Quyết định 1781/QĐ-UBND năm 2016 ban hành phương án triển khai dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La
Số hiệu: 1781/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Bùi Đức Hải
Ngày ban hành: 22/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1781/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 22 tháng 07 năm2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Công văn số 575/TTg-KTN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung hạng mục, dự án thành phần vùng tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Căn cứ Công văn số 1036-CV/TU ngày 20 tháng 6 năm 2015 của tỉnh ủy về phương án triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La;

Xét đề nghị của Giám đốc Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại Tờ trình số 117/TTr-TĐC ngày 13 tháng 6 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này phương án triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La (Có phương án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như điều 3 (t/h);
- Lưu VT, (Mạnh KT), 18 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hải

 

PHƯƠNG ÁN

TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh Sơn La)

I. Sự cần thiết phải xây dựng phương án

Phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy sản..) ứng dụng công nghệ cao được hiểu là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đây là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập.

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai một số mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã như: rau an toàn (Mộc Châu); chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh học, giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng (Mai Sơn). Công tác chọn, tạo, nhân giống và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao được ngành nông nghiệp quan tâm; tuy nhiên mc độ triển khai các mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng và vật nuôi chưa cao, chưa phát triển trên diện rộng, chưa có bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế.

Thực tế hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết, nhất là ở vùng tái định cư các công trình thủy điện; do đó đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương triển khai thực hiện. Đồng thời chuẩn bị cho việc thực hiện đề án “ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân thủy điện Sởn La”, cần thiết phải xây dựng một số mô hình sản xuất để ổn định đời sống trên cơ sở khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực tại chỗ, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng TĐC.

II. Cơ sở pháp lý

1. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

2. Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

3. Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

4. Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

5. Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

6. Công văn số 575/TTg-KTN ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung hạng mục, dự án thành phần vùng tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La;

7. Thông báo số 03-TB/TĐC ngày 22/4/2016 của đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo tỉnh về công tác tái định cư các công trình thủy điện Sơn La;

8. Căn cứ Văn bản số 1036-CV/TU ngày 20.6.2016 của Tỉnh ủy Sơn La về việc phương án triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La;

9. Căn cứ Thông báo kết luận số 05-TB/BCĐ ngày 26.6.2016 của Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác tái định cư các công trình thủy điện Sơn La;

10. Căn cứ Văn bản số 09-CV/BCĐ ngày 02.7.2016 của Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác tái định cư các công trình thủy điện Sơn La về việc hỗ trợ đời sống và sản xuất cho các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La;

III. Nội dung phương án

1. Mục tiêu: Hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong thực hiện 35 dự án sản xuất nông nghiệp vùng tái định cư thủy điện Sơn La nhằm nâng cao nhận thức của người dân, từng bước thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Qua đó phát hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La, tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã và Tổ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La, thực hiện hình thức liên kết sản xuất với các hộ dân vùng tái định cư tạo ra phương thức sản xuất mới nâng cao thu nhập đời sống người dân.

2. Địa bàn thực hiện: Các xã, bản vùng tái định cư Dự án thủy điện Sơn La thuộc các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Mộc Châu và Thành phố Sơn La.

3. Đối tượng

- Doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác (gồm từ 7 hộ gia đình trở lên, hợp đồng hợp tác với nhau và được UBND cấp xã công nhận) thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Các hộ tái định cư, hộ sở tại nhường đất có hộ khẩu hợp pháp để xây dựng điểm tái định cư, tham gia thực hiện dự án cải tạo (ghép), trồng cây ăn quả (ging mới).

4. Điều kiện để được hỗ trợ

4.1. Điều kiện chung:

- Phù hợp với chủ trương của Trung ương, tỉnh, có đầu mối thị trường tiêu thụ, đối tượng là các hộ dân TĐC, hộ dân sở tại bị ảnh hưởng bởi Dự án thủy điện Sơn La có liên kết với doanh nghiệp.

- Có hợp đồng sử dụng lao động và thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất hoặc tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn tái định cư thủy điện Sơn La.

4.2. Điều kiện riêng:

- Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng TĐC thủy điện Sơn La được chấp thuận cho phép đầu tư của UBND tỉnh Sơn La, áp dụng riêng cơ chế Dự án thủy điện Sơn La.

- Những doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác (nhóm hộ) có áp dụng ứng dụng công nghệ cao như: con giống, lai giống, tưới nhỏ giọt, lồng thép... là đối tượng được áp dụng.

- Các dự án triển khai phải đảm bảo các điều kiện:

+ Đối với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản: Vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú ý, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

+ Đối với dự án sản xuất rau, quả an toàn: An toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, được cấp giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền về sản xuất nông nghiệp thực hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

+ Đối với dự án trồng cây ăn quả, chè, cà phê: triển khai phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Đối với các dự án trồng cây dược liệu: Nằm trong danh mục quy định ưu tiên và khuyến khích phát triển của Bộ y tế và theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020.

+ Đối với dự án hồ tạo nguồn tưới ẩm: Đảm bảo đáp ứng trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn cho diện tích ≥ 50ha và có phục vụ cho các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Đối với dự án cải tạo (ghép), trồng cây ăn quả (giống mới công nghệ cao): Điều kiện trồng tại vườn liền kề có cây ăn quả hiện có (cây gốc mẹ), đủ diện tích đất trồng và có nhu cầu trồng giống mới, loại cây ăn quả có thời gian 1-2 năm cho thu hoạch, chất lượng cao.

- Doanh nghiệp và người dân hay nhóm hộ tham gia liên kết phải thực hiện cam kết duy trì mối liên kết lâu dài trên cơ sở hợp đồng và có cam kết trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện. Mỗi một nhóm hộ tham gia phải được UBND huyện phê duyệt công nhận đủ điều kiện để tham gia dự án sản xuất.

- Các doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo điều kiện phê duyệt đầu tư hỗ trợ thì dự án phải có sự tham gia liên kết với các hộ dân thuộc các điểm tái định cư thủy điện Sơn La.

5. Qui mô hỗ trợ đầu tư: 35 dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tùy theo năng lực được chỉ định thực hiện ít nhất 01 tiểu dự án (dự án thành phần) của dự án, phân theo các nhóm dự án sau:

5.1. Nhóm Dự án sản xuất rau, quả an toàn đáp ứng các yêu cầu sau: Có tổng quy mô các khu vực sản xuất tối thiểu là 2 ha/01 tiểu dự án, quy mô tối thiểu một khu vực sản xuất (đảm bảo liền khoảnh)1.000m2. Có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel hoặc đầu tư xây dựng nhà lưới để sản xuất.

5.2. Nhóm Dự án trồng cây dược liệu đáp ứng các yêu cầu sau: Có tổng quy mô các khu vực sản xuất tối thiểu là 3ha/01 tiểu dự án, quy mô tối thiểu một khu vực sản xuất (đảm bảo liền khoảnh) là 2.000m2. Có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel.

5.3. Nhóm Dự án sản xuất gắn với tiêu thụ chè, thực hiện tại huyện Thuận Châu, Mộc Châu đáp ứng các yêu cầu sau: Có quy mô tối thiểu 5 ha/01 tiểu dự án và có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel.

5.4. Nhóm Dự án sản xuất gắn với tiêu thụ cà phê, thực hiện tại các huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Thành phố Sơn La và đáp ứng các yêu cầu sau: Có quy mô tối thiểu là 5 ha/01 tiểu dự án, quy mô tối thiểu một khu vực sản xuất (đảm bảo liền khoảnh) là 5.000m2. Có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel.

5.5. Nhóm Dự án trồng cây ăn quả đáp ứng các yêu cầu sau: Có quy mô tối thiểu là 5 ha/01 tiểu dự án, quy mô tối thiểu một khu vực sản xuất (đảm bảo liền khoảnh) là 5.000m2 và có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel.

5.6. Nhóm Dự án phát triển chăn nuôi lợn: Nuôi lợn thịt siêu nạc thương phẩm có tổng quy mô sản xuất tối thiểu là 400 con/lứa/01 tiểu dự án; quy mô tối thiểu một điểm chuồng nuôi là 30 con/lứa.

5.7. Nhóm Dự án phát triển chăn nuôi gia cầm giống mới (gà; vịt): Nuôi gia cầm có quy mô sản xuất tối thiểu 1.000 con/lứa/01 tiểu dự án; quy mô tối thiểu một điểm chuồng nuôi là 200 con/lứa.

5.8. Nhóm Dự án nuôi cá lồng đáp ứng các yêu cầu sau: Có tổng quy mô sản xuất tối thiểu là 15 lồng cá/01 tiểu dự án. Kích thước lồng cá tối thiểu đạt 100m3/lồng, vật liệu làm lồng bằng sắt hoặc sắt mạ kẽm; lưới có chất lượng cao có độ bền từ 6 - 10 năm.

5.9. Nhóm Dự án hồ tạo nguồn tưới ẩm: Đảm bảo đáp ứng trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn và phục vụ cho các dự án sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, dung tích một hồ tối thiểu 100.000m3.

5.10. Nhóm dự án cải tạo (ghép), trồng cây ăn quả (giống mới công nghệ cao): Theo nhu cầu đăng ký của các hộ dân.

6. Nội dung hỗ trợ đầu tư

6.1. Dự án sản xuất rau, củ, quả an toàn: Tùy thuộc vào điều kiện, khả năng đăng ký, được hỗ trợ 01 hoặc cả 02 nội dung sau:

- Hỗ trợ 100% chi phí mua thiết bị và chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, không quá 8.500 đồng/m2.

- Hỗ trợ xây dựng nhà lưới, không quá 200.000 đồng/1m2.

6.2. Dự án trồng cây dược liệu: Hỗ trợ 100% chi phí mua thiết bị và chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, không quá 26.000 đồng/1m2.

6.3. Dự án sản xuất, chế biến và tiêu thụ Chè: Hỗ trợ 100% chi phí mua thiết bị và chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, không quá 87 triệu đồng/ha.

6.4. Dự án sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cà phê: Hỗ trợ 100% chi phí mua thiết bị và chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, không quá 72 triệu đồng/ha.

6.5. Dự án trồng cây ăn quả: Hỗ trợ 100% chi phí mua thiết bị và chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, không quá 62 triệu đồng/ha.

6.6. Dự án phát triển chăn nuôi lợn: Hỗ trợ giống, thuốc thú y cho doanh nghiệp tham gia liên kết với các hộ dân, tối đa 1.500.000 đồng/con.

6.7. Dự án phát triển chăn nuôi gia cầm: Hỗ trợ chi phí mua máy hút chân không bảo quản sản phẩm sau sơ chế, con ging, thuốc thú y, thức ăn cụ thể:

+ Máy hút chân không: 10 triệu đồng/1 máy (áp dụng đối với đơn vị có sơ chế).

+ Giống: 20.000 đồng/con (01 ngày tuổi).

6.8. Dự án nuôi cá lồng: Hỗ trợ 100% chi phí làm lồng cá, không quá 100.000 đồng/m3.

6.9. Dự án hồ tạo nguồn tưới ẩm: Hỗ trợ 100% theo dự án được phê duyệt.

6.10. Dự án cải tạo (ghép mắt), trồng cây ăn quả (giống mới công nghệ cao): Hỗ trợ một lần bằng số lượng mắt ghép và giống cây trồng tối đa không quá 1 triệu/hộ.

7. Vốn thực hiện dự án: Được cân đối từ số vốn tiết kiệm, còn dư sau quyết toán hoàn thành Dự án di dân, tái đnh cư thủy điện Sơn La tại Công văn số 575/TTg-KTN ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Phân cấp quản lý điều hành

8.1. Quản lý dự án:

- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ đầu tư.

- Chủ tịch UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thành phố phê duyệt dự án và trực tiếp làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ đầu tư.

- Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình ưu đãi, hỗ trợ liên quan đến sử dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và đất đai trong phục vụ sản xuất nông nghiệp.

8.2. Thẩm định, phê duyệt dự án, phương án hỗ trợ đầu tư:

- Cơ quan chủ trì thm định: Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố.

- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của liên ngành: Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

9. Cơ chế hỗ trợ đầu tư và thu hồi vốn đầu tư

9.1. Hình thức hỗ trợ:

- Cho vay bằng tiền lần đầu có thời hạn, không tính lãi và có thu hồi vốn cho vay hỗ trợ để luân chuyển, tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác khác đối với các nhóm dự án: Sản xuất rau, quả an toàn; trồng cây dược liệu; sản xuất gắn với tiêu thchè; sản xuất gắn với tiêu thụ cà phê; trồng cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn; phát triển chăn nuôi gia cầm giống mới; nuôi cá lồng.

- Hỗ trợ cấp một lần, không thu hồi vốn đối với các nhóm dự án: cải tạo (ghép), trồng cây ăn quả (bằng ging mới công nghệ cao); hồ tạo nguồn tưới ẩm.

9.2. Hình thức thu hồi vốn hỗ trợ:

Thu hồi 100% tổng số vốn hỗ trợ cho vay đầu tư cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ (thu hồi một lần), cụ thể như sau:

- Thu hồi sau 7 năm đối với dự án trồng mới cây ăn quả, sản xuất chè, cà phê.

- Thu hồi sau 5 năm đối với dự án trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch, cây dược liệu.

- Sau 3 năm đối với dự án sản xuất rau, củ, quả an toàn; phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm giống mới và dự án nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện.

9.3. Cơ quan giải ngân, thu hồi vốn hỗ trợ:

- Cơ quan giải ngân vốn: Chi nhánh Ngân hàng phát triển Sơn La.

- Cơ quan thu hồi vốn: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thu hồi vốn hỗ trợ nộp vào ngân sách Nhà nước (Ngân hàng chính sách xã hội) để tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng có nhu cầu vay vốn qua tổ chức tín dụng và quản lý như vốn tín dụng.

9.4. Xử lý rủi ro trong thu hồi vốn: Việc xử lý rủi ro được vận dụng theo quy định của các tổ chức tín dụng.

10. Cơ chế quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn

- Công tác thanh toán, quyết toán: Thực hiện theo thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vn Ngân sách Nhà nước và quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vn Nhà nước.

- Sau khi dự án được duyệt, tổ chức thực hiện triển khai thi công, nghiệm thu sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầu tư theo đúng phương án, thực hiện quyết toán 35 dự án theo đúng quy định.

- Về Phần vốn thu hồi (thực hiện từ năm thứ 3 trở đi) được lập thành 1 quỹ để đầu tư quay vòng cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

+ Giá trị tài sản hoàn thành sau đầu tư theo đúng danh mục tng dự án được quyết toán theo quy định hiện hành.

+ Giá trị hiệu quả sau đầu tư được thu hồi cho vay luân chuyển (có cơ chế quản lý, sử dụng riêng do Sở Tài chính chủ trì cùng các đơn vị liên quan trình UBND tỉnh quyết định).

11. Qui trình thực hiện

11.1. Quy hoạch sản xuất và phê duyệt danh mục dự án:

- Trên cơ sở danh mục dự án sản xuất được UBND tỉnh duyệt, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố lựa chọn các đơn vị tham gia dự án.

- Các đơn vị được tham gia dự án tiến hành lập dự án sản xuất theo từng loại dự án trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thẩm định chi tiết của từng dự án (giao Ban Quản lý dự án di dân tái định cư phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và các phòng liên quan huyện, thành phố tham mưu).

112. Phê duyệt kế hoạch vốn: Trên cơ sở dự án được phê duyệt, Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La thẩm định mức vốn, đồng thời sự phù hợp của dự án, quy mô trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

11.3. Thu hồi vốn hỗ trợ: Đến thời hạn thu hồi vốn hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thu hồi nguồn vốn, tổng hợp, báo cáo Ban quản lý dự án di dân tái định cư tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.

12. Tổ chức thực hiện

12.1. Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La:

- Là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Quản lý danh mục, tổng mức hỗ trợ đầu tư các dự án

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đăng ký, lập, trình duyệt dự án sản xuất (xây dựng khung dự án mẫu đng dẫn).

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh và kết quả quyết toán các dự án sản xuất trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Tổng hợp phương án phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh quyết định giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư thực hiện.

12.2. Sở Tài chính:

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục quy trình các bước lập dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, thanh quyết toán nguồn kinh phí, thu hồi vốn hỗ trợ theo quy định.

- Ban hành quy chế sử dụng, quản lý bảo toàn nguồn vốn thực hiện dự án và xử lý rủi ro.

12.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định phương án, phân bổ, giao kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

12.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học công nghệ:

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; hướng dẫn triển khai các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng TĐC dự án thủy điện Sơn La.

- Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có các giải pháp trong quá trình ứng dụng công nghệ cao.

- Hướng dẫn, ban hành các quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục chứng nhận của tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi hỗ trợ.

12.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá sự ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái và sau quá trình tổ chức thực hiện dự án.

- Tạo điều kiện để hoàn thiện các thủ tục về đất đai để triển khai thực hiện dự án.

12.6. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách:

- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển: Chịu trách nhiệm giải ngân vốn.

- Ngân hàng Chính sách: tiếp nhận vốn, sau khi thu hồi quản lý như vốn tín dụng đối với nguồn vốn đã thu hồi đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích.

12.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Là Chủ đầu tư các dự án (Ban quản lý dự án di dân TĐC các huyện, thành phố tham mưu, giúp việc), tổ chức rà soát, vận động các tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký danh mục các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao triển khai trên địa bàn, báo cáo gửi Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh. Giải ngân, thanh quyết toán, tổng hợp nguồn kinh phí theo đúng quy định, thu hồi vốn hỗ trợ theo quy định.

- Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ để bàn bạc, thống nhất nội dung, dự án sản xuất kinh doanh (nh toán hiệu quả kinh tế), xây dựng hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo việc tổ chức đăng ký, cam kết tham gia mô hình của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ, lựa chọn phê duyệt danh sách đủ điều kiện tham gia mô hình.

- Có trách nhiệm hợp đồng với các đơn vị đcung ứng, giống cây trồng mới, ghép giống mới đảm bảo chất lượng; chịu trách nhiệm về chất lượng giống, chuyển giao kỹ thuật trồng, quy trình chăm sóc cho nhân dân vùng TĐC.

- Tuyên truyền, vận động để doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ trên địa bàn huyện, thành phố đăng ký triển khai các dự án và ý thức được hiệu quả của việc liên kết sản xuất với doanh nghiệp, từ đó mở rộng các hình thức liên kết (như liên kết sản xuất, liên kết gia công), mở rộng loại hình sản phẩm liên kết (như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao...).

- Tổ chức thẩm định các dự án, trình xin ý kiến Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh trước khi phê duyệt; phê duyệt đầu tư các dự án.

- Hướng dẫn, nghiệm thu khối lượng hoàn thành hạng mục đầu tư, dự án được hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện các dự án liên quan đến việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vùng dự án thủy điện Sơn La.

- Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý về số lượng mô hình, số tổ chức cá nhân tham gia và việc thực hiện chính sách hỗ trợ tránh xảy ra tiêu cực, thất thoát. Quyết toán theo quy định hiện hành.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu, tổng kết các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

- Chỉ đạo khuyến nông huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp, kiểm tra theo dõi đôn đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân trong quá trình thực hiện các dự án.

- Giải quyết kịp thời đúng pháp luật những kiến nghị của nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ.

- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân, báo cáo tình hình thực hiện chính sách với các ngành, các cấp theo quy định.

- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án được giao làm chđầu tư theo trình tự, thủ tục thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành.

12.8. Các Doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ:

- Tham gia các buổi họp để thống nhất cách thức tổ chức thực hiện liên kết vốn hỗ trợ. Đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố danh mục dự án để tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các bên để xây dựng đề xuất và thống nhất các nội dung trong bản đề xuất liên kết doanh nghiệp.

- Thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng về nội dung thực hiện, có sự thỏa thuận thống nhất giữa hai bên tham gia liên kết.

- Đảm bảo thanh toán hoàn vốn đúng thời hạn.

13. Thời gian thực hiện: bắt đầu thực hiện năm 2016, quyết toán năm 2017 (phê duyệt, thực hiện khối lượng hoàn thành nghiệm thu và quyết toán).

14. Kinh phí tổ chức thực hiện: dự án sử dụng vốn dư sau quyết toán dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại văn bản số 575/TTg-KTN ngày 05/4/2016 và thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

IV. HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả kinh tế: Triển khai thực hiện hỗ trợ đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tiền đề cơ bản trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, giúp người dân nhanh chóng thay đổi từ tập quán canh tác với phương thức sản xuất cũ và lạc hậu để tiếp cận được phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn thông qua các mô hình sản xuất, vừa nhằm chuyên môn hóa về kỹ năng trong tổ chức sản xuất, vừa là cơ sở để tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, hoàn thiện các mô hình, phương án sản xuất đảm bảo tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, đa dạng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu của thị trường; đảm bảo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ dân nhằm sớm ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất lâu dài, bền vững; vừa là cơ sở để nhân diện trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư công trình thủy điện Sơn La nói riêng và các vùng khác trên địa bàn của tỉnh.

2. Hiệu quả xã hội: Chính sách hỗ trợ đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm, phân công lại lao động xã hội, mở rộng và phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại ở vùng nông thôn, tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa, đáp ứng đa dạng các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân, giảm áp lực về thiếu đất sản xuất cho lao động nông thôn; đồng thời với việc tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân là tiền đề cơ bản để giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo nhanh, bền vững.

3. Hiệu quả môi trường: ng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc tạo ra những sản phẩm sạch cho thị trường, cho xã hội là việc cải thiện về môi trường trong sản xuất đảm bảo đúng qui trình trong vệ sinh an toàn sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý nguyên vật liệu đầu vào đưa vào sản xuất, xử lý sản phẩm phụ, chất thải... góp phần tạo dựng được môi trường sống trong sạch, lành mạnh.

Yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định./.