệu đ)

1

Đông Anh

20

210

50

275

90

945

100

250

2

Sóc Sơn

15

157,5

35

192,5

60

630

80

200

3

Gia Lâm

15

157,5

30

165

50

525

70

175

4

Long Biên

10

105

20

110

40

420

60

150

5

Thanh Trì

15

157,5

30

165

45

472,5

60

150

6

Hoàng Mai

5

52,5

14

77

25

262,5

40

100

7

Từ Liêm

8

84

18

99

30

315

50

125

8

Mê Linh

25

262,5

50

275

90

945

100

250

9

Thanh Oai

20

210

40

220

80

840

90

225

10

Thạch Thất

10

105

20

110

30

315

50

125

11

Phúc Thọ

12

126

25

137,5

40

420

65

162,5

12

Ba Vì

12

126

25

137,5

45

472,5

70

175

13

Mỹ Đức

12

126

25

137,5

40

420

60

150

14

Phú Xuyên 

12

126

25

137,5

45

472,5

65

162,5

15

Quốc Oai

15

157,5

30

165

50

525

70

175

16

Thường Tín

15

157,5

40

220

45

472,5

70

175

17

Hà Đông

10

105

20

110

40

420

60

150

18

Hoài Đức

15

157,5

35

192,5

55

577,5

70

175

19

Chương Mỹ 

20

210

40

220

80

840

90

225

20

Sơn Tây

8

84

20

110

30

315

50

125

21

Ứng Hòa

18

189

40

220

60

630

80

200

22

Đan Phượng

8

84

18

99

30

315

50

125

 

Tổng

300

3.150

650

3.575

1.100

14.700

1.500

3.750