Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 09/2012/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông | Người ký: | Điểu K'ré |
Ngày ban hành: | 31/05/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/NQ-HĐND |
Đắk Nông, ngày 31 tháng 5 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA II, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 31 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/TT-BKH ngày 01/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2001-2010 và định hướng phát triển đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1753/TTr-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Báo cáo thẩm tra số: 20/BC-HĐND ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Ban văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với nội dung cụ thể sau:
Tạo bước phát triển nhanh, bền vững cho du lịch Đắk Nông, phát triển du lịch gắn với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và vùng; bảo đảm tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, quy luật cung – cầu. Phát huy nội lực, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc đầu tư kiện toàn đồng bộ các dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng dịch vụ để tạo ra bước đột phá.
Phát triển du lịch toàn diện, theo hướng kết hợp hài hoà giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hoá với các loại hình du lịch khác. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của du lịch Đắk Nông để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển thời kỳ hội nhập. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút khách quốc tế.
Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển du lịch lấy hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường làm mục tiêu phát triển tổng thể, chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định, doanh nghiệp là động lực phát triển du lịch, phân cấp quản lý, hợp tác liên kết các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là trọng tâm, quản lý phát triển du lịch đến năm 2020.
2. Nội dung điều chỉnh, bổ sung a) Điều chỉnh mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo tinh thần của Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Góp phần thực hiện thành công tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ giai đoạn 2010 – 2015 đạt trên 18%, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2015 ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 26,31% trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông và các chỉ tiêu kinh tế Đắk Nông đến năm 2020 (Theo Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND , ngày 23/12/2010, của Hội đồng nhân dân, về việc thông qua “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Đắk Nông”).
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hoá các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa. Phấn đấu đến năm 2020 Đắk Nông trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên.
b) Điều chỉnh mục tiêu cụ thể
- Điều chỉnh chỉ tiêu lượt khách du lịch
+ Giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 11% so với giai đoạn 2005-2010, trong đó khách nội địa: 10,5%, khách quốc tế: 25,6%. Năm 2015 đón được 224.000 lượt khách gồm: 208.000 lượt khách nội địa và 16.000 lượt khách quốc tế.
+ Định hướng chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2015 - 2020: Tăng trưởng khách du lịch bình quân 18,8%: Khách nội địa 18,4%, khách quốc tế 22,8%. Năm 2020 đón 530.000 lượt khách: 485.300 lượt khách nội địa, 44.700 lượt khách quốc tế.
- Điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập du lịch
Điều chỉnh chỉ tiêu giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020: Nâng cao nguồn thu từ du lịch, phấn đấu năm 2015 đạt 210 tỷ đồng, năm 2020 đạt 880 tỷ đồng đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 126 tỷ đồng đạt 1,46% tổng GDP toàn tỉnh và năm 2020 đạt 528 tỷ đồng chiếm 3,5% tổng GDP của tỉnh.
- Điều chỉnh chỉ tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Điều chỉnh chỉ tiêu phòng khách sạn: Đến năm 2015 là 1.180 phòng, có trên 700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, trong đó loại cao cấp (3 - 5 sao) từ 100 - 150 phòng. Đến năm 2020 là 2.747 phòng, có trên 1.648 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, nâng tỷ lệ phòng cao cấp (3 - 5 sao) lên 20 - 22%.
- Điều chỉnh chỉ tiêu lao động và việc làm
Phấn đấu đến năm 2015 toàn ngành du lịch Đắk Nông có từ 4.300 - 4.800 lao động (trong đó từ 2.000 - 2.300 lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch) và năm 2020 có từ 10.400 - 11.500 lao động (trong đó có từ 5.500 - 6.000 lao động trực tiếp).
- Điều chỉnh nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch (Có danh mục điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo).
Giai đoạn 2011 - 2015 cần 644.162 triệu đồng. Giai đoạn 2016 - 2020 cần 2.272.200 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm 17%, tương đương 495.781 triệu đồng trong cả thời kỳ, giai đoạn 2011 - 2015 là 109.507 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 386.274 triệu đồng; Vốn tự có của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 15%, tương đương 437.454 triệu đồng trong cả thời kỳ, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 96.624 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 340.830 triệu đồng; Vốn huy động xã hội và tín dụng chiếm 38%, tương đương 1.108.217 triệu đồng trong cả thời kỳ, giai đoạn 2011 - 2015 là 244.781 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 863.436 triệu đồng; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn Hỗ trợ chính thức ODA) chiếm 20%, tương đương 583.272 triệu đồng trong cả thời kỳ, giai đoạn 2011 - 2015 là 128.832 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 454.440 triệu đồng; Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác chiếm 10%, tương đương 291.636 triệu đồng trong cả thời kỳ, giai đoạn 2011-2015 là 64.416 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 227.220 triệu đồng.
c) Bổ sung, điều chỉnh các danh mục ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
Có 4 danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 và 15 danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020 (Có danh mục điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo).
- Có 4 dự án ưu tiên: Dự án bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hoá lịch sử Nâm Nung (Khu nghỉ dưỡng thác Len Gun, thác Gấu, thác Ngầm và vùng phụ cận); dự án Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung; dự án Điểm du lịch sinh thái rừng Đắk G’Lun; dự án Khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp-Gia Long-Trinh Nữ.
- Có 15 dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020: Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Đắk R’tih; dự án Khu du lịch sinh thái văn hoá Tà Đùng (gồm nhiều hạng mục); dự án điểm du lịch sinh thái thác Đắk Búk Sor; dự án khu du lịch sinh thái thác Cô Tiên; dự án điểm du lịch sinh thái thác Cột Đá; dự án khu du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpôk; dự án điểm du lịch sinh thái Hồ Tây; dự án khu du lịch sinh thái hồ thuỷ điện Buôn Tua Srah; dự án điểm du lịch sinh thái hồ Ea Snô; dự án Điểm du lịch suối khoáng Đắk Mol; dự án Điểm du lịch sinh thái hồ Doãn Văn; dự án Làng văn hoá đồng bào M’nông; dự án Tôn tạo di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV; dự án cụm di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp do N’Trang Lơng lãnh đạo; Hệ thống khách sạn, nhà hàng.
d) Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hoạt động du lịch - Điều chỉnh, bổ sung phát triển loại hình và sản phẩm du lịch, tuyến du lịch
+ Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, ven hồ, trên đảo.
+ Du lịch nghiên cứu khoa học địa chất – thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử; du lịch tín ngưỡng, lễ hội.
+ Du lịch MICE (Meeting: Hội nghị, Incentives: Khuyến khích, đàm phán; Conferencing: Hội thảo; Exhibitions: Triển lãm): Du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm.
+ Du lịch kết hợp thương mại Khu kinh tế cửa khẩu; tham quan các công trình kinh tế.
+ Bổ sung tuyến hành lang biên giới, tuyến du lịch tỉnh lộ 4 đến thủy điện Bon Tua Srah, tuyến du lịch Campuchia, tuyến du lịch sinh thái “Con đường xanh Tây Nguyên” và “Con đường huyền thoại Trường Sơn – Hồ Chí Minh”.
- Cụm du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch
Về cụm không gian du lịch: Bổ sung thêm hai cụm du lịch: Cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận, cụm du lịch Tà Đùng (quy hoạch cũ có 04 cụm: Cụm du lịch Gia Nghĩa và vùng phụ cận, cụm du lịch Đắk Mil, cụm du lịch Ea T’Ling - Cư Jút, cụm du lịch sinh thái Nâm Nung). Trong đó, xác định 4 cụm du lịch: Gia Nghĩa và vùng phụ cận, cụm du lịch sinh thái Nâm Nung, cụm du lịch Ea T’Ling - Cư Jút, cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận là 4 cụm du lịch trọng điểm của tỉnh, với mũi đột phá chính là khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (thành khu du lịch quốc gia), Khu du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử Nâm Nung, Công viên vui chơi giải trí văn hóa Liêng Nung; Khu công viên vui chơi giải trí Hồ Thiên Nga, Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, di tích lịch sử N’Trang Lơng kết hợp với du lịch cửa khẩu quốc tế Bu Prâng. Trong đó sản phẩm du lịch chính: Hội nghị, hội thảo, tham quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và tìm hiểu bản sắc văn hoá, lịch sử địa phương.
a) Giải pháp về cơ chế chính sách
Ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của Trung ương, nhà đầu tư được hỗ trợ về đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động theo quy định tại chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh (Theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND , ngày 08/07/2011, của UBND tỉnh, về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông).
b) Giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Triển khai công tác quy hoạch phát triển du lịch ở các huyện, thị. Trước mắt, ưu tiên tập trung quy hoạch tại các trung tâm du lịch của 6 cụm du lịch, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm, có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân văn. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch đã được phê duyệt. Quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch.
Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Khuyến khích khai thác loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc dân tộc bản địa. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu, định hướng hệ thống bán hàng lưu niệm theo các tour du lịch.
Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện, thị xã và các quy hoạch chuyên ngành trong tỉnh có liên quan như giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xoá đói giảm nghèo phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống nhất để đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, không phá vỡ quy hoạch du lịch.
c) Giải pháp đầu tư
Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch. Phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh.
Mở rộng đầu tư theo hướng xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, góp vốn, tài sản, đất đai, tham gia các hoạt động kinh doanh phát triển du lịch,…Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức như: BT, BOT, BTO,…
Phối hợp các nguồn vốn khác, đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Tích cực khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng và cửa khẩu, phục vụ cho nhu cầu liên kết phát triển tour, tuyến, điểm giữa thị xã Gia Nghĩa với các địa phương trong khu vực và tỉnh Mondulkiri - Campuchia. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nội tỉnh, nội thị vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa tạo điều kiện khai thác, phát triển du lịch.
Duy trì thường xuyên công tác rà soát, kiểm tra và có biện pháp xử lý các dự án đầu tư du lịch đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.
d) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Cần tập trung khai thác tối đa nét đặc trưng của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành những sản phẩm độc đáo, mang tính hấp dẫn cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc thù địa phương như du lịch kết hợp khám chữa bệnh, điều dưỡng; du lịch gắn với giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch gắn với thể thao; du lịch hội nghị: du lịch tham quan vườn nông sản chất lượng cao; du lịch sinh thái, du lịch trên hồ gắn với thể thao mạo hiểm, thể thao đua thuyền, chinh phục thiên nhiên, kết hợp tham quan các di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, di chỉ khảo cổ,...Ưu tiên khuyến khích các dự án đầu tư phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và mùa mưa.
Tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh, khuyến khích các sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng dịch vụ, hạn chế các dự án có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu và tác động xấu đến môi trường cảnh quan.
Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc bản địa, các làng nghề truyền thống, phát triển các mặt hàng lưu niệm, văn hoá ẩm thực,... đáp ứng nhu cầu mua sắm và thu hút du khách.
Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp với tham quan các công trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, quốc gia: Khu công nghiệp Tâm Thắng, thuỷ điện Đồng Nai 3, thuỷ điện Đắk R’Tíh, khu công nghiệp Alumin Nhân Cơ,...
e) Giải pháp hợp tác phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng. Vì vậy, phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Đắk Nông nói riêng. Trước mắt để duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, hợp tác phát triển với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung; Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Thúc đẩy hợp tác với các trung tâm du lịch của vùng, nước bạn Campuchia để thu hút khách quốc tế, liên kết xây dựng tour và sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Khảo sát, xây dựng các tuyến du lịch như: “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch Đắk Nông với du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực duyên hải Miền Trung.
Thực hiện chương trình liên kết phát triển khu vực với các tỉnh Tây Nguyên - Miền Trung; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành tour du lịch thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; Chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận. Liên kết trao đổi kinh nghiệm, công nghệ quản lý hoạt động du lịch nâng cao tính cạnh tranh.
Tăng cường chủ động hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là các nước trong khu vực AFTA nhằm tranh thủ các nguồn lực tài chính, nguồn khách, kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch.
f) Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; từng bước chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ người lao động theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các trường mở chi nhánh, có ngành nghề du lịch tại địa phương. Trước mắt ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn.
g) Giải pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt là các thị trường du lịch trọng điểm của tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, duyên hải Miền Trung, các tỉnh Nam Bộ bằng các hình thức: Internet, panô áp phích, xuất bản ấn phẩm, báo chí, phát thanh truyền hình, đĩa DVD, các hội nghị chuyên đề du lịch để kêu gọi, thu hút đầu tư, tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện kinh tế, chính trị lớn của tỉnh. Từng bước xây dựng hệ thống các trung tâm, văn phòng đại diện hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch tỉnh ở những đầu mối giao thông quan trọng ở các trọng điểm du lịch.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, xây dựng phong cách ứng xử văn hoá, văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách.
h) Giải pháp về bảo tồn di sản văn hoá
Ưu tiên vốn đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo tồn các di sản văn hoá của tỉnh. Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cảnh quan và trùng tu, tôn tạo, gìn giữ, nâng cấp các di sản văn hoá để đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch.
Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế tối đa việc “sao chép” văn hóa các nơi khác, dẫn đến hiện tượng lai căng văn hóa.
Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, đầu tư hình thành các thiết chế văn hoá, thể thao ở thôn, bon, các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách đến tham quan, thưởng thức văn hoá địa phương.
Chú trọng công tác sưu tầm, khảo cổ, phục dựng các lễ hội phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch.
i) Giải pháp về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch như di tích lịch sử, tài nguyên rừng, danh lam thắng cảnh,... đặc biệt tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác bảo vệ môi trường chung của tỉnh với môi trường du lịch. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, chấp hành Luật Du lịch, Luật bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư và du khách. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao ứng dụng công nghệ để bảo vệ môi trường xung quanh cũng như môi trường du lịch. Đảm bảo tính cân đối giữa phát triển kinh tế du lịch, các ngành kinh tế khác với bảo vệ môi trường. Chú ý đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật hài hoà với cảnh quan, môi trường du lịch và bản sắc văn hoá để nâng cao giá trị của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch cũng như nét đặc trưng về kiến trúc, văn hoá truyền thống của địa phương và tài nguyên du lịch.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm, hủy hoại nguồn tài nguyên tự nhiên và các hành vi xâm hại môi trường khác. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý và phối kết hợp giữa các cấp ngành.
j) Giải pháp đảm bảo an ninh trật tư, an toàn du lịch
Để thu hút du khách, giải pháp bảo đảm an ninh trật tự an toàn tại các điểm tuyến du lịch là hết sức cần thiết nhằm hình thành một môi trường du lịch thông thoáng, an toàn và thân thiện.
Thông qua công tác bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, cần tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trung tâm để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đảm bảo an toàn cho du khách.
Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhằm tăng cường an ninh trật tự, an toàn trong công tác vận chuyển du khách và các dịch vụ vui chơi giải trí, chụp ảnh lưu niệm, ... quản lý giá cả, vệ sinh môi trường và đặc biệt chú trọng các phương án cứu hộ, bảo vệ an toàn cho du khách tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Hạn chế thấp nhất tình trạng tăng, ép giá, kinh doanh trái phép và gây phiền hà cho khách.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường để duy trì, phát triển du lịch của địa phương. Vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh với khách du lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại nơi đón khách du lịch.
k) Hình thành công ty hoạt động du lịch
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hình thành các công ty du lịch, đặc biệt là công ty du lịch lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa để tổ chức, kết nối các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, khu vực và quốc tế, góp phần đưa nguồn khách du lịch đến với Đắk Nông. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Điều 2. Các nội dung không đề cập trong nghị quyết này được thực hiện theo Nghị quyết số 11/2006/NQ - HĐND, ngày 03/8/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thông qua đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
Điều 3. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Khóa II, kỳ họp Chuyên đề thông qua ngày 31 tháng 5 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH |
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số: 09 /2012/NQ-HĐND ngày 31/5/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Stt |
Tên dự án |
Địa điểm |
Sản phẩm điển hình /mục đích |
Quy mô (Dự kiến) |
Vốn đầu tư dự kiến (triệu đồng) |
Ghi chú |
I. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tiến hành quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 |
||||||
1 |
Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hoá lịch sử Nâm Nung (Khu nghỉ dưỡng thác Len Gun, thác Gấu, thác Ngầm và vùng phụ cận). Đầu tư tuyến leo núi chinh phục đỉnh Nâm Nung, hoàn thiện toàn bộ hạ tầng cấp điện, cấp nước, các điểm lưu trú. |
Huyện Đắk Song, huyện Đắk G’Long huyện Krông Nô |
Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, thác nước, nghiên cứu đa dạng sinh học Khu BTTN, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm. Tham quan di tích lịch sử, du lịch lễ hội, tín ngưỡng. |
Tổng diện tích các khu du lịch, điểm du lịch quy hoạch: 3.860 ha. |
150.000 |
Đang triển khai điều chỉnh quy hoạch, có 02 dự án đang triển khai: dự án Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên và dự án điểm du lịch sinh thái thác Lưu Ly |
2 |
Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung |
xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa. |
Điều chỉnh công năng khu du lịch sinh thái thành khu công viên vui chơi giải trí đa năng. |
Diện tích: 84 ha |
150.000 |
UBND tỉnh đã có chủ trương cho lập quy hoạch |
3 |
Điểm du lịch sinh thái rừng Đắk G’Lun |
xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức |
Du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm |
Diện tích: 91,6 ha |
14.200 |
Do công ty TNHH XD- TM-DL Phúc Lâm Thành làm chủ đầu tư, đã có giấy chứng nhận đầu tư, đang triển khai thi công các hạng mục công trình |
4 |
Khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp-Gia Long-Trinh Nữ |
Huyện Cư Jút và huyện Krông Nô |
Du lịch dã ngoại, khám phá sinh thái rừng thác, vui chơi giải trí, săn bắn, thể thao mạo hiểm |
Tổng diện tích: 1.655 ha, nâng cấp thành Điểm du lịch quốc gia. |
329.962 |
Đang hoạt động, đã có chủ trương bàn giao cho Công ty TNHH DVTM Liên Thành và Công ty TNHH DV Đặng Lê tiếp quản |
Tổng cộng |
5.690,6 ha |
644.162 |
|
|||
II. Điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư du lịch tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 |
||||||
1 |
Khu du lịch sinh thái Hồ Đắk R’tih |
Thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk R’lấ |
Du lịch sinh thái hồ - đảo, ẩm thực và vui chơi giải trí. |
Diện tích: 1.500 ha |
158.000 |
Nhà nước sẽ tiến hành lập quy hoạch, sau đó sẽ kêu gọi các nhà đầu tư. Hiện đang khảo sát và viết đề cương dự án. |
2 |
Khu du lịch sinh thái văn hoá Tà Đùng (gồm nhiều hạng mục) |
Xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long |
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, thể thao mạo hiểm. |
Tổng diện tích quy hoạch: 19.120 ha |
200.000 |
Nhà nước sẽ tiến hành lập quy hoạch, sau đó sẽ kêu gọi các nhà đầu tư. Hiện đang triển khai lập quy hoạch dự án |
3 |
Điểm du lịch sinh thái thác Đắk Búk Sor |
Xã Đắk Búk Sor, huyện Tuy Đức |
Du lịch dã ngoại, khám phá rừng thác, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng |
Diện tích: 102,9 ha |
50.000 |
Hiện do Công ty TNHH Hồng Gia Phát làm chủ đầu tư, đã có quyết định thuê đất, đang triển khai thi công các hạng mục công trình |
4 |
Khu du lịch sinh thái thác Cô Tiên |
Xã Quảng Thành, Tx Gia Nghĩa |
Du lịch khám phá rừng, thác, thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí |
Diện tích: 186 ha |
250.000 |
Hiện do công ty TNHH Hồng Đặng làm chủ đầu tư, đang hoàn chỉnh các thủ tục lập dự án |
5 |
Điểm du lịch sinh thái thác Cột Đá |
Xã Đắk Nia, Tx Gia Nghĩa |
Du lịch khám phá thác, đá bazan cột, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng |
Diện tích: 24,1 ha |
50.000 |
Hiện do công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên làm chủ đầu tư, đang triển khai thủ tục lập dự án |
6 |
Khu du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpôk |
Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút |
Tham quan sông nước, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm. |
Diện tích: 330 ha |
350.000 |
Đã lập xong quy hoạch tổng thể khu du lịch và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, đang xúc tiến kêu gọi đầu tư |
7 |
Điểm du lịch sinh thái Hồ Tây |
TT Đắk Mil, huyện Đắk Mil |
Nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí |
Diện tích:mặt hồ: 35 ha; mặt đất: 48 ha |
75.000 |
Đã hoàn chỉnh xong trục đường nội bộ quanh hồ, đang kêu gọi đầu tư |
8 |
Khu du lịch sinh thái hồ thuỷ điện Buôn Tua Srah |
Xã Quảng Phú, huyện Krông Nô |
Du lịch khám phá sinh thái hồ - đảo, vui chơi giải trí, thể thao trên mặt nước. |
Diện tích: mặt hồ - đảo: 130 ha; mặt đất: 238 ha |
150.000 |
Đang kêu gọi đầu tư dự án |
9 |
Điểm du lịch sinh thái hồ Ea Snô |
Xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô |
Du lịch sinh thái hồ, vui chơi giải trí |
Diện tích: mặt hồ: 40 ha; mặt đất: 44 ha |
50.000 |
Đang kêu gọi đầu tư dự án |
10 |
Điểm du lịch suối khoáng Đắk Mol |
Xã Đắk Mol, huyện Đắk Mil |
Dịch vụ tắm nước khoáng nóng, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh |
Diện tích: 8 ha |
27.200 |
Đang kêu gọi đầu tư dự án |
11 |
Khu du lịch sinh thái hồ Doãn Văn |
Xã Đắk R’Tih, huyện Tuy Đức |
Du lịch sinh thái hồ, vui chơi giải trí. |
Diện tích: mặt hồ: 10 ha; mặt đất: 35 ha |
30.000 |
Đang kêu gọi đầu tư dự án |
12 |
Làng văn hoá đồng bào M’nông |
Xã Đắk N’Drung, huyện Đắk Song |
Tham quan nghiên cứu văn hoá, phong tục tập quán. Du lịch làng nghề truyền thống của đồng bào M’nông: dệt thổ cẩm, đan lát |
Làng văn hóa dân tộc: 400 hộ. Nâng cấp giao thông nội buôn, xây dựng và tôn tạo các công trình văn hoá, cảnh quan và HTKT. Diện tích: 67 ha |
5.000 |
Đang kêu gọi đầu tư dự án |
13 |
Hệ thống khách sạn, nhà hàng |
Trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm thị trấn huyện lỵ. |
Dịch vụ lưu trú, ẩm thực và vui chơi giải trí |
- 2.500 phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn - 200.000 chỗ nhà hàng ẩm thực - 270.000 lượt người vui chơi giải trí Diện tích: 1.560 ha |
800.000 |
Đang triển khai đều tư tại các trung tâm huyện thị |
14 |
Tôn tạo di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV |
Huyện Đắk Song và huyện Krông Nô |
Tham quan di tích lịch sử, du lịch về nguồn |
Diện tích: 32 ha |
19.200 |
Đang triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng thành điểm tham quan du lịch văn hoá |
15 |
Cụm di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp do N’Trang Lơng lãnh đạo |
Huyện Tuy Đức |
Tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử phong trào kháng chiến chống Pháp do N’Trang Lơng lãnh đạo (1912-1935) |
Diện tích: 42 ha |
57.800 |
Đang triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng thành điểm tham quan du lịch văn hoá |
Tổng cộng |
23.619 ha |
|
Ghi chú:
- Danh mục này vừa là danh mục để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhưng cũng là các điểm khu du lịch để xác định, liên kết các tour, tuyến điểm du lịch, tạo sản phẩm vùng, cụm. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2015, để tiếp tục tiến hành quy hoạch tổng thể từng khu du lịch hoàn chỉnh có 4 danh mục ưu tiêu đầu tư du lịch, 2 danh mục ưu đãi đầu tư (nhà nước vẫn tiến hành lập quy hoạch, công tác đầu tư thực hiện theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước sẽ xem xét đầu tư CSHT theo tình hình thực tế và tính cấp thiết của từng hạng mục).
- Việc đầu tư điểm, khu cần ưu tiên đầu tư đã được nêu trong Kết luận 42/KL- TU, ngày 20/4/2011, của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ 4, khóa X, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 23/10/2006 của Tỉnh ủy (khóa IX) về phát triển du lịch giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, cơ quan chuyên ngành sẽ có kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện quy hoạch này.
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 23/12/2011 | Cập nhật: 21/09/2012
Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 02/01/2012
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 08/03/2012
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị và quản lý công viên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 19/12/2011 | Cập nhật: 27/12/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau Ban hành: 19/12/2011 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Ban hành: 01/11/2011 | Cập nhật: 12/12/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tại các trường công lập thuộc tỉnh Quảng Bình quản lý Ban hành: 14/12/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 10/11/2011 | Cập nhật: 05/12/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định cơ chế “Một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Ban hành: 30/09/2011 | Cập nhật: 28/10/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá nhà cửa, công trình kiến trúc để bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 12/09/2011 | Cập nhật: 07/11/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 06/09/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi tỉnh Hưng Yên Ban hành: 19/09/2011 | Cập nhật: 05/03/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp, phối hợp quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 05/09/2011 | Cập nhật: 15/09/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức trích kinh phí, nội dung và mức chi kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 24/10/2011 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 17/08/2011 | Cập nhật: 30/08/2012
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 11/10/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Ban hành: 10/10/2011 | Cập nhật: 28/10/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 11/08/2011 | Cập nhật: 19/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy chế thi đua, Khen thưởng Ban hành: 04/10/2011 | Cập nhật: 06/08/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí năm học 2011-2012 đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do tỉnh Nam Định quản lý Ban hành: 23/08/2011 | Cập nhật: 24/08/2015
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Ban hành: 05/08/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 29/08/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 01/09/2011 | Cập nhật: 13/09/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 10/08/2011 | Cập nhật: 19/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định chế độ đi học đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và mức thù lao đối với giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 13/07/2011 | Cập nhật: 28/06/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 26/08/2011 | Cập nhật: 12/12/2012
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 22/08/2011 | Cập nhật: 06/09/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 08/07/2011 | Cập nhật: 22/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 09/08/2011 | Cập nhật: 19/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 27/07/2011 | Cập nhật: 13/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý và bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 02/06/2011 | Cập nhật: 22/07/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 22/06/2011 | Cập nhật: 06/07/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp và khắc con dấu đối với doanh nghiệp thành lập trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 02/06/2011 | Cập nhật: 08/06/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1, Điều 1 Quyết định 19/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 05/08/2011 | Cập nhật: 13/12/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và quản lý cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 02/06/2011 | Cập nhật: 12/05/2018
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Lý Nhân Ban hành: 15/07/2011 | Cập nhật: 04/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Bảng đơn giá xây dựng nhà ở và vật kiến trúc thông dụng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 26/07/2011 | Cập nhật: 16/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND phê duyệt mức hỗ trợ học bổng cho học sinh là người dân tộc thiểu số học trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông tại huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải Ban hành: 30/06/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 29/07/2011 | Cập nhật: 16/08/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 11 của Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 56/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 07/07/2011 | Cập nhật: 11/07/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 24/05/2011 | Cập nhật: 01/06/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất, khung giá thuê mặt nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 29/06/2011 | Cập nhật: 10/09/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định cấp Giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 15/08/2011 | Cập nhật: 14/01/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định mức thuế môn bài đối với các loại thuyền hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 19/08/2011 | Cập nhật: 17/05/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về đơn giá hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn và nước mặt lục địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 12/05/2011 | Cập nhật: 12/07/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về xác định danh sách hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/05/2011 | Cập nhật: 21/05/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Cựu chiến binh Ban hành: 05/05/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định tiêu thức xác định giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 12/08/2011 | Cập nhật: 05/03/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2011/QĐ-UBND về mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 10/05/2011 | Cập nhật: 02/03/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 16/06/2011 | Cập nhật: 03/07/2013
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An Ban hành: 25/04/2011 | Cập nhật: 03/09/2015
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 196/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 06/05/2011 | Cập nhật: 20/06/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND công bố bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh thuộc ngành Y tế tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 07/03/2011 | Cập nhật: 14/04/2011
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và nhãn hàng hóa giữa các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 18/03/2011 | Cập nhật: 27/04/2011
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND thông qua tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2011 tỉnh Bạc Liêu do Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ 21 ban hành Ban hành: 28/12/2010 | Cập nhật: 21/02/2011
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND cho ý kiến về giá đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa IV, kỳ họp thứ 22 ban hành Ban hành: 22/12/2010 | Cập nhật: 26/01/2011
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND thông qua Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 18/12/2010 | Cập nhật: 28/07/2012
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND phê chuẩn Phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 09/07/2014
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 17/12/2010 | Cập nhật: 01/07/2013
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND thông qua “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Đắk Nông” Ban hành: 23/12/2010 | Cập nhật: 19/07/2012
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND thu, quản lý, sử dụng quỹ quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 06/08/2013
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 27/09/2012
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND về lập Quỹ quốc phòng - an ninh tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp thứ 15 ban hành Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 30/07/2012
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2011 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND ban hành quy định phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 08/05/2013
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch Ban hành: 01/06/2007 | Cập nhật: 22/06/2007
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Quyết định 161/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 Ban hành: 10/07/2006 | Cập nhật: 02/08/2007