Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2017 phê chuẩn Đề án về Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: 74/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Văn Chất
Ngày ban hành: 08/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/NQ-ND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 về việc “Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020”; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 690/TTr-UBND ngày 27/11/2017; Báo cáo thẩm tra s 166/BC-DT ngày 05/12/2017 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Phê chuẩn Đề án về Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020 (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực k từ ngày được thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch đầu tư; Nội Vụ; Tài chính; Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND; Ủy ban MTTQVN các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Thông tin tnh; Chi cục VTLT tỉnh;
- Lưu: VT, DT.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Kinh tế tập th phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng ct”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nn tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.

Đặc biệt tại Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII Đảng ta đã khẳng định vai trò không thể thiếu của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tập thể là hình thức kinh tế của cộng đồng, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời cũng là chỗ dựa của đông đảo những người sản xuất cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có những đơn vị kinh tế tập thể có quy mô như những tập đoàn kinh tế mạnh.

Năm 2017 Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo “Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã” do đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ đối với phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX.

Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Sơn La hàng năm tăng nhanh, quy mô, lĩnh vực hoạt động được mở rộng. Một số HTX được củng cố, đổi mới, mô hình tổ chức, hoạt động ngày càng phù hợp, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình và không ngừng nâng cao thu nhập cho các thành viên, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hoạt động của các HTX tỉnh đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, vừa cải thiện đời sống vật chất, góp phần thay đổi nhận thức cho người dân về hình thức tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả và nhu cầu của thị trường, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn chưa có sự thay đổi về chất, quy mô HTX còn nhỏ, phạm vi hoạt động chưa được mở rộng; chưa có nhiều mô hình HTX điển hình, hoạt động kinh doanh có hiệu quả; nhận thức về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập còn rất hạn chế. Nhiều HTX vẫn trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, năng lực nội tại của các HTX còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý của các HTX còn nhiều hạn chế, không đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu chung của thành viên trong điều kiện hiện nay.

Để khắc phục những tồn tại trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển kinh tế tập thể là nhu cầu tất yếu khách quan, cần phải có quan điểm, hệ thống giải pháp và cơ chế chính sách đồng bộ để khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế này, mà nòng cốt là HTX. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác kiu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020” là cần thiết nhằm góp phần thúc đy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012;

Căn cứ nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về nông nghiệp, nông thôn; đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HTX

1. Số lượng, cơ cấu HTX đến tháng 9/2017

Đến tháng 9/2017, trên địa bàn tỉnh có 395 HTX đang hoạt động. Trong đó: HTX nông nghiệp: 295 HTX, chiếm 74,7% (Trong đó có 242 HTX nông nghiệp, chiếm 61,3%; 57 HTX thủy sản, chiếm 14,4%); HTX xây dựng: 20 HTX, chiếm 5,1%; HTX tiểu thủ công nghiệp: 21 HTX, chiếm 5,3%; HTX thương mại dịch vụ: 44 HTX, chiếm 11,1 %; HTX tín dụng: 08 Quỹ tín dụng, chiếm 2,04 %.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).

Số HTX giải thể bắt buộc trong năm 2017 là 106 HTX, trong đó đã thành lập hội đồng và giải thể được 106 HTX. Số HTX đã chuyển đổi, đăng ký lại là 70/101 chiếm 69%; số HTX chưa chuyển đổi là 31/101 HTX, chiếm 31%.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh thành lập mới được 139 HTX. Trong đó có 95 HTX nông, lâm nghiệp; 27 HTX thủy sản; 03 HTX xây dựng; 03 HTX tiểu thủ công nghiệp; 10 HTX thương mại dịch vụ; 01 HTX vận tải.

Như vậy số lượng HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 74,7 % và tăng nhanh trong năm 2017 và xu thế gia tăng trong những năm tới so với HTX hoạt động các lĩnh vực khác.

2. Về Liên hiệp HTX

Năm 2017 toàn tỉnh đã thành lập được 03 Liên hiệp HTX: Liên hiệp HTX thủy sản Sông Đà - huyện Quỳnh Nhai; Liên hiệp HTX nông sản an toàn Sơn La - thành phố Sơn La; Liên hiệp HTX dịch vụ và thương mại nông, lâm nghiệp Hưng Thịnh Sơn La - huyện Mai Sơn.

Dự kiến trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ thành lập thêm Liên hiệp HTX Nhãn Sông Mã; Liên hiệp HTX Xoài Yên Châu.

3. Hiện trạng vốn và lao động

Tổng số vốn hoạt động của 395 HTX ước tính 2.500 tỷ đồng, chiếm 22% tổng vốn khu vực doanh nghiệp. Trong đó:

+ Tổng vốn của 08 Quỹ tín dụng nhân dân ước đạt: 2.200 tỷ đồng, bình quân 275 tỷ đồng/Quỹ tín dụng, chiếm 88% tổng vốn hoạt động khu vực HTX;

+ Tổng vốn các HTX còn lại ước đạt 300 tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn khu vực HTX.

Doanh thu bình quân ước tính hết năm 2017: 02 tỷ/năm/HTX; Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX: 133 triệu/năm/người.

Tổng số thành viên HTX: 25.947 người. Trong đó: số HTX từ 7-10 thành viên có 301 HTX chiếm 76.2%; số HTX từ 11-15 thành viên có 33 HTX chiếm 8.4 %; Số HTX từ 16 thành viên trở lên có 61 HTX chiếm 15.4 %.

(Chi tiết tại phụ lục số 02 kèm theo)

4. Thực trạng nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ quản lý trong các HTX: 1.400 người. Trong đó đã qua đào tạo nghề 267 người, chiếm 19,1%; trình độ cao đẳng, đại học trở lên: 280 người, chiếm 20%.

Ngoài các Quỹ tín dụng nhân dân, qua khảo sát thông tin nguồn nhân lực tại 141 HTX tại 9 huyện có 155 Đảng viên tham gia thành viên HTX và có 02 HTX có chi bộ Đảng (HTX Dịch vụ nông nghiệp Nang Phai xã Mường Bú huyện Mường La và HTX Thương binh 27/2 huyện Mai Sơn).

(Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo)

5. Thực trạng hoạt động HTX tại các xã nông thôn mới

Thực hiện tiêu chí “13.1.” Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã tập trung các nguồn để hỗ trợ, chuyển đổi các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn các xã lựa chọn xây dựng nông thôn mới. Năm 2017 hiện có 16 xã được công nhận xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và có 84 HTX hoạt động trên địa bàn, có 75 HTX đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Số HTX còn lại cần phải chuyển đổi là 9 HTX.

Kế hoạch của tỉnh Sơn La đến năm 2020, số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới là 34 xã, trong đó có 143 HTX hoạt động trên địa bàn.

6. Thực trạng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với HTX

6.1. Hỗ trợ chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn:

Hiện có 31 HTX nông nghiệp và 11 doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia sản xuất nông sản an toàn, với tổng số 47 chuỗi, gồm: 15 chuỗi rau, 25 chuỗi quả, 04 chuỗi cá, 02 chuỗi thịt, 01 chuỗi mật ong (HTX nông nghiệp tham gia 30 chuỗi là chiếm 71%). Trong đó năm 2015 hỗ trợ 16 chuỗi; năm 2016 hỗ trợ 28 chuỗi; năm 2017 hỗ trợ 47 chuỗi. Sản lượng sản phẩm các chuỗi nông sản, thủy sản an toàn cung ứng ra thị trường 9 tháng đầu năm 2017 đạt: 4.727,728 tấn.

(1) Chuỗi rau an toàn: 15 chuỗi cung ứng sản xuất rau sạch, với 18 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất rau, củ, với tổng diện tích gần 110 ha, sản lượng đạt 4.100 tấn/năm, chiếm 5,2% sản lượng rau của toàn tỉnh. Sản phẩm chủ yếu bắp cải trái vụ, su su, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, đỗ leo, cà chua, cải mèo, cải ngọt, dưa chuột, cải thảo, hành lá, đậu cô ve, mồng tơi, củ cải, cải ngồng, cà pháo, mướp, mướp đắng, củ dền. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh và Thành phố Hà Nội thông qua các siêu thị: Fivi mart, Metro, VinMart (490 tấn) Aeon, Bigreen, chợ đầu mối Vân Trì - Đông Anh, chợ đầu mối Long Biên, chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Tâm Đạt...

(2) Chuỗi quả an toàn: 25 chuỗi, có 17 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất, với diện tích 303,46 ha, sản lượng 3.319,7 tấn, sản phẩm chủ yếu mận hậu, xoài, nhãn, thanh long ruột đỏ, na, chanh leo, dâu tây, bơ... Thị trường tiêu thụ trong tỉnh và các siêu thị tại Hà Nội, một số tỉnh lân cận và xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc.

(3) Chuỗi thủy sản an toàn: 04 chuỗi, có 02 HTX tham gia, với sản lượng 284,9 tấn chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Riêng HTX vận tải Hợp Lực ngoài thị trường trong tỉnh đã kết nối tiêu thụ sản phẩm cá Lăng tại thị trường tỉnh Điện Biên và Thành phố Hà Nội.

Năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ việc tổ chức chứng nhận và cấp 17 giấy chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông sản, thủy sản. Hết năm 2017 tiếp tục hỗ trợ 05 doanh nghiệp, HTX sản xuất nông sản, thủy sản trên địa bàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP, đưa tổng số hỗ trợ tổ chức chứng nhận và cấp giấy chứng nhận VietGAP lên 21 đơn vị.

Theo đó, 31 HTX nông nghiệp đang áp dụng và duy trì tem, nhãn sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm na, nhãn, dâu tây, thanh long, bưởi da xanh, mận hậu, chanh leo... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ 276.500 tem nhãn điện tử thông minh (QR-code) nhận diện và truy xuất nguồn gốc cho 34 sản phẩm của 23 doanh nghiệp, HTX và tiếp tục hỗ trợ 176.050 tem nhãn cho 16 doanh nghiệp, HTX trong năm 2017.

(Chi tiết có Phụ lục 04 kèm theo).

6.2. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp:

Hiện nay các HTX nông nghiệp cơ bản đều tham gia ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh. Trong đó tập trung trồng mới cây ăn quả chất lượng cao; trồng và cải tạo vườn cây ăn quả bằng giống chất lượng cao; hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm công nghệ Israel; trồng rau, hoa trong nhà lưới. Tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư Dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chưa có vùng nông nghiệp hoặc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và công nhận, mà chỉ dự kiến trong thời gian tới phát triển 10 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Thuận Châu 02 vùng, Mai Sơn 01 vùng, thành phố Sơn La 03 vùng, Mộc Châu 02 vùng và Vân Hồ 02 vùng. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng chưa có doanh nghiệp nào được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

6.3. Hỗ trợ sơ chế, chế biến nông sản:

Hiện có 02 HTX nông nghiệp tham gia sơ chế, chế biến và kinh doanh chè xanh (HTX Sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp Bình Thuận - Thuận Châu; HTX Sản xuất kinh doanh chè Tân Lập - Mộc Châu).

6.4. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch:

Trong những năm qua, thực hiện chương trình hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh các HTX luôn được tạo điều kiện tham gia nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, hội chợ xúc tiến thương mại, du lịch; các hội chợ triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chuỗi nông sản an toàn của tỉnh Sơn La với các tỉnh bạn như:

+ Hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình.

+ Giới thiệu, quảng bá sản phẩm chuỗi nông sản an toàn tại các phiên chợ, hội chợ trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ Thương mại - Du lịch Việt Nam - Lào 2017; Tuần hàng nông sản an toàn Sơn La tại Hà Nội; Phiên chợ, hội chợ nông sản an toàn tại Trung tâm hội chợ, triển lãm Nông nghiệp số 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; Lễ hội ẩm thực Quốc tế FoodFest tại quảng trường VinCom Royal City-72a Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội; tham gia “Diễn đàn thúc đẩy tiêu thụ rau, quả Việt Nam - Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức tại thành phố Lạng Sơn; Hội nghị giao thương kết nối cung cầu giữa Hà Nội với các tỉnh....

+ Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản chủ lực của tỉnh tại các huyện tổ chức như: Lễ hội Hái mận Mộc Châu; Lễ hội Hái soài Yên Châu; Lễ hội Hái nhãn Sông Mã.

+ Năm 2017, một số HTX tham gia các hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, HTX của Sơn La và các doanh nghiệp của Hà Nội và để ký kết các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn. Đến nay đã có 37 hợp đồng đã được ký kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã của Sơn La và các doanh nghiệp siêu thị, trung tâm thương mại của Hà Nội.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 08 cửa hàng giới thiệu và bán nông sản an toàn: Cửa hàng Quế Anh, số 107B đường Tô Hiệu - Thành phố Sơn La; Trịnh Thị Liên số 35 đường Tô Hiệu - Thành phố Sơn La; Phan Thị Lan, tầng 1 khách sạn Sao Xanh 3 Thành phố Sơn La; 03 cửa hàng của HTX Nông nghiệp Xanh 26.3 (tại Chợ 07.11, chợ Rặng Tếch, chợ Gốc phượng) cửa hàng Mỹ Anh Tiểu khu 6, Thị trấn Hát Lót Mai Sơn, cửa hàng Tây Bắc Food, Tiểu khu 3, Thị trấn Yên Châu, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã đang hỗ trợ hình thành 02 cửa hàng giới thiệu và bán nông sản an toàn tại chợ Trung tâm thị trấn Sông Mã.

6.5. Hỗ trợ xuất khẩu nông sản

Năm 2017 toàn tỉnh được cấp 8 mã vùng trồng, trong đó đã hỗ trợ 02 HTX tham gia mã vùng trồng xoài, hỗ trợ 05 HTX tham gia mã vùng trồng nhãn:

+ 05 HTX trên địa bàn huyện Yên Châu, Mai Sơn và Sông Mã tham gia xuất khẩu Nhãn sang Mỹ và Úc (HTX Phương Nam - huyện Yên Châu; HTX Bảo Minh - huyện Sông Mã; HTX Hoàng Tuấn và HTX An Thịnh - huyện Sông Mã; HTX Nhãn chín muộn - huyện Mai Sơn).

+ 01 HTX và 01 tổ hợp tác trên địa bàn huyện Yên Châu và huyện Mai Sơn xuất khẩu Xoài xanh sang Úc (Tổ hợp tác s 01; HTX Ngọc Lan) và đã được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I cấp mã vùng trồng, với diện tích 147,5 ha trong tháng 7/2017.

Tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai), HTX Đồng Tâm - huyện Yên Châu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Sơn La sang thị trường Trung Quốc.

6.6. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể, cấp mã vùng trồng:

Toàn tỉnh đang tập trung hỗ trợ xây dựng phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2017 bao gồm 08 sản phẩm nông, lâm thủy sản, trong đó: 04 sản phẩm tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm: Quả na (huyện Mai Sơn); quả bơ (huyện Mộc Châu); Cá Tầm (Sơn La); quả táo Sơn Tra (Sơn La); 04 sản phẩm theo đề xuất của các huyện, bao gồm: Nếp Mường Và (huyện Sp Cộp); chè Phỏng Lái (huyện Thuận Châu); cá lòng h sông Đà (Sơn La); Khoai sọ (Thuận Châu).

6.7. Hỗ trợ hoạt động du lịch:

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 05 HTX đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch, nhưng có 08 HTX tham gia hoạt động du lịch, với các sản phẩm: Du lịch cộng đồng và dịch vụ vui chơi; Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; Du lịch sinh thái lịch sử và tâm linh; tham gia dịch vụ cơ sở lưu trú (Homestay).... tập trung địa bàn Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã và Thành phố Sơn La.

6.8. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn:

Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh và các Sở, ngành đều bố trí nguồn lực và tổ chức đào tạo, tập huấn cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, toàn tỉnh đã mở được 12 lớp, với 256 HTX và 524 học viên tham gia là giám đốc, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kế toán và các thành viên HTX. Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung công tác quản trị, điều hành HTX; hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; vay vốn; tham gia các chuỗi tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, tập trung cho nông sản an toàn.

Ngoài ra hàng năm các HTX và thành viên các HTX được đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn thuộc Chương trình Khuyến nông quốc gia; Chương trình xây dựng Nông thôn mới; Chương trình Xóa đói giảm nghèo; Chương trình Tái định cư thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình như chuyển giao khoa học kỹ thuật trng cây ăn quả, dược liệu, rau hoa, thủy sản....; đào tạo nghề phi nông nghiệp: Gò hàn, may dân dụng, sửa chữa xe máy..; đào tạo nghề nông nghiệp như: Nuôi cá bè, nuôi lợn rừng, lợn thương phẩm; trồng rau an toàn; nuôi gà, vịt.

6.9. Hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh

Tổng số HTX được hỗ trợ vay vốn là 39/395 các HTX toàn tỉnh chiếm 9,87%. Tổng dư nợ của các HTX là 39,549/10.989 tỷ đồng chiếm 0,36% tổng vốn dư nợ khu vực doanh nghiệp. Trong đó:

+ Hỗ trợ vay theo Nghị quyết số 55/2015/NQ-CP của Chính phủ tính đến 31/10/2017 dư nợ là 37.549 triệu đồng, với 31 HTX tiếp cận nguồn vốn (Ngân hàng Nông nghiệp 21 HTX, dư nợ 36.115 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách 04 HTX, dư nợ là 400 triệu đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt: 01 HTX, dư nợ là 294 triệu đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 01 HTX, dư nợ là 640 triệu đồng).

+ Hỗ trợ vay vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Sơn La - Liên minh HTX tỉnh là 8 HTX với tổng dư nợ 2.300 triệu đồng.

Phần lớn là HTX nông nghiệp vay vốn đầu tư chăn nuôi; trồng rau, hoa, cây ăn quả; trồng nấm, cây dược liệu; chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm; kinh doanh dịch vụ phân bón, thuc bảo vệ thực vật, thuc thú ý; xây dựng nhà xưởng, mua máy móc phục vụ sản xuất; kinh doanh vật liệu...

6.10. Hỗ trợ tiếp cận đất đai:

Hiện toàn tỉnh có 80 HTX (kể cả Quỹ tín dụng) có sử dụng đất, với tổng diện tích là 1.689.641 m2. Trong đó: Đất trụ xây dựng trụ sở, văn phòng có 58 HTX, diện tích 8.901 m2; Đất sản xuất có 63 HTX, diện tích 1.680.740 m2.

(Chi tiết tại Phụ lục 05 kèm theo)

6.11. Hỗ trợ kinh doanh dịch vụ thương mại:

Trên địa bàn tỉnh có 44 HTX dịch vụ thương mại, một số HTX khu vực này tham gia cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây giống, vật nuôi, thủy sản…. Tuy nhiên về nguồn giống cây trồng và thủy sản cơ bản đang được người dân các HTX tự gây trồng hoặc mua giống của các đơn vị cung ứng ngoài tỉnh cung cấp. Hiện tại Sơn La chưa có các Trung tâm giống tin cậy để cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc cho người dân, HTX và doanh nghiệp.

II. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

1. Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm

Toàn tỉnh hiện có 18 quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, xây dựng.... đang thực hiện liên quan đến môi trường hoạt động HTX; và có 25 quy hoạch đang chỉnh sửa, điều chỉnh bổ sung trong năm 2017-2018.

(Có chi tiết tại Phụ lục 06 kèm theo)

2. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Chính phủ, trong nhng năm qua tỉnh Sơn La đã ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX, thành viên HTX. Theo đó tập trung hỗ trợ trồng cây dược liệu, trồng rau an toàn; chăn nuôi gia súc; nuôi trồng thủy sản; phát triển cà phê bền vững; cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả; trồng cây phân tán; bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản; vay vốn sản xuất kinh doanh; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ thuê nhân lực chuyên môn kỹ thuật, kế toán....

Cơ bản cơ chế chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho HTX trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên cơ chế, chính sách chưa thu hút được các HTX tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; chưa thu hút được lực lượng học sinh, sinh viên cao đẳng, đại học tham gia hoạt động HTX.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ phát triển HTX

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hỗ trợ phát triển HTX, trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc hỗ trợ phát triển HTX, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản có lợi thế của địa phương như: rau hoa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc; phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó đã triển khai dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư hàng năm và các hội nghị, hội thảo khoa học và kết nối thị trường tiêu thụ nông sản an toàn, đặc biệt là thị trường Hà Nội, thị trường trong tỉnh và thị trường các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng và các tỉnh lân cận và xuất khẩu nông sản an toàn ra các nước Mỹ, Úc, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc kịp thời tổ chức hội nghị biu dương các HTX và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến: Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao - Vân Hồ; Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu gắn với phát triển vùng nguyên liệu chanh leo - Mộc Châu; Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La - Mai Sơn.... tạo điều kiện cho nông dân và các HTX kết nối tiêu thụ nông sản cho các nhà máy chế biến.

2. Kết quả hỗ trợ phát triển HTX

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX cơ bản đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, s lượng tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là các HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2017 thành lập mới 136 HTX, đưa tổng số HTX toàn tỉnh lên 395 HTX, tăng 51% so với năm 2016.

Chất lượng hoạt động của các HTX ngày được nâng lên, ngày càng nhiều HTX tham gia sản xuất nông sản sạch, nông sản an toàn, sản xuất theo chuỗi Vietgap; các HTX chủ động kết nối thị trường tiêu thụ nông sản với nhiều tỉnh thành trong cả nước và tham gia xuất khẩu nước ngoài. Thị trường tiêu thụ nông sản sạch, nông sản an toàn cơ bản được HTX định hình ngày càng rõ hơn, trọng tâm đu tư chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, thị trường trong tỉnh và đang mở rộng sang thị trường Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng và các tỉnh lân cận.

Các sản phẩm rau, hoa; cây ăn quả trái vụ; thủy sản có lợi thế của từng địa phương đã được các HTX tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó tỉnh Sơn La đang xây dựng và phát triển 08 thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh; và xác định được 10 sản phẩm nông sản chủ lực để có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trong những năm tới.

Các HTX được hỗ trợ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tính đến thời điểm tháng 9/2017 dư nợ đạt hơn 39 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2016. Đã có 05 HTX tham gia xuất khẩu nhãn quả sang Mỹ và Úc; có 02 HTX xuất khẩu soài quả sang Úc; 01 HTX đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu nông sản sang Vân Nam - Trung Quốc, từng bước khẳng định vị thế hàng nông sản, hoa quả của Sơn La trên thị trường quốc tế.

3. Hạn chế và nguyên nhân

3.1. Hạn chế:

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX đang tập trung vào hỗ trợ trực tiếp cho HTX và thành viên HTX, tuy nhiên chưa khuyến khích được HTX, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến nông sản an toàn, xây dựng chợ đầu mối, xây dựng siêu thị nhỏ tiêu thụ nông sản an toàn cho các HTX ở trung tâm các huyện, thành phố.

Quy hoạch các sản phẩm còn chồng chéo và thực hiện quy hoạch chưa nghiêm dẫn đến chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đủ sản phẩm để kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tại các siêu thị lớn tại Hà Nội.

Số lượng HTX tăng nhiều xong phổ biến vẫn là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành HTX còn hạn chế, hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp, lợi ích mang lại cho thành viên không nhiều.

Hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại, do nhiều HTX chưa hình thành được tài sản không chia, hình thành các tài sản là văn phòng, đất đai và các tài sản khác để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Nhiều HTX có số thành viên không góp vốn hoặc góp không đảm bảo tỷ lệ theo quy định chiếm đa số; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đối với HTX; Thiếu quan tâm đóng góp ý kiến hoặc thực hiện chủ trương của HTX; Tay nghề của thành viên, người lao động thấp, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp; Nhận thức chưa đầy đủ về HTX kiểu mới, thiếu năng động trong cơ chế thị trường.

Các HTX chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Đa số các HTX không có ký kết thỏa thuận giao dịch kinh tế với thành viên. Các hoạt động dịch vụ của nhiều HTX chưa thực sự là chỗ dựa, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế hộ thành viên. Nhiều HTX tồn tại trên danh nghĩa, hình thức, hoạt động không đúng nguyên tắc, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Nhận thức của một số HTX, thành viên HTX chưa đầy đủ về HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012; chưa thay đổi tư duy trong quản lý, sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường. Nhiều HTX vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không mạnh dạn thay đi với môi trường kinh doanh mới.

Các HTX chưa quan tâm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua việc duy trì thực hiện nghiêm về quy trình sản xuất nông sản sạch, sản xuất an toàn; duy trì tem, nhãn, mác bao bì sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phù hợp với từng thị trường.

Công tác quản lý nhà nước về HTX từ tỉnh đến cơ sở vẫn còn bất cập, đội ngũ cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể của các địa phương thiếu ổn định; chưa bố trí cán bộ phụ trách về kinh tế tập thể xuyên suốt từ tỉnh tới huyện, tới xã, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền chưa đầy đủ về mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012.

3.2. Nguyên nhân

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng, hạn chế trong việc đưa ra chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Nhiều Giám đốc HTX chưa thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, trong khi loại hình này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải mạnh dạn, quyết liệt, có tâm huyết.

Phần lớn HTX chưa được chuyển đổi và xây dựng theo đúng bản chất, nguyên tắc và các giá trị của HTX. Trong đó vấn đề trọng yếu là khi tham gia xây dựng HTX là các thành viên không ý thức được trách nhiệm của mình, thiếu sự gắn kết lợi ích giữa thành viên và HTX, do đó thị trường nội bộ của HTX bị thu hẹp, thị trường bên ngoài không ổn định. Các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, số lượng thành viên, vốn, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động... còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012.

3.2.2. Nguyên nhân khách quan:

Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền đối với phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển HTX chưa đúng mức. Nhận thức về vị trí, vai trò của mô hình HTX kiểu mới của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mờ nhạt, tư tưởng về những hạn chế của HTX kiểu cũ còn nặng nề. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa đáp ứng, thiếu thống nhất, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có nơi, có việc còn buông lỏng quản lý; thiếu cơ chế, chế tài đối với trách nhiệm của cấp, ngành trong phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa được phát huy.

Hầu hết các HTX, nhất là HTX nông nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Nguồn kinh phí triển khai cơ chế, chính sách của tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực kinh tế tập thể thiếu đôi khi chưa kịp thời, một số chính sách chậm được triển khai thực hiện từ cấp trên như: Chính sách vay vốn, đất đai, cây con giống, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm...

Là tỉnh miền núi hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển; các cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản, các nhà máy chế biến chưa hình thành, nên chưa khuyến khích được các HTX và người dân tham gia sản xuất, kinh doanh.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò của kinh tế tập thể mà nòng cốt là phát triển HTX. Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hỗ trợ phát triển HTX.

Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX theo tiêu chí quy định tại Luật HTX năm 2012 (HTX kiểu mới) gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu c thể

- Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh có 600 HTX và 10 liên hiệp HTX, trong đó có 80% HTX, liên hiệp HTX (khoảng 480 HTX và 08 liên hiệp HTX) tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

- Đến năm 2020, tập trung xây dựng, phát triển khoảng 35 HTX kiểu mẫu điển hình kinh doanh có hiệu quả tại 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có năng lực quản lý và theo từng lĩnh vực cụ thể.

- Phấn đấu thu nhập bình quân của thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc và thành viên HTX phải đảm bảo theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng.

- Nâng tỷ lệ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt từ 80% trở lên và không còn HTX yếu kém.

- Phấn đấu đội ngũ chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc (Tổng giám đốc) ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán HTX, liên hiệp HTX có trình độ đại học, cao đẳng là 25%; đạt trình độ trung cấp 60%.

- Phấn đấu 100% đội ngũ chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc (Tổng giám đốc) ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán HTX, liên hiệp HTX được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế.

- Phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

- Hàng năm tổ chức đào tạo nghề cho thành viên HTX và người lao động khu vực HTX đạt từ 200 - 250 người/năm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX và Liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.

1.2. Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động HTX trong kết nối thị trường; sơ chế, chế biến nông sản sạch, nông sản an toàn; xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

1.3. Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX, Liên hiệp HTX, trong đó tập trung hỗ trợ thúc đẩy (1) đầu tư cơ sở sơ chế bảo quản nông sản an toàn, nông sản sạch; (2) phát triển chợ nông sản, chợ đầu mối; (2) thu hút các nguồn lực tham gia hoạt động HTX.

1.4. Đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy chế biến: Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao - Công ty cổ phần chế biến thực phẩm công nghệ cao; Nhà máy chế biến chanh leo và rau, quả xuất khẩu - Công ty Cổ phần Nafood Tây Bắc; Nhà máy Cà phê Phúc Sinh Sơn La - Công ty Cổ phần Cà phê Phúc Sinh Sơn La.

2. Giải pháp

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển HTX kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và nhân dân các dân tộc tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể và xây dựng HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012 gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung tuyên truyền làm rõ sự khác nhau giữa hợp tác kiểu cũ và HTX kiểu mới; thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế tập thể và Luật HTX năm 2012 theo kế hoạch; các mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến.

- Đổi mới phương thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể và xây dựng HTX kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2.2. Hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực HTX và Liên hiệp HTX

- Duy trì thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh đối với các HTX nông nghiệp theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình khuyến nông và kế hoạch đào tạo, tập huấn của Liên Minh HTX tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Công thương.

- Rà soát nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ cao đẳng, đại học đối với các HTX. Tổ chức các lớp đào tạo cao đẳng, đại học tại các huyện tạo điều kiện cho các HTX tham gia học tập và vẫn duy trì sản xuất kinh doanh. Giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Tây Bắc, các trường cao đẳng, trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo dài hạn tại các huyện,

- Tập trung nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, tập huấn; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm và cho cả giai đoạn đến năm 2020.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trực tiếp tham gia giảng dạy, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có liên kết chuỗi sản phẩm với các HTX và hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn.

2.3. Hỗ trợ các HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012

Các HTX đang hoạt động có hiệu quả tiến hành rà soát bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Những HTX hoạt động không hiệu quả tiến hành soát xét, phân loại để củng cố tổ chức hoạt động, phương hướng, quy mô sản xuất kinh doanh, thành viên HTX và bộ máy quản lý, xây dựng lại Điều lệ theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012 để củng cố hoạt động hiệu quả, đúng quy định. Những HTX thua lỗ kéo dài chỉ đạo thực hiện giải thể theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo thành lập lại để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phát triển kinh tế của hộ gia đình thành viên HTX và kiên quyết giải thể bắt buộc đối với các HTX thua lỗ kéo dài.

Việc đổi mới, củng cố phải đảm bảo các quy định của Luật HTX 2012, trước hết là nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia HTX, đảm bảo nguyên tắc về góp vốn, công tác tổ chức và chiến lược hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tăng cường các hoạt động “liên doanh”, “liên kết” giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác để vừa mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Theo đó, đối với từng loại hình HTX cần hỗ trợ chuyển đổi theo hướng sau:

(1) H trợ phát triển HTX nông nghiệp:

Hỗ trợ các HTX nông nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đa nghề, đa lĩnh vực nhằm chủ động cây con giống chất lượng cao, phân bón, thuốc thu ý, thuốc bảo vệ thực vật... cung cấp cho các thành viên HTX.

+ Đối với HTX sản xuất kinh doanh rau, hoa: Tập trung hỗ trợ các HTX hiện có nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì chuỗi sản xuất nông sản an toàn, nông sản sạch; kết nạp thêm các thành viên tiếp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các HTX xây dựng nhà sơ chế bảo quản nông sản.

+ Đối với HTX cây ăn quả: Tập trung hỗ trợ các HTX hiện có nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì chuỗi sản xuất sản an toàn, nông sản sạch; hỗ trợ xây dựng phát triển thương hiệu. Hỗ trợ các HTX xây dựng nhà sơ chế bảo quản nông sản; tham gia sản xuất cây con giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc được kiểm soát, cung cấp cho thành viên HTX và thị trường. Khuyến khích thành lập thêm các HTX cây ăn quả, HTX trồng chanh leo.

+ Đối với HTX thủy sản: Duy trì số lượng hiện có và tập trung hỗ trợ các HTX thủy sản nâng cao sản lượng trên mỗi lồng cá.

Khuyến khích thành lập thêm các HTX nông nghiệp, đặc biệt là HTX kinh doanh rau, hoa; HTX trồng cây ăn quả; HTX trồng và kinh doanh chanh leo để khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích đất nương rẫy, đất trống trọc trên địa bàn toàn tỉnh chuyển sang trồng cây ăn quả, dược liệu đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoa quả đang xây dựng, đáp ứng yêu cầu tích tụ ruộng đất và quy mô sản xuất tập trung; hình thành chuỗi kết nối giữa hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng: Mỗi huyện, thành phố lựa chọn 1-3 HTX kiểu mới để tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng mô hình HTX kiểu mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các mô hình HTX kiểu mới phải được xây dựng theo đúng chuẩn mực quy định của Luật HTX năm 2012.

(2) Hỗ trợ phát triển HTX tiểu thủ công nghiệp:

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 66/2006/NĐ/CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, thủy sản và chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021;

- Tiếp tục củng cố các HTX hiện có, tạo điều kiện để các cơ sở này để từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, tăng cường đổi mới công nghệ thiết bị để phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng mỗi cộng đồng bản có 01 HTX theo ngành nghề chính của làng bản đó. HTX cần đáp ứng các dịch vụ đầu ra - đầu vào, sản xuất, liên kết các ngành nghề kinh doanh khác để phát triển làng nghề.

(3) Hỗ trợ phát triển HTX xây dựng, vận tải:

- Duy trì và phát triển các HTX vận tải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Khuyến khích các HTX đầu tư mua sắm các phương tiện đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, thị trường và thị hiếu của nhân dân.

- Tạo điều kiện cho các HTX về quy hoạch, xây dựng trụ sở, bến bãi tập trung, cố định.

(4) Hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ thương mại:

- Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 23/QĐ/TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020”. Trong đó chú trọng phát triển mạng lưới kinh doanh các HTX, liên hiệp HTX thương mại có hệ thống cơ sở, cửa hàng, chi nhánh sơ chế, bảo quản, đóng gói, tiêu thụ nông sản phẩm hàng hóa.

- Tại các vùng nông thôn, phát triển mô hình HTX chuyên kinh doanh, quản lý chợ hoặc hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có chợ.

- Củng cố và hỗ trợ phát triển các HTX dịch vụ du lịch, trong đó tập trung vào dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... tập trung phát triển tại các Khu du lịch Mộc Châu; Khu du lịch Thành phố Sơn La và phụ cận; Khu du lịch lòng h thủy điện Sơn La.

(5) Hỗ trợ phát triển Quỹ tín dụng nhân dân:

- Củng cố hoạt động của 08 Quỹ tín dụng theo hướng mở rộng địa bàn hoạt động gắn với việc phát triển thành viên. Tiếp tục chỉ đạo 06 Quỹ tín dng nhân dân chưa chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

- Quan tâm ưu tiên phát triển thành lập mới Quỹ tín dụng nhân dân tại các huyện Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên và Yên Châu. Hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân được thuê đất xây dựng trụ sở ổn định kinh doanh lâu dài.

(6) Hỗ trợ phát triển HTX vệ sinh môi trường:

Phát triển mô hình HTX vệ sinh môi trường, trước mắt xây dựng mô hình điểm, đây là mô hình hoạt động có hiệu quả phù hợp với điều kiện thị trấn, thị tứ min núi vùng sâu vùng xa chưa có Công ty Môi trường đô thị, phù hợp với điều kiện của địa phương trong thu gom và xử lý rác thải tập trung, bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý cây xanh và dịch vụ giao thông công chính.

(7) Hỗ trợ phát triển loại hình HTX tiếp nhận, quản lý khai thác và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh:

Phát triển mô hình HTX tiếp nhận, quản lý khai thác và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, trước mắt xây dựng mô hình điểm, đây là mô hình hoạt động có hiệu quả phù hợp với điều kiện thị tứ miền núi vùng sâu vùng xa đã được nhà nước đầu tư nhưng giao cho Ban quản lý bản, Tiểu khu quản lý vận hành chưa hiệu quả, chưa có Công ty nước sạch đầu tư, để phù hợp với điều kiện của địa phương trong tiếp nhận, quản lý khai thác và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh.

2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, liên hiệp HTX

(1) Tập trung hỗ trợ các HTX nông nghiệp Xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nông sản an toàn:

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu thụ nông sản an toàn theo Quyết định 810/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.

- Tiếp tục hỗ trợ các HTX nông nghiệp sản xuất tốt (VietGAP), sản xuất an toàn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trước mắt tập trung hỗ trợ 47 cơ sở sản xuất có sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu.

- Hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng tem, nhãn nhận diện sản phẩm, theo đó tập trung hỗ trợ cho 47 cơ sở đã đăng ký xây dựng sản phẩm (sản phẩm 28 chuỗi của 28 cơ sở; sản phẩm của 17 cơ sở áp dụng VietGAP).

- Hỗ trợ các HTX du lịch xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch, các tour du lịch trong tỉnh; danh mục các tour du lịch dự kiến xây dựng.

(2) Hỗ trợ các HTX tiếp cận thị trường quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm:

- Xây dựng kế hoạch tăng cường xúc tiến thương mại trên cả 3 thị trường: Thị trường trong tỉnh là cơ bản; thị trường trong nước là quan trọng; xuất khẩu có vai trò tương hỗ để thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết quảng bá, xúc tiến thương mại thị trường trong nước, nhất là thị trường Hà Nội, các tỉnh có biên giới với Trung Quốc; Đẩy mạnh xúc tiến đưa các sản phẩm vào chợ đầu mối của Hà Nội như: Long Biên, Phùng Khoang, phía Nam; các siêu thị: Big C, Hapro, AEON, Fivimart, Vinmart; Tổ chức tuần hàng nông sản an toàn Sơn La tại Hapro, Big C.

- Xây dựng kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2018 và giai đoạn 2018-2020, tập trung vào 10 sản phẩm chủ lực như: Nhãn, xoài, cam, chanh leo, bơ, cà phê, chè, sữa, mật ong, quả có múi (nêu rõ cơ sở sản xuất; cơ quan quản lý chất lượng; sản phẩm xuất khẩu). Trong đó giao rõ địa bàn thu gom xuất khẩu cho các doanh nghiệp, HTX; Thị trường xuất khẩu bao gồm thị trường dễ tính như Nam Trung Quốc và nhóm thị trường khó tính như Đông Á, Úc, Nhật, EU.

- Huy động các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp, HTX và các nguồn lực khác từ các chương trình, dự án trong mọi lĩnh vực hoạt động trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX hàng năm tham gia hội nghị, hội thảo về công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn; tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tham gia các phiên chợ nông sản tại Hà Nội, Lào Cai và các tỉnh bạn.

- Tiếp tục hỗ trợ các HTX thuê địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Tổng hợp xây dựng danh mục các siêu thị, chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh; các hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư hàng năm; danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La theo mùa.

(3) Hỗ trợ các HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh:

- Tổ chức rà soát, đánh giá lại các HTX nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng Tái định cư thủy điện Sơn La theo chủ trương chỉ đạo của tỉnh.

- Tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và Nghị quyết số 53/NQ-HĐND tỉnh Sơn La về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

- Tổ chức xây dựng rà soát quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.

- Tập trung xây dựng phương án, dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh; tranh thủ nguồn lực từ xây dựng nông thôn mới; nguồn giảm nghèo bền vững để hỗ trợ cho các HTX tham gia đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

(4) Hỗ trợ HTX, Liên hiệp HTX tiếp cận đất đai, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh:

- Về đất đai: UBND các huyện, thành phố tập trung rà soát quỹ đất, tạo điều kiện cho các HTX, Liên hiệp HTX được thuê đất làm trụ sở, văn phòng, cơ sở chế biến và đất sản xuất kinh doanh nếu HTX có nhu cầu theo chính sách quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.

- Về tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại trong tỉnh thực hiện cho các tổ hợp tác, HTX, thành viên HTX vay theo chính sách tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La.

(5) Hỗ trợ các HTX đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng:

- Hỗ trợ các HTX nông nghiệp, liên hiệp HTX xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói và kho lạnh bảo quản sản phẩm nông nghiệp dễ hư hỏng, tối thiểu mỗi huyện phải có 01 cơ sở sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm.

- Tập trung xây dựng quy hoạch các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và khuyến khích các HTX, liên hiệp HTX tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh chợ đầu mối.

- Khuyến khích, hỗ trợ cho HTX làm đường giao thông nông thôn đến trụ sở HTX và đường sản xuất trong vùng sản xuất của HTX theo Nghị quyết 115/2015/NQ-HĐND , Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các nội dung, công việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020.

2.5. Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các HTX đầu tư sản xuất kinh doanh

(1) Rà soát và hoàn thiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch sản phẩm tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận đất đai, tài nguyên. Trong đó tập trung hoàn thiện sớm các quy hoạch:

- Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, theo đó phát triển 10 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Thuận Châu 02 vùng, Mai Sơn 01 vùng, Thành phố Sơn La 03 vùng, Mộc Châu 02 vùng và Vân Hồ 02 vùng.

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch cây ăn quả đến năm 2020 định hướng đến năm 2025: Với quy mô 100.000 ha; quy hoạch gắn với xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu thụ; xây dựng thương hiệu của những sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiềm năng; tổ chức sản xuất theo yêu cầu ứng dụng công nghệ cao; xây dựng hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến thông qua các HTX và liên kết sản xuất, cung ứng tiêu thụ, chế biến; nâng cao hiệu quả, giá trị gắn với đầu tư xây dựng nhà máy chế biến. Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả tập trung gắn với nhà máy chế biến đang được xây dựng trên địa bàn huyện Vân Hồ, Mộc Châu và Mai Sơn.

(2) Xây dựng bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX:

- Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La, theo hướng bổ sung đối tượng thành viên HTX, hình thức hỗ trợ, chuỗi sản xuất tiêu thụ; bổ sung chính sách hỗ trợ sơ chế, bảo quản, chế biến, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất điện tử gắn với các mô hình dự án, các sản phẩm cụ thể để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thương hiệu của nông sản Sơn La; Bổ sung chính sách thu hút học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học tham gia lĩnh vực hoạt động HTX; chính sách hỗ trợ các HTX tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học.

- Xây dựng Nghị quyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trọng tâm là cây ăn quả, phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác; phấn đấu đến năm 2020 đạt giá trị gia tăng từ 2-3 lần so với năm 2017.

(3) Thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến:

- Tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoa, quả. Tập trung xây dựng 03 nhà máy chế biến tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu và Mai Sơn để kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản cho các HTX.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường giao thông nông thôn, đường liên xã được cứng hóa và đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La để tạo điều kiện giao thương phát triển cũng là tạo điều kiện cho các HTX tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất ra, yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

2.6. Tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các đơn vị khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước trong hỗ trợ phát triển HTX

- Hàng năm tập trung tổ chức tốt các hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh, các hội thảo khoa học, các cuộc tọa đàm để tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; tranh thủ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các đơn vị khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển các HTX.

- Có quan điểm rõ trong xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài việc hợp tác với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược để kết nối đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài với các HTX trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Rà soát, tổng hợp các đơn vị đã và đang đầu tư hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch hợp tác lâu dài; tiếp tục mở rộng hợp tác với các đơn vị, nhà khoa học, các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài tỉnh có nguyện vọng đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.7. Tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong đi mới, phát triển HTX:

- Các cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của mình về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển HTX, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các HTX. Hàng năm sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển kinh tế tập thể, phát triển HTX.

- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX tỉnh trong tuyên truyền, nâng nhận thức cho đội ngũ cán bộ về Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phối hợp chỉ đạo xây dựng mô hình HTX trong các tổ chức đoàn thể. Chỉ đạo các huyện, thành, thị trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Ban chỉ đạo 75); Tổ công tác sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, quả; T công tác chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Tổ công tác 377).

- Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các HTX thành lập các chi bộ đảng, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong các hoạt động HTX.

2.8. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển HTX kiểu mới:

- Đưa Chỉ tiêu chuyển đổi diện tích trồng cây nông nghiệp trên đất dốc kém hiệu quả sang phát triển cây ăn quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, bền vững; Chỉ tiêu chuyển đổi và thành lập Hợp tác xã kiểu mới thành chỉ tiêu có tính pháp lệnh trong giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

- Củng cố và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác và HTX đối với Phòng Doanh nghiệp và Kinh tế tập thể - thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế của các huyện, thành phố: (1) Tăng cường nhân sự, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho công chức trong Phòng; (2) Đổi mới phương pháp quản lý đối với HTX kiểu mới phù hợp với xu thế thị trường, xu thế hội nhập. (3) Là cơ quan đầu mối tổng hợp, theo dõi tình hình hoạt động của các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh.

- Củng cố và duy trì hoạt động các Tổ công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các huyện, thành phố; mỗi huyện thành lập 01 Tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các HTX trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các HTX tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn mác, tổ chức sản xuất và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp cần phải tuân thủ theo chuỗi giá trị, sản xuất sạch, sản xuất an toàn, sản xuất tốt, sản xuất theo tín hiệu thị trường.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về HTX: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải... trong chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển HTX.''

- Tăng cường vai trò Liên minh HTX tỉnh trong hỗ trợ phát triển HTX; (1) rà soát đánh giá tình hình hoạt động của từng HTX, xác định xu thế thị trường và nhu cầu của các tổ hợp tác, HTX cần phải đào tạo tập huấn; (2) Hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn vay thuộc Quỹ Phát triển HTX của tỉnh; (3) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX.

- UBND các huyện, thành phố phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban của huyện hỗ trợ từng HTX trên địa bàn. Mỗi huyện, thành phố lựa chọn 1-3 HTX để tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng mô hình HTX kiểu mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các mô hình HTX kiểu mới phải được xây dựng theo đúng chuẩn mực quy định của Luật HTX năm 2012.

Phần thứ tư

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ 2018 - 2020

1. Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể và HTX các cấp.

2. Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm hàng năm về: (1) Chỉ tiêu chuyển đổi diện tích trồng cây nông nghiệp trên đất dốc kém hiệu quả sang phát triển cây ăn quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, bền vững; (2) Chỉ tiêu chuyển đổi và thành lập Hợp tác xã kiểu mới thành chỉ tiêu có tính pháp lệnh trong giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

3. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La; Xây dựng ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

4. Hỗ trợ các HTX trên địa bàn tỉnh kết ni thị trường, tham gia các hội nghị, hội chợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch theo kế hoạch và cơ chế, chính sách hiện hành.

5. Lập và trình phê duyệt các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch sản phẩm tạo điều kiện cho các HTX quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài nguyên, đất đai. Hoàn thiện Quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện Quy hoạch cây ăn quả đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.

6. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2018 và kế hoạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2018 - 2020.

7. Lựa chọn 35 HTX để hỗ trợ xây dựng mô hình HTX điển hình kinh doanh có hiệu quả.

8. Hỗ trợ các HTX trên địa bàn tỉnh kết nối thị trường, tham gia các hội nghị, hội chợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch theo kế hoạch và cơ chế, chính sách hiện hành.

9. Xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động của các HTX năm 2018 và Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động của các HTX giai đoạn 2017 - 2020.

10. Tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch cơ chế, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

(Có Phụ lục 07 chi tiết kèm theo)

11. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 204.640 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 12.000 triệu đồng, chiếm 5,8% tổng kinh phí

- Ngân sách địa phương: 182.640 triệu đồng chiếm 94,1% tổng kinh phí

(Có Phụ lục số 08 chi tiết kèm theo)

Trên đây là Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020”./.

 

 





Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã Ban hành: 21/11/2013 | Cập nhật: 14/12/2013